Hóa 10 Ôn tập giữa học kì 1

miniminiaiden

Học sinh
Thành viên
12 Tháng mười một 2018
179
45
26
Hà Nội
THPT Kim Liên
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1.
1)
Phát biểu qui luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim trong một chu kì, một nhóm A? Giải thích?
2) Cho các nguyên tố sau: Na (Z=11); Al (Z = 13); S( Z = 16); K (Z = 19) ; P (Z=15); O (Z = 8); Mg (Z = 12).
a) Hãy cho biết nguyên tố nào là kim loại, nguyên tố nào là phi kim?
b) Hãy so sánh tính kim loại; tính phi kim của chúng? Giải thích ngắn gọn.
Bài 2. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4.Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối lượng.
a) Xác định R và tính phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất.
b) Nêu tính chất của nguyên tố R.
Bài 3. Khi cho 0,6 g một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng với nước thì có 0,336 lít H2 thoát ra (ở đktc). Gọi tên kim loại đó.
Bài 4. Khi cho 3,45 g một kim loại kiềm(nhóm IA) tác dụng với nước thì có 0,15 g hiđro thoát ra. Xác định kim loại đó.
Bài 5. Hòa tan hoàn toàn 10,4 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại thuộc hai chu kì kế tiếp nhau trong nhóm IIA bằng dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Xác định hai kim loại và tính khối lượng mỗi kim loại trong X.
 

G-11F

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng mười một 2018
301
136
61
19
Hà Nội
Trung học Cơ Sở Vạn Phúc
Bài 2. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4.Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối lượng.
a) Xác định R và tính phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất.
b) Nêu tính chất của nguyên tố R.

a) X có cấu hình e là [TEX]ns^2np^4\Rightarrow[/TEX] X thuộc nhóm VIA[TEX]\Rightarrow CT XH_2[/TEX]
%[TEX] m_X=94,12[/TEX][TEX]\Rightarrow[/TEX] %[TEX]m_H=5,88[/TEX]%
có [TEX]m_H=\frac{2.1}{M_X+2}.100=5,88\Leftrightarrow 5,88M_X+11,76=200\Leftrightarrow 5,88M_X=188,24\Leftrightarrow M_M\approx 32,01(g)[/TEX]
Oxit cao nhất [TEX]SO_3[/TEX]
%[TEX]m_S=\frac{32}{32+16.3}.100=40[/TEX]%
b) Nguyên tử / Phân tử khối (g/mol) 80.0632
Khối lượng riêng (kg/m3) 1920
Màu sắc không màu
Trạng thái thông thường khí
Nhiệt độ sôi (°C) 45
Nhiệt độ nóng chảy (°C) 16

Bài 3. Khi cho 0,6 g một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng với nước thì có 0,336 lít H2 thoát ra (ở đktc). Gọi tên kim loại đó.
[TEX]n_{H_2}=\frac{0,336}{22,4}=0,015mol[/TEX]
PT: [tex]X + 2H_2O\rightarrow X(OH)_2+H_2[/tex]
__0,015______________________0,015
[tex]\Rightarrow M_X=\frac{0,6}{0,015}=40(g)\Rightarrow X:Canxi(Ca)[/tex]
Bài 4. Khi cho 3,45 g một kim loại kiềm(nhóm IA) tác dụng với nước thì có 0,15 g hiđro thoát ra. Xác định kim loại đó.
[TEX]n_{H_2}=\frac{0,15}{2}=0,075(mol)[/TEX]
PT: [TEX]2X + 2H_2O\rightarrow 2XOH + H_2[/TEX]
__0,15___________________0,075
[TEX]\Rightarrow M_X=\frac{3,45}{0,15}=23\Rightarrow X:Natri(Na)[/TEX]
Bài 5. Hòa tan hoàn toàn 10,4 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại thuộc hai chu kì kế tiếp nhau trong nhóm IIA bằng dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Xác định hai kim loại và tính khối lượng mỗi kim loại trong X.
gọi CT chung là R
[TEX]n_{H_2}=\frac{6,72}{22,4}=0,3(mol)[/TEX]
PT [TEX]R + 2HCl\rightarrow RCl_2+H_2[/TEX]
__0,3___________________0,3
[TEX]\Rightarrow \bar{M_R}=\frac{10,4}{0,3}=34,67(g)[/TEX]
[TEX]\Rightarrow 24<34,67<40\Rightarrow Mg; Ca[/TEX]
m bạn tự tính nhé
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Nguyễn Linh_2006
Top Bottom