Địa 9 [Ôn tập & giải đáp] Chương phân hóa lãnh thổ nước ta

Phạm Thúy Hằng

Cựu Phụ trách BP Quản lí & Mod CĐ|Thiên tài vật lí
Thành viên
15 Tháng ba 2017
6,181
1
10,074
1,243
21
Hà Nội
THCS Nam Từ Liêm
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BÀI 17: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:


- Diện tích: 100 965 [tex]km^2[/tex] chiếm 30,7% S cả nước (nằm ở phía Bắc nước ta, có diện tích lớn nhất)
- Tiếp giáp:
  • Phía Bắc: Trung Quốc.
  • Phía Tây: Lào.
  • Phía Đông: biển Đông
  • Phía Nam: Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
* Ý nghĩa: Thuận lợi giao lưu với nước ngoài và trong nước
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

1. Thuận lợi:

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện phát triển kinh tế đa ngành.
2. Khó khăn:

- Địa hình bị chia cắt
- Thời tiết diễn biến thất thường
- Khoáng sản có trữ lượng nhỏ,
- Môi trường bị suy giảm
III. Đặc điểm dân cư, xã hội:

- Là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người Thái, Mường, Dao, Tày, Nùng.
- Trình độ dân cư – xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.
- Tỉ lệ hộ nghèo còn cao
- Hiện nay đời sống của đồng bằng dân tộc ít người đang được cải thiện ( xóa đói giảm nghèo, nâng cấp cơ sở vật chất

P/s: Cái nào các bạn mà thấy khó nhớ thì hỏi mình nha <3
Chúc các bạn học tốt!!
 

Phạm Thúy Hằng

Cựu Phụ trách BP Quản lí & Mod CĐ|Thiên tài vật lí
Thành viên
15 Tháng ba 2017
6,181
1
10,074
1,243
21
Hà Nội
THCS Nam Từ Liêm
Bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ ( tiếp )
IV. Tình hình phát triển kinh tế:
1. Công nghiệp:
- Tập trung phát triển công nghiệp khai thác và năng lượng ( Thủy điện, Nhiệt điện)
- Khai thác gắn liền với công nghiệp chế biến, một phần phục vụ xuất khẩu.

2. Nông nghiệp:
- Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng. Một số sản phẩm có giá trị cao

  • Cây lương thực: lúa, ngô....
  • Cây công nghiệp: chè, cà phê, quế,...
  • Cây ăn quả: mận, mơ, lê,..
  • Chăn nuôi: Trâu, bò, lợn
- Lâm nghiệp phát triển mạnh theo hướng nông, lâm kết hợp.
- Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản cao: ven biển Quảng Ninh

3. Dịch vụ:
- Trao đổi buôn bán với ĐBSH
- Trao đổi hàng hóa với Trung Quốc, Lào qua các cửa khẩu
- Du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng, đặc biệt là vịnh Hạ Long.

P/s: 2 ý đầu giữa vào vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ là ok ;)
V. Các trung tâm kinh tế:
– Các thành phố có vị trí quan trọng: Thái Nguyên, Việt Trì, Lạng Sơn, Hạ Long. Mỗi trung tâm có chức năng riêng.
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
BÀI 17: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:


- Diện tích: 100 965 [tex]km^2[/tex] chiếm 30,7% S cả nước (nằm ở phía Bắc nước ta, có diện tích lớn nhất)
- Tiếp giáp:
  • Phía Bắc: Trung Quốc.
  • Phía Tây: Lào.
  • Phía Đông: biển Đông
  • Phía Nam: Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
* Ý nghĩa: Thuận lợi giao lưu với nước ngoài và trong nước
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

1. Thuận lợi:

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện phát triển kinh tế đa ngành.
2. Khó khăn:

- Địa hình bị chia cắt
- Thời tiết diễn biến thất thường
- Khoáng sản có trữ lượng nhỏ,
- Môi trường bị suy giảm
III. Đặc điểm dân cư, xã hội:

- Là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người Thái, Mường, Dao, Tày, Nùng.
- Trình độ dân cư – xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.
- Tỉ lệ hộ nghèo còn cao
- Hiện nay đời sống của đồng bằng dân tộc ít người đang được cải thiện ( xóa đói giảm nghèo, nâng cấp cơ sở vật chất

P/s: Cái nào các bạn mà thấy khó nhớ thì hỏi mình nha <3
Chúc các bạn học tốt!!
BÀI 17: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:


- Diện tích: 100 965 [tex]km^2[/tex] chiếm 30,7% S cả nước (nằm ở phía Bắc nước ta, có diện tích lớn nhất)
- Tiếp giáp:
  • Phía Bắc: Trung Quốc.
  • Phía Tây: Lào.
  • Phía Đông: biển Đông
  • Phía Nam: Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
* Ý nghĩa: Thuận lợi giao lưu với nước ngoài và trong nước
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

1. Thuận lợi:

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện phát triển kinh tế đa ngành.
2. Khó khăn:

- Địa hình bị chia cắt
- Thời tiết diễn biến thất thường
- Khoáng sản có trữ lượng nhỏ,
- Môi trường bị suy giảm
III. Đặc điểm dân cư, xã hội:

- Là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người Thái, Mường, Dao, Tày, Nùng.
- Trình độ dân cư – xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.
- Tỉ lệ hộ nghèo còn cao
- Hiện nay đời sống của đồng bằng dân tộc ít người đang được cải thiện ( xóa đói giảm nghèo, nâng cấp cơ sở vật chất

P/s: Cái nào các bạn mà thấy khó nhớ thì hỏi mình nha <3
Chúc các bạn học tốt!!

Còn tên các tỉnh ở khu vực này thì khó nhớ đấy, học sinh dựa vào atlat để đọc thêm. Mình nhớ theo kiểu vòng tròn từ Tây sang Đông:
- Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh (các tỉnh ở biên giới Việt - Trung)
- Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang (vùng phía dưới)
Địa hình chủ yếu là đồi núi, nhiều đèo nguy hiểm do bị chia cắt mạnh (cao ở phía tây bắc và thấp dần về phía đông nam). Có hai điểm càn lưu ý: điểm cực bắc ở Lũng Cú (Hà Giang) và cực Tây ở Mường Nhé (Điện Biên)
Có các sông lớn sau: sông Đà, sông Hồng, sông Lô và sông Chảy; lực nước chảy mạnh nên thích hợp xây dựng các nhà máy thủy điện (Hòa Bình, Sơn La....). Lưu lượng nước chảy thất thường nên hay có thiên tai (liên hệ gần đây là nhiều trận lũ quét, sạt lở đất thường xuyên diễn ra ở tây bắc)
Khoáng sản có trữ lượng nhiều nhất là than Quảng Ninh và một số khoáng sản khác (xem thêm trên atlat, phần công nghiệp), khai thác theo công nghệ hiện đại
Dân tộc Mường sinh sống chủ yếu ở các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, một phần Thanh Hóa; người Thái sinh sống ở Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên...; người Mông (hay H'mông) sinh sống ở một số huyện thuộc Hà Giang, một phần Lào Cai; người Tày sống ở Cao Bằng, một phần Hà Giang....; người Nùng (xen lẫn với người Dao) ở vùng đông bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, một phần Bắc Giang...). Ngoài ra còn có người Sán Dìu, Chứt, Sán Chay, Lự, Khơ-mú....
 
  • Like
Reactions: Tư Âm Diệp Ẩn

Phạm Thúy Hằng

Cựu Phụ trách BP Quản lí & Mod CĐ|Thiên tài vật lí
Thành viên
15 Tháng ba 2017
6,181
1
10,074
1,243
21
Hà Nội
THCS Nam Từ Liêm
BÀI 20: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

– Diện tích : 14860 km2 chiếm 4,9% S cả nước
– Giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Vịnh Bắc Bộ
– Ý nghĩa : thuận lợi cho lưu thông, trao đổi với các vùng trong nước và thế giới.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
* Đặc điểm:
– Châu thổ do sông Hồng bồi đắp, khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh,nguồn nước dồi dào, chủ yếu là đất phù sa, có vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.
* Thuận lợi:
– Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước .
– Thời tiết mùa đông thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh.
– Khoáng sản có giá trị đáng kể: đá vôi, than nâu, khí tự nhiên …
– Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, du lịch.
* Khó khăn:
– Thiên tai( bão, lũ lụt, thời tiết thất thường), ít tài nguyên khoáng sản.

III. Đặc điểm dân cư và xã hội
- Là vùng có dân số đông nhất cả nước -> MĐDS cao: 1179 người/km^2
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm
- Vùng có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước.
- Một số đô thị được hình thành từ lâu đời: Hà Nội, Hải Phòng
* Khó khăn:
+ Dân số đông gây sức ép đối với phát triển kinh tế- xã hội.
+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.
 

Phạm Thúy Hằng

Cựu Phụ trách BP Quản lí & Mod CĐ|Thiên tài vật lí
Thành viên
15 Tháng ba 2017
6,181
1
10,074
1,243
21
Hà Nội
THCS Nam Từ Liêm
BÀI 21: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (tiếp theo)

IV. Tình hình phát triển kinh tế
1. Công nghiệp
– Hình thành từ rất sớm và phát triển mạnh trong quá trình công nghiệp hóa
– Giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 21% GDP công nghiệp cả nước (2002)
– Các ngành công nghiệp trọng điểm : chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí, sản xuất tiêu dùng
– Phần lớn tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng
2. Nông nghiệp
– Trồng trọt:
+ Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực.
+ Đứng đầu cả nước về năng suất lúa 56,4 tạ/ ha(2002)
– Phát triển một số cây trồng ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao.
– Chăn nuôi gia súc: đàn lợn chiếm tỷ trọng lớn nhất cả nước
– Chăn nuôi bò lấy sữa, gia cầm và nuôi trồng thủy sản
3. Dịch vụ :
– Là đầu mối giao thông vận tải quan trọng: Hà Nội, Hải Phòng
– Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm du lịch lớn nhất.
V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
– Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm kinh tế quan trọng nhất
* Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
– Gồm 7 tỉnh và thành phố.
– Vai trò: thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa , hiện đại hóa, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động của cả 2 vùng đồng bằng Sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
– Tam giác tăng trưởng kinh tế: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh
– Ý nghĩa: Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của 2 vùng đồng bằng Sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
 

Phạm Thúy Hằng

Cựu Phụ trách BP Quản lí & Mod CĐ|Thiên tài vật lí
Thành viên
15 Tháng ba 2017
6,181
1
10,074
1,243
21
Hà Nội
THCS Nam Từ Liêm
BÀI 23: VÙNG BẮC TRUNG BỘ

I. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ
– Diện tích: 51.513 km2, chiếm 15,6% S cả nước

– Tiếp giáp: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng Sông Hồng, biển Đông, Lào
– Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang( hẹp ngang ở Quảng Bình chưa đầy 50 km và kéo dài theo hướng TB-ĐN)
– Giới hạn từ dãy Tam Điệp -> dãy Bạch Mã
– Ý nghĩa:
+ Cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam.
+ Cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông và ngược lại.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên :
a, Thuận lợi:
– Địa hình:
+ Từ Bắc -> Nam có sự khác biệt giữa phía Bắc và phía Nam dãy Hoành Sơn
+ Từ Tây -> Đông: vùng gò đồi -> đồng bằng ven biển nhỏ hẹp
– Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa mưa chậm dần
– Tài nguyên biển: Khai thác khoáng sản + phát triển du lịch
b, Khó khăn: Thiên tai thường xảy ra như bão,hạn, lũ quét, gió nóng TN, cát bay.

III. Đặc điểm dân cư , xã hội
Đặc điểm: là địa bàn cư trú của 25 dân tộc.
– Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế khác biệt giữa Đông và Tây( dẫn chứng bảng 23.1)
– Thuận lợi: lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống lao động cần cù, giàu nghị lực và kinh nghiệm đấu tranh với thiên nhiên.
– Khó khăn: mức sống chưa cao, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế.
 

Phạm Thúy Hằng

Cựu Phụ trách BP Quản lí & Mod CĐ|Thiên tài vật lí
Thành viên
15 Tháng ba 2017
6,181
1
10,074
1,243
21
Hà Nội
THCS Nam Từ Liêm

Phạm Thúy Hằng

Cựu Phụ trách BP Quản lí & Mod CĐ|Thiên tài vật lí
Thành viên
15 Tháng ba 2017
6,181
1
10,074
1,243
21
Hà Nội
THCS Nam Từ Liêm
Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ ( tiếp )

IV. Tình hình phát triển kinh tế


1. Công nghiệp
– Công nghiệp tăng trưởng nhanh chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
– Cơ cấu sản xuất CN đa dạng, bao gồm các ngành như:
+ Khai thác dầu khí, hóa dầu, điện tử, công nghệ cao… Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.
– Trung tâm công nghiệp :TP’ HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu ( TP’ HCM chiếm 50% giá trị sản lượng công nghiệp toàn vùng )
2. Nông nghiệp
– Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước
– Cây công nghiệp cao su, cà phê, hồ tiêu, điều lạc, mía đường, đậu tương thuốc lá, cây ăn quả(sầu riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữ..) .
– Chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng phát triển
– Thuỷ sản nuôi trồng và đánh bắt đem lại nguồn lợi lớn.
3. Dịch vụ
– Khu vực dịch vụ rất đa dạng.
– TP’ HCM, là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ ,của cả nước.
– Đông Nam Bộ là địa bàn có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài.
– TP’ HCM là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước.
V. Các trung tâm kinh tế và các vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ:

– TP HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu là ba trung tâm kinh tế lớn ở Đông Nam Bộ. Ba trung tâm này tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
+ TP. Hồ Chí Minh: trung tâm văn hoá, khoa học, trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn nhất cả nước.
+ TP. Biên Hoà: trung tâm công nghiệp, dịch vụ.
+ TP Vũng Tàu: trung tâm công nghiệp dầu khí và du lịch.
+ Thủ Dầu Một ( Bình Dương )
– Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam TPHCM, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, BR-Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An.
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo
Top Bottom