Văn 7 Ôn tập: Đức tính giản dị của Bác Hồ, sống chết mặc bay

anbinhf

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
9 Tháng ba 2020
1,207
10,851
766
17
Nghệ An
Trường THCS Quỳnh Hồng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Đức tính giản dị của Bác Hồ
Dàn ý chi tiết:
Đề : Quan văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ", hãy phân biệt lối sống khắc khổ và lối sống giản dị
2. Sống chết mặc bay
Dàn ý chi tiết:

Giải thích tiêu đề: "Sống chết mặc bay" <Vì sao lại đặt>
Hình ảnh quan phụ mẫu khi nghe tin đê sắp vỡ và sau khi đê vỡ
Nghệ thuật đặc sắc trong v/bản "Sống chết mặc bay"
Giá trị hiện thực/nhân đạo
Gợi ý: Tình cảm, cảm xúc của tác giả đối với:
  • Quan phụ mẫu
  • Nhân dân
@Lê Uyên Nhii @Nhật Hạ ! @baochau1112 @Trần Tuyết Khả
 
  • Like
Reactions: Junery N

Lê Uyên Nhii

Yêu lao động | Cựu TMod Văn
Thành viên
2 Tháng ba 2017
2,534
5,851
719
18
Thanh Hóa
THPT Lê Văn Hưu
1. Đức tính giản dị của Bác Hồ
Dàn ý chi tiết:
Đề : Quan văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ", hãy phân biệt lối sống khắc khổ và lối sống giản dị

Người giản dị trong đời sống hằng ngày, trong tác phong sinh hoạt, trong cách quan hệ ứng xử, trong lời nói, lời viết. Tất cả đều giản dị và trở lên chất phác, gần gũi. Bác sống theo lối sống giản dị cuả riêng Bác, sự giản dị xuất phát từ trái tim. Giản dị đó không theo phép tắc, không theo khuôn khổ, không theo nếp bắt buộc hay tỏ ra chịu đựng nhiều khổ cực, chịu hạn chế nhiều nhu cầu trong cuộc sống, sinh hoạt. Bác sống thật với con người mình với một tâm hồn cũng thật giản dị luôn lộng gió thời đại và hiến dâng mình cho cả một đất nước hòa bình.
Giải thích tiêu đề: "Sống chết mặc bay" <Vì sao lại đặt>
Trước hết, nhan đề "Sống chết mặc bay" là một vế của câu tục ngữ dân gian "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" - với ý nghĩa phê phán những hạng người vô trách nhiệm, ích kỉ, chỉ biết lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến cuộc sống, thậm chí tính mạng của những người khác (ở đây chỉ những tên thầy thuốc dởm, những tên lang băm, thầy bói trong xã hội cũ). Đặt cụm từ "sống chết mặc bay" vào tình huống cụ thể của truyện, Phạm Duy Tốn đã khái quát thành việc phê phán, tố cáo những bọn có chức quyền, mang danh "quan phụ mẫu", "cha mẹ" của dân nhưng lại vô trách nhiệm, vô lương tâm, mất hết nhân tính, thờ ơ trước sự sống còn của con dân. Đó là tên quan phụ mẫu được triều đình cắt cử đi hộ đê, giúp đỡ dân chúng làng X, phủ X chống chọi với mưa lũ, ấy vậy mà hắn vô cảm, không màng đến nhiệm vụ được giao, lao vào ván bài đen đỏ, mặc kệ dân chúng xoay sở với sự tàn phá của thiên nhiên. Cũng qua nhan đề tác phẩm này, Phạm Duy Tốn lên tiếng phê phán thói vô trách nhiệm, ích kỉ, lòng lang dạ sói của tầng lớp quan lại phong kiến lúc bấy giờ và bày tỏ sự xót thương, đồng cảm trước cuộc sống đầy cực khổ của người dân.
Hình ảnh quan phụ mẫu khi nghe tin đê sắp vỡ và sau khi đê vỡ
- Trước khi nghe tin
+ Đi hộ đê mà mang theo ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm… trông mà thích mắt.
+ Ăn của ngon vật lạ: yến hấp đường phèn.
+ Trong lúc hàng trăm con người đội đất, vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió lướt thướt như chuột lột thì quan phụ mẫu “uy nghi, chễm chệ ngồi” trong đình đèn thắp sáng choang.
+ Quan dựa gối xếp, có lính gãi chân, có lính quạt hầu, có tên chực hầu điếu đóm.
+ Trong lúc trăm họ “gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến” ở trên đê, thì trong đình, quan ngồi trên, nha ngồi dưới, nghi vệ tôn nghiêm, như thần như thánh…
– Ăn chơi bài bạc, thản nhiên ung dung:
+ Đê sắp vỡ! “Mặc! Dân, chẳng dân thời chớ!”. Quan lớn ngài ăn, ngài đánh; người hầu, kẻ dạ, kẻ vâng!
+ Quan lớn ù thông, xơi yến, vuốt râu, rung đùi, mắt mải trông đĩa nọc.
- Khi nghe tin đê vỡ
+ Có người khẽ nói: “dễ có khi đê vỡ”, quan gắt: “mặc kệ!”.
+ Có người nhà quê hốt hoảng chạy vào đình báo “đê vỡ mất rồi!”, quan phụ mẫu quát: “Đê vỡ rồi, thời ông cắt cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày!…”.
+ Quan sai bọn lính đuổi người nhà quê ra khỏi đình, rồi vẫn thản nhiên đánh bài.
+ Quan vỗ tay xuống sập kêu to, tay xòe bài, miệng cười: “Ù! Thông tôm chi chi nẩy!… Điếu, mày!”.
+ Quan sung sướng ù ván bài to khi đê đã vỡ: Cả một miền quê nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết: kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn… lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!
Nghệ thuật đặc sắc trong v/bản "Sống chết mặc bay"
Nghệ thuật tương phản đã vạch trần và lên án thói vô trách nhiệm, nhẫn tâm, vô nhân đạo của bọn quan lại, coi thường tính mạng và đời sống nhân dân. Chúng nó chỉ lo chơi bời bài bạc, ăn chơi hưởng lạc, còn nhân dân thì “sống chết mặc bay”.
Giá trị hiện thực/nhân đạo
- Giá trị hiện thực: đã phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan có vai trò “cha mẹ” người dân nhưng đã chỉ ham mê bài bạc, hết sức vô trách nhiệm, làm cho dân chúng khốn khổ vì đê vỡ, nước lụt.
- Giá trị nhân đạo: đã cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại.
 
Top Bottom