Vật lí Ôn tập cuối năm

Trafalgar D Law

Học sinh tiến bộ
Thành viên
25 Tháng bảy 2016
441
1,381
236
Ninh Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Một xilanh ở giữa có 1 pitton cách nhiệt nằm ngang.Lúc đầu 2 phần có chiều dài bằng nhau và bằng 20 cm , áp suất bằng nhau và bằng 2 atm , nhiệt độ ở 27 độ C . Đốt nóng phần A để nhiệt độ lên đến 87 độ C (phần B không thay đổ nhiệt độ)
a, Pitton dịch chuyển theo hướng nào và giải thích
b. Tính đoạn đường mà của pitton diu chuyển đến khi dừng lại
Câu 2: 1 lò xo có K=100N\m , phía trên có tấm bìa M (m=80g),hệ nằm cân bằng như hình vẽgeogebra-export.png
Từ độ cao 80cm người ta thả 1 vật m=20g rơi vào tấm bìa và gắn chặt vào tấm bìa biết ảnh hưởng không khí không đáng kể, vật tốc đầu của vật =0. Hãy xác định
a, Vận tốc của tấm bìa và vật sau khi va chạm
b, Chọn mốc thế năng là vị trí cân bằng mới của hệ Mm thì sau va chạm độ rời lớn nhất mà hệ vật so với vị trí này là bao nhiêu
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Câu 1: Một xilanh ở giữa có 1 pitton cách nhiệt nằm ngang.Lúc đầu 2 phần có chiều dài bằng nhau và bằng 20 cm , áp suất bằng nhau và bằng 2 atm , nhiệt độ ở 27 độ C . Đốt nóng phần A để nhiệt độ lên đến 87 độ C (phần B không thay đổ nhiệt độ)
a, Pitton dịch chuyển theo hướng nào và giải thích
b. Tính đoạn đường mà của pitton diu chuyển đến khi dừng lại
a) pitton dịch chuyển theo hướng từ vị trí cân bằng sang phần khối khí B vì quá trình này là quá trinh đẳng áp mà nhiệt độ khối khí A tăng dẫn đến thể tích khối khí A tăng nên chiều dài khối khí A tăng
b) gọi độ dài đoạn đường mà pitton dịch chuyển là x (cm) .đổi 20cm=0,2m
áp dụng định luật gay-luy-sắc ta có

[tex]\frac{V_{1}}{T_{1}}=\frac{V_{2}}{T_{2}}\Rightarrow \frac{S.H_{1}}{T_{1}}=\frac{S.H_{2}}{T_{2}}\Rightarrow \frac{H+x}{T_{1}}=\frac{H-x}{T_{2}}\Rightarrow \frac{0,2+x}{87+273}=\frac{0.2-x}{27+273}\Rightarrow x\approx 0,018(m)[/tex]
 
Last edited:

saovang_6

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng tám 2011
150
34
61
Nhận xét bài 1 của bạn trên.

Quá trính này không phải là đẳng áp, vì khi pittong dịch chuyển, khối khí bên kia bị nén lại, áp suất tăng. Khối khí bị nung nóng cả nhiệt độ và áp suất đều tăng.

Ở đây nếu hợp lí phải xét quá trình đẳng nhiệt ở phần xilanh không bị nung nóng để tính áp suất theo x. Sau đó quay lại áp dụng phương trình trạng thái cho khối khí bên bị nung nóng.

Bài 2.
a) Ý tưởng của bài này có lẽ là áp dụng bảo toàn động lượng, nhưng mình cảm thấy có tí băn khoăn. Mai rảnh trí suy nghĩ thêm 1 tí.
b) Khi xác định được vận tốc hai vật rồi thì xác định độ nén thêm của lò xo do vật m gây ra, ta gọi đó là x.

Tại vị trí va chạm, hệ có tổng năng lượng so với VTCB gồm: động năng của 2 vật (M+m).v^2/2 + thế năng so với VTCB Kx^2/2 (v là vận tốc tính ở câu a).

Năng lượng tại vị trí có độ rời lớn nhất là KX^2/2.

Áp dụng bảo toàn năng lượng có (M+m).v^2/2+Kx^2/2 = KX^2/2 chúng ta tính được X.
 
Top Bottom