Ôn tập bài tập hidrocacbon không no

H

hocmai.hoahoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong topic này, các em cùng hocmai.hoahoc sẽ cùng đưa ra các bài tập tính toán về hiđrocacbon không no giúp các em rèn luyện kỹ năng giải bài tập hiđrocacbon không no nhé.

Bài 1: Hỗn hợp Y gồm 0,3 mol C2H2 và 0,4 mol H2. Cho Y nung nóng với bột Ni một thời gian được hỗn hợp Z. Sục hỗn hợp Z vào dung dịch brom lấy dư có hỗn hợp khí X bay ra khỏi bình. Đốt X thu được 8,8 gam CO2 và 7,2 gam H2O. Tính khối lượng bình brom tăng lên bao nhiêu gam?
Bài 2: Có một hỗn hợp X gồm hidrocacbon A mạch hở và N2. Đốt 300 cm3 hỗn hợp X bởi 725 cm3 O2 lấy dư trong một khí nhiên kế thu được 1100cm3 hỗn hợp khí và hơi. Nếu cho ngưng tụ hơi nước thì còn 650cm3 và sau đó nếu tiếp tục cho lội qua KOH chỉ còn 200cm3 khí. Tìm công thức phân tử của A.
 
H

hoa_heo

Bài 1:
Áp dụng bảo toàn khối lượng với nguyên tố C và nguyên tố H:
m(C+H) trong Y = m bình brom tăng + m(C+H) trong (H2O và CO2)
=> m bình brom tăng = 0,3*26+0,4*2-(8,8*12):44 - (7,2*2)/18= 5,4 gam.
 
L

lalaheosua

V(H2O)=1100-650= 450 cm3; V(CO2)=650-200=450 cm3; VO2 còn dư + VN2= 200 cm3.
Đốt A cho V_CO2 = V_H2O = 450 cm3 nên A là anken.
Đặt V(A)= a cm3; V(N2)= 300-a (cm3).
CnH2n +3n/2 O2 => n CO2 + n H2O
=> na= 450 => V O2 phản ứng = 675 cm3=> VO2 còn dư = 50 cm3 => V(N2) = 150 cm3. V(A)=150 cm3.
=> n=450/150=3 => C3H6.
 
K

koizinzin

Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hidrocacbon X thu được 6,72 lít khí CO2 (các thể tích khí được đo ở đktc). X tác dụng với AgNO3 trong NH3 sinh ra kết tủa Y. Xác định CTCT của X.
Bài 2:
Đốt cháy hoàn toàn 6.72 lít hỗn hợp X gồm hai anken là đồng đẳng kế tiếp nhau cần 26.88 lít khí oxi. Xác định công thức của hai anken.
 
L

lalaheosua

Bài 1:
Do X tác dụng với AgNO3 trong NH3 sinh ra kết tủa Y từ đó ta có thể suy ra X là Ankin. Đặt CTPT của X là: CnH2n-2.
nX=0,1 mol; n CO2=0,3 mol => n = 0,3/0,1 = 3.
CTPT của X là C3H4. CTCT của X là: CH≡C-CH3.
 
H

hoa_heo

Bài 2:
Đặt công thức phân tử trung bình của 2 anken là CntbH2ntb
n anken= 0,3 mol; n O2= 1,2 mol.
Viết phản ứng đốt cháy=> tỉ lệ 1/0,3=1,5ntb/1,2 => ntb= 2,76 => C2H4 và C3H6.
 
K

koizinzin

Giúp mình các bài này

Bài 1:
Cho 10 lít hỗn hợp khí CH4 và C2H2 tác dụng với 10 lít H2 (Ni, to). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 16 lít hỗn hợp khí (các khí đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ áp suất). Thể tích của CH4 và C2H2 trước phản ứng là
A. 2 lít và 8 lít. B. 3 lít và 7 lít. C. 8 lít và 2 lít. D. 2,5 lít và 7,5 lít.
Bài 2:
Hỗn hợp X gồm propin và một ankin A có tỉ lệ mol 1:1. Lấy 0,3 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 46,2 gam kết tủa. A là
A. But-1-in. B. But-2-in. C. Axetilen. D. Pent-1-in.
Bài 3:
Trong bình kín chứa hiđrocacbon X và hiđro. Nung nóng bình đến khi phản ứng hoàn toàn thu được khí Y duy nhất. Ở cùng nhiệt độ, áp suất trong bình trước khi nung nóng gấp 3 lần áp suất trong bình sau khi nung. Đốt cháy một lượng Y thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam nước. Công thức phân tử của X là
A. C2H2. B. C2H4. C. C4H6. D. C3H4.
Bài 4:
Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 lấy cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho đi qua chất xúc tác thích hợp, đun nóng được hỗn hợp Y gồm 4 chất. Dẫn Y qua bình đựng nước brom thấy khối luợng bình tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít khí Z (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là
A. 33,6 lít. B. 22,4 lít. C. 16,8 lít. D. 44,8 lít.
 
L

lalaheosua

Bài 1:
Gọi x , y lần lượt là V CH4 và C2H2 => x + y = 10
Chỉ có C2H2 mới pứ với H2
..................C2H2..+...2H2....=> C2H6
Ban đầu....y lít..........10 lít
Pứ.............y.......=>.....2y =>..........y
Sau pứ...................10 – 2y..........y lít
V sau khi pứ => x + 10 – 2y + y = 16 <=> x – y = 6
Giải hệ => x = 8 và y = 2 => C
 
H

hoa_heo

Bài 2:
n Propin = nA = 0,15 mol “Tỉ lệ 1 :1 + nX = 0,3 mol”
“C3H4 ; CH3-C≡CH => CH3-C≡CAg”
=> m kết tủa tạo thành do pứ A = 46,2 – mCH3-C≡CAg = 46,2 – 0,15.147 = 24,15 g
=> M kết tủa = 24,15/0,15 = 161 = MX + 107 “TH1”
=> MX = 54 = 14n – 2 “Ankin :CnH2n-2” n = 4 => C4H8 => A “Vì thỏa mãn điều kiện tạo kết tủa R – C≡H”
“CH≡C-CH2-CH3 : but – 1 – in”
 
L

lalaheosua

Bài 3:
nCO2 = 0,2 mol ; nH2O = 0,3 mol => Y chứa ankan “nH2O > nCO2”
n = nCO2 / (nH2O – nCO2) = 0,2 / (0,3 – 0,2) = 2 => C2H6 “Khí Y – khí duy nhất”
Ta có áp suất trước = 3 áp suất sau + cùng nhiệt độ + bình kín “Thể tích không đổi”
n hỗn hợp trước = 3 n hỗn hợp sau vì “n = P.V/T.0,082” “Mà pứ xảy ra hoàn toàn thu được 1 sản phẩm => các chất tham gia pứ hết”
Chỉ có Ankin :
CnH2n- 2 + 2H2 => CnH2n+2 mới thỏa mãn điều kiện vì
xmol => 2x mol => x mol
n trước = nCnH2n-2 + nH2 = 3x ; n sau = x => n trước = 3n sau
mà n = 2 => C2H2 => A
 
H

hoa_heo

Bài 4:
Y gồm 4 chất => C2H2(dư) ; C2H4 ; C2H6 ; H2

m bình tăng = mC2H2 + mC2H4 = 10,8g “ vì C2H2 và C2H4 bị Br2 hấp thụ”
=> KHí thoát ra là Ankan”C2H6” + H2 có m = M . n hỗn hợp Z = 8.2.0,2 = 3,2 g
BT khối lượng => mC2H2 + mH2 = m hỗn hợp Y = 10,8 + 3,2 = 14 g
Ta có nC2H2 = nH2 => 26x + 2x = 14 => x = 0,5 = nC2H2 = nH2
VO2 cần để đốt cháy hỗn hợp Y = VO2 cần để đốt cháy hỗn hợp X “Quy đổi hỗn hợp về CxHy vì thành phần hỗn hợp chỉ có C , H”
=>nO2 = (2 + 2/4).nC2H2 + nH2 /2 = 3nH2 = 1,5 mol => V = 33,6 lít
=>“Pứ : C2H2 + 3/2O2 => 2CO2 + H2O ; 2H2 + O2 => 2H2O”
 
Top Bottom