Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Chỉ còn một tuần nữa là đến ngày Thương Binh, Liệt Sĩ 27/7. Khắp mọi miền Tổ quốc ta đang sôi nổi với các hoạt động kỷ niệm đầy ý nghĩa. Cho nên, các HMers hãy cùng nhau ôn lại lịch sử ngày 27/7 nhé.
Có tổng cộng 5 chủ đề thảo luận. Mỗi ngày mình sẽ đăng một chủ đề và một bài viết vào topic này. Chúng ta sẽ cùng nhau đưa ra ý kiến và thảo luận nhé.
Ngày 1: Lịch sử ra đời và ý nghĩa của Ngày Thương binh, Liệt sĩ.
Qua bài viết này chúng ta đã ôn tập khá nhiều kiến thức lịch sử, tuy nhiên nó vẫn chưa đầy đủ hoàn toàn. Vì vậy, các bạn hãy bổ sung cho bài viết nhé.
Có tổng cộng 5 chủ đề thảo luận. Mỗi ngày mình sẽ đăng một chủ đề và một bài viết vào topic này. Chúng ta sẽ cùng nhau đưa ra ý kiến và thảo luận nhé.
Ngày 1: Lịch sử ra đời và ý nghĩa của Ngày Thương binh, Liệt sĩ.
Tháng 8 năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh, Cách mạng Tháng Tám đã lật đánh đổ ách thống trị của Pháp và Nhật, đập tan chế độ quân chủ chuyên chế và đi đến thành công. Kết quả của cuộc cách mạng là sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Cuối tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp núp sau quân Anh - Ấn, thực hiện âm mưu trở lại xâm lược nước ta. Chúng gây ra nhiều cuộc xung đột vũ trang ở nhiều nơi thuộc Nam Bộ, Trung Bộ. Ở Bắc Bộ, khi vào thay thế quân Tưởng Giới Thạch giải giáp quân Nhật, quân đội Pháp lại gây ra những vụ bắn phá, giết hại nhân dân ở Hà Nội, Hải Phòng.
Trước tình thế đó, quân và dân ta đã kiên cường chiến đấu. Nhiều chiến sĩ, đồng bào bị thương và anh dũng hy sinh với quyết tâm giữ vững thành quả cách mạng, giữ gìn độc lập, tự do cho nước nhà. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã dành tất cả tình yêu thương, sự cảm thông trước nỗi mất mát của gia đình có người đã hy sinh thông qua việc tận tình thăm hỏi, chăm sóc chu đáo gia đình của các liệt sĩ, thương binh, bệnh binh.
Đầu năm 1946, Hội giúp binh sĩ tử nạn được thành lập tại Thuận Hóa (Bình Trị Thiên), ở Hà Nội và một số nơi khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh được mời làm hội trưởng danh dự của hội này.
Ngày 19 tháng 12 năm 1946, sau Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kháng chiến bùng nổ, chiến tranh lan rộng khắp toàn quốc. Số người mất và bị thương tăng nhiều, đời sống của chiến sĩ, đặc biệt là thương binh gặp nhiều khó khăn. Trước hoàn cảnh đó, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách quan trọng về công tác thương binh liệt sĩ, nhằm mục đích ổn định đời sống vật chất và tinh thần của thương binh, gia đình liệt sĩ.
Đầu tháng 7 năm 1947, Ban Vận động tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc được thành lập. Trong cùng thời gian này, tại xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Chính trị Quân đội Quốc gia Việt Nam đã tổ chức một cuộc họp. Nội dung cuộc họp là thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn ngày kỷ niệm thương binh liệt sĩ và bảo vệ công tác thương binh liệt sĩ. Sau khi cân nhắc, hội nghị đã nhất trí đề nghị chọn ngày 27 tháng 7 năm 1947 làm Ngày Thương binh Liệt sĩ. Các đại biểu cũng nhất trí chọn ngày 27 tháng 7 hằng năm là Ngày Thương binh toàn quốc.
Năm 1955, ngày 27 tháng 7 hằng năm được đổi thành Ngày Thương binh, Liệt sĩ.
Hằng năm, ngày Thương binh, Liệt sĩ là dịp để đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc Việt Nam tổ chức các hoạt động tưởng niệm đến những thương binh, liệt sĩ - những người có công chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Trong ngày này, chính quyền từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là Hội cựu chiến binh tổ chức sôi nổi các hoạt động như đến thăm, tặng quà cho các gia đình chính sách, dâng hương, tảo mộ liệt sĩ, văn nghệ kỷ niệm và một nhiều hoạt động khác.
Ngày kỷ niệm này được xem là một biểu hiện tốt đẹp của truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa của dân tộc Việt Nam. Thế hệ mai sau sẽ luôn ghi khắc trong tim công ơn lớp người đã ngã xuống vì cuộc sống hòa bình hôm nay. Từ đó, lớp người đi sau sẽ càng quan tâm, chú trọng đến việc đền ơn, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho thương binh, gia đình liệt sĩ. Đồng thời, bằng lòng tiếc thương vô hạn cho những chiến sĩ đã ngã xuống cùng gia đình họ, mỗi người đang sống luôn tự nhủ với lòng: “Hãy sống sao cho xứng với những người đã khuất”. Từ nhận thức đó, mỗi công dân Việt Nam đã tiếp tục “chiến đấu” trong một thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa nhằm tiếp nối cha anh, xây dựng một Việt Nam giàu mạnh, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Cuối tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp núp sau quân Anh - Ấn, thực hiện âm mưu trở lại xâm lược nước ta. Chúng gây ra nhiều cuộc xung đột vũ trang ở nhiều nơi thuộc Nam Bộ, Trung Bộ. Ở Bắc Bộ, khi vào thay thế quân Tưởng Giới Thạch giải giáp quân Nhật, quân đội Pháp lại gây ra những vụ bắn phá, giết hại nhân dân ở Hà Nội, Hải Phòng.
Trước tình thế đó, quân và dân ta đã kiên cường chiến đấu. Nhiều chiến sĩ, đồng bào bị thương và anh dũng hy sinh với quyết tâm giữ vững thành quả cách mạng, giữ gìn độc lập, tự do cho nước nhà. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã dành tất cả tình yêu thương, sự cảm thông trước nỗi mất mát của gia đình có người đã hy sinh thông qua việc tận tình thăm hỏi, chăm sóc chu đáo gia đình của các liệt sĩ, thương binh, bệnh binh.
Đầu năm 1946, Hội giúp binh sĩ tử nạn được thành lập tại Thuận Hóa (Bình Trị Thiên), ở Hà Nội và một số nơi khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh được mời làm hội trưởng danh dự của hội này.
Ngày 19 tháng 12 năm 1946, sau Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kháng chiến bùng nổ, chiến tranh lan rộng khắp toàn quốc. Số người mất và bị thương tăng nhiều, đời sống của chiến sĩ, đặc biệt là thương binh gặp nhiều khó khăn. Trước hoàn cảnh đó, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách quan trọng về công tác thương binh liệt sĩ, nhằm mục đích ổn định đời sống vật chất và tinh thần của thương binh, gia đình liệt sĩ.
Đầu tháng 7 năm 1947, Ban Vận động tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc được thành lập. Trong cùng thời gian này, tại xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Chính trị Quân đội Quốc gia Việt Nam đã tổ chức một cuộc họp. Nội dung cuộc họp là thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn ngày kỷ niệm thương binh liệt sĩ và bảo vệ công tác thương binh liệt sĩ. Sau khi cân nhắc, hội nghị đã nhất trí đề nghị chọn ngày 27 tháng 7 năm 1947 làm Ngày Thương binh Liệt sĩ. Các đại biểu cũng nhất trí chọn ngày 27 tháng 7 hằng năm là Ngày Thương binh toàn quốc.
Năm 1955, ngày 27 tháng 7 hằng năm được đổi thành Ngày Thương binh, Liệt sĩ.
Hằng năm, ngày Thương binh, Liệt sĩ là dịp để đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc Việt Nam tổ chức các hoạt động tưởng niệm đến những thương binh, liệt sĩ - những người có công chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Trong ngày này, chính quyền từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là Hội cựu chiến binh tổ chức sôi nổi các hoạt động như đến thăm, tặng quà cho các gia đình chính sách, dâng hương, tảo mộ liệt sĩ, văn nghệ kỷ niệm và một nhiều hoạt động khác.
Ngày kỷ niệm này được xem là một biểu hiện tốt đẹp của truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa của dân tộc Việt Nam. Thế hệ mai sau sẽ luôn ghi khắc trong tim công ơn lớp người đã ngã xuống vì cuộc sống hòa bình hôm nay. Từ đó, lớp người đi sau sẽ càng quan tâm, chú trọng đến việc đền ơn, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho thương binh, gia đình liệt sĩ. Đồng thời, bằng lòng tiếc thương vô hạn cho những chiến sĩ đã ngã xuống cùng gia đình họ, mỗi người đang sống luôn tự nhủ với lòng: “Hãy sống sao cho xứng với những người đã khuất”. Từ nhận thức đó, mỗi công dân Việt Nam đã tiếp tục “chiến đấu” trong một thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa nhằm tiếp nối cha anh, xây dựng một Việt Nam giàu mạnh, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Qua bài viết này chúng ta đã ôn tập khá nhiều kiến thức lịch sử, tuy nhiên nó vẫn chưa đầy đủ hoàn toàn. Vì vậy, các bạn hãy bổ sung cho bài viết nhé.