Văn 8 Ôn kt 1 tiết Văn Bản

Min Hana

Học sinh chăm học
Thành viên
6 Tháng chín 2018
411
251
101
19
Đà Nẵng
Trường Trung Học Cơ Sở Nguyễn Thái Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau:
'' Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang''
( Quê Hương- Tế Hanh )
Câu 2: Phân tích tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện qua văn bản '' Nước Đại Việt ta ''
Câu 3: Từ những bài học của Bác như: '' Tức cảnh Pác Pó, Đi đường, Ngắm trăng '' em học tập được gì từ vẻ đẹp tâm hồn và phong cách sống của Bác ?
 

minhthu2k5

Học sinh tiến bộ
Thành viên
31 Tháng năm 2018
1,070
1,095
201
Quảng Nam
Hogwarts
Câu 1:
" Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. "
- "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã" từ 'hăng'' trong câu thơ này có nghỉa là hăng hái, gợi lên khí thế mạnh mẽ khi ra khơi của người làm nghề chài lưới. Chiếc thuyền nhẹ được so sánh "hăng" như con tuấn mã (loài ngựa tơ, khỏe, đẹp và chạy rất nhanh) cho thấy cảnh những con thuyền lướt sóng đầy tự tin, mạnh mẽ của người dân chài lưới như đoàn tuấn mã phi như bay với khí thế hăng say, với tốc độ phi thường.
- "Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang." câu thơ này sử dụng những động từ mạnh như "phăng", "mạnh mẽ" làm cho người đọc, người nghe cảm nhận được cảnh ra khơi đầy quyết tâm, oai hùng, mạnh mẽ của người dân chài lưới.
Câu 2:
Nhân nghĩa vốn là một truyền thống quý báu của nền văn hóa dân tộc. Qua mỗi thời đại, tư tưởng ấy không ngừng được nâng cao thể hiện sức mạnh và lòng vị tha của nhân dân ta. Qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta”, một lần nữa, Nguyền Trãi đã trình bày thấu suốt đạo lí ấy.
Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Trãi giương cao đạo nghĩa dân tộc:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn trãi là lấy dân làm gốc rễ. Muốn dân được ấm no và hạnh phúc, xã hội thái bình thịnh, vượng trước hết phải làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn. Vì dân mà đánh kẻ hung tàn. Tư tưởng ấy thật sự tiến bộ lúc bấy giờ. Nó đi ngược lại với những suy nghĩ của những vị vua, vị tướng trước đây chỉ biết nghĩ cho bản thân mình. Họ chỉ ham mê xây cung cất điện để phụ vụ cho nhu cầu hưởng thụ vô ích của chính họ. Từ đó gây nổi loạn, cuộc sống nhân dân bết bát qua từng ngày đói no trong khi bộ máy nhà nước suy sụp, vua chúa bị gian thần nịnh bợ và đi vào thời kỳ sa đọa.
“Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” cũng là một việc làm mang tính nhân nghĩa của Nguyễn Trải. Việc dân, việc nước là những việc làm cơ bản của một vị vua, vị tướng tài, khi nhân dân có cuộc sống bình yên thì việc thứ hai cần phải làm là xây dựng quân đội để bảo vệ đất nước và chủ quyền độc lập. Đó là thời kỳ thịnh trị của một nhà nước hung mạnh, Nguyễn Trải đã làm một điều đáng để trân trọng mà trước đây ít ai nghĩ được như thế, đó là một lý luận, một định nghĩa đơn giản được áp dụng mà tưởng như không thể nào đơn giản hơn.
Khi dân yên bình, ấm no thì nước non tất thịnh vượng. Vì khi có ngoại biến thì tình yêu nước mạnh mẻ, sự chiến đấu và câm thù giặc phụ thuộc rất nhiều vào nhân dân, có thể vì nước mà đứng lên kháng chiến và hi sinh vì độc lập chủ quyền của dân tộc.
Tinh thần ấy cũng đã từng được khẳng định mãnh mẽ trong Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn)và Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo). Lòng yêu nước là một lí tưởng lớn chưa bao giờ ngừng chảy trong lòng dân tộc ta.
Cuối cùng, đây là một tư tưởng sáng suốt, khôn ngoan của một nhà chính trị nói cách khác là một bậc quân tử, nhân nghĩa vì dân vì nước, thể hiện tinh thần yêu nước mảnh liệt, bảo vệ cuộc sống hạnh phúc và có thể nói rằng: Tư tưởng của Nguyễn Trải thẻ hiện trong bài Nước Đại Việt là một bảng tuyên ngôn độc lập khẳng định nền dân chủ của nước Đại Việt ta. Nguyễn Trải được xem là một bậc kỳ tài nằm trong các vị tướng xuất sắc và ông là một tấm gương của một người nhân nghĩa mà chúng ta cần biết và đáng để hậu thế noi theo.
Đúc kết truyền thống mấy trăm năn vẻ vang của dân tộc, nêu cao đạo nghĩa và chân lí trường tồn, khẳng định lập trường chính nghĩa và sức mạnh chiến thắng của dân tộc, đồng thời cũng là lời nhắc nhở nghiêm khắc kẻ thù hung bạo. Nguyễn trãi là lấy nhâm tâm mà khuất phục lòng người. Đó cũng là một nghệ thuật tâm công, lấy đạo nghĩa để cảm hóa kẻ thù của bậc thánh nhân vậy.
Câu 3:
Từ những ý thơ của Người,lúc nào ta cũng thấy toát lên một phong thái ung dung,là tinh thần lạc quan trong cuộc sống Cách Mạng đầy gian khổ.Dù trong hoàn cảnh "cháo bẹ rau măng" hay "bàn đá chông chênh",thi nhân vẫn vui vẻ mà viết lên rằng: "Cuộc đời Cách Mạng thật là sang". -Không chỉ có bài thơ Tức cảnh Pác Bó,Tẩu Lộ(Đi đường) cũng thể hiện ý chí của người chiến sĩ Cách Mạng này.Những câu thơ như chứa một sức mạnh ngàn cân.Dù đang trên đường đi với bao xiềng xích trên người,ấy vậy mà Người vẫn không nghĩ đến nỗi khó khăn hiện tại ấy,vẫn cất lên cái tâm hồn thi sĩ của mình,vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh núi non: "Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan/Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" =>Thể hiện tinh thần bất khuất,can đảm,không ngại những khó khăn,vất vả,một phong thái ung dung,lạc quan của người chiến sĩ Cách Mạng Hồ Chí Minh. -Hồ Chí Minh là một thi nhân có tình yêu gắn liền với thiên nhiên.Những hình ảnh trong bài thơ này đã chứng mình điều đó.Có thể kể tiêu biểu đó là bài thơ Ngắm Trăng với hình ảnh nhân-nguyệt,nguyệt-nhân.("Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song thích khán thi gia").Dường như cái chấn song kia không thể ngăn cách giữa hai người bạn là vầng trăng và thi sĩ.Cả hai như đối xứng với nhau,nhìn nhau thật lâu,thật thân thiết.Dù ở trong mọi hoàn cảnh,tình cảm của Bác vẫn không đổi,vẫn luôn dành tấm lòng cho thiên nhiên như một người bạn đồng hành. =>Thể hiện tâm hồn của một người thi sĩ,một tình yêu thiên nhiên tha thiết,sâu đậm và gắn bó biết bao. -Thiên nhiên gắn bó với bác trong từng nguồn cảm hứng,trong từng câu thơ không chỉ với tư cách là một người bạn,mà còn là một người mang lại cho Người những bài học cuộc đời rất quý giá mà giản dị.Đọc Đi đường,ta nhận ra điều đó.Núi cứ trùng trùng điệp điệp mọc ra trước mắt,như muốn ngăn bước chân người đi("Trùng san chi ngoại hựu trùng san/Trùng san đăng đáo cao phong hậu").Và rồi cuối cùng,khi vượt qua bao núi non ấy,trước mắt ta dường như là cả một khoảng trời mênh mông trong tầm mắt:"Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".Từ việc "tẩu lộ" đơn thuần,ta cũng ngẫm ra được một chân lí hết sức giản dị mà thấu đáo:Hãy vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để có được niềm vui chiến thắng,đặc biệt là vượt lên để chiến thắng bản thân mình. =>Bác đã đúc kết được chân lí này từ một bài thơ nhỏ.
 
Top Bottom