Đề 1:
Mở bài
Giới thiệu tác giả và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, khẳng định giá trị hiện thực của đoạn trích: Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trong tác phẩm đã mang đến cho người đọc một bức tranh về xã hội Việt Nam với những hiện thực ám ảnh và sâu sắc
Thân bài
– Giá trị hiện thực thể hiện qua bức tranh xã hội đương thời: đó là một xã hội thối nát, đầy rẫy áp bức bất công đối với người nông dân nghèo khốn khổ
– Giá trị hiện thực thể hiện qua số phận và hoàn cảnh của người nông dân Việt Nam: số phận bị áp bức bóc lột, dồn đến bước đường cùng của người nông dân
– Giá trị hiện thực về quy luật có áp bức có đấu tranh: phản ánh tình cảnh đau thương khốn cùng của người nông dân, đồng thời cũng làm rõ quy luật có áp bức có đấu tranh
Kết bài
Ý nghĩa của đoạn trích: đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bộ mặt xã hội đương thời, cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn người nông dân Việt Nam qua nhân vật chị Dậu
Đề 2:
- Trước hết, giá trị nhân đạo của tác phẩm được khẳng định qua tấm lòng đồng cảm, sự sẻ chia, cảm thông sâu sắc của nhà văn trước số phận đau thương, bất hạnh của người lao động, đặc biệt là của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 năm 1945.
- Truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng với người nông dân (lão Hạc) của nhà văn; đồng thời ngợi ca những phẩm cao quý của lão Hạc...