Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Thân chào gia đình HMF, để phục vụ cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10 của các bạn thì team Ngoại ngữ đã đi đến thống nhất và quyết định thành lập loạt series ÔN THI TIẾNG ANH 9 VÀO 10 với sứ mệnh chính là giúp thành viên dễ dàng tiếp cận những nguồn tài liệu và phương pháp làm bài liên quan các dạng đề thi. Mở đầu chuỗi bài đăng của sự kiện lần này sẽ là phần CÂU BỊ ĐỘNG các bạn nhé
PHẦN 1: LÝ THUYẾT CÂU BỊ ĐỘNG
1. Câu bị động (passive voice) là gì?
- Chủ ngữ trong câu chủ động sẽ đóng vai trò tân ngữ trong câu bị động và được sử dụng kèm giới từ “by”.
- Động từ V trong câu chủ động sẽ được chia ở dạng “be + V phân từ 2” trong câu bị động. Thì của động từ câu bị động phụ thuộc vào chủ ngữ và phụ thuộc vào thì của động từ trong câu chủ động.
LƯU Ý:
[TBODY]
[/TBODY]Các bạn tìm hiểu kĩ hơn tại: Lý thuyết Câu bị động
PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP CÁC DẠNG ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG KÌ THI 9 LÊN 10
I/ Dạng bài 1: Change the sentences into Passive voice
- Bước 1: Xác định thì của động từ trong câu Chủ động hoặc xác định cấu trúc của câu
Chủ động
- Bước 2: Thực hiện các bước chuyển từ câu Chủ động sang câu Bị động theo thì hoặc
theo cấu trúc thích hợp
II/ Dạng bài 2: Chuyển câu Bị động sang câu Chủ động (Change the sentences intoActive voice)
- Bước 1: Xác định thì của động từ trong câu Chủ động hoặc xác định cấu trúc của câu
Chủ động
- Bước 2: Thực hiện các bước chuyển từ câu Bị động sang câu Chủ động theo thì hoặc
theo cấu trúc thích hợp
III/ Dạng bài 3: Cho dạng đúng của động từ trong câu bị động (Put the verb into Passive voice)
- Bước 1: Xác định thì của động từ trong câu bị động hoặc xác định cấu trúc bị động
thuộc loại gì.
- Bước 2: Nếu là bị động theo thì, trừ thì Tương lai đơn, cần xác định chủ ngữ của câu là
danh từ số ít hay số nhiều để chia tobe hay trợ động từ cho phù hợp. Nếu là câu bị động
theo cấu trúc đặc biệt thì cần nắm chắc cấu trúc bị động dạng đó để chia động từ cho phù
hợp.
IV/ Dạng bài 4: Tìm lỗi sai (Identify the underlined word/ phrase (A or B, C, D) that needs correcting to become an exact one.)
- Bước 1: đọc kĩ cả câu
- Bước 2: xác định thành phần câu: bao gồm mệnh đề chính, mệnh đề phụ (nếu có)
- Bước 3: xác định xem câu mang nghĩa chủ động hay bị động
- Bước 4: quan sát và phát hiện lỗi sai theo cấu trúc câu bị động (có thể gặp các lỗi như: chia động từ sai, để sai vị trí của trạng ngữ trong câu, dùng phân từ II sai, …)
V/ Dạng bài 5: Sắp xếp các từ thành câu bị động (Rearrange the words to make a complete sentence.)
Để làm tốt được dạng này học sinh cần nắm chắc cấu trúc của các loại câu bị động, đồng thời phải hiểu nghĩa của các từ gợi ý.
VI/ Dạng bài 6: Dùng từ gợi ý viết thành câu bị động (Write a complete sentence using suggested words)
Để làm tốt được dạng này học sinh cũng cần nắm chắc cấu trúc của các loại câu bị động, đồng thời phải hiểu nghĩa của các từ gợi ý và xác định được câu đề bài thuộc loại bị động nào.
VII/ Dạng bài 7: Chọn câu sát nghĩa với câu bị động (Choose the sentence that is closest in meaning to the original sentence/ Choose one sentence that has the same meaning as the root one.)
Dạng này thường liên quan đến các cách khác nhau để viết câu bị động, nghĩa là
một câu chủ động có thể có nhiều hơn một cách để chuyển sang bị động. Vì vậy, để làm tốt được dạng này học sinh cũng cần phải nắm chắc các cách chuyển từ một câu chủ động sang câu bị động.
Chúng mình cùng đón chờ phần bài tập vào thứ 5 sắp tới nhé Chúc cả nhà một ngày mới tốt lành
PHẦN 1: LÝ THUYẾT CÂU BỊ ĐỘNG
1. Câu bị động (passive voice) là gì?
- Câu bị động - passive voice là câu được dùng khi muốn nhấn mạnh đến đối tượng chịu tác động của hành động hơn là hành động đó. Theo mỗi thì được sử dụng thì cấu trúc của câu bị động cũng thay đổi theo, tức là thì của câu bị động phải tuân theo thì của câu chủ động.
- Câu bị động cũng được sử dụng khi đối tượng không thể tự mình thực hiện hành động.
- Ngoài ra, câu bị động cũng được sử dụng khi ta muốn nói về một việc gì đó theo một cách lịch sự, tế nhị.
- Câu bị động này nhấn mạnh vào tình huống lỗi sai đã xảy ra, không đề cập đến đối tượng gây ra tình huống, tránh quan trọng hóa vấn đề.
- Dạng chủ động: S + V + O
- Dạng bị động: S + to be + past participle (V3/ed) + (by O)
- Chủ ngữ trong câu chủ động sẽ đóng vai trò tân ngữ trong câu bị động và được sử dụng kèm giới từ “by”.
- Động từ V trong câu chủ động sẽ được chia ở dạng “be + V phân từ 2” trong câu bị động. Thì của động từ câu bị động phụ thuộc vào chủ ngữ và phụ thuộc vào thì của động từ trong câu chủ động.
LƯU Ý:
- Câu chủ động ở dạng thì nào thì chia động từ to be theo đúng dạng thì đó. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo nguyên tắc là chia động từ to be theo đúng thì của câu chủ động, chuyển động từ chính thành dạng to be + V3/ed, chia số ít, số nhiều theo chủ ngữ của câu,...
- Nếu là loại động từ có 2 tân ngữ, muốn nhấn mạnh vào tân ngữ nào thì sẽ đưa tân ngữ đó lên làm chủ ngữ nhưng thông thường chủ ngữ hợp lý của câu bị động là tân ngữ gián tiếp.
- Nếu chủ ngữ trong câu chủ động là he, she, we, they, someone, somebody, noone, nobody, everyone, everybody,... thì có thể lược bỏ trong câu bị động.
- Nếu là người hoặc vật trực tiếp gây ra hành động thì chuyển sang bị động sẽ dùng by, còn nếu gián tiếp gây ra hành động thì dùng with (chỉ công cụ, phương tiện, nguyên liệu).
Thì | Câu chủ động | Câu bị động |
Hiện tại đơn | S + V(s/es) + O | S + am/is/are + V3/ed |
Hiện tại tiếp diễn | S + am/is/are + V-ing + O | S + am/is/are + being + V3/ed |
Hiện tại hoàn thành | S + have/has + V3/ed + O | S + have/has + been + V3/ed |
Hiện tại hoàn thành tiếp diễn | S + have/has + been + V-ing + O | S + have/has + been + being V3/ed |
Quá khứ đơn | S + V2/ed + O | S + was/were + V3/ed + O |
Quá khứ tiếp diễn | S + was/were + V-ing + O | S + was/were + being + V3/ed |
Quá khứ hoàn thành | S + had V3/ed + O | S + had been + V3/ed + O |
Quá khứ hoàn thành tiếp diễn | S + had + been + V-ing + O | S + had been + being + V3/ed + O |
Tương lai đơn | S + will + V0 + O | S + will be + V3/ed + O |
Tương lai tiếp diễn | S + will be + V-ing + O | S + will be + being V3/ed + O |
Tương lai hoàn thành | S + will have + V3/ed + O | S + will have been + V3/ed + O |
Tương lai hoàn thành tiếp diễn | S + will have been + V-ing + O | S + will have been being V3/ed +O |
Tương lai gần | S + am/is are going to + V0 + O | S + am/is/are going to be V3/ed + O |
PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP CÁC DẠNG ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG KÌ THI 9 LÊN 10
I/ Dạng bài 1: Change the sentences into Passive voice
- Bước 1: Xác định thì của động từ trong câu Chủ động hoặc xác định cấu trúc của câu
Chủ động
- Bước 2: Thực hiện các bước chuyển từ câu Chủ động sang câu Bị động theo thì hoặc
theo cấu trúc thích hợp
II/ Dạng bài 2: Chuyển câu Bị động sang câu Chủ động (Change the sentences intoActive voice)
- Bước 1: Xác định thì của động từ trong câu Chủ động hoặc xác định cấu trúc của câu
Chủ động
- Bước 2: Thực hiện các bước chuyển từ câu Bị động sang câu Chủ động theo thì hoặc
theo cấu trúc thích hợp
III/ Dạng bài 3: Cho dạng đúng của động từ trong câu bị động (Put the verb into Passive voice)
- Bước 1: Xác định thì của động từ trong câu bị động hoặc xác định cấu trúc bị động
thuộc loại gì.
- Bước 2: Nếu là bị động theo thì, trừ thì Tương lai đơn, cần xác định chủ ngữ của câu là
danh từ số ít hay số nhiều để chia tobe hay trợ động từ cho phù hợp. Nếu là câu bị động
theo cấu trúc đặc biệt thì cần nắm chắc cấu trúc bị động dạng đó để chia động từ cho phù
hợp.
IV/ Dạng bài 4: Tìm lỗi sai (Identify the underlined word/ phrase (A or B, C, D) that needs correcting to become an exact one.)
- Bước 1: đọc kĩ cả câu
- Bước 2: xác định thành phần câu: bao gồm mệnh đề chính, mệnh đề phụ (nếu có)
- Bước 3: xác định xem câu mang nghĩa chủ động hay bị động
- Bước 4: quan sát và phát hiện lỗi sai theo cấu trúc câu bị động (có thể gặp các lỗi như: chia động từ sai, để sai vị trí của trạng ngữ trong câu, dùng phân từ II sai, …)
V/ Dạng bài 5: Sắp xếp các từ thành câu bị động (Rearrange the words to make a complete sentence.)
Để làm tốt được dạng này học sinh cần nắm chắc cấu trúc của các loại câu bị động, đồng thời phải hiểu nghĩa của các từ gợi ý.
VI/ Dạng bài 6: Dùng từ gợi ý viết thành câu bị động (Write a complete sentence using suggested words)
Để làm tốt được dạng này học sinh cũng cần nắm chắc cấu trúc của các loại câu bị động, đồng thời phải hiểu nghĩa của các từ gợi ý và xác định được câu đề bài thuộc loại bị động nào.
VII/ Dạng bài 7: Chọn câu sát nghĩa với câu bị động (Choose the sentence that is closest in meaning to the original sentence/ Choose one sentence that has the same meaning as the root one.)
Dạng này thường liên quan đến các cách khác nhau để viết câu bị động, nghĩa là
một câu chủ động có thể có nhiều hơn một cách để chuyển sang bị động. Vì vậy, để làm tốt được dạng này học sinh cũng cần phải nắm chắc các cách chuyển từ một câu chủ động sang câu bị động.
Chúng mình cùng đón chờ phần bài tập vào thứ 5 sắp tới nhé Chúc cả nhà một ngày mới tốt lành