Sinh 12 okazaki và đoạn mồi

ngocanhlyly

Học sinh chăm học
Thành viên
25 Tháng chín 2017
145
39
59
21
Nam Định
  • Like
Reactions: Đỗ Hằng

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,765
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
cho mình hỏi tại sao trong một đơn vị tái bản , số đoạn mồi cung cấp trong quá trình nhân đôi = số đoạn okazaki +2 vậy?
Bạn tưởng tượng nhé
Khi ADN tách mạch sẽ tạo ra 2 chạc chữ Y
Tại 1 chạc chữ Y, 1 mạch sẽ tổng hợp liên tục nên có 1 đoạn mồi, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn nên tại mạch đó thì số đoạn mồi = số okazaki
Tương tự với chạc chữ Y còn lại, do đó: số đoạn mồi = 2 x ( 1 + số đoạn okazaki của 1 chạc chữ Y) = số đoạn okazaki của cả phân tử + 2
 
  • Like
Reactions: ngocanhlyly

ngocanhlyly

Học sinh chăm học
Thành viên
25 Tháng chín 2017
145
39
59
21
Nam Định
hinh2_1.jpg
bạn có thể chỉ cụ thể cho mình trên hình này đc k . mình thắc mắc vì trên hình này bên tổng hợp k có đoạn mồi đen đen ấy:>(
 
  • Like
Reactions: Đỗ Hằng

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,765
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
hinh2_1.jpg
bạn có thể chỉ cụ thể cho mình trên hình này đc k . mình thắc mắc vì trên hình này bên tổng hợp k có đoạn mồi đen đen ấy:>(
Có thể là hình bị thiếu đó ạ. Không có đoạn mồi thì không thể tổng hợp được mạch mới đâu ạ
 

H.Bừn

Cựu Mod phụ trách Sinh học
Thành viên
18 Tháng ba 2017
1,218
2,568
419
Gia Lai
hinh2_1.jpg
bạn có thể chỉ cụ thể cho mình trên hình này đc k . mình thắc mắc vì trên hình này bên tổng hợp k có đoạn mồi đen đen ấy:>(
Có thể là hình bị thiếu đó ạ. Không có đoạn mồi thì không thể tổng hợp được mạch mới đâu ạ
:< No no
Hình trên lấy từ SGK Sinh 12 nên không thiếu được đâu em.
Quá trình tổng hợp ADN thì một mạch được tổng hợp liên tuc và một mạch được tổng hợp gián đoạn.
Và mạch tổng hợp gián đoạn chính là bên phía có đoạn mồi đó.
Và lí do vì sao vậy nhỉ ?

Phải có đoạn mồi để cung cấp nhóm 3'OH cho quá trình tổng hợp

Như @Đỗ Hằng đã trình bày, e có thể nhìn thấy mạch tổng hợp liên tục (bên phải ) ban đầu đã có sẵn đầu 3'OH rồi.
Nhưng ở mạch gián đoạn (bên trái) thì ngược lại ban đầu chúng bắt đầu bằng đầu 5' nên cần phải có đoạn mồi cung cấp cho chúng tổng hợp các đoạn tiếp theo.

Bạn tưởng tượng nhé
Khi ADN tách mạch sẽ tạo ra 2 chạc chữ Y
Tại 1 chạc chữ Y, 1 mạch sẽ tổng hợp liên tục nên có 1 đoạn mồi, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn nên tại mạch đó thì số đoạn mồi = số okazaki
Tương tự với chạc chữ Y còn lại, do đó: số đoạn mồi = 2 x ( 1 + số đoạn okazaki của 1 chạc chữ Y) = số đoạn okazaki của cả phân tử + 2

Dựa vào giải thích của bạn và hình sau đây:

tai-ban.png
( Màu chấm đỏ tương trưng cho 1 đoạn mồi).
Bạn cần nhớ là mạch liên tục có một đoạn mồi ban đầu và sau đó nhờ ADN pol kéo dài, không có Okazaki.
Mạch gián đoạn có số Okazaki = số đoạn mồi.

P/s: Chúc bạn học tốt :3
 

ngocanhlyly

Học sinh chăm học
Thành viên
25 Tháng chín 2017
145
39
59
21
Nam Định
a có phải vì từ giữa ra nên mạch liên tục chưa có sẵn đầu 3'OH *****> đoạn mồi tạo ra đầu 3' rồi mạch liên tục tổng hợp tiếp đ k ạ?
 

H.Bừn

Cựu Mod phụ trách Sinh học
Thành viên
18 Tháng ba 2017
1,218
2,568
419
Gia Lai
a có phải vì từ giữa ra nên mạch liên tục chưa có sẵn đầu 3'OH *****> đoạn mồi tạo ra đầu 3' rồi mạch liên tục tổng hợp tiếp đ k ạ?
Hmmmm :<
Tớ vẫn chưa hiểu câu hỏi của bạn cho mấy nhưng trên ADN khi xảy ra quá trình nhân đôi thì xuất hiện nhiều đơn vị tái bản để tăng hiệu quả của quá trình, khi các Nu ở bên ngoài môi trường đến bổ sung hết cho ADN gốc thì quá trình dừng lại.
Mạch liên tục chỉ cần một đoạn mồi rồi sau đó nhờ vào ADN pol tiếp tục tổng hợp cho đến hết, hoặc gặp mạch của đơn vị tái bản bên cạnh.
Có thể hiểu nôm na là thế :v
nếu không hiểu bạn có thể trao đổi tiếp nhé.
 
  • Like
Reactions: ngocanhlyly
Top Bottom