Sử O du kích nhỏ...

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sáng 20-9-1965, William Andrew Robinson là một nhân viên trên một máy bay trực thăng HH-43 Huskie đang giải cứu phi công của một chiếc máy bay F-105 Thunderchief đã bị bắn rụng thì trực thăng của ông cũng bị bắn hạ xuống Hương Khê - Hà Tĩnh, ông bị nữ dân quân Nguyễn Thị Kim Lai phát hiện và gọi đồng đội đến bắt giữ.
Lúc đó cô Nguyễn Thị Kim Lai chỉ cao 1 mét 47, nặng 37 kg trong khi Robinson cao tới 2 mét 2 và nặng 125 kg. Không ngờ, hình ảnh đó đã được nhiếp ảnh gia Phan Thoan ghi lại.
Robinson bị giam giữ tổng cộng 2.703 ngày, và mãi đến ngày 12 tháng 2 năm 1973 mới được thả về nước. Ông là tù binh bị giam giữ lâu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Năm 1995, các nhà quay phim Nhật Bản hợp tác cùng Xưởng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương đã thực hiện một bộ phim tài liệu lấy tên "Cuộc hội ngộ sau 30 năm" và đã tổ chức cho William Andrew Robinson gặp lại bà Lai.

“Lúc gặp tôi, câu đầu tiên ông ấy nói là: “Cô vẫn chẳng lớn được bao nhiêu”! Thật ra, lúc đó tôi đã nặng 43 kg nhưng ông ấy đã tăng lên 150 kg” - bà Lai cười, kể lại.
“Lúc ấy tôi mới vào dân quân, còn chưa thạo súng đạn nên hoàn toàn có thể bị viên phi công Mỹ bắn hạ. Thế nhưng, William Andrew Robinson đã không ra tay. Sau này gặp lại Robinson, tôi mới biết rằng lúc đó, ông không bóp cò vì nhìn thấy tôi, ông nhớ đến đứa em gái nhỏ ở quê nhà” - bà Lai hồi tưởng. Sự lựa chọn của Robinson đã làm thay đổi cả hai cuộc đời. “Nếu lúc ấy Robinson bắn trả, tôi đã không còn sống đến hôm nay và có thể ngay sau đó, ông cũng bị quân ta tiêu diệt” - bà Lai cho biết.

Bức ảnh bà Lai chụp cùng ông Robinson sau 30 năm gặp lại cũng được bà treo trang trọng bên cạnh khung hình O du kích nhỏ.
Hiện nay William Andrew Robinson đang sống Florida, Mỹ. O du kích Nguyễn Thị Kim Lai giờ thành bà nội/ngoại hiện sống tại xã Hương Phong, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

inbound6097296250020300439.jpg

Nguồn: đất và người quân khu 3
 

Bạc Liêu123

Banned
Banned
Thành viên
13 Tháng mười 2019
425
318
61
124
Bạc Liêu
ghh
Sáng 20-9-1965, William Andrew Robinson là một nhân viên trên một máy bay trực thăng HH-43 Huskie đang giải cứu phi công của một chiếc máy bay F-105 Thunderchief đã bị bắn rụng thì trực thăng của ông cũng bị bắn hạ xuống Hương Khê - Hà Tĩnh, ông bị nữ dân quân Nguyễn Thị Kim Lai phát hiện và gọi đồng đội đến bắt giữ.
Lúc đó cô Nguyễn Thị Kim Lai chỉ cao 1 mét 47, nặng 37 kg trong khi Robinson cao tới 2 mét 2 và nặng 125 kg. Không ngờ, hình ảnh đó đã được nhiếp ảnh gia Phan Thoan ghi lại.
Robinson bị giam giữ tổng cộng 2.703 ngày, và mãi đến ngày 12 tháng 2 năm 1973 mới được thả về nước. Ông là tù binh bị giam giữ lâu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Năm 1995, các nhà quay phim Nhật Bản hợp tác cùng Xưởng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương đã thực hiện một bộ phim tài liệu lấy tên "Cuộc hội ngộ sau 30 năm" và đã tổ chức cho William Andrew Robinson gặp lại bà Lai.

“Lúc gặp tôi, câu đầu tiên ông ấy nói là: “Cô vẫn chẳng lớn được bao nhiêu”! Thật ra, lúc đó tôi đã nặng 43 kg nhưng ông ấy đã tăng lên 150 kg” - bà Lai cười, kể lại.
“Lúc ấy tôi mới vào dân quân, còn chưa thạo súng đạn nên hoàn toàn có thể bị viên phi công Mỹ bắn hạ. Thế nhưng, William Andrew Robinson đã không ra tay. Sau này gặp lại Robinson, tôi mới biết rằng lúc đó, ông không bóp cò vì nhìn thấy tôi, ông nhớ đến đứa em gái nhỏ ở quê nhà” - bà Lai hồi tưởng. Sự lựa chọn của Robinson đã làm thay đổi cả hai cuộc đời. “Nếu lúc ấy Robinson bắn trả, tôi đã không còn sống đến hôm nay và có thể ngay sau đó, ông cũng bị quân ta tiêu diệt” - bà Lai cho biết.

Bức ảnh bà Lai chụp cùng ông Robinson sau 30 năm gặp lại cũng được bà treo trang trọng bên cạnh khung hình O du kích nhỏ.
Hiện nay William Andrew Robinson đang sống Florida, Mỹ. O du kích Nguyễn Thị Kim Lai giờ thành bà nội/ngoại hiện sống tại xã Hương Phong, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

View attachment 137840

Nguồn: đất và người quân khu 3
Khá nhiều lần tôi đã góp ý với Thầy về việc copy thông tin từ các nguồn khác mà không có xác minh, kiểm duyệt rồi nhỉ?
Xin thưa với Thầy, hiện nay ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh không có xã nào gọi là xã Hương Phong nhé.
Thầy làm cố vấn chuyên môn mà không biết xác minh tài liệu thì cũng nực cười thật!

Ps: Haizzz... Tôi không muốn gây chuyện chút nào haha. Bài ra sao thì tôi giữ nguyên bản, không chỉnh sửa gì đâu haha. Muốn gì thì lên nguồn bài viết, truy ra mà hỏi, kkk

Nhưng thông tin thầy đưa ra không chính xác thì đưa ra làm gì nhỉ?
Thầy giáo mà đưa thông tin lên còn đúng hay sai không quan trọng thì sao nhỉ!
@Ngọc Bùi 12345
 
Last edited:
Top Bottom