Sử 12 Nước Mĩ

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BÀI 6. NƯỚC MĨ
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. NƯỚC MĨ TỪ 1945 - 1973
* Về kinh tế:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ.
- Biểu hiện:
+ Sản lượng công nghiệp chiếm 56,5% sản lượng công nghiệp thế giới (1948)
- Sản lượng nông nghiệp 1949 bằng 2 lần sản lượng của Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật cộng lại (1949)
+ Nắm trên 50% tàu bè đi lại trên biển: 3/4 dự trữ vàng của thế giới.
+ Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
- Nguyên nhân:
+ Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phương pháp, nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo.
+ Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu
+ Ứng dụng thành công thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất.
+ Tập trung sản xuất và tưbản cao, các công t độc quyền có sức sản xuất lớn và cạnh tranh có hiệu quả.
+ Do chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước.
* Về khoa học, kỹ thuật
- Mĩ là nơi khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại và đạt được nhiều thành tựu lớn.
- Thành tựu: Mĩ đi đầu trong các lĩnh vực:
+ Chế tạo công cụ mới: Má tính điện tử,
+ Tìm ra năng lượng mới:
+ Chinh phục vũ trụ:
+ Chế tạo vật liệu mới: pôlime
+ Đi đầu trong cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp
* Về xã hội
- Xã hội Mĩ không hoàn toàn ổn định, chứa đựng nhiều mâu thuẫn: giai cấp, sắc tộc, nạn thất nghiệp, nhiều tệ nạn xã hội khác.
* Chính sách đối ngoại :
- Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.
- Mục tiêu:
+ Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt CNXH.
+ Đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
+ Khống chế, chi phối các nước Đồng minh
- Thực hiện: Khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh, gây chiến tranh xung đột ở nhiều nơi tiêu biểu là chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 - 1975), can thiệp lật đổ chính quyền ở nhiều nơi trên thế giới.
- Mĩ còn bắt tay với các nước lớn XHCN: 2/1972 Tổng thống Mĩ thăm Trung Quốc,
5/1972 thăm Liên Xô nhằm thực hiện hòa hoãn với 2 nước lớn để dễ bề chống lại phong trào cách mạng thế giới.
II. NƯỚC MĨ TỪ 1973 - 1991
* Kinh tế :
- Từ 1973- 1982, kinh tế su thoái do tác động của khủng hoảng năng lượng 1973.
* Đối ngoại: Có nhiều thay đổi.
- Sau thất bại ở Việt Nam, vẫn tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu tăng cường chạy đua vũ trang, đối đầu với Liên Xô.
- 12- 1989 Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.
III. NƯỚC MĨ TỪ 1991 – 2000
* Kinh tế: Trong suốt thập niên 90, Mĩ có trải qua những đợt suy thoái ngắn, nhưng kinh tế Mĩ vẫn đứng hàng đầu thế giới.
* Khoa học kỹ thuật: Tiếp tục phát triển chiếm 1/3 phát minh của thế giới.
* Đối ngoại:
+ Liên Xô tan vỡ, Mĩ vươn lên theo “một cực” chị phối và lãnh đạo thế giới song rất khó.
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Điểm khác biệt về hình ảnh của nước Mĩ với các nước đồng minh thắng trận sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. nước Mĩ sở hữu vũ khí nguyên tử và nhiều loại vũ khí hiện đại khác.
B. nước Mĩ khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại.
C. nước Mĩ không bị tàn phá về cơ sở vật chất và thiệt hại về dân thường.
D. nước Mĩ lôi kéo nhiều nước đồng minh thành lập liên minh quân sự (NATO).
Câu 2. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. bị thiệt hại nặng nề về người và của do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. phát triển mạnh mẽ, vươn lên đứng hàng thứ hai thế giới (sau Liên Xô).
C. bị su giảm nghiêm trọng vì phải lo chi phí cho sản xuất vũ khí.
D. phát triển mạnh mẽ, trở thành trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới.
Câu 3. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng sự phát triển vượt bậc về kinh tế-khoa học kĩ thuật của Mĩ những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sở hữu ¾ dự trữ vàng của thế giới.
B. Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
C. Viện trợ cho các nước Tây Âu 17 tỉ đôla qua kế hoạch “phục hưng châu Âu”.
D. Trở thành nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại.
Câu 4. Giai đoạn kinh tế-khoa học kĩ thuật của Mĩ chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt là
A. từ năm 1973 đến năm 1991.
B. từ năm 1945 đến năm 1973.
C. từ năm 1991 đến năm 2000.
D. từ năm 2000 đến năm 2015.
Câu 5. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ thu được nhiều lợi nhuận từ
A. chế tạo, xuất khẩu vũ khí.
B. sản xuất, xuất khẩu lương thực.
C. xuất khẩu phần mềm tin học.
D. bán phát minh, sáng chế khoa học-kĩ thuật.
Câu 6. Ý nào dưới đây giải thích không đúng về nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nhanh
chóng về kinh tế-khoa học kĩ thuật của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Lợi dụng chiến tranh để làm giàu.
B. Áp dụng thành công cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại.
C. Vai trò quản lí, điều tiết của bộ má nhà nước.
D. Nước Mĩ không bị thực dân phương Tây xâm lược, cai trị.
Câu 7. Từ năm 1945 đến đầu những năm 70, chính sách đối nội nhất quán của chính quyền Mĩ

A. ngăn chặn các tổ chức độc quyền lũng đoạn kinh tế Mĩ.
B. phân biệt, đối xử với người nước ngoài đến Mĩ nhập cư.
C. ngăn chặn, đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và các lực lượng tiến bộ.
D. cấm nhân dân biểu tình chống chiến tranh Mĩ xâm lược Việt Nam.
Câu 8. Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là
A. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
B. triển khai chiến lược toàn cầu, thiết lập trật tự “đơn cực” với tham vọng làm bá chủ thế giới.
C. chống phá Liên Xô chủ nghĩa xã hội và các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
D. can thiệp vào công việc nội bộ các nước, sau đó tiến hành chiến tranh xâm lược.
Câu 9. Mục tiêu quan trọng nhất của Mĩ trong chiến lược toàn cầu là
A. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
B. Vươn lên thành cường quốc về kinh tế-tài chính để chi phối cả thế giới.
C. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.
D. ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
Câu 10. Để thực hiện mục tiêu trong chiến lược toàn cầu, chính quyền Mĩ đã dựa vào
A. nền khoa học-kĩ thuật tiên tiến của minh và sự hợp tác với khối NATO.
B. nền tài chính và chính sách ngoại giao khôn khéo để lôi kéo đồng minh.
C. tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự.
D. lực lượng quân đội hùng mạnh, đặc biệt là vũ khí nguyên tử.
Câu 11. Từ sau cuộc khủng hoảng và su thoái kinh tế năm 1973, vị trí nền kinh tế Mĩ
A. vẫn đứng đầu thế giới tư bản với ưu thế tuyệt đối.
B. vẫn đứng đầu thế giới tư bản, nhưng đã su giảm nhiều so với trước.
C. tụt xuống hàng thứ hai thế giới (sau Nhật Bản).
D. ngang bằng với Tây Âu và Nhật Bản.
Câu 12. Sự kiện có ảnh hưởng lớn nhất đến tâm lí của người dân nước Mĩ trong nửa sau thế kỉ
XX là
A.sự thất bại, di chứng của nước Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
B. sự sa lầy của quân đội Mĩ trên chiến trường Irắc.
C. vụ khủng bố ngày 11 – 9 – 2001 tại Trung tâm thương mại Mĩ.
D. Tổng thống Mĩ - ennơđ bị ám sát.
Câu 13. Mĩ xóa bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam dưới thời Tổng thống
A. G.Bush (cha).
B. G.Bush (con).
C. B.Clintơn.
D.Rigân.
Câu 14. Hai đảng tha nhau cầm quyền ở Mĩ là
A. Đảng Bảo thủ và Đảng Tự do.
B. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.
C. Đảng Tự do và Đảng Dân chủ.
D. Đảng Bảo thủ và Đảng Cộng hòa.
* Câu hỏi vận dụng nâng cao
Câu 1: Nguyên nhân Mĩ trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai
*
Sở dĩ kinh tế Mỹ có được sự phát triển và sức mạnh to lớn như vậy là do một số yếu tố sau:
+ Lãnh thổ Mỹ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên, phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động sáng tạo.
+ Mỹ Lợi dụng Chiến tranh để làm giàu thư lợi nhuận từ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh
+ Mỹ đã áp dụng những thành tựu của khoa học - cách mạng kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất
+ Các tổ hợp công nghiệp, quân sự, các công ty tập đoàn tư bản lũng đoạn Mỹ có sức sản xuất cạnh tranh lớn có hiệu quả ở cả trong và ngoài nước
+ Các chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất để kinh tế Mỹ phát triển.
Câu 2: Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới như thế nào?
+ Chiến lược toàn cầu của Mỹ được thực hiện và điều chỉnh qua nhiều chiến lược cụ thể dưới tên gọi của các học thuyết khác nhau, nhằm thực hiện 3 mục tiêu chủ yếu:
+ Một là ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới
+ Hai là đàn áp phong trào giải phóng dân tộc phong trào công nhân và Cộng sản quốc tế phong trào chống chiến tranh vì hòa bình dân chủ trên thế giới
+ Ba là khống chế chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mỹ.
 
Last edited:
Top Bottom