- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền


Ps: Thái Minh Quân viết bài này dựa theo các tài liệu của Pháp, Trung Quốc cập nhật, giúp độc giả có cái nhìn bao quát và cập nhật hơn nhiều về nước Champa trong lịch sử. Bài này phục vụ cho bài 24 của lịch sử 6, bài 14 của lịch sử 10. Giới thiệu
1. Sự hình thành vương quốc Champa
Các bi ký khẳng định rằng vương quốc Champa có thời thượng cổ.
+ Thị tộc Cau kể rằng, ông vua Vicitra đã dựng lên cái mukhalinga ở xứ sở Kauthara (nay thuộc Nha Trang) của Sri Campu (trích bia Po Nagar ở Nha Trang)
+ Thị tộc Dừa kể lại, một ẩn sĩ là Birgu đã đến xứ giàu có là Champa để dựng cái linga của Sri Sambhubhadresvara (trích từ bia ký Hóa Quê). Sau đó, Sambhu (Campu) vui mừng bèn cử Uroja xuống hạ giới nắm vương quyền. Uroja (thuộc dòng dõi Paramesvara) trở thành tổ tiên của các vua Champa. Về sau, các vua Champa lên ngôi đều tự chứng minh là dòng dõi trực hệ của các tiên vương, tự cho mình là dòng họ xa với Uroja. Và Sri Mara (sống vào cuối thế kỷ II SCN) được xem là vua khai quốc của nước Champa cổ trung đại.
Tài liệu của Việt Nam (tức sách Hồ Tôn cựu sử, cm, 1- 5a) cổ đại cho rằng, Champa có gốc từ nước Hồ Tôn dựa trên các niên giám của nước Hồ Tôn: ngày xưa ở biên thùy Văn Lang - âu Lạc có một vương quốc tên là Diệu Nghiêm. Vua của nước đó gọi là "Vua mười đầu" Dasanana (hay Vua Quỷ). Phía bắc Diệu Nghiêm có nước Hồ Tôn do vua Dasaratha ngự trị; có con trai là thái tử Trưng Tư và vợ thái tử là nàng Bạch Tịnh đẹp tuyệt trần. Vua Quỷ say mê vợ thái tử, bèn đưa quân đánh lấy Hồ Tôn bắt vợ thái tử mang đi. Thái tử bèn dẫn đội quân khỉ đi đánh bại Vua Quỷ, cứu được vợ đưa về (tài liệu của Huber dịch).
Sau khi đánh bại được vương triều của Triệu Đà ở nước Âu Lạc cũ, Hán Vũ đế chia Âu Lạc cũ thành 9 quận. Quận ở cực nam là Nhật Nam gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và một phần Thừa Thiên ngày nay.Tiền Hán thư, XXVII, quyển hạ, tờ 36b giải thích tên gọi "Nhật Nam": "Quận này (tức Nhật Nam) ở phía nam Mặt Trời; vì thế người ta mở cửa về phía bắc, theo hướng của Mặt Trời".
Năm 100, hơn 2000 dân Tượng Lâm tràn vào các huyện khác của quận Nhật Nam, giết hại nhiều quan lại Trung Quốc và khi họ được tin quân Hán kéo đến đã vội rút lui (theo Hậu Hán thư, quyển IV, tờ 22a và quyển CXVI, tờ 32b)
Năm 137, độ 1000 người Tương Lâm (Maspero ghi là "Khu Liên") nổi dậy đánh phá trị sở của hai quân; rồi đánh tan luôn đạo quân Hán của Giả Xương tới trấn áp. Vua Hán lo lắng, bèn nghe kế của Lý Cổ mà cử Chúc Lương sang cảm hóa, khiến nhân dân Tượng Lâm thần phục vua Hán (Hậu Hán thư, quyển XXXVII, tờ 68a cùng một số quyển khác).
Khoảng năm 192 (đời Sơ Bình của Đông Hán; theo Thủy kinh chú, XXXVI, tờ 24b), con trai của một công tào huyện Tượng Lâm là Khu Liên (chữ "Liên" thì Lương thư, quyển LIV, tờ 53a viết là "Đạt"; Thủy kinh chú, quyển XXXVI, tờ 25b viết là "Quỳ") lợi dụng nhà Hán suy tàn bèn giết huyện lệnh và tự xưng là vua (sự kiện này được ghi rõ ở Tấn thư, Nam Tề thư, Lương thư, Nam sử, Thủy kinh chú, Văn hiến thông khảo). Sử sách không nói rõ vua Khu Liên đặt tên nước là gì.
Tên gọi quốc gia "Lâm Ấp" xuất hiện vào thế kỷ X trong sách Cựu Đường thư của Trung Quốc. Nhưng trước đó, sách Tấn thư, quyển III, tờ 12a và Văn hiến thông khảo, quyển XXIV, Lâm Ấp, tờ 46a đều gọi tên quốc gia là "Lâm Ấp".
2. Chính quyền, kinh tế, xã hội và văn hóa Champa
a. Chính quyền
Đứng đầu là Vua, có quyền rất lớn. Vua được kế ngôi theo dòng cha, thường là con của hoàng hậu chính thất được lên ngôi.
Trong thời gian trị vì, vua cử một trong số những người con (dĩ nhiên là những đứa con trai này là của vợ cả) làm Hoàng thái tử, phong tước hiệu Yuvaraja và việc phong này phải được hội đồng các vị cao cấp đồng ý. Những kẻ tiếm nghị nếu muốn được hợp pháp hóa việc lên ngôi thì họ cũng phải được hội đồng này đồng ý, trừ khi họ dùng vũ lực buộc hội đồng này phải theo ý họ. Khi vua muốn đảm bảo cho người con nào mà ông ưa thích được lên ngôi để tránh nội chiến sau khi vua chết, thì ông đưa người con này lên ngôi và còn mình thì thoái vị; nhưng cũng không ngăn cản được những người thân thích trong hoàng tộc âm mưu cướp ngôi.
Hôm đăng quang, vị tân vương nhận "tôn hiệu" và giữ nó suốt thời gian trị vì; khi mất thì ông được nhận "miếu hiệu". Vua có nhiều bề tôi: quý tộc, Balamon, nhà chiêm tinh, pandit, quan lễ nghi cùng nhiều thị vệ đi phục dịch. Trong triều đình, thường chỉ có người mang cơi trầu được theo cạnh vua từng bước; còn thân nhân, con cái và anh em, quan lại có thế lực nhất cũng không được phép tới gần vua. Vua thiết triều hàng ngày vào buổi trưa, ngồi theo kiểu nhà sư. Người vào thì tiến lên trước mặt vua thì cúi rạp xuống và hai tay chắp trước ngực để chào vua, không khuỵu gối. Vua thường ra khỏi cung mỗi ngày hai lần; vua ngự trên voi, người hầu thồi tù và ốc và đánh trống, giương lọng bằng vải. Một vị quan bưng cơi trầu đi sát vua. Đội thị vệ đi đông đến 1.000 lính, mang đủ vũ khí. Ai trông thấy vua phải chào. Có những lần vua đi xa, có 30 phụ nữ đi theo mang mộc và trầu cau. Thường vua thích đi cáng và nằm trong võng làm bằng vải bông mềm. Vua chủ trì các buổi lễ: khi lúa chín, vua cắt một nắm lúa để báo hiệu mùa gặt đã đến.
Trong thời gian trị vì, Vua Champa thường ở hậu cung với hoàng hậu và các cung tần, mỹ nữ, vũ nữ, ca nữ, nhạc công, thị nữ và cuối cùng là thị tì. Khi vua băng, người vợ nào vua yêu nhất phải "chết theo vua"; còn những người còn lại thì suốt đời thờ tiên vương, trừ khi bị vua kế vị đưa hết vào hậu cung. Mỹ nữ được vua tuyển khắp cả nước. Theo M. Polo thì "không một người con gái nào được phép lấy chồng trước khi vua xem mặt; nếu vua ưng ý thì lấy người đó làm vợ, nếu không vua cho một món tiền để người đó kiếm một tấm chồng".
Các hoàng hậu và cung tần đều ở trong cung vua, không ai được đến gần. Những người cho phép đến gần thì không được đi quá phòng thiết triều, vua trên ngai cao nhận tiếp kiến (theo Cựu Đường thư, quyển CXCVII, tờ 32a). Hoàng cung của vua Champa được Pelliot mô tả: "cung rộng, cao, lợp ngói có hoa văn, có tường đất bao quanh. Hoàng cung được quét voi, cửa gỗ cứng, chạm khắc hình thú vật". Ngoài tường thành thì người Champa làm một khán đài để dạy khỉ và hổ, kỵ binh quần ngựa, thi xe trâu. Vua được ngủ trên giường, còn lãnh cháu thì chỉ ngủ trên một chiệc chiếu trải xuống đất.
Vua có lọng màu trắng. Có 2 loại mũ: mũ dùng ở đại lễ và mũ dùng trong hành chính của vua. Mũ đại lễ thì làm cầu kỳ: hình ống, phần dưới mũ là một vành rộng và một miếng che trán; toàn thân mũ có khi là trang trí nhành hoa lá chạm thủng, có khi là hàng vảy nổi lồi ra; phía trong mũ lót lớp bạc. Mũ hành chính bằng vàng nhung đỏ hay trắng có dát vàng, ngọc; đằng sau có bộ phận bao lấy búi tóc. Vương miện của vua là mũ tôn giáo để vua tế lễ
Y phục của vua là áo bào có nền đen hay xanh lá cây; trên nền trang trí hoa vàng; thắt bằng vải. Áo lót bằng vải sợi rất mịn, đôi khi có thêu nẹp hay viễn tua bằng vàng. Ở thắt lưng đeo một cái đai vàng nạm ngọc, trang trí bằng vành hoa. Vua đi dép da đỏ, còn giầy thì thêu và nạm ngọc. Cổ, ngón tay, cổ tay, ngực vua đều đeo nhiều trang sức bằng vàng (trích theo Tùy thư, Tân Đường thư...)
Nhà vua phân chia lãnh thổ thành các châu:
- Amaravati ở phía bắc quốc gia, trong đó Indrapura là kinh đô và Sinhapura là một hải cảng lớn
- Vijaya (từ năm 1000 trở thành kinh đô) ở miền trung (nay thuộc tỉnh Bình Định, hải cảng là Sri Vinaya
- Panduranga (nay là Phan Rang) từng là kinh đô Champa thời vua Satyavarman
- Kauthara với sở lị là Yanpunagara.
Thời Harivarman III, vua chia những châu này thành 38 tỉnh; làng là đơn vị cơ sở. Có hơn 100 làng (theo thống kê của tài liệu Trung Quốc), và tổng số hộ ở các châu, tỉnh dao động từ 300 đến 700 hộ. Châu lớn nhất là Vijaya thì theo thống kê của vua Lý Thánh tông năm 1069, thì có đến 2.560 hộ
Đứng đầu mỗi châu là hai Thương quan. Ở Panduranga, chức vụ thứ nhất thường được trao cho thái tử kế vị. Những quan toàn quyền này có tới 50 viên quan giúp việc về công vụ và thu thuế; quản lý tài chính giao cho 12 người kế toán (theo Tống sử, quyển CCCCLXXXIX, tờ 25b)
Theo tài liệu của Trung Quốc, các quan lại hàng tỉnh có hơn 200 loại ngạch, ngạch cao nhất thuộc về các quan cai trị tỉnh (Tùy thư, quyển LXXXII, tờ 37a; Văn hiến thông khảo, quyển XXIV, tờ 53a). Quan lại không có lương, sống nhờ vào lượng sản vật mà dân trong tỉnh nộp theo nhu cầu (theo Tống sử và Văn hiến thông khảo).
b. Quân đội
Đa số các vua Champa đều rất hiếu chiến. Thời vua Phạm Văn, đội quân đó đông đến 50.000 người (Tấn thư, quyển XCVII, tờ 14b; Lương thư, quyển LIV, tờ 53b); thế kỷ VIII, vua Chăm có đội thị vệ đông đến 5.000 người (Tân Đường thư, quyển CCXXII, tập hạ, tờ 19a). Quân đội hầu hết là lục quân, di chuyển bằng voi (có đội voi chiến tới 1.000 con - theo Cựu Đường thư, quyển CXCVII, tờ 32a), hậu cần có voi tải và cả la nữa. Đến năm 1171 người Chăm học cách đánh bằng kỵ binh (theo Tống sử, quyển CCCCLXXXIX, tờ 27a). Vũ khí gồm mộc, lao, giáo, cung tên; tên có tầm thuốc độc. Binh lính mặc áo giáp đan bằng mây, vừa đi vừa thồi tù và, đánh trống trận. Lâm trận thì họ chia thành tốp 5 người cùng hỗ trợ nhau, nếu ai chạy trốn thì những người còn lại sẽ bị tử hình (Văn hiến thông khảo, quyển XXIV, tờ 53b).
Thủy binh gồm các thuyền buồm lớn có đài quan sát; có nhiều thuyền đinh nhẹ đông thủy binh. Đội tàu đông nhất là 100 thuyền trợ lực cho bộ binh hành quân.
Tổng chỉ huy thì vua trao cho các em, phong tước là Senapati hay Mahasenapati; tướng lĩnh gồm nhiều cấp bậc. Quân đội chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, được vua thưởng bằng hiện vật và được miễn thuế nếu thắng trận. Binh lính được hưởng 2 đấu gạo và 3 bộ quần áo.
Vua xây thành quách để bảo vệ đất nước. Thường thì vua cho xây tường thành bằng gạch, có lầu gác bằng đá. Thành quách và pháo đài có quân trang quân dụng được bảo vệ nghiêm ngặt. Thành Khu Túc thì dài đến 650 bộ. Tường có nhiều lớp, cao từ 10 đến 20 thước, trên tường thành có các gác vọng nhô cao đến 80 thước. Thành có 13 cửa. Sau đó, họ xây những ụ có hàng rào và chòi canh. Trong thành, nhân dân phải đóng thuế để phục vụ nhu cầu của quan cai trị. Ruộng đất được đóng bằng đơn vị "jak" (khoảng 20 - 22kg); một phần nộp cho quan cai trị, phần khác nộp cho vua để vua cúng lễ ở đền.
c. Thuế khóa
Thuế lâm sản rất nặng. Người dân đốn gỗ thơm rồi nộp 1 phần cho đại diện triều đình, phần còn lại thì giữ lại dùng. Thuyền nước ngoài đến buôn bán, cập cảng thì phải mời quan thu thuế đến xem và ghi chép vào sổ; viên quan này trích 1/5 hàng đó nộp cho vua, còn lại được bán cho thị trường. Các thứ săn bắn đều phải nộp như thế, trừ khi săn được voi hay tê giác thì phải nộp cho vua.
d. Xử phạt kẻ phạm tội
Người phạm tội thì bị thu của cải và bị giam tù; không trả được nợ thì phải làm nô lệ. Người phạm tội thường sẽ bắt nằm sấp dưới đất để 4 người đánh, từ 50 đến 100 roi. Tội ăn cắp bị chặt một ngón tay hay một ngón chân. Tội ngoại tình sẽ bị tử hình, trừ khi họ chuộc tội bằng 1 con bò. Tối giết người thì: (1) trói phạm nhân vào cây rồi lấy gươm chọc cổ họng, sau đó chém đầu; (2) cho quần chúng bóp cổ để tắt thở; (3) cho voi giày. Kẻ phiến loạn thì bị trói vào cọc ở nơi hẻo lánh cho đến khi thần phục; trọng tội thì bắt đày.
"Thần phán xử": khi người bị hổ hay cá sấu ăn thịt thì người thân phải khiếu nại nhà vua; vua cho người ra cầu đảo để bắt hổ, cá sấu chịu tội. Nếu khai giả dối thì người ta đưa người khiếu kiện ra bờ sông tìm hiểu: nếu có tội thì cá sấu ăn thịt ngay, không thì cá sấu trốn đi.
e. Kinh tế:
* Nông nghiệp:
Do ít đất đồng bằng nên cư dân Chăm trồng nhiều rau đậu: đậu xanh, đậu nành, dưa chuột, kê, vừng, hồ tiêu, trầu cau, trồng dâu nuôi tằm. Trong ao đầm có nhiều hoa sen và hoa quý. Dọc sông, chỗ nước mặn thì họ lấy cây gồi nước để lấy lá lợp nhà, dùng cây cọ làm chiếu.
Ở miền thượng du có gỗ thơm, bạch đàn, phượng hoàng, long não, đinh hương. Họ thu hoạch bằng cách nhúng gỗ tràm vào nước đến mấy tháng cho nó mục ra, lấy cái lõi đem đi. Nhục đậu khấu tìm sâu trong rừng mới có, giá đắt như vàng. Có nhiều hồi hương và lô hội mây trắng và tre dùng để làm phên.
Khoáng sản rất nhiều, chủ yếu là vàng; còn có bạc, đồng, sắt và đá quý. Vua Phạm Đầu Lê có những hòn ngọc to bằng quả trứng gà, trong như pha lê và bọc trong lá ngải đã khiến vua Lý Uyên phải say mê. Ngọc lưu ly và hổ phách để vua Chăm biếu cho Việt Nam và Trung Quốc.
Động vật không nhiều. Voi rất quý: dùng để chở và chiến đấu, ngà voi để buôn bán; sừng tê mang nhiều lợi nhuận hơn. Ngoài ra có hươu trắng, trâu và bò rừng, tinh tinh, vẹt (có con biết nói và có một con làm thơ dâng vua). Năm 631, những con vẹt mà sứ thân đưa đi, nhiều con kêu rét quá nên phải quay về. Người Chăm chỉ thuần dưỡng voi và bò, không có ngựa.
Người Chăm đánh cá giỏi; họ khều trên đụn cát và câu nhiều đồi mồi, đem bán vẩy rất đắc tiền
* Thủ công nghiệp:
Người Chăm khéo về bện thừng và dây thuyền, đan chiếu bằng lá dừa (Văn hiến thông khảo, quyển XXIV, tờ 46a). Phụ nữ dệt lụa và vải rất khéo; họ dùng sơi vàng xen vào các sợi ngang để tạo thành một họa tiết mỗi mặt một kiểu khác nhau, thành ra không phân biệt được đâu là mặt phải và đâu là mặt trái; thêu các đĩnh vàng, bạc, ngọc trai và trang sức cho vải quý giá lên
Đàn ông rất giỏi về đúc và làm đồ kim loại quý. Họ đúc thành những pho tượng bằng kim loại, lớn bằng 10 gang tay, dát vàng bạc thành hộp đựng trầu cau, bình đựng vôi, chuôi kiếm, dao găm.... chạm trổ các hình trang trí đẹp như hình vảy cá, hoa lá, con vật kỳ dị. Họ nạm kim cương, hồng ngọc, ngọc lam... vào mũ miện, vòng tay, vòng chân và những đồ trang sức khác
Họ còn xây dựng đền tháp rất giỏi. Các đền tháp Champa được xây trên đồi thấp, trên thung lũng rộng, thung lũng tròn khá lớn và xây tập trung thành các cụm tháp có tường bảo vệ. Tháp Chăm có nhiều tầng: tháp trệt xây tường dày và cửa ra vào quay về hướng Đông, ba cửa của ba hướng còn lại đều là cửa giả để cho đăng đối. Ở bốn góc tháp có trang trí motip cho tường trên tháp nổi bật hơn. Tầng thứ nhất làm tương tự trệt, có các chỗ lõm tượng trưng cho cửa giả. Tầng 2, 3 và 4, tầng cuối cùng là hòn đá đẽo giống hình viên đạn đại bác.
* Buôn bán:
Người Chăm dùng đơn vị đo lường là dram (1 dram = 3,9 gram); 12 dram = 1 thil = 37,09 gram. thil dùng để cân vàng hay các vật liệu quý. Để cân các thứ khác họ dùng đơn vị karsa, hay kar. 1 karsa = 1 thil = 280 hạt thóc. Ngoài ra còn có đơn vị đo lương penda là bội số của thil (bia Mỹ Sơn của tháp B1, dòng 82 ghi: một sanron bạc nặng bằng 4 penda 420 thil). Ruộng đất thì dùng đơn vị jak làm "thước đo lúa"; ví dụ bia tháp Poklong Giarai (Ninh Thuận, dòng 8) ghi: 1 thửa ruộng bằng 185 jak. Người Chăm không dùng tiền tệ để buôn bán, quanh năm chỉ trao đổi hàng hóa để lấy rượu, gạo và các thực phẩm khác (Chư phiên chí, quyển thượng, 510; Tống sử, quyển CCCCLXXXIX, tờ 25b). Văn hiến thông khảo, quyển XXIV, tờ 52b ghi: "Dùng những đĩnh vàng, đĩnh bạc nhỏ để thanh toán trong buôn bán, vì không có tiền tệ. Có khi người mua cũng thường đổi vải bông lấy hàng của người bán".
g. Xã hội
Champa có 4 đẳng cấp là Balamon, Kshatriya, Vaisya và Shudra. Vikrantavarman I nhắc nhở rằng không có tội nào nặng hơn bằng tội giết một người Balamon (bia Da Trang, 25, A II, dòng 16 - 17). Indravarman II chỉ chọn người Balamon và Kshatriya làm quan thượng thư (bia Mỹ Sơn B của tháp A1, dòng 27); nhưng cách chia các đẳng cấp này công thức hơn thực tế; vì một phụ nữ Kshatriya có thể lấy một người đàn ông thuộc đẳng cấp thấp hơn, miễn là cùng một tên họ như chị ta (Tấn thư, quyển XCVII, tờ 14b; Cựu Đường thư, quyển CXCVIII, tờ 32b. Lương thư, quyển LIV, tờ 54a viết: "Những người cùng họ thì lấy nhau"). Ở Champa, hình thức các thị tộc còn rất đậm nét với đặc trưng là tên họ trong thị tộc đã chống lại di dân Ấn Độ và phân chia đẳng cấp
Phong tục tập quán
* Hôn nhân và tang lễ
Trong hôn nhân, thường phải có người mai mối và người đó là một Balamon. Balamon mang trang sức, ít vàng bạc, hai hũ rượu và mấy con cá đến nhà gái cầu hôn. Nếu nhà gái ưng thuận thì mấy tháng sau mới cưới. Trong ngày cưới, họ nhà trai và nhà gái có mặt đông đủ, hát và nhảy múa. Cô dâu mặt áo do nhiều mảnh vải khâu vào như hình cái bờ rào giếng, tóc cài trang sức và hoa; có vị sư nữ để cho đi dẫn người con trai về. Người Balamon dẫn anh ta tới gần người con gái, hai tay cầm lấy hai tay họ để họ nắm lấy tay nhau, miệng thì đọc một câu về hôn lễ. Đó là hôn lễ chính.
Khi có người chết, ngày hôm sau cử hành tang lễ: vua thì 7 ngày sau mới làm tang lễ, thường dân thì 3 ngày. Quan tài đặt trên xe, có phường kèo đi theo; theo sau là người thân đều cạo trọc đầu hết. Đến gần con sông, họ đặt xác lên đống củi rồi đốt; sau đó gom tro cốt bỏ vào cái hũ rồi ném vào giữa lòng sông. Khi về là đi rất im lặng tránh để người chết về quấy rối dân làng. Với quý tộc thì bỏ tro cốt vào bình bằng đồng rồi ném chìm xuống nước; với tro cốt của vua thì bỏ vào bình bằng vàng rồi ném xuống biển. Bảy ngày sau, người ta đến thắp hương quanh đóng tro cốt ở giàn thiêu, mỗi tuần làm một lần và làm đúng 7 tuần liên tiếp nhau. Đến 100 ngày và vào năm thứ ba, người ta cúng người chết.
Quả phụ không bao giờ tái giá và để tóc cho đến khi già; những phụ nữ có phẩm chất tốt để được tự thiêu ngay trên dàn thiêu của người chồng.
* Lễ hội:
Người Champa tính theo lịch Saka, lấy ngày trăng non (tháng 2 - 3 âm lịch) làm ngày mở đầu năm mới. Hội hè theo lịch Ấn Độ; ngày Tết thì người dân dắt voi ra khỏi thành cho nó đi tự do để đuổi tà ma. Tháng 4 âm lịch là đua thuyền. Rằm tháng 11 âm lịch thì dâng vua các sản vật quý về nông và thủ công. Rằm tháng 12 âm lịch, người ta xây lầu gỗ ở ngoài kinh đô, cho vua quan bỏ quần áo vào đó rồi đốt đi để cúng trời.
* Lối sống
Người Chăm rất sạch sẽ, tắm 2 lần một ngày, xoa mình bằng một thứ dầu cao long não, dùng gỗ thơm để ướp quần áo - họ chỉ mặt một cái áo duy nhất, gọi là Kama quấn quanh người; chữa bệnh bằng các cây thuốc tự nhiên (Tống sử, Văn hiến thông khảo). Họ uống nước dừa là chủ yếu, ép cau làm rượu.
Người Chăm nhanh nhẹn, cướp bóc các tỉnh giàu có ở miền Bắc hay cướp thuyền buôn của Trung Hoa dọc bờ biển
* Ca múa nhạc:
Khi cúng tế thần Shiva, người Chăm dùng nhiều nhạc cụ như: nhạc cụ có dây, dàn sáo giống Trung Quốc, chũm chọe bằng đồng và nhiều trống. Các phù điêu cho thấy các nhạc công biểu diện trước triều đình: người kéo nhị, người chơi thụ cầm, người đánh đàn người đánh phách, phụ nữ nhảy múa theo nhịp trống con; múa ballet (múa theo điệu nhạc, điệu của bài thơ).
* Văn học:
Hầu hết viết bằng tiếng Phạn: thiên ký sự Punaratha vào thời vua Jaya Harivarman I. Một số vua Chăm học chủ yếu bằng tiếng Phạn qua các môn: ngữ pháp Panini, thiên văn học, 6 hệ thống triết học bắt đầu bằng Mimamsa - học thuyết của Phật; các sách luật, nhất là quyển Naradiya, Bhaggaviya, Uttarakapla; cuối cùng là sự hiểu biết về 64 kalas (có lẽ là 64 hướng, dẫn đến chân lý tối cao - Theo bia Mỹ Sơn A6, 101). Bia Mỹ Sơn B1, 83 (Finot dịch) nói rằng vua phải "biết tất cả những khoa học (sarvasastra) và chuyên về triết học thuộc các trường phái khác nhau".
* Tôn giáo:
Tôn giáo chính của người Chăm là Ấn Độ giáo và Phật; tin cả ba thần của Ấn Độ giáo và Phật giáo. Trong ba thần Ấn Độ giáo này thì thần Shiva đứng đầu tiên (thờ dưới hình thức là linga, trong đền thờ có bàn thờ thần voi Ganesha, Nandin, Garuda); vợ của Shiva được thờ riêng và có tên Bhavagati hay tên địa phương là Yan Pu Nagara. Brahma không được thờ nhiều, người ta dùng hình ảnh Brahma để trang trí cho đền thờ Shiva hoặc Vishnu. Thần Vishnu thì được thờ cúng không nhiều, có khi họ liên kết với Shiva thành Narayana.
Đạo Phật được truyền vào dưới dạng hệ phái Mahayana. Bia Võ Canh có đề cập vua Sri Mara thuyết pháp đạo giáo của đại từ bi, các vua Champa cúng rất nhiều vào các đền Phât giáo. Bia ký ở An Thái (Quảng Bình) và Ròn (Bình Định) đề cập đến những đồ cúng vào tu viện Avalokitesvara. Bia Bakul ở Ninh Thuận kể lại quan thượng thư của Vikrantavarman III là Samatha xây cúng mỗi đạo một ngôi đền: hai tu viện, hai ngôi đền cúng Phật và Shiva. Sắc chỉ của Indravarman II lập một tu viện Phật giáo và hai đền thờ Shiva giáo.
Hồi giáo xuất hiện ở Champa vào nửa đầu thế kỷ XI (theo Tống sử, quyển CCCCLXXXIX, tờ 25b; Văn hiến thông khảo, quyển XXIV, tờ 52b) ở Phan Rang, Phan Rí ngày nay. Theo Ravaisse, những cư dân Chăm theo đạo Hồi đầu tiên này đã lấy vợ bản xứ, lập các khu đô thị nhỏ. Đứng đầu nhóm người Chăm Hồ giáo là Seihes-Suq (Tổng đại biểu của thị trưởng) có Naqub giúp việc. Ngoài ra có một Imam để hành lễ, một Qadi để xử án và cả Muhtasib giữ trật tự trong đô thị. Hồi giáo đến Champa muộn vì: (1) khí hậu Champa khắc nghiệt; (2) gặp khó khăn trong buôn bán; (3) cư dân bản xứ hung bạo; (4) nạn cướp bóc; (5) thiếu hải cảng tốt; (6) tranh giành quyền lực. Tính đến đầu thế kỷ XX, Maspero thống kê có 2/3 số dân Chăm theo đạo Balamon; 1/3 theo Hồi giáo
Tài liệu tham khảo:
1. Sự hình thành vương quốc Champa
Các bi ký khẳng định rằng vương quốc Champa có thời thượng cổ.
+ Thị tộc Cau kể rằng, ông vua Vicitra đã dựng lên cái mukhalinga ở xứ sở Kauthara (nay thuộc Nha Trang) của Sri Campu (trích bia Po Nagar ở Nha Trang)
+ Thị tộc Dừa kể lại, một ẩn sĩ là Birgu đã đến xứ giàu có là Champa để dựng cái linga của Sri Sambhubhadresvara (trích từ bia ký Hóa Quê). Sau đó, Sambhu (Campu) vui mừng bèn cử Uroja xuống hạ giới nắm vương quyền. Uroja (thuộc dòng dõi Paramesvara) trở thành tổ tiên của các vua Champa. Về sau, các vua Champa lên ngôi đều tự chứng minh là dòng dõi trực hệ của các tiên vương, tự cho mình là dòng họ xa với Uroja. Và Sri Mara (sống vào cuối thế kỷ II SCN) được xem là vua khai quốc của nước Champa cổ trung đại.
Tài liệu của Việt Nam (tức sách Hồ Tôn cựu sử, cm, 1- 5a) cổ đại cho rằng, Champa có gốc từ nước Hồ Tôn dựa trên các niên giám của nước Hồ Tôn: ngày xưa ở biên thùy Văn Lang - âu Lạc có một vương quốc tên là Diệu Nghiêm. Vua của nước đó gọi là "Vua mười đầu" Dasanana (hay Vua Quỷ). Phía bắc Diệu Nghiêm có nước Hồ Tôn do vua Dasaratha ngự trị; có con trai là thái tử Trưng Tư và vợ thái tử là nàng Bạch Tịnh đẹp tuyệt trần. Vua Quỷ say mê vợ thái tử, bèn đưa quân đánh lấy Hồ Tôn bắt vợ thái tử mang đi. Thái tử bèn dẫn đội quân khỉ đi đánh bại Vua Quỷ, cứu được vợ đưa về (tài liệu của Huber dịch).
Sau khi đánh bại được vương triều của Triệu Đà ở nước Âu Lạc cũ, Hán Vũ đế chia Âu Lạc cũ thành 9 quận. Quận ở cực nam là Nhật Nam gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và một phần Thừa Thiên ngày nay.Tiền Hán thư, XXVII, quyển hạ, tờ 36b giải thích tên gọi "Nhật Nam": "Quận này (tức Nhật Nam) ở phía nam Mặt Trời; vì thế người ta mở cửa về phía bắc, theo hướng của Mặt Trời".
Năm 100, hơn 2000 dân Tượng Lâm tràn vào các huyện khác của quận Nhật Nam, giết hại nhiều quan lại Trung Quốc và khi họ được tin quân Hán kéo đến đã vội rút lui (theo Hậu Hán thư, quyển IV, tờ 22a và quyển CXVI, tờ 32b)
Năm 137, độ 1000 người Tương Lâm (Maspero ghi là "Khu Liên") nổi dậy đánh phá trị sở của hai quân; rồi đánh tan luôn đạo quân Hán của Giả Xương tới trấn áp. Vua Hán lo lắng, bèn nghe kế của Lý Cổ mà cử Chúc Lương sang cảm hóa, khiến nhân dân Tượng Lâm thần phục vua Hán (Hậu Hán thư, quyển XXXVII, tờ 68a cùng một số quyển khác).
Khoảng năm 192 (đời Sơ Bình của Đông Hán; theo Thủy kinh chú, XXXVI, tờ 24b), con trai của một công tào huyện Tượng Lâm là Khu Liên (chữ "Liên" thì Lương thư, quyển LIV, tờ 53a viết là "Đạt"; Thủy kinh chú, quyển XXXVI, tờ 25b viết là "Quỳ") lợi dụng nhà Hán suy tàn bèn giết huyện lệnh và tự xưng là vua (sự kiện này được ghi rõ ở Tấn thư, Nam Tề thư, Lương thư, Nam sử, Thủy kinh chú, Văn hiến thông khảo). Sử sách không nói rõ vua Khu Liên đặt tên nước là gì.
Tên gọi quốc gia "Lâm Ấp" xuất hiện vào thế kỷ X trong sách Cựu Đường thư của Trung Quốc. Nhưng trước đó, sách Tấn thư, quyển III, tờ 12a và Văn hiến thông khảo, quyển XXIV, Lâm Ấp, tờ 46a đều gọi tên quốc gia là "Lâm Ấp".
2. Chính quyền, kinh tế, xã hội và văn hóa Champa
a. Chính quyền
Đứng đầu là Vua, có quyền rất lớn. Vua được kế ngôi theo dòng cha, thường là con của hoàng hậu chính thất được lên ngôi.
Trong thời gian trị vì, vua cử một trong số những người con (dĩ nhiên là những đứa con trai này là của vợ cả) làm Hoàng thái tử, phong tước hiệu Yuvaraja và việc phong này phải được hội đồng các vị cao cấp đồng ý. Những kẻ tiếm nghị nếu muốn được hợp pháp hóa việc lên ngôi thì họ cũng phải được hội đồng này đồng ý, trừ khi họ dùng vũ lực buộc hội đồng này phải theo ý họ. Khi vua muốn đảm bảo cho người con nào mà ông ưa thích được lên ngôi để tránh nội chiến sau khi vua chết, thì ông đưa người con này lên ngôi và còn mình thì thoái vị; nhưng cũng không ngăn cản được những người thân thích trong hoàng tộc âm mưu cướp ngôi.
Hôm đăng quang, vị tân vương nhận "tôn hiệu" và giữ nó suốt thời gian trị vì; khi mất thì ông được nhận "miếu hiệu". Vua có nhiều bề tôi: quý tộc, Balamon, nhà chiêm tinh, pandit, quan lễ nghi cùng nhiều thị vệ đi phục dịch. Trong triều đình, thường chỉ có người mang cơi trầu được theo cạnh vua từng bước; còn thân nhân, con cái và anh em, quan lại có thế lực nhất cũng không được phép tới gần vua. Vua thiết triều hàng ngày vào buổi trưa, ngồi theo kiểu nhà sư. Người vào thì tiến lên trước mặt vua thì cúi rạp xuống và hai tay chắp trước ngực để chào vua, không khuỵu gối. Vua thường ra khỏi cung mỗi ngày hai lần; vua ngự trên voi, người hầu thồi tù và ốc và đánh trống, giương lọng bằng vải. Một vị quan bưng cơi trầu đi sát vua. Đội thị vệ đi đông đến 1.000 lính, mang đủ vũ khí. Ai trông thấy vua phải chào. Có những lần vua đi xa, có 30 phụ nữ đi theo mang mộc và trầu cau. Thường vua thích đi cáng và nằm trong võng làm bằng vải bông mềm. Vua chủ trì các buổi lễ: khi lúa chín, vua cắt một nắm lúa để báo hiệu mùa gặt đã đến.
Trong thời gian trị vì, Vua Champa thường ở hậu cung với hoàng hậu và các cung tần, mỹ nữ, vũ nữ, ca nữ, nhạc công, thị nữ và cuối cùng là thị tì. Khi vua băng, người vợ nào vua yêu nhất phải "chết theo vua"; còn những người còn lại thì suốt đời thờ tiên vương, trừ khi bị vua kế vị đưa hết vào hậu cung. Mỹ nữ được vua tuyển khắp cả nước. Theo M. Polo thì "không một người con gái nào được phép lấy chồng trước khi vua xem mặt; nếu vua ưng ý thì lấy người đó làm vợ, nếu không vua cho một món tiền để người đó kiếm một tấm chồng".
Các hoàng hậu và cung tần đều ở trong cung vua, không ai được đến gần. Những người cho phép đến gần thì không được đi quá phòng thiết triều, vua trên ngai cao nhận tiếp kiến (theo Cựu Đường thư, quyển CXCVII, tờ 32a). Hoàng cung của vua Champa được Pelliot mô tả: "cung rộng, cao, lợp ngói có hoa văn, có tường đất bao quanh. Hoàng cung được quét voi, cửa gỗ cứng, chạm khắc hình thú vật". Ngoài tường thành thì người Champa làm một khán đài để dạy khỉ và hổ, kỵ binh quần ngựa, thi xe trâu. Vua được ngủ trên giường, còn lãnh cháu thì chỉ ngủ trên một chiệc chiếu trải xuống đất.
Vua có lọng màu trắng. Có 2 loại mũ: mũ dùng ở đại lễ và mũ dùng trong hành chính của vua. Mũ đại lễ thì làm cầu kỳ: hình ống, phần dưới mũ là một vành rộng và một miếng che trán; toàn thân mũ có khi là trang trí nhành hoa lá chạm thủng, có khi là hàng vảy nổi lồi ra; phía trong mũ lót lớp bạc. Mũ hành chính bằng vàng nhung đỏ hay trắng có dát vàng, ngọc; đằng sau có bộ phận bao lấy búi tóc. Vương miện của vua là mũ tôn giáo để vua tế lễ
Y phục của vua là áo bào có nền đen hay xanh lá cây; trên nền trang trí hoa vàng; thắt bằng vải. Áo lót bằng vải sợi rất mịn, đôi khi có thêu nẹp hay viễn tua bằng vàng. Ở thắt lưng đeo một cái đai vàng nạm ngọc, trang trí bằng vành hoa. Vua đi dép da đỏ, còn giầy thì thêu và nạm ngọc. Cổ, ngón tay, cổ tay, ngực vua đều đeo nhiều trang sức bằng vàng (trích theo Tùy thư, Tân Đường thư...)
Nhà vua phân chia lãnh thổ thành các châu:
- Amaravati ở phía bắc quốc gia, trong đó Indrapura là kinh đô và Sinhapura là một hải cảng lớn
- Vijaya (từ năm 1000 trở thành kinh đô) ở miền trung (nay thuộc tỉnh Bình Định, hải cảng là Sri Vinaya
- Panduranga (nay là Phan Rang) từng là kinh đô Champa thời vua Satyavarman
- Kauthara với sở lị là Yanpunagara.
Thời Harivarman III, vua chia những châu này thành 38 tỉnh; làng là đơn vị cơ sở. Có hơn 100 làng (theo thống kê của tài liệu Trung Quốc), và tổng số hộ ở các châu, tỉnh dao động từ 300 đến 700 hộ. Châu lớn nhất là Vijaya thì theo thống kê của vua Lý Thánh tông năm 1069, thì có đến 2.560 hộ
Đứng đầu mỗi châu là hai Thương quan. Ở Panduranga, chức vụ thứ nhất thường được trao cho thái tử kế vị. Những quan toàn quyền này có tới 50 viên quan giúp việc về công vụ và thu thuế; quản lý tài chính giao cho 12 người kế toán (theo Tống sử, quyển CCCCLXXXIX, tờ 25b)
Theo tài liệu của Trung Quốc, các quan lại hàng tỉnh có hơn 200 loại ngạch, ngạch cao nhất thuộc về các quan cai trị tỉnh (Tùy thư, quyển LXXXII, tờ 37a; Văn hiến thông khảo, quyển XXIV, tờ 53a). Quan lại không có lương, sống nhờ vào lượng sản vật mà dân trong tỉnh nộp theo nhu cầu (theo Tống sử và Văn hiến thông khảo).
b. Quân đội
Đa số các vua Champa đều rất hiếu chiến. Thời vua Phạm Văn, đội quân đó đông đến 50.000 người (Tấn thư, quyển XCVII, tờ 14b; Lương thư, quyển LIV, tờ 53b); thế kỷ VIII, vua Chăm có đội thị vệ đông đến 5.000 người (Tân Đường thư, quyển CCXXII, tập hạ, tờ 19a). Quân đội hầu hết là lục quân, di chuyển bằng voi (có đội voi chiến tới 1.000 con - theo Cựu Đường thư, quyển CXCVII, tờ 32a), hậu cần có voi tải và cả la nữa. Đến năm 1171 người Chăm học cách đánh bằng kỵ binh (theo Tống sử, quyển CCCCLXXXIX, tờ 27a). Vũ khí gồm mộc, lao, giáo, cung tên; tên có tầm thuốc độc. Binh lính mặc áo giáp đan bằng mây, vừa đi vừa thồi tù và, đánh trống trận. Lâm trận thì họ chia thành tốp 5 người cùng hỗ trợ nhau, nếu ai chạy trốn thì những người còn lại sẽ bị tử hình (Văn hiến thông khảo, quyển XXIV, tờ 53b).
Thủy binh gồm các thuyền buồm lớn có đài quan sát; có nhiều thuyền đinh nhẹ đông thủy binh. Đội tàu đông nhất là 100 thuyền trợ lực cho bộ binh hành quân.
Tổng chỉ huy thì vua trao cho các em, phong tước là Senapati hay Mahasenapati; tướng lĩnh gồm nhiều cấp bậc. Quân đội chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, được vua thưởng bằng hiện vật và được miễn thuế nếu thắng trận. Binh lính được hưởng 2 đấu gạo và 3 bộ quần áo.
Vua xây thành quách để bảo vệ đất nước. Thường thì vua cho xây tường thành bằng gạch, có lầu gác bằng đá. Thành quách và pháo đài có quân trang quân dụng được bảo vệ nghiêm ngặt. Thành Khu Túc thì dài đến 650 bộ. Tường có nhiều lớp, cao từ 10 đến 20 thước, trên tường thành có các gác vọng nhô cao đến 80 thước. Thành có 13 cửa. Sau đó, họ xây những ụ có hàng rào và chòi canh. Trong thành, nhân dân phải đóng thuế để phục vụ nhu cầu của quan cai trị. Ruộng đất được đóng bằng đơn vị "jak" (khoảng 20 - 22kg); một phần nộp cho quan cai trị, phần khác nộp cho vua để vua cúng lễ ở đền.
c. Thuế khóa
Thuế lâm sản rất nặng. Người dân đốn gỗ thơm rồi nộp 1 phần cho đại diện triều đình, phần còn lại thì giữ lại dùng. Thuyền nước ngoài đến buôn bán, cập cảng thì phải mời quan thu thuế đến xem và ghi chép vào sổ; viên quan này trích 1/5 hàng đó nộp cho vua, còn lại được bán cho thị trường. Các thứ săn bắn đều phải nộp như thế, trừ khi săn được voi hay tê giác thì phải nộp cho vua.
d. Xử phạt kẻ phạm tội
Người phạm tội thì bị thu của cải và bị giam tù; không trả được nợ thì phải làm nô lệ. Người phạm tội thường sẽ bắt nằm sấp dưới đất để 4 người đánh, từ 50 đến 100 roi. Tội ăn cắp bị chặt một ngón tay hay một ngón chân. Tội ngoại tình sẽ bị tử hình, trừ khi họ chuộc tội bằng 1 con bò. Tối giết người thì: (1) trói phạm nhân vào cây rồi lấy gươm chọc cổ họng, sau đó chém đầu; (2) cho quần chúng bóp cổ để tắt thở; (3) cho voi giày. Kẻ phiến loạn thì bị trói vào cọc ở nơi hẻo lánh cho đến khi thần phục; trọng tội thì bắt đày.
"Thần phán xử": khi người bị hổ hay cá sấu ăn thịt thì người thân phải khiếu nại nhà vua; vua cho người ra cầu đảo để bắt hổ, cá sấu chịu tội. Nếu khai giả dối thì người ta đưa người khiếu kiện ra bờ sông tìm hiểu: nếu có tội thì cá sấu ăn thịt ngay, không thì cá sấu trốn đi.
e. Kinh tế:
* Nông nghiệp:
Do ít đất đồng bằng nên cư dân Chăm trồng nhiều rau đậu: đậu xanh, đậu nành, dưa chuột, kê, vừng, hồ tiêu, trầu cau, trồng dâu nuôi tằm. Trong ao đầm có nhiều hoa sen và hoa quý. Dọc sông, chỗ nước mặn thì họ lấy cây gồi nước để lấy lá lợp nhà, dùng cây cọ làm chiếu.
Ở miền thượng du có gỗ thơm, bạch đàn, phượng hoàng, long não, đinh hương. Họ thu hoạch bằng cách nhúng gỗ tràm vào nước đến mấy tháng cho nó mục ra, lấy cái lõi đem đi. Nhục đậu khấu tìm sâu trong rừng mới có, giá đắt như vàng. Có nhiều hồi hương và lô hội mây trắng và tre dùng để làm phên.
Khoáng sản rất nhiều, chủ yếu là vàng; còn có bạc, đồng, sắt và đá quý. Vua Phạm Đầu Lê có những hòn ngọc to bằng quả trứng gà, trong như pha lê và bọc trong lá ngải đã khiến vua Lý Uyên phải say mê. Ngọc lưu ly và hổ phách để vua Chăm biếu cho Việt Nam và Trung Quốc.
Động vật không nhiều. Voi rất quý: dùng để chở và chiến đấu, ngà voi để buôn bán; sừng tê mang nhiều lợi nhuận hơn. Ngoài ra có hươu trắng, trâu và bò rừng, tinh tinh, vẹt (có con biết nói và có một con làm thơ dâng vua). Năm 631, những con vẹt mà sứ thân đưa đi, nhiều con kêu rét quá nên phải quay về. Người Chăm chỉ thuần dưỡng voi và bò, không có ngựa.
Người Chăm đánh cá giỏi; họ khều trên đụn cát và câu nhiều đồi mồi, đem bán vẩy rất đắc tiền
* Thủ công nghiệp:
Người Chăm khéo về bện thừng và dây thuyền, đan chiếu bằng lá dừa (Văn hiến thông khảo, quyển XXIV, tờ 46a). Phụ nữ dệt lụa và vải rất khéo; họ dùng sơi vàng xen vào các sợi ngang để tạo thành một họa tiết mỗi mặt một kiểu khác nhau, thành ra không phân biệt được đâu là mặt phải và đâu là mặt trái; thêu các đĩnh vàng, bạc, ngọc trai và trang sức cho vải quý giá lên
Đàn ông rất giỏi về đúc và làm đồ kim loại quý. Họ đúc thành những pho tượng bằng kim loại, lớn bằng 10 gang tay, dát vàng bạc thành hộp đựng trầu cau, bình đựng vôi, chuôi kiếm, dao găm.... chạm trổ các hình trang trí đẹp như hình vảy cá, hoa lá, con vật kỳ dị. Họ nạm kim cương, hồng ngọc, ngọc lam... vào mũ miện, vòng tay, vòng chân và những đồ trang sức khác
Họ còn xây dựng đền tháp rất giỏi. Các đền tháp Champa được xây trên đồi thấp, trên thung lũng rộng, thung lũng tròn khá lớn và xây tập trung thành các cụm tháp có tường bảo vệ. Tháp Chăm có nhiều tầng: tháp trệt xây tường dày và cửa ra vào quay về hướng Đông, ba cửa của ba hướng còn lại đều là cửa giả để cho đăng đối. Ở bốn góc tháp có trang trí motip cho tường trên tháp nổi bật hơn. Tầng thứ nhất làm tương tự trệt, có các chỗ lõm tượng trưng cho cửa giả. Tầng 2, 3 và 4, tầng cuối cùng là hòn đá đẽo giống hình viên đạn đại bác.
* Buôn bán:
Người Chăm dùng đơn vị đo lường là dram (1 dram = 3,9 gram); 12 dram = 1 thil = 37,09 gram. thil dùng để cân vàng hay các vật liệu quý. Để cân các thứ khác họ dùng đơn vị karsa, hay kar. 1 karsa = 1 thil = 280 hạt thóc. Ngoài ra còn có đơn vị đo lương penda là bội số của thil (bia Mỹ Sơn của tháp B1, dòng 82 ghi: một sanron bạc nặng bằng 4 penda 420 thil). Ruộng đất thì dùng đơn vị jak làm "thước đo lúa"; ví dụ bia tháp Poklong Giarai (Ninh Thuận, dòng 8) ghi: 1 thửa ruộng bằng 185 jak. Người Chăm không dùng tiền tệ để buôn bán, quanh năm chỉ trao đổi hàng hóa để lấy rượu, gạo và các thực phẩm khác (Chư phiên chí, quyển thượng, 510; Tống sử, quyển CCCCLXXXIX, tờ 25b). Văn hiến thông khảo, quyển XXIV, tờ 52b ghi: "Dùng những đĩnh vàng, đĩnh bạc nhỏ để thanh toán trong buôn bán, vì không có tiền tệ. Có khi người mua cũng thường đổi vải bông lấy hàng của người bán".
g. Xã hội
Champa có 4 đẳng cấp là Balamon, Kshatriya, Vaisya và Shudra. Vikrantavarman I nhắc nhở rằng không có tội nào nặng hơn bằng tội giết một người Balamon (bia Da Trang, 25, A II, dòng 16 - 17). Indravarman II chỉ chọn người Balamon và Kshatriya làm quan thượng thư (bia Mỹ Sơn B của tháp A1, dòng 27); nhưng cách chia các đẳng cấp này công thức hơn thực tế; vì một phụ nữ Kshatriya có thể lấy một người đàn ông thuộc đẳng cấp thấp hơn, miễn là cùng một tên họ như chị ta (Tấn thư, quyển XCVII, tờ 14b; Cựu Đường thư, quyển CXCVIII, tờ 32b. Lương thư, quyển LIV, tờ 54a viết: "Những người cùng họ thì lấy nhau"). Ở Champa, hình thức các thị tộc còn rất đậm nét với đặc trưng là tên họ trong thị tộc đã chống lại di dân Ấn Độ và phân chia đẳng cấp
Phong tục tập quán
* Hôn nhân và tang lễ
Trong hôn nhân, thường phải có người mai mối và người đó là một Balamon. Balamon mang trang sức, ít vàng bạc, hai hũ rượu và mấy con cá đến nhà gái cầu hôn. Nếu nhà gái ưng thuận thì mấy tháng sau mới cưới. Trong ngày cưới, họ nhà trai và nhà gái có mặt đông đủ, hát và nhảy múa. Cô dâu mặt áo do nhiều mảnh vải khâu vào như hình cái bờ rào giếng, tóc cài trang sức và hoa; có vị sư nữ để cho đi dẫn người con trai về. Người Balamon dẫn anh ta tới gần người con gái, hai tay cầm lấy hai tay họ để họ nắm lấy tay nhau, miệng thì đọc một câu về hôn lễ. Đó là hôn lễ chính.
Khi có người chết, ngày hôm sau cử hành tang lễ: vua thì 7 ngày sau mới làm tang lễ, thường dân thì 3 ngày. Quan tài đặt trên xe, có phường kèo đi theo; theo sau là người thân đều cạo trọc đầu hết. Đến gần con sông, họ đặt xác lên đống củi rồi đốt; sau đó gom tro cốt bỏ vào cái hũ rồi ném vào giữa lòng sông. Khi về là đi rất im lặng tránh để người chết về quấy rối dân làng. Với quý tộc thì bỏ tro cốt vào bình bằng đồng rồi ném chìm xuống nước; với tro cốt của vua thì bỏ vào bình bằng vàng rồi ném xuống biển. Bảy ngày sau, người ta đến thắp hương quanh đóng tro cốt ở giàn thiêu, mỗi tuần làm một lần và làm đúng 7 tuần liên tiếp nhau. Đến 100 ngày và vào năm thứ ba, người ta cúng người chết.
Quả phụ không bao giờ tái giá và để tóc cho đến khi già; những phụ nữ có phẩm chất tốt để được tự thiêu ngay trên dàn thiêu của người chồng.
* Lễ hội:
Người Champa tính theo lịch Saka, lấy ngày trăng non (tháng 2 - 3 âm lịch) làm ngày mở đầu năm mới. Hội hè theo lịch Ấn Độ; ngày Tết thì người dân dắt voi ra khỏi thành cho nó đi tự do để đuổi tà ma. Tháng 4 âm lịch là đua thuyền. Rằm tháng 11 âm lịch thì dâng vua các sản vật quý về nông và thủ công. Rằm tháng 12 âm lịch, người ta xây lầu gỗ ở ngoài kinh đô, cho vua quan bỏ quần áo vào đó rồi đốt đi để cúng trời.
* Lối sống
Người Chăm rất sạch sẽ, tắm 2 lần một ngày, xoa mình bằng một thứ dầu cao long não, dùng gỗ thơm để ướp quần áo - họ chỉ mặt một cái áo duy nhất, gọi là Kama quấn quanh người; chữa bệnh bằng các cây thuốc tự nhiên (Tống sử, Văn hiến thông khảo). Họ uống nước dừa là chủ yếu, ép cau làm rượu.
Người Chăm nhanh nhẹn, cướp bóc các tỉnh giàu có ở miền Bắc hay cướp thuyền buôn của Trung Hoa dọc bờ biển
* Ca múa nhạc:
Khi cúng tế thần Shiva, người Chăm dùng nhiều nhạc cụ như: nhạc cụ có dây, dàn sáo giống Trung Quốc, chũm chọe bằng đồng và nhiều trống. Các phù điêu cho thấy các nhạc công biểu diện trước triều đình: người kéo nhị, người chơi thụ cầm, người đánh đàn người đánh phách, phụ nữ nhảy múa theo nhịp trống con; múa ballet (múa theo điệu nhạc, điệu của bài thơ).
* Văn học:
Hầu hết viết bằng tiếng Phạn: thiên ký sự Punaratha vào thời vua Jaya Harivarman I. Một số vua Chăm học chủ yếu bằng tiếng Phạn qua các môn: ngữ pháp Panini, thiên văn học, 6 hệ thống triết học bắt đầu bằng Mimamsa - học thuyết của Phật; các sách luật, nhất là quyển Naradiya, Bhaggaviya, Uttarakapla; cuối cùng là sự hiểu biết về 64 kalas (có lẽ là 64 hướng, dẫn đến chân lý tối cao - Theo bia Mỹ Sơn A6, 101). Bia Mỹ Sơn B1, 83 (Finot dịch) nói rằng vua phải "biết tất cả những khoa học (sarvasastra) và chuyên về triết học thuộc các trường phái khác nhau".
* Tôn giáo:
Tôn giáo chính của người Chăm là Ấn Độ giáo và Phật; tin cả ba thần của Ấn Độ giáo và Phật giáo. Trong ba thần Ấn Độ giáo này thì thần Shiva đứng đầu tiên (thờ dưới hình thức là linga, trong đền thờ có bàn thờ thần voi Ganesha, Nandin, Garuda); vợ của Shiva được thờ riêng và có tên Bhavagati hay tên địa phương là Yan Pu Nagara. Brahma không được thờ nhiều, người ta dùng hình ảnh Brahma để trang trí cho đền thờ Shiva hoặc Vishnu. Thần Vishnu thì được thờ cúng không nhiều, có khi họ liên kết với Shiva thành Narayana.
Đạo Phật được truyền vào dưới dạng hệ phái Mahayana. Bia Võ Canh có đề cập vua Sri Mara thuyết pháp đạo giáo của đại từ bi, các vua Champa cúng rất nhiều vào các đền Phât giáo. Bia ký ở An Thái (Quảng Bình) và Ròn (Bình Định) đề cập đến những đồ cúng vào tu viện Avalokitesvara. Bia Bakul ở Ninh Thuận kể lại quan thượng thư của Vikrantavarman III là Samatha xây cúng mỗi đạo một ngôi đền: hai tu viện, hai ngôi đền cúng Phật và Shiva. Sắc chỉ của Indravarman II lập một tu viện Phật giáo và hai đền thờ Shiva giáo.
Hồi giáo xuất hiện ở Champa vào nửa đầu thế kỷ XI (theo Tống sử, quyển CCCCLXXXIX, tờ 25b; Văn hiến thông khảo, quyển XXIV, tờ 52b) ở Phan Rang, Phan Rí ngày nay. Theo Ravaisse, những cư dân Chăm theo đạo Hồi đầu tiên này đã lấy vợ bản xứ, lập các khu đô thị nhỏ. Đứng đầu nhóm người Chăm Hồ giáo là Seihes-Suq (Tổng đại biểu của thị trưởng) có Naqub giúp việc. Ngoài ra có một Imam để hành lễ, một Qadi để xử án và cả Muhtasib giữ trật tự trong đô thị. Hồi giáo đến Champa muộn vì: (1) khí hậu Champa khắc nghiệt; (2) gặp khó khăn trong buôn bán; (3) cư dân bản xứ hung bạo; (4) nạn cướp bóc; (5) thiếu hải cảng tốt; (6) tranh giành quyền lực. Tính đến đầu thế kỷ XX, Maspero thống kê có 2/3 số dân Chăm theo đạo Balamon; 1/3 theo Hồi giáo
Tài liệu tham khảo:
- Bia Po Nagar ở Nha Trang, 38A I và IV, B 5 - 11; C, II, 252 (Durand dịch và công bố ở tài liệu: Bút ký người Chăm. Biên niên kỷ của Po Nagar, VII, p340 - 341)
- Bia Đồng Dương (Quảng Nam), bia A I, IV và XII (Aymonier và Finot dịch)
- Bia Hóa Quê (Quảng Nam), 166, bia B XV (Huber và Finot dịch)
- Tiền Hán thư và Hậu Hán thư (G. Maspero trích dịch trong "Vương quốc Champa", 1928)
- Huber, Nghiên cứu Đông Dương: truyền thuyết Rama ở Trung Kỳ, V, 168 (Maspero trích dẫn)
- Thủy kinh chú.
- Lương thư.
- Tấn thư
- Cựu Đường thư
- Văn hiến thông khảo.
- Paul Ravaisse, "Hai bia kỳ chữ Ả rập xưa ở nước Champa", J.A. XX, tháng 10/1922
- Maspero, Vương quốc Champa, Nxb KHXH Hà Nội, 2020 (bản dịch)
- Sách của Marco Polo, người Venetian, về những vương quốc và kỳ quan ở phương Đông, chương 2, p.267 (Cordier duyệt lại năm 1903)