- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền


Đó là bà Ngô Thị Tuyển, một nữ dân quân mưu trí, dũng cảm, sinh năm 1946 tại Nam Ngạn, Hàm Rồng, Thanh Hóa.
Ngày 4-4-1965, khi máy bay địch đánh phá cầu Hàm Rồng, trong lúc khẩn trương một mình bà đã vác một lúc một cặp 2 hòm đạn nặng 98 kg, gấp 2 lần trọng lượng cơ thể mình, kịp thời tiếp đạn cho bộ đội đánh trả máy bay địch.
Trong những ngày chiến đấu căng thẳng với máy bay Mỹ, lúc nào Ngô Thị Tuyển cũng xông xáo, lúc tiếp đạn, lúc mang cơm và nước uống cho bộ đội.
Ngày hoà bình được lặp lại, bà đã được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Sau này, từ chuyến thăm cầu Hàm Rồng và du lịch ở Việt Nam, một nhà văn nữ người Mỹ đã viết cuốn sách “Giặc đến nhà đàn bà phải đánh”, nữ anh hùng Ngô Thị Tuyển là nhân vật chính trong cuốn sách ấy.
Khi nhắc về bom đạn, bà cười: “Hồi đó tui vác 98 kg, khi nhà báo về nói họ không tin. Họ bảo tôi biểu diễn cho họ xem, ai ngờ tôi vác nhiều hơn 2 hòm đạn ngày ấy 2kg”. Bà cười đôn hậu. Nụ cười ấy chất chứa cả sức mạnh nghị lực phi thường của người phụ nữ Việt Nam.

Nguồn: cột cờ Thủ ngữ
Ngày 4-4-1965, khi máy bay địch đánh phá cầu Hàm Rồng, trong lúc khẩn trương một mình bà đã vác một lúc một cặp 2 hòm đạn nặng 98 kg, gấp 2 lần trọng lượng cơ thể mình, kịp thời tiếp đạn cho bộ đội đánh trả máy bay địch.
Trong những ngày chiến đấu căng thẳng với máy bay Mỹ, lúc nào Ngô Thị Tuyển cũng xông xáo, lúc tiếp đạn, lúc mang cơm và nước uống cho bộ đội.
Ngày hoà bình được lặp lại, bà đã được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Sau này, từ chuyến thăm cầu Hàm Rồng và du lịch ở Việt Nam, một nhà văn nữ người Mỹ đã viết cuốn sách “Giặc đến nhà đàn bà phải đánh”, nữ anh hùng Ngô Thị Tuyển là nhân vật chính trong cuốn sách ấy.
Khi nhắc về bom đạn, bà cười: “Hồi đó tui vác 98 kg, khi nhà báo về nói họ không tin. Họ bảo tôi biểu diễn cho họ xem, ai ngờ tôi vác nhiều hơn 2 hòm đạn ngày ấy 2kg”. Bà cười đôn hậu. Nụ cười ấy chất chứa cả sức mạnh nghị lực phi thường của người phụ nữ Việt Nam.

Nguồn: cột cờ Thủ ngữ