H
hvtp
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Chiều 23-5, em Lê Thị Trang, 17 tuổi, đến tòa soạn báo TT TP.HCM cầu cứu. Em bị sưng tím vùng mắt trái, sưng phía sau mang tai, đầu đau và hàm không thể há được bình thường.
Theo lời kể của Trang, em bị con của chủ quán phở H (Q.Phú Nhuận) - nơi em đang phụ việc - dùng ghế nhựa đập vào đầu và mắt. Đây không phải lần đầu cô giúp việc vị thành niên này bị đòn. Trong suốt hai năm làm việc, Trang không nhớ bị bà chủ quán và con bà chửi bới, tát vào mặt bao nhiêu lần. Nguyên nhân thường do cô bé chậm chạp trong công việc và ngủ dậy trễ.
Ba mất, mẹ có chồng khác, thời gian đầu Trang ở với bà nội tại thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, sau đó về sống với bà ngoại tại tỉnh Hòa Bình. Do hoàn cảnh khó khăn, cô bé phải nghỉ học khi học lớp 7. 15 tuổi, Trang theo một người hàng xóm của ngoại vào TP.HCM phụ bán phở với mong muốn kiếm chút tiền. Cô bé được đưa đến quán phở H để phụ việc.
Trang phải làm việc khoảng 10 giờ mỗi ngày. Khoảng 12 giờ đêm quán mới dọn dẹp nên tới 1 giờ sáng Trang mới được ngủ. Với công việc như thế, em được chủ hứa trả 500.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, trong suốt hai năm làm việc em không được trả tháng lương nào. Chỉ khi nào mua các nhu yếu phẩm cần thiết em mới được ứng tiền. Trong hai năm ấy, em mới được ứng khoảng 1 triệu đồng.
Do không có tiền trong túi nên nhiều lúc Trang muốn trốn cũng không dám trốn. Có lần em đã đón xe buýt trốn đi, nhưng với 60.000 đồng trong túi giữa một thành phố không người thân, cô bé đành quay trở về quán phở.
Làm việc với công an phường, bà chủ quán phở giải thích khi nào cô bé về quê bà sẽ trả lương một lần. Nhưng trong suốt hai năm qua, cô bé không có nhu cầu về quê nên bà chưa trả lương. Tuy nhiên, cô bé cho rằng trước đó đã hai lần xin về quê nhưng đều bị bà chủ từ chối.
Điều đáng nói ở đây là thái độ thờ ơ của nhiều người. Khi được hỏi về câu chuyện của Trang, nhiều người dân sống quanh khu vực này đều gật đầu xác nhận có biết chủ tiệm phở H sử dụng lao động nhỏ tuổi, họ cũng chứng kiến cảnh cô bé bị ngược đãi nhiều lần. Thế nhưng, chưa có ai đưa vấn đề này ra cuộc họp tổ dân phố hoặc kiến nghị đến cơ quan chức năng. Lý do những người dân đưa ra là sợ bị trả thù, sợ đụng chạm nên "đèn nhà ai nấy sáng".
Không chỉ người dân, ngay cả công an địa phương cũng không biết chính xác tên cô bé sau khi sự việc xảy ra. Anh công an khu vực giải thích rằng trong hai năm qua cứ tưởng Trang là cháu gái của chủ quán chứ không phải người giúp việc nên không yêu cầu đăng ký tạm trú (!?). Đây cũng là lần đầu tiên chính quyền địa phương biết chuyện người giúp việc ở quán này bị ngược đãi!
Nhìn gương mặt có vẻ "lì đòn" của cô bé 17 tuổi, tôi chợt buồn! Buồn vì biên bản hành chính chỉ có thể ghi hành vi đánh đập và tỉ lệ thương tật chứ không thể ghi lại những tổn thương về tinh thần của một trẻ vị thành niên thường bị ngược đãi. Và chắc chắn biên bản cũng không thể ghi lại những nỗi thất vọng về người lớn trong lòng cô bé.
YẾN TRINH
Việt Báo (Theo_TuoiTre)
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Noi-that-vong-ve-nguoi-lon/40260584/124/
Theo lời kể của Trang, em bị con của chủ quán phở H (Q.Phú Nhuận) - nơi em đang phụ việc - dùng ghế nhựa đập vào đầu và mắt. Đây không phải lần đầu cô giúp việc vị thành niên này bị đòn. Trong suốt hai năm làm việc, Trang không nhớ bị bà chủ quán và con bà chửi bới, tát vào mặt bao nhiêu lần. Nguyên nhân thường do cô bé chậm chạp trong công việc và ngủ dậy trễ.
Ba mất, mẹ có chồng khác, thời gian đầu Trang ở với bà nội tại thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, sau đó về sống với bà ngoại tại tỉnh Hòa Bình. Do hoàn cảnh khó khăn, cô bé phải nghỉ học khi học lớp 7. 15 tuổi, Trang theo một người hàng xóm của ngoại vào TP.HCM phụ bán phở với mong muốn kiếm chút tiền. Cô bé được đưa đến quán phở H để phụ việc.
Trang phải làm việc khoảng 10 giờ mỗi ngày. Khoảng 12 giờ đêm quán mới dọn dẹp nên tới 1 giờ sáng Trang mới được ngủ. Với công việc như thế, em được chủ hứa trả 500.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, trong suốt hai năm làm việc em không được trả tháng lương nào. Chỉ khi nào mua các nhu yếu phẩm cần thiết em mới được ứng tiền. Trong hai năm ấy, em mới được ứng khoảng 1 triệu đồng.
Do không có tiền trong túi nên nhiều lúc Trang muốn trốn cũng không dám trốn. Có lần em đã đón xe buýt trốn đi, nhưng với 60.000 đồng trong túi giữa một thành phố không người thân, cô bé đành quay trở về quán phở.
Làm việc với công an phường, bà chủ quán phở giải thích khi nào cô bé về quê bà sẽ trả lương một lần. Nhưng trong suốt hai năm qua, cô bé không có nhu cầu về quê nên bà chưa trả lương. Tuy nhiên, cô bé cho rằng trước đó đã hai lần xin về quê nhưng đều bị bà chủ từ chối.
Điều đáng nói ở đây là thái độ thờ ơ của nhiều người. Khi được hỏi về câu chuyện của Trang, nhiều người dân sống quanh khu vực này đều gật đầu xác nhận có biết chủ tiệm phở H sử dụng lao động nhỏ tuổi, họ cũng chứng kiến cảnh cô bé bị ngược đãi nhiều lần. Thế nhưng, chưa có ai đưa vấn đề này ra cuộc họp tổ dân phố hoặc kiến nghị đến cơ quan chức năng. Lý do những người dân đưa ra là sợ bị trả thù, sợ đụng chạm nên "đèn nhà ai nấy sáng".
Không chỉ người dân, ngay cả công an địa phương cũng không biết chính xác tên cô bé sau khi sự việc xảy ra. Anh công an khu vực giải thích rằng trong hai năm qua cứ tưởng Trang là cháu gái của chủ quán chứ không phải người giúp việc nên không yêu cầu đăng ký tạm trú (!?). Đây cũng là lần đầu tiên chính quyền địa phương biết chuyện người giúp việc ở quán này bị ngược đãi!
Nhìn gương mặt có vẻ "lì đòn" của cô bé 17 tuổi, tôi chợt buồn! Buồn vì biên bản hành chính chỉ có thể ghi hành vi đánh đập và tỉ lệ thương tật chứ không thể ghi lại những tổn thương về tinh thần của một trẻ vị thành niên thường bị ngược đãi. Và chắc chắn biên bản cũng không thể ghi lại những nỗi thất vọng về người lớn trong lòng cô bé.
YẾN TRINH
Việt Báo (Theo_TuoiTre)
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Noi-that-vong-ve-nguoi-lon/40260584/124/