T
thuha193
Gửi tới những bệnh nhân ung thư...
Tôi viết những dòng này với mong muốn gửi tới tất cả mọi người suy nghĩ và cảm nhận của mình về cuộc sống của những bệnh nhân ung thư - một cuộc sống mà dường như trước đây tôi chưa từng biết đến. Tôi chưa bao giờ tiếp xúc trực tiếp cũng như chưa bao giờ thấy một người bị mắc bệnh ung thư, có chăng chỉ là trên phim ảnh. Chỉ sau khi tìm hiểu căn bệnh này qua những bài viết, những câu truyện tôi mới nhận ra vốn hiểu biết của mình vô cùng ít ỏi, mới nhận ra mình thật vô tâm khi không hề hay biết tới những con người ngoài kia ngày ngày đang phải đối mặt với căn bệnh hiểm nghèo. Bệnh ung thư đã cướp đi sinh mạng của biết bao người. Nhưng niềm tin vẫn luôn hiện hữu quanh ta, làm cho ta tin rằng cuộc sống này vẫn còn những điều kì diệu...
Tôi viết những dòng này với mong muốn gửi tới tất cả mọi người suy nghĩ và cảm nhận của mình về cuộc sống của những bệnh nhân ung thư - một cuộc sống mà dường như trước đây tôi chưa từng biết đến. Tôi chưa bao giờ tiếp xúc trực tiếp cũng như chưa bao giờ thấy một người bị mắc bệnh ung thư, có chăng chỉ là trên phim ảnh. Chỉ sau khi tìm hiểu căn bệnh này qua những bài viết, những câu truyện tôi mới nhận ra vốn hiểu biết của mình vô cùng ít ỏi, mới nhận ra mình thật vô tâm khi không hề hay biết tới những con người ngoài kia ngày ngày đang phải đối mặt với căn bệnh hiểm nghèo. Bệnh ung thư đã cướp đi sinh mạng của biết bao người. Nhưng niềm tin vẫn luôn hiện hữu quanh ta, làm cho ta tin rằng cuộc sống này vẫn còn những điều kì diệu...
Chính niềm tin và hy vọng đã đem đến cho họ nghị lực để tiếp tục sống, đem đến sức mạnh giúp họ chống chọi được với căn bệnh quái ác đang ẩn mình trong cơ thể. Họ có một khát khao sống mãnh liệt, họ luôn đối mặt với thực tế cho dù hy vọng sống là rất mong manh. Và đã có những người chiến thắng đước số phận...Những truyện "cổ tích" có thật
Cứ mỗi lần đến thăm các em, tôi được nghe và lại được học thêm nhiều điều hay về nghị lực sống. Lần nào cũng vậy, các em cứ kể hai câu chuyện "cổ tích" mà tôi đã thuộc mười mươi.
Năm ngoái, BS Phạm Xuân Dũng - PGĐ BV Ung bướu TPHCM - có mời tôi đến dự giao lưu giữa các bệnh nhi UT và Đội tuyển Bóng đá VN cùng huấn luyện viên Calisto trước khi đội lên đường sang Thái Lan thi đấu. Thấy Ý là bé gái duy nhất trong nhóm giao lưu, ông Calisto ngỏ lời nhận cháu làm con nuôi và hứa sẽ thường xuyên quay lại đây để thăm.
Tưởng đâu ông quên mất, thế rồi, ông đã quay lại cùng với nhiều cầu thủ nổi tiếng và một chiến thắng vang dội. Các em nhớ và cảm động nhất là câu chuyện chiều mùng 2 Tết vừa rồi, ông lại có mặt tại khoa Nhi. Ông đến tận giường bệnh, thăm hỏi từng cháu. Ông cảm động khi được BS giải thích về từng ca bệnh. Không biết chuẩn bị từ lúc nào, ông tặng mỗi em hai bao lì xì kèm lời chúc: "Đây là số tiền may mắn đầu năm. Số tiền tôi gửi đến các em không nhiều, nhưng đây là tấm lòng của tôi. Tôi mong các cháu sẽ vượt qua nỗi đau về thể xác".
Đi cùng HLV Calisto, tiền đạo Nguyễn Việt Thắng gửi tặng mỗi em hai bao lì xì. Khác với sự xông xáo, mạnh mẽ trên sân cỏ, đôi mắt của Việt Thắng cũng đỏ lên và nghẹn ngào trước những đứa trẻ không may.
Câu chuyện thứ hai là câu chuyện về một nghị lực cuộc sống có tên gọi "Ước mơ của Thúy". Đó là hoa hướng dương Lê Thanh Thúy - người được bầu chọn là công dân trẻ của TPHCM năm 2007 - đã dũng cảm đấu tranh với bệnh tật và cùng chia sẻ với những trẻ em bất hạnh giống như mình cho đến những ngày cuối cùng của cuộc đời.
Thuý bị UT xương, nhưng em luôn chống chọi với căn bệnh bằng nụ cười và niềm lạc quan. Không dừng lại ở đó, Thúy còn truyền sự lạc quan của mình đến các em nhỏ, các bệnh nhân UT khác đang điều trị tại BV Ung bướu.
Tôi nghĩ, hơn ai hết, Thúy thấu hiểu sự đau đớn, tuyệt vọng mà căn bệnh UT mang lại cho chính bản thân và gia đình, nhất là đối với các em nhỏ. Tết Thiếu nhi năm 2007, Thúy chống nạng đến từng giường bệnh trao quà động viên từng bạn nhỏ ở khoa Nhi BV Ung bướu và khoa Bệnh học BV Chấn thương - Chỉnh hình TPHCM. Thúy cùng với các em gấp những ngôi sao may mắn để cầu nguyện và thắp niềm tin cho các em.
Thúy thích câu chuyện của Trần Tử Khâm ở Trung Quốc về một "hoa hướng dương không cần mặt trời" đã vượt qua số phận. Ở trong câu chuyện đó, Thúy đã tìm thấy mình: "Từ đáy vực sâu chứa đầy nước mắt đau khổ, tôi đứng dậy thề rằng dù còn được sống bao lâu nữa, dù gặp phải bao gian khó, tôi cũng quyết không bị đánh gục, không chấp nhận đầu hàng, tôi phải là một mặt trời nhỏ để cuộc đời mình được tỏa ánh sáng ấm áp...".
Những con người này đã dạy cho tôi thật nhiều điều về cách nhìn cuộc sống, họ luôn nhìn đời qua một lăng kính màu hồng ngay cả khi cuộc đời tưởng chừng âm u nhất. Dù cho họ có may mắn chiến thắng căn bệnh này hay không thì họ vẫn luôn là những người dũng cảm, những người chiến thắng khi dám đối diện với số phận của mình. Chúng ta hãy cùng chia sẻ với những bệnh nhân ung thư để tiếp thêm sức mạnh cho họ và chúng ta hãy sống thật trọn vẹn từng phút, từng giây trong cuộc đời mình để khi nhìn lại sẽ không phải hối hận vì đã để thời gian trôi qua vô nghĩa...Người bệnh động viên người khoẻ
Bà Phạm Thị Khê, vợ ông Hội, kể: “Năm 2003, gia đình tôi đang sống hạnh phúc, khoẻ mạnh thì bỗng nhiên ông nhà tôi bị ho, rồi ho ra máu. Các bác sĩ phát hiện trong phổi phải của ông nhà tôi có một khối u. Biết tin này, tôi và các con đã giấu kín, không cho ông ây biết sự thật và đưa về nhà chăm sóc”.
Nghe vợ kể đến đây, ông Hội xen ngang: “Thấy mọi người trong nhà ai nấy cũng buồn bã nhưng lại tỏ ra rất tốt với tôi, tôi nghi ngờ ngay. Gạn hỏi mãi cuối cùng thì bà ấy cũng phải khai thật”.
Bà Khế tiếp: “Tưởng ông sẽ suy sụp khi nghe hung tin, không ngờ ông ấy cứ thản nhiên như không lại còn cười và mắng tôi: “Tưởng gì chứ có bệnh thì chữa, không khỏi thì chết. Trong chiến tranh tôi đã từng chết hụt, sống đến hôm nay là may quá rồi, bà cười lên tôi xem nào”. Rất lo lắng cho chồng nhưng trước thái độ “như không” của ông, tôi bật cười mà nước mắt lưng tròng”.
Ngay sáng hôm sau, ông quyết định lên viện K (Hà Nội) để chữa trị. Ông được chỉ định xạ trị trong vòng ba tháng. Hết ba tháng nằm viện, ông về nhà uống thốc theo sự chỉ dẫn của bác sỹ và ba tháng lên kiểm tra một lần.
Nhớ lại những ngày ở viện, ông Hội cười: “Phòng bệnh tôi có đến 20 người cùng cảnh ngộ, ai nấy đều tâm trạng, không khí trong phòng buồn thê thảm. Sắp chết mà… Có ông ngoài 70 tuổi nhưng vẫn sợ chết, cứ đêm đến là khóc, miêng thì lảm nhảm suốt ngày: “Nằm viện K là ra Văn Điển rồi!”. Thấy tôi cứ nói cười như không, có người thấy lạ thắc mắc, tôi bảo: Đằng nào cũng chết, sao không cười lên để chết, việc gì cứ phải héo như dưa thế!”.
Kiên cường chống chọi với bệnh tật
Không đầu hàng trước số phận, ông Hội tìm mua tất cả các loại sách nói về ung thư, đặc biệt là ung thư phổi. Ngoài việc uống thuốc theo chỉ dẫn của bệnh viện, thấy sách báo nào nói có cách chữa trị ung thư là ông làm theo. Ông kiên trì ăn cơm với muối vừng cả năm trời, uống nước lá đu đủ và rất chăm chỉ tập thể dục. Mỗi ngày ông dành ba tiếng đồng hồ để đi bộ, mỗi lần đi 6km.
Ngoài ra ông còn tập thêm bài “Dịch cân kinh”, vẫy tay lên xuống 18 nghìn lần/l lần tập, ngày ba lần như thế. “Bốn năm qua tôi đã tuân thủ tuyệt đối theo một pháp đồ điều trị, đó là uống thuốc nam kết hợp với các bài tập thể dục và ăn cơm đều đặn mỗi bữa hai bát”.
Nói về bí quyết chiến thắng bệnh tật của mình, ông Hội cho biết: “Vấn đề quan trọng nhất là người bệnh phải biết chiến thắng chính mình. Phải kiên trì chiến đấu chống lại bệnh tật với một tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống”. Ông Hội còn khẳng định, hiện nay sức khoẻ của ông rất ổn định, thậm chí còn khoẻ hơn cả trước kia.
Ngay cả khi bị căn bệnh hiểm nghèo, ông vẫn thấy cuộc đời thật tươi đẹp. Vì với ông, "cuộc sống là chiến đấu"