T
thanhthuytu




Nơi Các Bạn Gửi Bài Dự Thi: “Đồng Cảm Và Chia Sẻ Với Những Người Bệnh Ung Thư”
Thời gian nhận bài từ ngày 22-06-2009 đến ngày 20-07-2009


Last edited by a moderator:
Mất một mắt, bị ung thư máu và đủ bệnh kèm theo, dứt lòng chia tay người yêu vì bệnh tật... nhưng Lê Thị Minh Nguyệt chưa bao giờ nghĩ đến chuyện buông xuôi. Cô quyết chữa khỏi bệnh để được sống và thực hiện khao khát lớn của đời mình: đứng trên bục giảng.
Đỗ cả 3 trường đại học với điểm cao, nhưng Lê Thị Minh Nguyệt (sinh năm 1984, quê Quốc Oai, Hà Tây) đã chọn Đại học sư phạm Hà Nội 2 vì luôn mơ ước trở thành cô giáo dạy toán. Đầu 2007, khi sắp làm khóa luận tốt nghiệp thì cô gái nằm trong top 5 sinh viên giỏi nhất khóa này được phát hiện có u ở hốc mắt trái, phải mổ.
Đối với Nguyệt lúc đó, điều đáng sợ nhất chỉ là không đi thực tập và viết khóa luận được, nên cố xin bác sĩ thu xếp thời gian mổ sao cho phù hợp. Nhưng rồi những cơn đau nhức ngày một tăng đã khiến cô thực tập sinh phải bỏ dở những ngày đi dạy để lên bàn mổ. Và thực tế ghê gớm hơn tưởng tượng, khiến Nguyệt kinh hoàng: Mắt trái cô không cứu được, phải múc bỏ. Chưa hết, kết quả xét nghiệm cho thấy đó khối u là ác tính.
Được các bác sĩ chuyển từ bệnh viện mắt sang Viện Huyết học & truyền máu Trung ương, Nguyệt nghĩ mình chỉ bị thiếu máu. Những ngày mệt mỏi vì phải truyền hóa chất trở nên nhẹ nhàng hơn khi cô biết khóa luận của mình được chấm điểm 10 dù không thể trực tiếp bảo vệ. Nhưng niềm vui thật ngắn ngủi.
Một hôm, vô tình nhìn góc đơn thuốc, thấy ghi "Khoa Ung thư máu", Nguyệt bàng hoàng không tin ở mắt mình. Những ngày sau đó, cô tìm đủ lý do để biện minh là mình không mắc bệnh đó. Đến một ngày khi đi siêu âm và chụp tim phổi, cô đọc tờ giấy của bác sĩ, thấy ghi chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp dòng tủy: "Tôi lặng người, mặt mày tím tái. Bạch cầu cấp nghĩa là ung thư máu rồi còn gì!".
Tiếp theo là những đợt truyền hóa chất triền miên khiến cô gái nhỏ mang tên vầng trăng thấy mình kiệt quệ, đến nỗi Nguyệt kinh sợ cái màu đỏ của bịch hóa chất. Bây giờ hễ cứ nhìn thấy màu đỏ ấy là cô bủn rủn cả chân tay. Rồi các bệnh dạ dày, sỏi mật, viêm gan... nối nhau xuất hiện. Nguyệt hỏi các bác sĩ, được biết rằng với bệnh ung thư của cô, chỉ có thể kéo dài cuộc sống bằng hóa chất. Nếu ra nước ngoài ghép tủy, cô có cơ may khỏi, nhưng chi phí thì không thể với tới.
Dứt tình, nhưng không bỏ sự nghiệp
Trong những ngày nằm viện, Nguyệt tận mắt chứng kiến bao nhiêu cuộc tử biệt sinh ly: Nhiều người bị bệnh viện trả về, nhiều người do truyền hóa chất mà bị hỏng phổi quá nặng, không còn khả năng cứu chữa... Những giường bệnh xung quanh cô thường xuyên được đón người mới, đồng nghĩa với việc có những người cũ ra đi...
Nguyệt nghĩ rất nhiều đến sự sống và cái chết, đến tương lai của mình. Người yêu cô lúc đó là bộ đội công tác xa và chỉ biết cô bị ốm. Anh liên tục đòi về thăm nhưng Nguyệt tìm mọi cách khước từ. Không muốn anh thiệt thòi khi gắn bó với mình, cô liên tục đổi số điện thoại và rồi đã cắt được liên lạc.
Những ngày đầu, Nguyệt buồn và nhớ vật vã, thỉnh thoảng lấy thư cũ của anh ra đọc, hoặc viết nhiều thư, tin nhắn cho anh dù không gửi đi. Về sau, cô buộc mình phải làm quen với cảm giác trống vắng đó và nhờ bạn bè đã làm dịu đi nỗi cô đơn.
Nhưng có một điều Nguyệt quyết không từ bỏ, đó là cuộc sống và nghề giáo. Kiên trì truyền hết 4 đợt hóa chất, ngay khi khám lại có kết quả khá hơn, cô xin đi dạy ở trường cấp 3 trong xã. Chưa lên lớp buổi nào, cô giáo trẻ đã lại đổ bệnh. Trong những ngày nằm viện, cô liên tục hỏi bác sĩ liệu có thể xuất viện trước thứ 2 để kịp lên lớp không.
Và mong đợi đó thành hiện thực. Nguyệt đã đứng trên bục giảng truyền tình yêu môn toán cho bao học trò. Được một thời gian, bệnh lại tái phát, khiến cô phải chia tay học sinh để điều trị, nhưng cô giáo trẻ tin chắc mình sẽ quay lại.
"Tôi không tuyệt vọng đâu, vì Phật dạy tài sản lớn nhất của con người là sức khỏe, nhưng phá sản lớn nhất của đời người là sự tuyệt vọng" - Nguyệt viết trong cuốn tự truyện mà cô vừa hoàn thành.
Chuẩn bị cho "trận đánh" lớn nhất với bệnh ung thư
"Nguyệt còn ở trên đời đến bây giờ một phần cũng nhờ khát vọng sống mạnh mẽ của em. Nguyệt có quyết tâm sắt đá trong việc điều trị, tưởng như không điều gì có thể khiến em từ bỏ hy vọng được sống" - tiến sĩ Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học truyền máu Trung ương, nói.
Cô gái có giọng nói nhỏ nhẹ và dáng điệu trầm tĩnh này khiến tiến sĩ Trí khâm phục bởi nhiều bệnh nhân của ông khi biết bị ung thư máu đã ngã lòng tìm đến cái chết, gần đây nhất là một trường hợp thắt cổ tự tử. Còn Nguyệt, ngay cả khi nghĩ bệnh của mình không chữa được, cô vẫn tâm niệm sẽ có ngày khoa học tìm ra cách, để tình yêu và sự nghiệp trở về với cô.
Chính vì thế mà Viện Huyết học & Truyền máu đã chọn Nguyệt làm bệnh nhân của ca ghép tế bào gốc máu đồng loại thứ hai, hoàn toàn miễn phí. Các bác sĩ cho rằng niềm tin và lòng ham sống của em sẽ làm tăng khả năng thành công.
"Em biết rằng mình sẽ vượt qua ca ghép sắp tới để chiến thắng bệnh ung thư máu, tiếp tục sống và gặp gỡ học trò của mình", Nguyệt cười nhẹ nhõm. Còn các bác sĩ thì tin rằng, ngay cả nếu ca ghép không thành công, cô gái ấy cũng sẽ quý từng ngày còn lại của mình và cố gắng chiến đấu đến giây phút cuối.
BỆNH UNG THƯ LÀ GÌ?
Ung thư là tên chung dùng để gọi một nhóm bệnh trên 200 loại khác nhau về nguồn gốc của tế bào, căn nguyên, tiên lượng và cách thức điều trị nhưng có những đặc điểm chung, đó là sự phân chia không kiểm soát được của tế bào, khả năng tồn tại và phát triển ở các cơ quan và tổ chức lạ.
Các ung thư thường phát triển từ một tế bào ban đầu và phải mất nhiều năm cho tới khi có một kích thước đủ lớn để có thể nhận thấy được. Quá tŕnh phát triển từ một tế bào duy nhất thành một khối ung thư trải qua nhiều giai đoạn.
Thông thường, các tế bào lành có một tuổi thọ nhất định và tuân thủ theo một quy luật chung là phát triển - già - chết. Các tế bào chết đi lại được thay thế bằng các tế bào mới. Cơ thể có một cơ chế kiểm soát quy luật này một cách chặt chẽ và duy tŕ số lượng tế bào ở mỗi cơ quan, tổ chức ở mức ổn định. Bệnh ung thư bắt đầu khi có một tế bào vượt qua cơ chế kiểm soát này của cơ thể, bắt đầu phát triển và sinh sôi không ngừng nghỉ, h́nh thành một đám tế bào có chung một đặc điểm phát triển vô tổ chức, xâm lấn và chèn ép vào các cơ quan và tổ chức xung quanh. Các tế bào ung thư có liên kết lỏng lẻo, dễ dàng bứt ra khỏi khối u mẹ, theo mạch máu và mạch bạch huyết di cư đến các tổ chức và cơ quan mới, bám lại và tiếp tục sinh sôi nẩy nở (quá tŕnh này gọi là “di căn”). Các ung thư chèn ép hoặc di căn vào các cơ quan giữ chức năng sống của cơ thể như năo, phổi, gan, thận… bệnh nhân sẽ tử vong.![]()
Ngày nay, người ta đă biết rằng sự phát triển b́nh thường của tế bào trong cơ thể được kiểm soát bằng ba nhóm gien:
[*]Nhóm gien sinh trưởng (oncogenes) chịu trách nhiệm về sự phát triển và biệt hóa của tế bào. Nếu nhóm gien này bị tổn thương (biến dị), nó hoạt động không theo đúng quy luật và sẽ khiến các tế bào phân chia liên tục và phát triển một cách không kiểm soát được.
[*]Nhóm gien ****** (oncogene supressors): Chịu trách nhiệm ****** gien sinh trưởng, không cho các tế bào tham gia tùy tiện vào chu kỳ sinh trưởng. Nếu gien này bị mất hoặc bị tổn thương, các gien sinh trưởng bị mất kiểm soát và hoạt động một cách bất thường khiến cho các tế bào sẽ sinh sản bất b́nh thường.
[*]Nhóm gien sửa chữa: Là nhóm gen chịu trách nhiệm điều chỉnh những sai sót trong hoạt động của hai loại gien trên. Nếu loại gen này bị tổn thương th́ những biến dị của hai loại gen trên sẽ không được khắc phục và sẽ dẫn đến sự sinh trưởng bất b́nh thường của tế bào.
Vợ tôi mắc một căn bệnh nan y: Ung thư phổi. Và ở tuổi 28! Bác sỹ nói trường hợp mắc bệnh ở tuổi này rất hiếm. Chỉ có thể quy về cho số phận...
Tôi biết được chính xác về bệnh tật của vợ tôi mới được khoảng hơn 1 tháng rưỡi trước đây, khoảng mồng 9 Tết Ất Dậu, 2005. Mới một tháng rưỡi, mà đối với tôi, là một khoảng thời gian dài bất tận. Dĩ nhiên là tôi có choáng váng khi nghe tin. Nhưng chỉ là một thoáng thôi. Còn lập tức sau khi biết tin, tôi biết mình bắt đầu phải vào một cuộc chiến mới. Có thể nói là cuộc chiến hoàn toàn không cân sức. Tôi không phải là bác sỹ. Và kể tôi có là bác sỹ đi nữa, thì căn bệnh này nói chung vẫn là vô vọng.
Vậy nhưng tôi đă bắt đầu chiến đấu. Tôi vẫn đang chiến đấu và sẽ còn chiến đấu tiếp. Sát Tết, tôi đưa vợ tôi về. Bác sỹ hẹn ra Tết nhập viện lại, nhưng vợ chồng tôi quyết định tự điều trị tại nhà. Vợ tôi thì chưa biết chuyện, nhưng quá sợ bệnh viện rồi. Đành phải nói dối thôi. Và riêng ở đây, chắc mọi người không ai cho rằng nói dối là tội lỗi nữa. Tôi thì biết nhập viện nữa cũng vô ích, nên quyết định sẽ tự mình xoay sở.
Chưa biết tôi có thể cứu được vợ hay không? Chưa biết số phận sẽ còn thử thách chúng tôi đến đâu đi nữa... Nhưng chắc chắn tôi sẽ không thể đầu hàng một cách đơn giản. Bác sỹ tiên lượng vợ tôi chỉ còn sống được chừng 3 đến 6 tháng nữa. Kể cả áp dụng các phương pháp "tiên tiến" như xạ trị cũng chỉ có thể kéo dài cuộc sống của vợ tôi ra chừng tổng cộng 1 năm. Hóa trị thì không áp dụng được cho trường hợp của vợ tôi. Mổ cũng không được. Không ai dám nhận vì khối u của vợ tôi nắm sát cuống tim. Tóm lại là nền y học tiên tiến của chúng ta tuyên bố bất lực trong trường hợp này! Tôi không trách các bác sỹ. Họ không phải là thánh thần. Những gì họ làm được cho nhân loại đã là những thành quả vĩ đại. Chắc chắn cũng có những việc họ chưa làm được...
Chỉ mới một tháng rưỡi, tôi đă kịp đọc, thu thập khá nhiều thông tin về căn bệnh ung thư quái ác này. Tôi đă kịp đặt mua một số thuốc đặc trị (Paw Paw, Escozul, một số thuốc đông y, vv...) và hy vọng rằng vợ tôi đang có những dấu hiệu tiến triển tốt. Và tôi quyết định sẽ chia sẻ với mọi người câu chuyện của vợ chồng tôi, chia sẻ với mọi người những gì tôi biết về căn bệnh này.
Biết đâu, bạn cũng đang ở hoàn cảnh tương tự như tôi? Biết đâu bạn cũng đang đau khổ khi phải nhìn người thân của mình đau đớn vật vã, giống như tôi đã, và đang đau khổ? Nếu vậy, tôi mong rằng những thông tin tôi viết ở đây sẽ mang lại cho bạn một số kiến thức cơ bản. Hy vọng rằng bạn sẽ được chia sẻ nỗi đau, và bạn sẽ bình tĩnh hơn để đối mặt với thử thách. Và quan trọng nhất, tôi mong có thể mang lại cho bạn một tia hy vọng nào đó. Vì có lẽ, tôi vẫn sống và chiến đấu được đến tận giờ, chỉ vì tôi chưa bao giờ mất hết hy vọng. Và bởi vì...
Không ai tin Nguyễn Mạnh Quỳnh (111 Mã Mây, Hà Nội) có thể sống khi biết anh bị ung thư, phải cắt bỏ toàn bộ dạ dày. Nhưng đến nay, qua 12 năm, anh vẫn khỏe, lại có thêm một người con.
Năm 1995, ở tuổi ngoài 30, anh Quỳnh thấy đau lâm râm ở bụng, uống thuốc không khỏi. Vào Bệnh viện 108 khám, chụp X-quang, anh được chẩn đoán có khối u bằng quả mơ trong dạ dày, và đó là u ác. Bốn ngày sau đó, anh được mổ cắt toàn bộ dạ dày.
Sau phẫu thuật, sức khỏe Nguyễn Mạnh Quỳnh sa sút nghiêm trọng, chỉ nặng 39 kg. Nửa năm sau đó, anh đau trở lại, nhập viện để phẫu thuật lần hai. Chị Nguyễn Thị Minh, vợ anh, cho biết ai cũng nghĩ anh không sống thêm được bao nhiêu ngày nữa. Bạn bè, anh em đến bệnh viện để thăm lần cuối, bảo "chẳng lúc nào anh nằm viện, thấy lạ nên chụp ảnh chơi", thực ra để ghi lại kỷ niệm lần cuối gặp Quỳnh.
Đó là khoảng thời gian đau đớn đối với chị Minh. Nghĩ đến việc một ngày không xa, chồng sẽ rời bỏ mình, bỏ lại đứa con 2 tuổi, người phụ nữ trẻ đẹp này chỉ biết ra bờ hồ Hoàn Kiếm ngồi khóc. Quỳnh ra viện, nhưng chị Minh và nhiều người khác vẫn hoài nghi về sự sống của anh.
Thời gian trôi đi, sức khỏe của anh ngày một tốt lên. Đến năm 1997, vợ chồng anh sinh thêm một cháu gái. "Có bệnh hiểm nghèo lại sinh được con, không thể tin nổi!" - nhiều người đã ngỡ ngàng thốt lên.
Anh Quỳnh lý giải rất đơn giản: "Chẳng bao giờ tôi nghĩ rằng tôi sẽ chết. Ngày ngày tôi vẫn uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bệnh viện, vẫn làm việc đều đặn tùy theo sức khỏe của mình. Không nghĩ đến cái chết nên mình cứ sống khỏe rồi quên luôn mình có bệnh".
Ngày ngày, anh Quỳnh vẫn đưa đón hai con đến trường, giúp vợ bán hàng. Chị Minh cho biết, anh có thể một mình khuân các chậu cây cảnh từ sân lên các tầng, việc mà không phải ai cũng làm được.
Về bí quyết chiến thắng bệnh ung thư, anh Quỳnh nói: "Đừng bao giờ nghĩ tiêu cực, hãy cứ suy nghĩ bình thường là có bệnh thì chữa, có sức thì lao động, nhưng phải phù hợp với sức mình".
Ung thư là bệnh lý ác tính của tê bào, khi bị kích thích của các tác nhàn sinh ung thu, tê bào tràng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức kháng tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể. Ða so bệnh ung thu hình thành các khối u. Khác với các khói u lành tính chỉ phát triển tại chỗ thường rất chậm, có vó bọc xung quanh, các khói u ác tính (ung thư) xâm lấn vào các tố chức lành xung quanh giống như hình ''con cua'' vòi các càng cua bám vào các tố chức lành trong cơ thề HOCIC giống như rể cành lan trong đất. Các tế bào của khối u ác tính có khả nàng di càn tói các hạch bạch huyết hoác các tạng ở xa hình thành các khói u mới và cuối cùng dẫn tói tủ vong. Ung thư là bệnh có biểu hiện mạn tính, có quá trình phát sinh và phát triển lâu dài qua từng giai đoạn. Trừ một số nhỏ ung thư có trẻ em có thé do đột biến gien từ lúc bào thai, còn phăn lớn các ung thư đâu có giai đoạn tiềm tàng lâu dài, có khi hàng chục năm không có dấu hiệu gì trước khi phát hiện thày dưới dạng các khối u Lúc này khối u sẽ phát triển nhanh và mói có các triệu chứng của bệnh. Triệu chứng đau thương chi xuất hiện khi bệnh ỏ giai đoạn cuối. Ung thư không phải là một bệnh, người ta biết được có đến hơn 200 loại ung thu khác nhau trên co thể nguôi. Những loại ung thư này tuy có những đặc điểm giống nhau vê bán chát nhưng chung có nhiêu điểm khác nhau