Sử NỘI CHIẾN ĐÀ LÔI GIA

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cuộc nội chiến Đà Lôi gia trong lịch sử Mông Cổ là cuộc nội chiến diễn ra giữa 2 anh em trong gia tộc của Đà Lôi (Tolui) – con út của Thành Cát Tư Hãn là tứ vương gia Hốt Tất Liệt (Kublai) và con út của Đà Lôi là thất vương gia Ariq Boke (A Lý Bất Ca) trong quãng thời gian 1260 -1264 với phần thắng chung cuộc nghiêng về Hốt Tất Liệt cũng như sự hình thành nên đế quốc Đại Nguyên sau đó.
Bột Nhi Chỉ Cân Đà Lôi (1191 -1232) là con thứ tư và con út của Thiết Mộc Chân Temujin.
Trong khi các anh mình là Jochi (Truật Xích), Chagatai (Sát Hợp Đài) và Ogedei (Oa Khoát đài) từ sớm đã theo cha lăn lộn trong các cuộc chiến với các bộ lạc Mông Cổ trong công cuộc thống nhất thảo nguyên thì Đà Lôi vì là đứa nhỏ nhất nên hầu như không được theo cha anh ra chiến trường thảo nguyên.
Tuy vậy, tài năng quân sự của Đà Lôi sau này lại được thể hiện trong chiến dịch bình ổn Hoa Thích Tử Mô cũng như là chiến dịch phạt Kim sau này của Mông Cổ.
Năm 1203, Đà Lôi được cha cho hỏi cưới cháu gái của Vương hãn Thoát Lý tộc Khắc Liệt (Kerait) là Toa Lỗ Hòa Thiếp Ni (Sorghaghtani Beki) nhằm để gia tăng thêm tình hữu nghị cũng như sự liên kết chặt chẽ giữa 2 bộ tộc Mông Cổ và Khắc Liệt.
Tuy rằng, Khắc Liệt sau đó trở giáo tiến đánh Mông cổ để rồi bị Mông Cổ diệt nhưng những công lao của người bảo trợ kiêm bằng hữu của cha Thiết Mộc Chân là Thoát Lý bộ Khắc Liệt trong công cuộc thống nhất thảo nguyên nên dù bị tiêu diệt nhưng những thành viên thuộc gia tộc Thoát Lý vẫn được ưu ái hậu đãi.
Từ cuộc hôn nhân với vị công chúa Cảnh giáo (Đạo Cơ đốc Nestoria – Cơ đốc giáo phương Đông) mà Đà Lôi sau này có được 7 -11 người con.
4 trong số này sau này đã thành danh trong lịch sử thế giới là cậu cả Mông Ca (Mongke) làm Hãn Mông Cổ (1251-1259), lão tứ Hốt Tất Liệt, lão lục Húc Liệt Ngột (Hulagu) của hãn quốc Y Nhi và em út Ariq Boke.
Về phần mình thì Đà Lôi được Thành Cát Tư Hãn đánh giá là tuy hơi quá thận trọng nhưng có tài làm tướng và chỉ huy quân ngũ.
Nhưng điều đó thì lại không đủ tố chất để có thể kế thừa hãn vị trong khi anh trai thứ 3 của Tolui là Ogedei lại được chọn do có tố chất và khả năng chính trị hơn là 2 ông anh hay thích cà khịa nhau của mình là Jochi và Chagatai.
Sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời năm 1227 ,Đà Lôi, theo phong tục con út được quyền thừa kế của cải của gia đình, đã được cử làm giám quốc cũng như cai quản phần phong địa tại quê hương Mông Cổ cho tới khi tuân theo di chiếu của cha là tổ chức hội nghị Kurultai (Hốt Lý Lặc Đài) để tôn lập Ogedei lên hãn vị năm 1229.
Sau khi anh 3 lên làm hãn thì Đà Lôi được cử làm tướng chỉ huy chiến dịch phạt Kim cho tới khi mất vào năm 1232.
Về cái chết của Đà Lôi thì theo Mật sử Mông Cổ thì vào năm ấy, Ogedei bị bệnh nặng. Các pháp sư Tát Mãn đã phán rằng bệnh của Ogedei là do bị các linh hồn nước và đất của Trung Quốc làm hại để trả đũa việc quân Mông Cổ tàn phá Trung Nguyên.
Cách duy nhất , theo các pháp sư là hiến tế mạng 1 người trong gia đình để làm các linh hồn nguôi giận thay cho hiến sinh động vật vốn chỉ làm các linh hồn hành bệnh của Ogedei nặng thêm.
Tolui trước tình hình này đã tự nguyện hi sinh bản thân bằng cách uống rượu độc (rượu đã bị các Tát Mãn bỏ bùa) để cứu anh trai .
Tuy nhiên, theo nguồn sử gia Ba Tư thì Tolui mất là do uống rượu quá nhiều.
Cho dù thế nào thì việc hi sinh tính mạng của Tolui đã kéo dài tính mạng của Ogedei thêm được 9 năm.
Trong quãng thời gian sau khi Tolui qua đời thì Đà Lôi gia với vị thế là út tử kế thừa di sản của cha qua các thời kỳ giám quốc của vợ Ogedei là Toregene (Thoát Liệt Ca Na), thời kỳ cai trị của con Ogedei là Kuyuk (Quý Do khả hãn) và thời kỳ giám quốc của vợ Kuyuk là Oghul Qaimish (Hải Mê Thất) để trở thành 1 trong những gia tộc đế vương có quyền lực nhất của Mông Cổ.
Sau khi Quý Do mất vào năm 1248, hội nghị Kurultai sau đó đã bầu Mongke lên làm hãn.
Việc này đã chuyển quyền lực về tay nhánh Đà Lôi gia.
Mông Ca sau khi nối ngôi, cùng với việc đàn áp các địch thủ có khả năng tranh giành hãn vị với mình ở bên trong như cháu Ogedei là Shiramun (Thất Liệt Môn) thì không ngừng mở rộng bờ cõi ra bên ngoài, lần lượt diệt Đại Lý, bình Tây Tạng, Nam Tống, nhà Abbasid.
Tại chiến trường Điếu Ngư ở Tứ Xuyên năm 1259, Mông Ca trong lúc đang chiến đấu đã bị trọng thương và qua đời không lâu sau đó.
Việc đột ngột qua đời khi chưa kịp chỉ định người kế vị của Mông Ca đã dẫn đến cuộc nội chiến Đà Lôi gia sau đó.
Trong số những ứng viên có khả năng làm đại hãn thì Hốt Tất Liệt đang chỉ huy quân đội vây đánh và sa lầy tại Ngạc Châu của Nam Tống trong khi Húc Liệt Ngột thì đang bận chinh phục Lưỡng Hà.
Người duy nhất có khả năng lên hãn vị lúc này chính là A Lý Bất Ca, vốn được Mông Ca ưu ái cho trấn thủ trái tim đế quốc Mông Cổ là thành Hòa Lâm (Karakorum) tại miền trung Mông Cổ.
Hầu hết các thân vương của 3 nhà kia gồm Truật Xích gia, Sát Hợp Đài gia và Oa Khoát Đài gia đều đứng về phía A Lý Bất Ca.
Trước tình hình bất lợi trên, Hốt Tất Liệt buộc phải hòa hoãn, tạm ngưng chiến dịch đánh Tống để điều quân mã quay sang xử A Lý Bất Ca.
Nhà Nam Tống vì mong muốn chấm dứt chiến tranh với Mông Cổ nên đã chấp nhận đề nghị giảng hòa cũng như đưa ra đề nghị sẽ tiến cống 200 vạn lạng bạc cũng 200 vạn xấp lụa cho Mông Cổ mỗi năm và cả việc thống nhất về việc biến sông Trường Giang thành biên giới Tống – Mông nhằm tiễn quân Mông Cổ về bắc cho nhanh.
Sau khi rút quân về Bắc, Hốt Tất Liệt đã tổ chức hội nghị Khố Lý Lặc Đài với nhưng người cùng bộ sậu với mình để lên ngôi hãn tại Khai Bình thuộc Nội mông trong khi A Lý Bất Ca thì cũng tổ chức 1 hội nghị Khố Lý Lặc Đài riêng với vây cánh và cũng đăng cơ hãn vị tại Mạc Bắc.
Như vậy là cục diện thảo nguyên Mông Cổ bây giờ bỗng dung tồn tại 1 lúc 2 vị hãn ở hai miền Mạc Bắc và Mạc Nam.
Trong lúc này thì Húc Liệt Ngột đang trên đường về dự đại hội Kurultai song do quân đội dưới quyền bị nhà Mamluke Ai Cập đánh bại tại trận Ain Jalut năm 1260 nên đành phải bỏ dỡ hội nghị và quay lại Trung Đông phục hận.
Nhưng dù vậy thì Húc Liệt Ngột vẫn ủng hộ Hốt Tất Liệt bên cạnh 1 vị thân vương bên nhà Oa Khoát Đài đang cai quản lãnh thổ cũ của Tây Hạ là Kadan (Hợp Đan) trong khi đồng minh của A Lý Bất Ca thì gồm cả hãn Biệt Nhân Ca (Berke) của Kim Trướng hãn quốc, hãn Alghu (Ái Lỗ Hốt) của Sát Hợp Đài.
Tuy vậy Húc Liệt Ngột sau đó vướng vào cuộc chiến với Biệt Nhân Ca khi bên Kim Trướng hãn quốc cho rằng cuộc chiến của Húc Liệt Ngột với các quốc gia Hồi Giáo mà đầu bảng là nhà Mamluke đang dần bóp chết 1 trong những nguồn tài chính lớn của bên Kim Trướng vốn có từ việc mua bán nô lệ.
Tuy là Biệt Nhân Ca ban đầu do dự vì ngại việc người Mông Cổ mà lại tương tàn nhau song do sức ép vì tài chính nên cuối cùng đành phải tham chiến chống Húc Liệt Ngột.
Dù đang đối đầu nhau song cả Mạc Bắc lẫn lẫn Mạc Nam đều có động thái chi viện đồng minh phía tây của mình: A Bát Hạ (Abaqa) được Hốt Tất Liệt phái đi đánh hãn quốc Kim Trướng trong khi 1 thân vương bên Khâm Sát ( Kim Trướng) hãn quốc là Nogai theo lệnh của A Lý Bất Ca tràn xuống đánh Y Nhi hãn quốc.
2 cuộc tấn công lẫn nhau ở phía tây đều bị thất bại với thương vong trầm trọng ở cả 2 phía.
Tuy vậy thì , Hulagu sau đó còn thê thảm hơn khi dẫn quân bắc tiến song bị Berke phục kích đánh tan tại trận sông Terek năm 1262 buộc Hốt Tất Liệt phải tăng phái 3 vạn thanh niên trẻ Mông Cổ sang để hỗ trợ cậu em trai ổn định tình hình.
Trở lại với tình hình chiến sự miền đông thì lại khác
Địa bàn Mạc Nam mà Hốt Tất Liệt chiếm giữ thì rất màu mỡ song lại là đất cũ Kim, Tống, Cao Ly nên bách tính đa phần Hán nhân trong khi địa bàn của A Lý Bất Ca lại là vùng thảo nguyên bán khô hạn của Mạc Bắc vốn phụ thuộc vào việc nhập khẩu cũng như tiếp nhận các nguồn tiếp tế từ các vùng phụ cận nếu muốn đánh nhau lâu dài.
Trước tình hình này thì Hốt Tất Liệt buộc phải dùng Hán pháp như hứa miễn giảm thuế, tổ chức chính quyền theo mô hình của người Hán cũng như tự đặt niên hiệu theo kiểu của người Hán là Trung Thống hòng giành cảm tình cũng như sự ủng hộ của người Hán đối với cuộc chiến. Và Hốt Tất Liệt đã đạt được điều đó.
Tuy là các chính sách của Hốt Tất Liệt đã thuyết phục được người Hán bán mạng cho Mông Cổ song nó lại không thuyết phục được Nam Tống.
Nam Tống nhân khi Hốt Tất Liệt đang vướng bận cuộc chiến phía bắc đã xua quân lên giành lại các vùng đất đã mất vào tay người Mông.
Trước tình hình có địch ở cả trước mặt lẫn sau lưng thì Hốt Tất Liệt đã cử Hác Kính đi sứ Tống để thương lượng hòa bình song lại bị người Tống bắt giam những 10 năm.
Tại chiến trường miền bắc, cùng với việc kiểm soát được 3 trong 4 con đường tiếp vận tới Hòa Lâm cũng như được đồng minh là thân vương Kadan trấn giữ lãnh thổ Tây Hạ cũ nói riêng cũng như miền Cam Túc nói chung trước Sát Hợp đài hãn quốc ở phía tây, Hốt Tất Liệt đã tiến binh tới Hòa Lâm vào năm 1260.
Trước tình hình này, A Lý Bất Ca buộc phải lui khỏi Hòa Lâm và rút về trấn giữ con đường tiếp vận nhu yếu phẩm cho Hòa Lâm còn lại ở vùng thung lung sông Yenisei tại phía Tây bắc Mông cổ.
Dù muốn giải quyết đối thủ song mùa đông khắc nghiệt năm 1260 đã buộc quân đội Mạc Nam lẫn Mạc Bắc phải hạ trại hưu chiến tới tận mùa xuân năm sau.
Hốt Tất Liệt cũng không quên cũng cố thành Yên Kinh cũng như miền biên giới phía bắc Trung Quốc khỏi những cánh quân mà A Lý Bất Ca phái sang.
Trong khi đó thì Kadan tại miền Cam Túc cũng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ, che sườn hậu phương của Hốt Tất Liệt khi đánh bại và xử tử thuộc hạ Alandar (A Lan Đáp Nhi) của Ariq Boke vốn được phái tới để trấn giữ và bảo vệ con đường thương mại kiêm tiếp vận quan trọng tại Trung Á của A Lý Bất Ca .
Trong khi đó thì 1 thuộc cấp khác của Hốt Tất Liệt là Lian Xixian cũng liên tiếp thắng lợi khi đánh bại thuộc hạ Lưu Thái Bình của A Lý Bất Ca tại tây bắc Trung quốc và cướp đoạt được 1 số lượng lớn vật tư quân nhu mà họ Lưu định tiếp tế cho A Lý Bất Ca cũng như tái chiếm được các thành trấn tại Lương Châu từ tay các lực lượng ủng hộ A Lý Bất Ca.
Lian Xixian cũng tăng cường phòng thủ Tứ Xuyên trước nguy cơ bị quân của Mạc Bắc tấn công bọc hậu.
Trước những thắng lợi này, Hốt Tất Liệt đã trọng thưởng 300 cuộn lụa và 300 lạng bạc cho Hợp Đan và thăng cho Lian Xixian làm Hữu thừa.
Cho tới lúc này thì đồng minh và người ủng hộ của A Lý Bất Ca chỉ còn có A Lỗ Hốt của Sát Hợp Đài.
Tất nhiên, Hốt Tất Liệt cũng cài người bên mình là Abishkha vào để giành hãn vị Sát Hợp Đài song cuối cùng người này cũng bị A Lỗ Hốt đánh bại và giết chết.
Với việc còn A Lỗ Hốt trong tay thì Sát Hợp Đài hãn quốc trở thành hậu phương tiếp vận cho A Lý Bất Ca. A Lý Bất Ca cũng giao toàn quyền cho A Lỗ Hốt trong việc quản lý nguồn thu từ thuế trong khu vực.
Năm 1261, Hốt Tất Liệt và A Lý Bất Ca bắt đầu giao tranh trực diện tại Shimultai với phần thắng nghiêng về phía Hốt Tất Liệt.
Dù bị thua và phải rút lui song 10 ngày sau trận Shimultai, A Lý Bất Ca lại rục rịch quay lại và tấn công vào 1 phần nhỏ quân đội của Hốt Tất Liệt tại dãy núi hưng An thuộc Nội Mông.
Nhưng dù vậy thì cuộc tấn công này bị rơi vào thế bế tắc. Và tới thời điểm này thì hầu hết Mông Cổ đều rơi vào tay Hốt Tất Liệt.
Việc mất gần như toàn bộ Mông Cổ về tay Hốt Tất Liệt đã ảnh hưởng đến con đường tiếp vận cho A Lý Bất Ca tại thung lung sông Yenisei khiến lực lượng A Lý Bất Ca bị suy yếu.
Tình thế này buộc A Lý Bất Ca quay sang yêu cầu sự trợ giúp từ A Lỗ Hốt của Sát Hợp Đài song do A Lý Bất Ca đòi A Lỗ Hốt chia phần từ khoản tiền thuế thu được nên sứ giả của A Lý Bất Ca đã bị A Lỗ Hốt hành quyết.
A Lỗ Hốt sau đó đã nhảy sang phe Hốt Tất Liệt
Năm 1262, được sự giật dây của Nam Tống, tướng Lý Đàn của Mông Cổ tại Kinh Đông đã tiến hành nổi dậy chống lại Hốt Tất Liệt.
Cuộc nổi dậy tại hậu phương này đã khiến Hốt Tất Liệt rời khỏi cuộc truy kích A Lý Bất Ca mà về lại đại bản doanh tại Khai Bình.
Hốt Tất Liệt cũng không quên cử Sử Thiên Trạch và Cáp Tất Xích nam hạ giết Lý Đàn cũng như tiến hành mở lại cuộc chiến với Nam Tống.
Cho tới thời điểm này thì A Lý Bất Ca lại quay sang đánh nhau với cựu đồng minh A Lỗ Hốt sau khi Hốt Tất Liệt rút quân.
A Lỗ Hốt sau đó đã đánh bại 1 thuộc cấp của A Lý Bất Ca là Khara Bukha gần sông Y Lê song lại bị A Lý Bất Ca chiếm mất đại bản doanh tại thành Almaliq khiến A Lỗ Hốt phải rút binh tới các thành thị ốc đảo tại bồn địa Tháp Lý Mộc (Tarim).
Tuy là giật được Almaliq từ tay A Lỗ Hốt song thực lực A Lý Bất Ca tới lúc này đã bị suy yếu nhiều khi chỉ còn lại 1 ít đồng minh sau khi 1 số lớn người ủng hộ đã rời bỏ hoặc chuyển phe.
Nhân cơ hội này, A Lỗ Hốt sau đó đã đánh quật lại sông Y Lê và buộc A Lý Bất Ca phải rút khỏi địa bàn Tân Cương.
Con trai của Mông Ca là Urung Tash cũng rời bỏ A Lý Bất Ca và mang theo ấn tín của cha mình tới đầu quân cho Hốt Tất Liệt.
Nhận thấy mình không còn đủ vật lực và nhân lực để chiến đấu, năm 1264, A Lý Bất Ca đã một mình tới Khai Bình (Thượng Đô) đầu hàng Hốt Tất Liệt.
Còn về phía tây thì tới năm 1265, Húc Liệt Ngột của Y Nhi qua đời và sang năm sau (1266) thì lần lượt Biệt Nhân Ca của Kim Trướng và vài tháng sau là A Lỗ Hốt của Sát Hợp Đài cũng đi đứt nốt
Mặt trận phía tây tới đây thì tạm yên. Và cuộc nội chiến Đà Lôi gia tới đây chính thức kết thúc để nhường chỗ chỗ cho vài cuộc nội chiến khác sau này
A Lý Bất Ca sau đó bị tống giam song dù vậy thì vẫn không bị Hốt Liệt trừng phạt có lẽ là vì thân phận hoàng tộc. Song các thuộc cấp của A Lý Bất Ca lại không được buông tha khi họ bị Hốt Tất Liệt thanh trừng và vì tội đồng lõa với A Lý Bất Ca.
Đến thuộc tướng từng phục vụ dưới trướng Mông Ca là Bolghai (Bột Hợp) cũng bị Hốt Tất Liệt cáo buộc là thông đồng mưu phản với A Lý Bất Ca và bị đem ra xử tử chung với những người đã ủng lập A Lý Bất Ca.
Hốt Tất Liệt cũng đã tổ chức hội nghị Khố Lý Lặc Đài bàn việc nên xử trí A Lý Bất Ca ra sao cũng như tái khẳng định hãn vị.
Nhưng dù cho như vậy thì hầu hết các hãn quốc phía tây như Kim Trướng hay Sát Hợp Đài (trừ Y Nhi) đều không công nhận Hốt Tất Liệt lên ngôi hãn vị 1 cách hợp pháp cho dù sau đó họ vẫn yêu cầu Nguyên đình công nhận hãn vị của họ.
Và sự không công nhận này sau đó đã khiến Hốt Tất Liệt phải kinh qua thêm 2 cuộc nội chiến với 1 cuộc chiến từ năm 1268 tới năm 1301 là đểchống lại thân vương Kaidu (Hải Đô) của Oa Khoát Đài gia sau khi Hải Đô đoạt được hãn vị Sát Hợp Đài từ tay con cháu Sát Hợp Đài và cuộc chiến thứ 2 là vào năm 1287 khi hậu duệ của em trai Thành Cát Tư Hãn Chuyết Nhi Cáp Xích (Jochi Hasar) là Nayan đang cai trị phong địa tại Mãn Châu nổi dậy.
2 cuộc chiến này sau đó đã chính thức khiến một đế quốc mông Cổ rộng lớn, trải từ bờ Thái Bình Dương cho tới tận Biển đen 1 thời chính thức bị tan rã thành 4 hãn quốc độc lập nhau.
Còn về phần mình thì A Lý Bất Ca qua đời 1 cách bí ẩn trong khi đang bị giam cầm vào năm 1266 mà có nhiều người cho rằng nguyên nhân là có thể do bị Hốt Tất Liệt đầu độc.

inbound4319830216375472772.jpg inbound2150136694103151257.jpg inbound2614943726137834590.jpg inbound2563413236404025456.jpg inbound1043199705949740379.jpg

Nguồn: Thang Dang Thanh
 
Top Bottom