H
hvtp
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Nỗi buồn của một học sinh giỏi Văn toàn miền
Đọc những bài văn được coi là hay của các kỳ thi (đạt điểm 10), tôi thấy buồn quá. Một bài được ca ngợi trên mạng cũng chỉ là văn mẫu, chả có dòng nào là của em học sinh ấy. (Nguyễn Sơn Trang)
Đọc các bài viết này, tôi rất buồn vì thực trạng dạy Văn học hiện nay. Điều này đã được đề cập đến rất nhiều nhưng sự bức xúc của học sinh và phụ huynh vẫn không hề được giảm bớt.
Tôi vốn là dân chuyên văn và từng ở đội tuyển học sinh giỏi Văn toàn miền Bắc. Nhớ lại ngày xưa đi học, thầy cô giáo chỉ giảng và dạy kỹ năng phân tích, bình luận tác phẩm văn học, không thấy có bài văn mẫu để học thuộc.
Nhưng, kể cả học sinh kém văn nhất cũng viết được các câu đúng ngữ pháp và gần như không sai chính tả trầm trọng như hiện nay. Còn học sinh giỏi thì khỏi nói, thả sức sáng tạo và phát biểu cảm xúc của mình.
Đọc những bài văn được coi là hay của các kỳ thi (đạt điểm 10), tôi thấy buồn quá. Một bài được ca ngợi trên mạng cũng chỉ là văn mẫu, chả có dòng nào là của em học sinh ấy. Trong khi đó, thế hệ chúng tôi viết thật sự hay hơn nhiều và hoàn toàn là suy nghĩ của chính mình, vậy mà cao nhất cũng chỉ được 8 điểm (ngày xưa không có điểm 10 văn, đó là điểm của thầy cô, của các nhà văn).
Có lần con tôi hỏi: "Học Văn giỏi là học như thế nào?" Tôi trả lời: "Học Văn giỏi là không bao giờ 'học bài'". Trả lời như vậy có thể bị đánh giá là phản giáo dục, nhưng không phải vậy.
Tôi hướng dẫn con tôi: khi thầy cô giảng bài, con chăm chú lắng nghe để học kỹ năng phân tích, bình luận một tác phẩm, con không nên học thuộc văn mẫu vì như vậy khi viết sẽ bị ảnh hưởng và dùng những gì có trong văn mẫu chính là đạo văn.
Cháu nghe mẹ làm theo và cuối cùng điểm rất thấp (mặc dù tôi thấy bài của cháu hoàn toàn xứng đáng được điểm cao hơn). Cháu bảo: "Con chia tay cách học của mẹ, vì học như vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập". Sau đó dù tôi có giải thích thế nào cháu vẫn theo cách học hiện nay.
Hiện nay, cháu chuẩn bị thi vào lớp 10. Nhà tôi ngổn ngang tài liệu photocopy các bài phân tích tác phẩm của các lò luyện thi và cháu dồn hết tâm sức để học thuộc tất cả những tài kiệu ấy.
Khi cháu nhờ tôi trình bày thử một đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu để nói về tính cách của một nhân vật. Sau khi đọc xong những gì tôi viết, cháu nói: "Mẹ viết tuy hay, nhưng chưa đủ ý. Con viết không hay nhưng đủ ý. Mà bây giờ đủ ý mới đạt điểm tối đa".
Đọc lại tác phẩm trong sách Ngữ văn, tôi thấy mình đã nêu đủ các tình tiết mà câu hỏi yêu cầu (chỉ không đúng với những gì cô giáo của cháu hướng dẫn) nhưng theo hướng dẫn của cô thì cách viết đó không phải là nghị luận.
Lại nữa, những dạng bài phát biểu cảm xúc về một câu thơ, câu văn... cũng rất lạ. Hôm cháu thi thử, bài làm của cháu phân tích đủ ý và cô đọng, tóm lại là viết khá tốt. Nhưng, cháu không được điểm tối đa của câu hỏi ấy. Lý do cô đưa ra: "Đã là cảm xúc thì phải viết càng dài càng tốt, ít nhất phải một trang, phải dài để tạo ấn tượng với người chấm về độ dài, thế mới được điểm tối đa..."
Có mỗi một câu thơ nhỏ, các cháu đâu phải là nhà phê bình văn học, nếu viết thêm nữa sẽ không còn gì để viết. Chẳng lẽ các cháu phải viết lan man để tạo ấn tượng về "độ dài"?
Đã nhiều lần tôi tự hỏi: Văn học và học văn bây giờ khác xưa sao? Tôi đang ở cơ quan, quá bức xúc với cách dạy văn hiện nay nên xin có một vài ý kiến nhỏ
Nguyễn Sơn Trang
Đọc những bài văn được coi là hay của các kỳ thi (đạt điểm 10), tôi thấy buồn quá. Một bài được ca ngợi trên mạng cũng chỉ là văn mẫu, chả có dòng nào là của em học sinh ấy. (Nguyễn Sơn Trang)
Đọc các bài viết này, tôi rất buồn vì thực trạng dạy Văn học hiện nay. Điều này đã được đề cập đến rất nhiều nhưng sự bức xúc của học sinh và phụ huynh vẫn không hề được giảm bớt.
Tôi vốn là dân chuyên văn và từng ở đội tuyển học sinh giỏi Văn toàn miền Bắc. Nhớ lại ngày xưa đi học, thầy cô giáo chỉ giảng và dạy kỹ năng phân tích, bình luận tác phẩm văn học, không thấy có bài văn mẫu để học thuộc.
Nhưng, kể cả học sinh kém văn nhất cũng viết được các câu đúng ngữ pháp và gần như không sai chính tả trầm trọng như hiện nay. Còn học sinh giỏi thì khỏi nói, thả sức sáng tạo và phát biểu cảm xúc của mình.
Đọc những bài văn được coi là hay của các kỳ thi (đạt điểm 10), tôi thấy buồn quá. Một bài được ca ngợi trên mạng cũng chỉ là văn mẫu, chả có dòng nào là của em học sinh ấy. Trong khi đó, thế hệ chúng tôi viết thật sự hay hơn nhiều và hoàn toàn là suy nghĩ của chính mình, vậy mà cao nhất cũng chỉ được 8 điểm (ngày xưa không có điểm 10 văn, đó là điểm của thầy cô, của các nhà văn).
Có lần con tôi hỏi: "Học Văn giỏi là học như thế nào?" Tôi trả lời: "Học Văn giỏi là không bao giờ 'học bài'". Trả lời như vậy có thể bị đánh giá là phản giáo dục, nhưng không phải vậy.
Tôi hướng dẫn con tôi: khi thầy cô giảng bài, con chăm chú lắng nghe để học kỹ năng phân tích, bình luận một tác phẩm, con không nên học thuộc văn mẫu vì như vậy khi viết sẽ bị ảnh hưởng và dùng những gì có trong văn mẫu chính là đạo văn.
Cháu nghe mẹ làm theo và cuối cùng điểm rất thấp (mặc dù tôi thấy bài của cháu hoàn toàn xứng đáng được điểm cao hơn). Cháu bảo: "Con chia tay cách học của mẹ, vì học như vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập". Sau đó dù tôi có giải thích thế nào cháu vẫn theo cách học hiện nay.
Hiện nay, cháu chuẩn bị thi vào lớp 10. Nhà tôi ngổn ngang tài liệu photocopy các bài phân tích tác phẩm của các lò luyện thi và cháu dồn hết tâm sức để học thuộc tất cả những tài kiệu ấy.
Khi cháu nhờ tôi trình bày thử một đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu để nói về tính cách của một nhân vật. Sau khi đọc xong những gì tôi viết, cháu nói: "Mẹ viết tuy hay, nhưng chưa đủ ý. Con viết không hay nhưng đủ ý. Mà bây giờ đủ ý mới đạt điểm tối đa".
Đọc lại tác phẩm trong sách Ngữ văn, tôi thấy mình đã nêu đủ các tình tiết mà câu hỏi yêu cầu (chỉ không đúng với những gì cô giáo của cháu hướng dẫn) nhưng theo hướng dẫn của cô thì cách viết đó không phải là nghị luận.
Lại nữa, những dạng bài phát biểu cảm xúc về một câu thơ, câu văn... cũng rất lạ. Hôm cháu thi thử, bài làm của cháu phân tích đủ ý và cô đọng, tóm lại là viết khá tốt. Nhưng, cháu không được điểm tối đa của câu hỏi ấy. Lý do cô đưa ra: "Đã là cảm xúc thì phải viết càng dài càng tốt, ít nhất phải một trang, phải dài để tạo ấn tượng với người chấm về độ dài, thế mới được điểm tối đa..."
Có mỗi một câu thơ nhỏ, các cháu đâu phải là nhà phê bình văn học, nếu viết thêm nữa sẽ không còn gì để viết. Chẳng lẽ các cháu phải viết lan man để tạo ấn tượng về "độ dài"?
Đã nhiều lần tôi tự hỏi: Văn học và học văn bây giờ khác xưa sao? Tôi đang ở cơ quan, quá bức xúc với cách dạy văn hiện nay nên xin có một vài ý kiến nhỏ
Nguyễn Sơn Trang