- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Bài này được tác giả Thái Minh Quân rút từ nhiều tài liệu khác nhau (xem ở cuối bài), phục vụ cho việc học bài 16, bài 18 đến 23 của lịch sử 9, từ bài 13 đến bài 18 của lịch sử 12. Quý vị đón xem:
Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp. Trong tác phẩm Nguyễn Ái Quốc tại Pari (1917-1923), Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1989. Thu Trang đã đưa ra kết luận “Nguyễn Ái Quốc đến Pari đúng vào lúc Hội An Nam yêu nước ra đời. Nghĩa là vào cuối năm 1916 đầu năm 1917, chắc hẳn đây không phải là một trường hợp ngẫu nhiên. Chúng ta được biết Phan Văn Trường thường qua lại nước Anh vào khoảng năm 1913-1914. Năm 1914 khi hai nhà chí sĩ họ Phan bị bắt, thì chắc chắn là Nguyễn Ái Quốc chưa sang Pari vào khoảng này được, phải đợi đến năm 1916 hoặc đầu năm 1917” (xem cuốn sách trên, tr.36).
Đầu năm 1918, Lúc mới đến Pari, anh sống ẩn dật trong một căn phòng nhỏ ở đường Saron (Charonne).
Cuộc sống của Nguyễn Tất Thành hết sức khó khăn, trong những ngày đầu anh không ra ngoài đường để tránh sự kiểm soát của lính sen đầm. Tại Pari, phải sống trong mùa đông giá lạnh, nhưng Nguyễn nhận được sự đùm bọc giúp đỡ của người bạn Tuynidi (Tunisie), tên là Moktar. Cũng nhờ sự giúp đỡ của chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh và luật sư Phan Văn Trường (những năm sau đó), Nguyễn Tất Thành đã cố gắng học tiếng Pháp, đọc sách báo để hiểu thêm về nước Pháp
Cuối năm 1918, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đoàn Thanh niên xã hội Pháp và đến đầu năm 1919, Người tham gia Đảng Xã hội Pháp, "chỉ vì đây là tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực nước tôi, là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại cách mạng Pháp: Tự do - Bình đẳng - Bác ái".
Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxây. Bản yêu sách cũng được công bố trên các tờ báo L’Humanité (Nhân đạo) và Journal du Peuple (Nhật báo dân chúng) của Đảng Xã hội Pháp. Bản yêu sách đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Nội dung gồm 8 điểm:
- Ân xá cho tất cả chính trị phạm người bản xứ.
- Cải cách pháp luật ở Đông Dương để người bản xứ được đảm bảo về luật pháp như người châu Âu. Bãi bỏ tất cả toà án đặc biệt.
- Tự do báo chí và ngôn luận;
- Tự do lập hội và hội họp;
- Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;
- Tự do được lập trường học trong các tỉnh để dạy kỹ thuật và nghề nghiệp cần thiết cho dân bản xứ;
- Thay thế chế độ sắc lệnh bằng các đạo luật;
- Bầu đại diện thường trực người bản xứ làm việc bên cạnh Quốc hội Pháp để thông báo những nguyện vọng của nhân dân.
Nhận xét về văn kiện này, Bộ Nội vụ Pháp khẳng định: “Qua các cuộc điều tra về sự tuyên truyền trong các giới Việt Nam ở Pari ủng hộ bản yêu sách của nhân dân Việt Nam có thể rút ra kết luận rằng hiện nay, linh hồn của phong trào đó chính là Nguyễn Ái Quốc". Sự kiện này đã gây một tiếng vang lớn, là dấu hiệu của một bước chuyển biến lịch sử của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam từ nay gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc.
Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin: Từ ngày 16 và ngày 17-7-1920, liên tiếp trong hai số liền Báo Nhân đạo (L’Humanité) đăng toàn văn Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin dưới tiêu đề lớn là Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Sau khi đọc bản Luận cương, Nguyễn Ái Quốc đã sung sướng thốt lên: "Trong Luận cương ấy có những chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính. Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!” Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba".
Trong Luận cương, Lenin phê phán mạnh mẽ các luận điểm sai lầm của những người cầm đầu Quốc tế thứ hai về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa; nhấn mạnh nhiệm vụ của các Đảng Cộng sản là phải giúp đỡ thực sự phong trào cách mạng của các nước thuộc địa, phụ thuộc, nhấn mạnh sự đoàn kết giữa giai cấp vô sản các nước tư bản với quần chúng cần lao của tất cả các dân tộc để chống kẻ thù chung là đế quốc và phong kiến. Bằng cách luận giải ngắn gọn, Lênin đã làm sáng tỏ những quan điểm cơ bản của Quốc tế Cộng sản đối với phong trào giải phóng dân tộc, làm sáng rõ hướng đi và biện pháp quan trọng nhất là đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc ở thuộc địa giành thắng lợi hoàn toàn.
Ngày 26/12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp: Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua (Tours, Pháp) từ ngày 25 đến 30-12-1920. Trong Đại hội, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đọc tham luận tố cáo những tội ác tày trời của thực dân Pháp ở Đông Dương, kêu gọi giai cấp công nhân và những người cách mạng chân chính Pháp cần phải hoạt động một cách thiết thực để ủng hộ cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam và các thuộc địa khác. Bản tham luận của Người được Đại hội nhất trí tán thành và hoan nghênh nhiệt liệt. Cuối cùng, khi biểu quyết tán thành Quốc tế thứ ba hay ở lại Quốc tế thứ hai, cùng với những đại biểu ưu tú của giai cấp công nhân Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã đứng hẳn về Quốc tế thứ ba, bỏ phiếu gia nhập Quốc tế Cộng sản, và Người trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Người là một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Pháp, đồng thời cũng là người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Trong năm 1920, Ngoài việc đứng tên gửi bản yêu sách đến Hội nghị Vécxây, Nguyễn Ái Quốc viết nhiều bài trên các báo L'Humanité (Nhân đạo), Le Populaire (Dân chúng), gặp gỡ, trả lời phỏng vấn nhà báo Mỹ... để khẳng định những nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam được đề cập trong bản yêu sách; tố cáo những chính sách cai trị, ngu dân, những thủ đoạn đàn áp, cướp bóc của thực dân Pháp ở Đông Dương; vạch trần thái độ xấu xa, những luận điệu xuyên tạc tình hình Đông Dương của bọn thực dân; kêu gọi sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân tiến bộ Pháp cho cuộc đấu tranh vì tự do và công lý của nhân dân Đông Dương.
Trong năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gặp gỡ, trao đổi với nhiều nhân sĩ tiến bộ Pháp, với nhiều người Việt Nam tại Pháp, trong đó có những tên tuổi như Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường..., đến nghiên cứu tại Thư viện Xanhtơ Giơnơvievơ, đến trụ sở Báo La Dépêche Coloniale (Tin nhah thuộc địa), Văn phòng Hội liên minh nhân quyền... Nguyễn Ái Quốc còn tích cực tham gia các hoạt động của Đảng Xã hội Pháp, tham dự các cuộc họp Hội phổ biến tin tức ở khu latinh của Uỷ ban Quốc tế thứ ba của Đảng Xã hội Pháp (Ủy ban vận động Đảng gia nhập Quốc tế thứ ba và bảo vệ cách mạng Nga); tham gia quyên tiền trong các phố ở Pari để ủng hộ cách mạng Nga; phân phát truyền đơn của Đảng Xã hội Pháp, kêu gọi nhân dân lao động Pháp lên án sự can thiệp vũ trang của Chính phủ Pháp vào nước Nga, hoan nghênh Cách mạng Tháng Mười Nga.
Cuối tháng 4/1921, Nguyễn Ái Quốc theo học Đại học Phương Đông: Khi Nguyễn Ái Quốc theo học Đại học Phương Đông, nhà trường có 1.025 học sinh thuộc 62 xứ thuộc địa (150 nữ, 895 đảng viên cộng sản, 547 nông dân, khoảng 300 công nhân, còn lại là trí thức), 150 giáo sư dạy các môn (khoa học xã hội, toán, duy vật lịch sử, lịch sử phong trào công nhân, khoa học tự nhiên, lịch sử cách mạng, kinh tế chính trị học), 1 phòng chiếu bóng, 1 thư viện với 47.000 cuốn sách.
Tháng 4/1921, Để đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và kêu gọi ủng hộ cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức nói chung và Đông Dương nói riêng, Nguyễn Ái Quốc viết hai bài báo với nhan đề giống nhau là Đông Dương đăng trong số 14 và số 15 Tạp chí Cộng sản (La Revue Communiste) tháng 4, tháng 5-1921.
Ngày 4/10/1921, Nguyễn Ái Quốc tham dự cuộc họp đầu tiên của Hội Liên hiệp thuộc địa: Dưới ánh sáng của những nghị quyết của Quốc tế Cộng sản và Sơ thảo lần thứ nhất những đề cương về vấn đề dân tộc, vấn đề thuộc địa của Lênin, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà hoạt động cách mạng các nước thuộc địa của Pháp như Angiêri, Marốc, Tuynidi, Mađagátxca... thành lập tại Pari Hội Liên hiệp thuộc địa, đoàn thể của những người dân bản xứ ở tất cả các thuộc địa.
Mục đích của Hội là giải phóng các dân tộc thuộc địa. Hoạt động của Hội là tuyên truyền. Hội ra lời Tuyên ngôn và cho xuất bản tờ Le Peria(Người cùng khổ). Ngày 22-5-1922, Hội được nhà cầm quyền Pháp chính thức thừa nhận như một tổ chức chính trị hoạt động công khai. Phiên họp đầu tiên của Hội diễn ra vào 18 giờ ngày 4-10-1921 tại nhà số 9, phố Valoa. Ngay khi mới thành lập, Hội đã có gần 100 hội viên là những người yêu nước của các dân tộc thuộc địa sống trên đất Pháp, không phân biệt tôn giáo, chính kiến hay chủng tộc. Nguyễn Ái Quốc tham gia Ban Chấp hành và đóng một vai trò quan trọng trong tổ chức và hoạt động của Hội. Tuy chỉ hoạt động được năm năm (1921-1926), nhưng Hội Liên hiệp thuộc địa đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân các nước thuộc địa của Pháp với giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pháp; xây dựng tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân các nước thuộc địa trong một mặt trận chung chống chủ nghĩa đế quốc; thức tỉnh nhân dân các thuộc địa, đào tạo cán bộ cho phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa Pháp và thông qua những hoạt động của Hội, chủ nghĩa Mác - Lênin đã được truyền bá đến các thuộc địa
Từ năm 1921 đến giữa năm 1923, Nguyễn Ái Quốc thường xuyên tham gia các buổi sinh hoạt ở Câu lạc bộ ngoại ô Pari (Pháp). Dự các buổi sinh hoạt này có tất cả các tầng lớp và thảo luận đến tất cả các vấn đề. Trong các buổi sinh hoạt đó, Nguyễn Ái Quốc hầu hết đều phát biểu ý kiến. Đồng chí khéo léo đưa các vấn đề thảo luận sang vấn đề thuộc địa, đặc biệt là vấn đề Việt Nam
Đầu năm 1922, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Ban Nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp và làm chủ bút Báo Le Paria (Người cùng khổ):
Năm 1922, Ban Nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp được thành lập. Ban có nhiệm vụ sưu tầm tài liệu và nghiên cứu các vấn đề thuộc địa giúp Ban Chấp hành Trung ương Đảng định ra những chủ trương công tác thích hợp về mặt lý luận và tuyên truyền... Ban Nghiên cứu thuộc địa gồm có năm tiểu ban theo dõi năm khu vực thuộc địa của Pháp. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc là trưởng tiểu ban nghiên cứu về Đông Dương.
Hội Liên hợp thuộc địa, một hình thức mặt trận có tính chất quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc vừa ra đời đã quyết định xuất bản tờ báo Le Paria làm cơ quan ngôn luận của Hội nhằm tuyên truyền, tổ chức lực lượng cách mạng, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin ở các thuộc địa.
Ngày l-4-1922, Báo Le Paria ra số đầu tiên. Nguyễn Ái Quốc vừa là Chủ nhiệm kiêm chủ bút, vừa là người tuyên truyền, cổ động, phát hành báo. Báo được viết bằng chữ Pháp, tên báo được viết bằng ba thứ chữ: Pháp (Le Paria), Trung Quốc (Lao động báo) và Arập. Trong 4 năm tồn tại, báo xuất bản được 38 số (năm 1922 xuất bản được 9 số, năm 1923: 12 số, năm 1924: 10 số, năm 1925: 6 số, năm 1926: 1 số vào tháng 4-1926). Kỳ hạn của báo có khi ra hằng tháng, có khi nửa tháng và có khi cách nhau 6 tháng. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng thời kỳ mà báo có những tiêu đề khác nhau
Tháng 5/1922, Vào dịp thực dân Pháp đưa vua bù nhìn Khải Định sang dự hội chợ thuộc địa tại Mácxây (Pháp) năm 1922, Nguyễn Ái Quốc viết vở kịchCon rồng tre để vạch trần bộ mặt bán nước, hại dân của vua quan phong kiến phản động làm tay sai cho đế quốc Pháp. Vở kịch kể rằng: "Có những cây tre thân hình quằn quẹo. Những người chơi đồ cổ lấy về đẽo gọt thành con rồng. Nó là một đồ chơi. Là con rồng nhưng thật ra chỉ là một khúc tre. Là một khúc tre, nhưng lại hãnh diện có tên hình dáng con rồng. Tuy vậy nó chỉ là một quái vật vô dụng”.
Vở kịch đã được Câu lạc bộ ngoại ô Pari, nơi Nguyễn Ái Quốc thường xuyên sinh hoạt, dàn dựng và công diễn tại Gacsơ, vùng ngoại ô Pari vào ngày hội hằng năm của Báo L’ Humaité (18-6-1922), tức là 3 ngày trước khi Khải Định đặt chân đến Pari. Vở kịch này đã được các nhà phê bình văn học đánh giá cao
Trong năm 1922, báo chí cách mạng vào Việt Nam: Là một hải cảng lớn, Hải Phòng trở thành đầu cầu truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam. Hằng ngày khi tàu cập bến, các thuỷ thủ người Việt Nam và người Pháp đưa nhiều tin tức vào trong nước qua những câu chuyện hoặc sách báo tiến bộ mà họ đem từ Pháp về.
Nguyễn Ái Quốc rất quan tâm đến việc tuyên truyền, vận động cách mạng đối với các thuỷ thủ người Việt Nam làm trên các tàu buôn của Pháp và thông qua họ, Người đã lập đường dây liên lạc để đưa sách báo, tài liệu về Việt Nam qua đường cảng Hải Phòng, Sài Gòn.
Theo sự chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc, đồng chí Bùi Lâm cùng một số anh em công nhân tiến hành vận động, quyên góp tiền ủng hộ nhiều tờ báo và đưa về nước.
Đầu năm 1923, Tâm tâm xã (Tân Việt thanh niên đoàn) được thành lập: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhiều thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc mong tìm kiếm con đường cứu nước, cứu dân. Mùa xuân năm 1923, những thanh niên này lập ra nhóm Tâm tâm xã (Tân Việt thanh niên đoàn) tại Quảng Châu. Lúc đầu, tổ chức này gồm 7 người là Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Giản Khanh, Đặng Xung Hồng, Trương Quốc Huy, Lê Cầu, Nguyễn Công Viễn. Đầu năm 1924, kết nạp thêm Phạm Hồng Thái và Lê Hồng Phong. Trụ sở của Tâm tâm xã đặt tại nhà Nguyễn Giản Khanh ở Quảng Châu.
Tôn chỉ của tổ chức này là "Liên hiệp những người có trí lực trong toàn dân Việt Nam, không phân biệt ranh giới, đảng phái; miễn là có quyết tâm hy sinh tất cả tư ý và quyền lợi cá nhân, đem hết sức mình tiến hành mọi việc để khôi phục quyền làm người của người Việt Nam".
Tâm tâm xã là một tổ chức yêu nước nhưng cương lĩnh chưa rõ ràng, phần nào chịu ảnh hưởng của một số tổ chức cánh tả ở Trung Quốc. Mục tiêu chủ yếu nhất của tổ chức này là đoàn kết tất cả những người yêu nước Việt Nam chống Pháp, lập trường chính trị còn non nớt, mơ hồ, nặng về khủng bố, ám sát cá nhân.
Tâm tâm xã hoạt động được ba năm. Đến 1925, Nguyễn Ái Quốc tổ chức thành Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Chính Tâm tâm xã đã cung cấp cho cách mạng Việt Nam những thế hệ chiến sĩ cộng sản đầu tiên và xuất sắc như Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu
Ngày 30/6/1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô tiếp tục hoạt động cách mạng: Từ đầu năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị rất kỹ cho chuyến đi của mình đến nước Nga Xôviết - quê hương của Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga. Người chuẩn bị rất kỹ và liên lạc với những người bạn của mình, để rồi cuối tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc lên tầu Các Lipnếch (Karh Liebnek) rời cảng Hămbuốc (Hambourg) đến Pêtrôgrát ngày 30-6. Đầu tháng 7-1923, Người đến Mátxcơva và đã viết thư cho Trung ương Đảng Cộng sản Pháp nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện những Nghị quyết của Đại hội lần thứ II của Quốc tế Cộng sản về vấn đề thuộc địa, vì:
“Cho đến nay những Nghị quyết ấy chỉ được dùng để tô điểm mặt giấy! Phân bộ Pháp, phân bộ Anh và những phân bộ các nước thực dân khác đã làm gì cho các thuộc địa của chủ nghĩa tư bản nước họ? Những phân bộ ấy đã có một chính sách thuộc địa và một cương lĩnh rõ rệt về thuộc địa, chính xác và liên tục chưa? Những chiến sĩ của các phân bộ ấy có hiểu thuộc địa là gì và tầm quan trọng thuộc địa là như thế nào không? Người ta có thể trả lời là không".
Người phê bình Báo L’Humanité đã bỏ mục Diễn đàn của các nước thuộc địa và báo chí của các đảng thì đưa tin rất chậm chạp về tình hình các nước thuộc địa. Trong thời gian ở Mátxcơva, Người tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân lần thứ I và được bầu vào Hội đồng và Đoàn Chủ tịch của Hội đồng Quốc tế Nông dân (17-10-1923). Đầu tháng 12-1923, Người được sinh hoạt trong Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản và tham dự lớp học ngắn hạn của Trường Đại học phương Đông.
Trung tuần tháng 10/1923, Nguyễn Ái Quốc tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân lần thứ I và được bầu vào Chủ tịch đoàn Hội Nông dân quốc tế. Trong phần thảo luận ở hội nghị, Người kịch liệt tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với các thuộc địa, nêu lên nỗi khổ cực của người nông dân và kêu gọi: “Khi các đồng chí được tổ chức lại, các đồng chí cần phải nêu gương cho chúng tôi, giúp đỡ chúng tôi và dang rộng cánh tay anh em đón chúng tôi để chúng tôi cũng có thể bước vào gia đình vô sản quốc tế”. Ngày 16-10, Người được bầu là một trong số 52 uỷ viên Hội đồng Quốc tế Nông dân. Ngày 17-10, Người lại được bầu vào Chủ tịch Đoàn của Hội đồng gồm 11 uỷ viên.
Trong năm 1923, Nguyễn Ái Quốc viết nhiều bài báo về phong trào công nhân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc như: Đội quân chống cách mạng, Khởi nghĩa ở Đahômây, Phong trào công nhân đăng trên Báo Đời sống công nhân; Cuộc bạo động ở Đahômây đăng trên Báo Nhân đạo và Ách áp bức không từ một chủng tộc nào đăng trên Báo Người cùng khổ.
Nội dung của các bài báo này tập trung ở những điểm chính sau đây:
1. Ca ngợi tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của giai cấp công nhân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
2. Xác định rõ kẻ thù chung của giai cấp công nhân quốc tế là chủ nghĩa đế quốc quốc tế. Muốn đánh đổ chủ nghĩa đế quốc quốc tế, giai cấp công nhân quốc tế phải tăng cường tình hữu ái giai cấp, đẩy mạnh đấu tranh giai cấp hơn nữa.
3. Nêu rõ giai cấp công nhân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc vừa phải đấu tranh giai cấp, vừa phải đấu tranh dân tộc.
4. Chỉ rõ cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc phải liên hệ chặt chẽ với cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở chính quốc.
5. Nhận định về đặc điểm của phong trào công nhân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trong những năm đầu thế kỷ XX, Người nhấn mạnh rằng tinh thần đấu tranh giai cấp là rất quan trọng, song chưa đủ, mà còn phải tăng cường ý thức tổ chức và tính kỷ luật thì phong trào công nhân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc mới giành được những thắng lợi to lớn hơn.
Nói chung phong trào công nhân ở các nước thuộc địa là phụ thuộc tuy còn gặp nhiều khó khăn trở ngại, song với sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản và các phân bộ của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc tin tưởng chắc chắn rằng phong trào đó sẽ tiến những bước vững chắc.
Từ ngày 17/6 đến 8/7/1924, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản diễn ra tại Mátxcơva (Liên Xô). Tại Đại hội, Người trình bày đầy đủ lập trường, quan điểm của mình về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa.
Trong bài phát biểu tại phiên họp thứ 8, ngày 23-6, Nguyễn Ái Quốc cho rằng một số đảng chưa hoàn toàn thấm nhuần tư tưởng về vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới. Đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở thuộc địa. Người đấu tranh để thực hiện sự liên minh mật thiết và trực tiếp giữa cách mạng các nước Tây Âu với phong trào giải phóng ở các nước thuộc địa. Người nhấn mạnh luận điểm không thể đánh chết rắn đằng đuôi, muốn đánh bại chủ nghĩa tư bản thì phải bắt đầu bằng việc tước đoạt các thuộc địa của chúng, vì "hiện nay nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc. Các thuộc địa cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy; các thuộc địa cung cấp binh lính cho quân đội của chủ nghĩa đế quốc. Các thuộc địa trở thành nền tảng của lực lượng phản cách mạng".
Tại phiên họp thứ 22, ngày 1-7, Nguyễn Ái Quốc nhận định rằng chừng nào một đảng anh em chưa thi hành một chính sách thật sự tích cực trong các vấn đề thuộc địa, chưa tiếp xúc với quần chúng các nước thuộc địa thì toàn bộ chương trình rộng lớn của các đảng đó vẫn không có hiệu quả gì vì nó trái với chủ nghĩa Lênin.
Ngày 11/11/1924, Với sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc (mang bí danh Lý Thụy) tới Quảng Châu. Tại đây với danh nghĩa công khai là cán bộ phiên dịch của phái bộ Bôrôđin, nhưng mục đích chuyến đi của Người nhằm thực hiện một chương trình đã được xác định là:
- Mở lớp huấn luyện cho những thanh niên yêu nước Việt Nam có mặt tại Quảng Châu về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, lôi cuốn thanh niên từ trong nước sang, huấn luyện xong lại cử họ về nước hoạt động, tuyên truyền cách mạng.
- Từ kết quả huấn luyện đào tạo sẽ lập ra một tổ chức cách mạng của thanh niên, chọn lọc trong đó những phần tử trung kiên, chuẩn bị hạt nhân để tiến tới thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam.
- Theo dõi và chỉ đạo phong trào nông dân ở Trung Quốc và Đông Nam Á, giúp Quốc tế Cộng sản nắm được tình hình về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông.
Cuối năm 1924, sau khi tới Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc chọn nơi này đặt trạm liên lạc trung tâm. Từ đây có thể trực tiếp hoặc thông qua Hồng Công liên lạc với Việt Nam, Xiêm, Nga, Pháp bằng đường thuỷ, đường bộ và đường hàng không từng chặng ngắn.
Trạm liên lạc trung tâm Quảng Châu dùng để tiếp nhận thanh niên từ trong nước sang, tổ chức huấn luyện họ về lý luận cách mạng rồi cử về nước hoạt động và tranh thủ sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản. Ngoài ra còn có các trạm liên lạc đặt ở Quảng Tây, cực Nam Quảng Đông. Từ trong nước sang có các tuyến:
- Móng Cái, Quảng Châu: xuất phát từ cơ sở nhà số 7 Bến Ngự - Nam Định đến Hải Phòng, Móng Cái tới cơ sở liên lạc ở Nà Sản Tụ, đi thuyền buồm sang Bắc Hải và sông Hoàng Phố ngược lên Quảng Châu.
- Lạng Sơn qua Long Châu - Nam Ninh (Quảng Tây) đến Quảng Châu kết hợp đi bằng xe lửa, đường bộ, đường thuỷ; phải vượt qua nhiều núi non hiểm trở, nguy hiểm và mất nhiều thời gian.
- Các tàu buôn của Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật chạy tuyến Sài Gòn - Hải Phòng - Hồng Công - Thượng Hải với các cơ sở là thuỷ thủ yêu nước, giác ngộ cách mạng người Việt Nam hoặc người nước ngoài.
- Từ Nghệ - Tĩnh sang Trại Cày của Đặng Thúc Hứa ở Bản Đông - Phìchịt (Xiêm) đi theo tuyến Băng Cốc - Quảng Châu bằng tàu thuỷ.
Ngoài ra để liên lạc với Quốc tế Cộng sản và đại diện các đảng anh em ở Mátxcơva, Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng hệ thống liên lạc của cơ quan đại diện của hãng Rôxta và của phái bộ Bôrôđin. Bình thường thư từ, báo chí, tư liệu, báo cáo được các tàu buôn Liên Xô chạy đường Hồng Công - Thượng Hải - Vlađivôxtốc chuyển.
Đầu năm 1925, Nguyễn Ái Quốc mở lớp chính trị ở Quảng Châu: Ngay sau khi tới Quảng Châu (Trung Quốc), với mục đích giảng giải cho những thanh niên yêu nước Việt Nam đang sống tại đây về con đường cứu nước giải phóng dân tộc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đầu năm 1925, Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu.
Lớp học được tổ chức tại số nhà 13/1 phố Văn Minh. Học sinh là những thanh niên Việt Nam yêu nước, xuất thân từ học sinh, trí thức, có người là tú tài nho học. Chương trình học phong phú.
Nguyễn Ái Quốc trực tiếp lãnh đạo và là giảng viên chính của các khoá học. Người lấy tên là Vương. Các giảng viên ngoài "đồng chí Vương", Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn… còn có một số cán bộ trong đoàn cố vấn của Liên Xô lúc đó công tác ở Trung Quốc như: vợ chồng ông M.Bôrôđin, A.Páplốp; bà Liêu Trọng Khải,... Sau mỗi lần nghe giảng, học viên chia tổ thảo luận, mỗi người nhắc lại điều mình hiểu, các đồng chí khác bổ sung, cho đến khi nắm vững toàn bài. Lớp học còn ra một tờ "bích báo" đăng bài của học viên; đôi khi tổ chức diễn các vở "kịch cương", sinh hoạt văn nghệ hoặc tham quan Trường Hoàng Phố, thăm mộ 72 liệt sỹ ở Hoàng Hoa Cương,..
Tổng số học viên cho đến tháng 4-1927 do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp huấn luyện là 75 người. Đại đa số học viên sau khi học tập đã trở về Việt Nam, Xiêm hoạt động cách mạng, một số được gửi đi học tại Trường Đại học phương Đông.
Ngày 25/1/1925, Vào ngày mồng một Tết Nguyên đán Ất Sửu (25-l-1925), một nhóm gồm 17 thanh niên mà nòng cốt là những sinh viên yêu nước đang theo học tại Trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội như Tôn Quang Phiệt, Phạm Thiều, Đặng Thai Mai, Nguyễn Quốc Tuý, họp tại nhà số 4, đường Jôrêghibêri (nay là phố Quang Trung, Hà Nội) lập ra tổ chức Việt Nam Nghĩa đoàn, đưa ra một chương trình sơ lược và 10 lời thề. Tuy nhiên, tổ chức này tồn tại không được bao lâu, một số thành viên rời bỏ tổ chức, một số phần tử trung kiên do Tôn Quang Phiệt đứng đầu, tiếp tục hoạt động rồi hoà vào tổ chức Phục Việt được thành lập vào tháng 1925 tại Vinh.
Với tâm nguyện hơi thở vẫn còn, lòng son chưa hết, các chí sĩ Lê Huân, Cử Ngò, Hoàng Văn Khải (Cử Ngò), Trần Hoành, Lê Đại đã phác hoạ ra một tổ chức yêu nước mang tên Phục Việt ngay trong ngục tù.
Sau vụ vượt biển của Trần Hoành, Tú Kiên để sang Trung Quốc tìm gặp Phan Bội Châu không thành (8-1917 - 2-1918) thì Lê Huân và Cử Ngò mãn hạn tù, trở về đất liền đã tuyên truyền ngay cho việc thành lập Phục Việt nhưng mãi tới năm 1924 mới gặp được một số thanh niên nhiệt thành (Tôn Quang Phiệt, Trần Mộng Bạch, Ngô Đức Diễn). Ngày 14-7-1925, Lê Huân cùng 3 thanh niên trên đã họp và quyết định cho ra mắt Phục Việt. Tiếp theo đó phát triển thêm được Trần Phú, Hoàng Đức Thi, Lê Duy Điếm.
Tháng 2/1925, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thành lập Cộng sản Đoàn: Sau khi tìm hiểu tình hình thực tế, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, tổ chức tuyên truyền giác ngộ họ, trên cơ sở đó lập ra nhóm Thanh niên cộng sản đoàn năm 1925. Nhóm Thanh niên cộng sản đoàn gồm chín thanh niên ưu tú là:
1. Lê Hồng Sơn, Nam Đàn, Nghệ An.
2. Lê Hồng Phong, Hưng Nguyên, Nghệ An.
3. Hồ Tùng Mậu, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
4. Lê Quảng Đạt, Nam Đàn, Nghệ An.
5. Vương Thúc Oánh, Nam Đàn, Nghệ An.
6. Lưu Quốc Long, Thanh Chương, Nghệ An.
7. Trương Vân Lĩnh, Nghi Lộc, Nghệ An.
8. Trần Phú, Đức Thọ, Hà Tĩnh.
9. Lâm Đức Thụ, Kiến Xương, Thái Bình.
Trong số này Người đã kết nạp năm đảng viên cộng sản dự bị, trong đó có Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong. Đây là những hạt nhân nòng cốt ban đầu của cách mạng Việt Nam.
Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên: Đầu năm 1925, trên cơ sở những hội viên trung kiên của Tâm tâm xã, Nguyễn Ái Quốc thành lập một Nhóm bí mật trong đó có 5 đảng viên cộng sản dự bị và 2 đoàn viên thanh niên cộng sản dự bị.
Tháng 6-1925, tại Quảng Châu, từ nòng cốt Nhóm bí mật này, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, thông qua Chính cương, Điều lệ và Chương trình hành động của Hội.
Về tên gọi, lúc đầu Hội có hai tên. Bên trong gọi là Hội Việt Nam cách mạng đồng chí, bên ngoài gọi là Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Sau này khi phát triển thì chỉ gọi một tên là Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Về điều kiện gia nhập, Điều lệ ghi rõ: "người Việt Nam nào từ 17 tuổi trở lên, không phân biệt nam nữ, tán thành mục đích, chương trình và kỷ luật của Hội và được hai hội viên giới thiệu, thì được gia nhập Hội sau khi được chi bộ đồng ý”. Hội tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Hệ thống tổ chức của Hội gồm có 5 cấp: Trung ương bộ, kỳ bộ, tỉnh bộ hay thành bộ, huyện bộ và chi bộ. Chi bộ là đơn vị tổ chức cơ sở. Tổng bộ là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ Đại hội. Hội Trung ương chấp uỷ xuất bản Báo Thanh niên và tổ chức các lớp huấn luyện chính trị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc trực tiếp phụ trách, phái người về nước vận động, lựa chọn và đưa một số thanh niên tích cực sang Quảng Châu để đào tạo, huấn luyện và bồi dưỡng về chính trị, tổ chức. Từ giữa năm 1925 đến trước tháng 4 năm 1927, Việt Nam cách mạng thanh niên đã tổ chức được trên 10 lớp huấn luyện, tại số nhà 13 và 13B đường Văn Minh, Quảng Châu (nay là số nhà 248, 250) đào tạo được 75 hội viên. Từ cuối năm 1925, nhiều hội viên được củ về nước phát triển lực lượng. Năm 1927, các kỳ bộ lần lượt được thành lập; sau đó, nhiều tỉnh, thành đã lập được tỉnh bộ. Đến năm 1929, số lượng hội viên lên tới 1.700 người. Việt Nam cách mạng thanh niên đã trở thành hạt nhân lãnh đạo các phong trào đấu tranh chống Pháp của các tầng lớp nhân dân.
Ngày 21/6/1925, Báo Thanh niên - cơ quan Trung ương của Việt Nam cách mạng thanh niên ra số đầu tiên: Báo Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ đạo làm nhiệm vụ tuyên truyền tôn chỉ và mục đích của Việt Nam cách mạng thanh niên, trình bày một số vấn đề cơ bản về đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam, về lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Báo Thanh niên viết bằng tiếng Việt và ra hằng tuần, mỗi số in khoảng 100 bản. Số đầu tiên ra mắt vào ngày 21-6-1925. Từ đó cho đến tháng 4-1927, báo do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp phụ trách và ra được 88 số. Sau khi Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Liên Xô, những đồng chí khác trong Tổng bộ đã kế tục việc xuất bản và hoạt động cho đến tháng 2-1930 với 202 số.
Trong 88 số đầu, Báo Thanh niên tập trung vào giáo dục lòng yêu nước, khơi sâu chí căm thù của nhân dân ta đối với đế quốc và phong kiến tay sai, đồng thời giới thiệu Cách mạng Tháng Mười và nước Nga Xôviết. Từ số 89 trở đi, báo bắt đầu nêu lên những nguyên lý cơ bản về xây dựng Đảng kiểu mẫu, về nhu cầu phải thành lập chính đảng cộng sản ở nước ta, về phương hướng phát triển của cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam.
Ngày 9/7/1925, Để tập hợp và đoàn kết các lực lượng cách mạng ở châu Á dưới hình thức một mặt trận chống đế quốc, ngày 9-7-1925, Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức do Nguyễn Ái Quốc cùng với một số đồng chí người Trung Quốc chủ trương chính thức thành lập tại Quảng Châu (Trung Quốc) với sự tham gia của nhiều người yêu nước Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Inđônêxia, Xiêm, Ấn Độ, Miến Điện... Nguyễn Ái Quốc được bầu làm Bí thư kiêm phụ trách công việc tài chính của Hội, đồng thời cũng là người trực tiếp phụ trách chi bộ Việt Nam của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức.
Cuối năm 1925, Trải qua quá trình học tập, rèn luyện và đấu tranh trong phong trào công nhân quốc tế, với những điều mắt thấy tai nghe ở các nước thuộc địa và những tài liệu sưu tầm được ở Thư viện quốc gia Pháp, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã hoàn thành cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp (Le Procès de la colonisation Francaise). Đây là tác phẩm dựa trên cơ sở một số bài viết của Người trong khoảng thời gian từ năm 1921 đến năm 1924. Tác phẩm này được một số đồng chí của Người xuất bản lần đầu tiên tại Thư quán lao động (Libraire du travail) ở Pari vào năm 1925.
Bản án chế độ thực dân Pháp gồm 12 chương, trong đó có một số bài đã đăng trên báo Le Paria. Nội dung của tác phẩm không chỉ tố cáo tội ác của chủ nghĩa đế quốc Pháp đối với dân tộc Việt Nam cũng như với các thuộc địa khác trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội mà điều quan trọng là đã nêu lên những luận điểm cơ bản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa.
Đầu năm 1926, Do việc chi bộ Phục Việt ở Hà Nội dùng tên hội dưới truyền đơn kêu gọi dân chúng đòi ân xá cho Phan Bội Châu nên lãnh đạo Hội Phục Việt quyết định đổi sang tên mới là Hội Hưng Nam, với chương trình 10 điểm có sứ mệnh là chuẩn bị một cuộc cách mạng hoà bình để giành quyền độc lập cho đất nước.
Về tổ chức, Hội có Tổng bộ (có quyền hành cao nhất gồm ba bộ: Nội chính, Ngoại giao, Tài chính) và dưới Tổng bộ có ba Tỉnh bộ (Thanh, Nghệ, Tĩnh). Ngày l0-9-1926, do ảnh hưởng mạnh chủ trương Pháp - Việt đề huề của Phạm Quỳnh, Trần Mộng Bạch đã triệu tập đại diện trí thức ba kỳ đổi Hưng Nam thành Việt Nam Tiến bộ dân Hội, thảo điều lệ chương trình gửi lên Toàn quyền xin phép hoạt động nhưng càng chờ càng không có hồi âm. Mọi người quyết định lấy tên mới là Việt Nam Cách mạng Đảng, từ bỏ ý định hoạt động công khai (11-1926).
Cũng vào lúc đó, đoàn do Trần Phú dẫn đầu, từ Trung Quốc về nước, khuyên lãnh đạo Tổng bộ sáp nhập với Việt Nam cách mạng thanh niên nhưng không thành. Trần Phú trở lại Trung Quốc. Một thời gian sau, Lê Duy Điếm đưa Trần Văn Cung, Nguyễn Từ sang Quảng Châu, Phan Đức Quảng sang Lào, hoạt động tuyên truyền cho Việt Nam cách mạng thanh niên.
Như vậy, cùng với những hạn chế về thế giới quan, mơ hồ về nhận thức của một số người trong ban lãnh đạo Hưng Nam, tổ chức này đã trải qua một giai đoạn xáo trộn lớn. Những phần tử tiên tiến như Lê Duy Điếm, Trần Phú đã "tự lột xác", gia nhập vào tổ chức cách mạng lớn hơn, đó là Việt Nam cách mạng thanh niên và trở thành nòng cốt của tổ chức này.
Trong năm 1926, Tại Quảng Châu, mặc dù phải tham gia nhiều lĩnh vực công tác nhưng lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vẫn dành thời gian viết nhiều bài báo kịp thời phản ánh phong trào đấu tranh cách mạng Đông Dương đang gắn chặt với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngoài các bàiPhong trào cách mạng Đông Dương (Inprekorr, tiếng Pháp, số 91), Văn minh của Pháp ở Đông Dương (Inprekorr, tiếng Đức, số 17), Hãy nhớ đến những người bị tù đày vì chính trị của chúng ta (L’Ame Annamite), Người còn viết các bài đăng trên Thanh niên như Báo chí bình dân (số 28), Mục dành cho phụ nữ: về sự bất công (số 40), Nhân đức của Pháp (số 66), Người An Nam ở Xiêm (số 71), Bà Trưng Trắc (số 73).
Bằng lối văn châm biếm, căn cứ vào những việc có thật, những bài báo của Nguyễn Ái Quốc viết năm 1926 bóc trần bộ mặt tàn bạo của thực dân Pháp trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.
Những bài báo cũng như các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Quảng Châu thời kỳ 1920-1927 mở ra một bước ngoặt lịch sử trong tiến trình vận động cách mạng ở Việt Nam. Người đã thành công trong việc từng bước tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
Tháng 12/1926, Việt Nam cách mạng thanh niên mở thêm các đường dây liên lạc về nước: Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng loạt thuỷ thủ làm việc trên các tàu Xphanh (Đào Văn Phùng), Đáctanhăng (Nguyễn Văn Thuỵ), Lê Văn Sang, Trần Văn Tình, Bùi Xước, Phạm Văn Hợp, Nguyễn Văn Lạch, Phan Trọng Lưu, Nguyễn Văn Ân, Phạm Văn Hành, Đào Doãn Thân, Nguyễn Văn Thân quê ở Hải Phòng làm giao thông cho cách mạng. Ngoài ra, còn hàng loạt chiến sĩ giao thông của các tổ chức cách mạng đến Hải Phòng hoạt động (Nguyễn Khắc Khang, Đoàn Văn Niệm, Bùi Đình Tiên, Lê Hữu Dươi, Mai Văn Sáu, Lê Văn Giai, Nguyễn Văn Tiên, Lê Văn An, Nguyễn Kinh An, Nguyễn Văn Phao, Bùi Văn Cát).
Quê gốc Hải Phòng còn có Nguyễn Văn Cấp - tên bí mật là Hoàng Đình Độc, công nhân lò nung xi măng Hải Phòng, đã từng gặp Nguyễn Ái Quốc ở Pari, về Hải Phòng mở quán ăn Chân Mỹ Lâu ở 80 phố Cầu Đất làm trụ sở giao thông.
Nguyễn Lương Bằng vốn cũng đang làm trên một tàu binh Pháp ở Sa Diện, đã bí mật tuần hai lần sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện của Việt Nam cách mạng thanh niên. Sau ba tháng học tập, tháng 12-1926, Nguyễn Lương Bằng được Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ mở tiếp một đường dây liên lạc trên các tàu biển tuyến Hải Phòng - Hồng Công - Thượng Hải để tăng cường hơn nữa việc đưa đón cán bộ và chuyển tài liệu, sách báo về nước. Chỉ trong một thời gian ngắn, Hải Phòng đã đưa đón khoảng 200 cán bộ cách mạng, chuyển về nước nhiều báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh về nước.
Đầu năm 1927, Đường Kách mệnh là một tác phẩm tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện chính trị do Tổng bộ Việt Nam cách mạng thanh niên tổ chức tại Quảng Châu, được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản vào khoảng đầu năm 1927 tại Quảng Châu.
Đây là cuốn giáo khoa thư chính trị đầu tiên của cách mạng Việt Nam, kết hợp giáo dục lý luận và phương pháp cách mạng với đạo đức cách mạng, đặt cơ sở hình thành con đường cứu nước giải phóng dân tộc theo quan điểm của Nguyễn Ái Quốc, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước từ cuối thế kỷ XIX cho đến những năm 20 thế kỷ XX.
Ngày 18/2/1927, chi bộ Việt Nam cách mạng thanh niên đầu tiên của Sài Gòn được thành lập tại vườn ông Thượng do Tôn Đức Thắng làm Bí thư. Từ hạt nhân cách mạng này, phong trào phát triển nhanh chóng và rộng khắp trong các thành phố và các tỉnh Nam Kỳ.
Cuối tháng 2 năm 1927, tại chân núi Quyết, Vương Thúc Oánh cùng Lê Hữu Lập, Trần Văn Cung đã đứng ra thành lập Kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Trung Kỳ.
Tháng 8-1927, Đại hội Kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Trung Kỳ bầu Ban chấp hành và cử Nguyễn Sĩ Sách làm Bí thư.
Ngày 25-3-1927, tại nhà số 5, đường Bácbiê (Barbier), Kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Nam Kỳ được thành lập do Phan Trọng Bình làm Bí thư, Nguyễn Văn đi làm Phó Bí thư; các uỷ viên: Ngô Thiêm, Tôn Đức Thắng và nữ đồng chí Nguyệt. Trụ sở liên lạc đặt tại Tín Đức thư xã số nhà 37 đường Xaburanh (Sabourain), hàng cơm số 119, đường Lagơrăngđiê (La grandière). Sau khi Kỳ bộ ra đời, lần lượt các cơ sở Công hội, Nông hội chuyển thành Chi bộ Việt Nam cách mạng thanh niên, chịu sự chỉ đạo thống nhất của Kỳ bộ. Ban liên lạc của Kỳ bộ được củng cố thành một chi bộ do Dương Quang Đông làm Bí thư.
Năm 1928, tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên đã có cơ sở ở hầu hết các tỉnh Nam Bộ. Trên cơ sở đó, Kỳ Bộ chính thức Việt Nam cách mạng thanh niên Nam Kỳ được thành lập gồm: Phan Trọng Bình - Bí thư, Ngô Thiêm, Lê Văn Phát. Một thời gian sau, Phan Trọng Bình được điều động ra Trung Kỳ, Ngô Thiêm lên thay. Nhiều tài liệu, báo chí cách mạng đã được chuyển về Sài Gòn như báo Việt Nam hồn, Thanh niên, Đường Kách mệnh, Abc chủ nghĩa cộng sản dùng để tuyên truyền, huấn luyện.
Tháng 3-1927, Kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Bắc Kỳ được thành lập gồm Nguyễn Danh Đới, Bí thư; Nguyễn Công Thu, Mai Lập Đôn, Dương Hạc Đính, Mai Ngọc Thiệu.
Cơ quan chỉ đạo của Kỳ bộ được đặt ngay tại Hà Nội. Kỳ bộ chủ trương đẩy mạnh việc tuyên truyền phát triển tổ chức ở các địa phương, đặc biệt là xây dựng tỉnh bộ Hà Nội và lãnh đạo phong trào cách mạng ở Hà Nội.
Ngày 25/12/1927, thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng: Cuối năm 1926, ở Hà Nội xuất hiện nhóm Nam Đồng thư xã do hai anh em nhà báo Phạm Tuấn Tài và Phạm Tuấn Lâm thành lập. Nam Đồng thư xã là một nhà xuất bản chuyên in những sách báo tiến bộ nhằm khích lệ tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc trong nhân dân. Do vậy, Nam Đồng thư xã đã mau chóng trở thành nơi thu hút và tụ họp của một số trí thức, thanh niên, sinh viên trong đó có Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Hồ Văn Mịch, Hoàng Phạm Trân (Nhượng Tống)... Khác với Nhượng Tống chủ trương hoà bình cách mạng, Nguyễn Thái Học và một số người khác kiên quyết ủng hộ tư tưởng bạo lực cách mạng. Sau nhiều lần thuyết phục, trao đổi, nhóm tán thành bạo lực đã chiếm đa số trong Nam Đồng thư xã.
Trên cơ sở đó, vào đêm 24 rạng ngày 25-12-1927, một cuộc họp kín được tổ chức tại số nhà 9, đường 96 phố Trúc Bạch Hà Nội, quyết định thành lập một tổ chức chống Pháp lấy tên là Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học đứng đầu. Thành phần chủ yếu của tổ chức này là học sinh, sinh viên, giáo viên, công chức, binh lính người Việt trong quân đội Pháp và một bộ phận hào lý ở nông thôn
Về đường lối chính trị, Việt Nam Quốc dân Đảng không có đường lối độc lập, rõ ràng. Trong mấy năm tồn tại, tổ chức này đã nhiều lần thay đổi chính cương, điều lệ. Khi mới thành lập, Việt Nam Quốc dân Đảng ghi rõ mục đích trong Bản điều lệ là: “Trước làm cách mạng quốc gia, sau làm cách mạng thế giới". Đến bản Điều lệ soạn thảo tháng 7-1928 lại xác định tôn chỉ của Đảng là “chủ nghĩa xã hội dân chủ”. Tiếp đó, trong Bản điều lệ sửa đổi tháng 2-1929, Việt Nam Quốc dân Đảng lại thay bằng ba nguyên tắc tư tưởng của Cách mạng tư sản Pháp 1789 "Tự do, Bình đẳng, Bác ái". Mục đích của Đảng là tiến hành "cách mạng dân tộc cách mạng chính trị và cách mạng xã hội". Cho đến tận cuối năm 1929, Việt Nam Quốc dân Đảng vẫn không có một cương lĩnh thể hiện rõ mục đích và lập trường chính trị của mình.
Về mặt tổ chức, Việt Nam Quốc dân Đảng có 4 cấp: Tổng bộ, Kỳ bộ, Tỉnh bộ và Chi bộ. Cơ quan Tổng bộ gồm có các ban tuyên huấn, ngoại giao, trinh sát, kinh tài, tổ chức, ám sát. Trong khoảng thời gian từ 1927-1929, Tổng bộ Việt Nam Quốc dân Đảng đóng ở Hải Phòng và đã xuất bản ở đây tờ báo "Hồn nước", cơ quan tuyên truyền của Tổng bộ.
Ngày 14/7/1928, Hội đồng Tổng bộ Việt Nam cách mạng đồng chí Hội họp tại nhà Đào Duy Anh ở Huế xem xét chương trình tổ chức lại Đảng do Trần Mộng Bạch soạn thảo và nhất trí đổi tên là Tân Việt Cách mạng Đảng đóng trụ sở ở Huế, Đào Duy Anh làm Bí thư trưởng. Sau hội nghị, Kỳ bộ Trung Kỳ được tổ chức lại do Ngô Đức Trì làm Bí thư; Kỳ bộ Nam Kỳ được thành lập do Nguyễn Đình Kiên làm Bí thư, Tôn Quang Phiệt được phân công phụ trách Kỳ bộ Bắc Kỳ.
Tháng 2-1929, Đào Duy Anh triệu tập hội nghị để xem xét các hoạt động của Đảng tại khách sạn Đồng Lợi (Hà Nội) với sự có mặt của Tôn Quang Phiệt, Nguyễn Đình Đào. Do đảng viên còn lại quá ít nên hội nghị quyết định tạm giải tán cấp kỳ bộ, chia làm 5 tỉnh bộ (Bắc Kỳ, Thanh Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên - Quảng Nam, Bình - Ngãi - Phú Yên và Kon Tum, Khánh Hoà - Bình Thuận - Đắc Lắc, Nam Kỳ).
Từ tháng 3-1929 đến tháng 6-1929, nhiều đảng viên chủ chốt tiếp tục rơi vào tay giặc Pháp, Tân Việt Cách mạng Đảng đứng trước nguy cơ tan rã.
Ngày 29/9/1928, Hội nghị Kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Bắc Kỳ đề ra chủ trương vô sản hoá, đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để cùng lao động với công nhân, từ đó rèn luyện, học tập, nâng cao lập trường giai cấp công nhân, đồng thời trực tiếp tuyên truyền giác ngộ và tổ chức quần chúng đấu tranh.
Nhờ thực hiện chủ trương vô sản hoá nên chỉ trong một thời gian ngắn, từ cuối 1928 đến giữa 1929, cơ sở Việt Nam cách mạng thanh niên đã nhanh chóng phát triển ở các nhà máy, hầm mỏ đồn điền. Các chi bộ nhà máy lần lượt được thành lập. Số lượng công nhân được kết nạp tăng lên rất nhanh. Nếu như năm 1927, thành phần công nhân mới chiếm tỉ lệ 5% trong tổng số thì đến năm 1929, tỉ lệ này đã tăng lên 10%.
Chủ trương vô sản hoá của Kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Bắc Kỳ là đúng đắn và kịp thời, phản ánh sự nhạy bén của một bộ phận lãnh đạo trước bước phát triển mới của phong trào, trước đòi hỏi thực tế của cơ cấu tổ chức. Qua thực tiễn rèn luyện và thử thách, phong trào vô sản hóa không những góp phần đẩy phong trào công nhân nước ta tiến mau từ tự phát lên tự giác, từ giác ngộ dân tộc lên giác ngộ giai cấp, mà nó còn là biện pháp quan trọng để rèn luyện những người trí thức cộng sản.
Ngày 23/1/1929, Hội nghị trù bị được tiến hành ở Hồng Công. Tham gia Hội nghị có Lê Hồng Sơn, Lê Duy Điếm, Lâm Đức Thụ - đại biểu của Tổng bộ; Trần Văn Cung - Bí thư Kỳ bộ Bắc Kỳ; Nguyễn Sĩ Sách - Bí thư Kỳ bộ Trung Kỳ. Các đại biểu Kỳ bộ Nam Kỳ, Tỉnh bộ Sài Gòn và chi bộ Việt Nam cách mạng thanh niên ở Thái Lan không có mặt.
Tại hội nghị này, các đại biểu đã trao đổi về tình hình hoạt động của Việt Nam cách mạng thanh niên từ khi thành lập và đường lối chính trị trong thời kỳ mới của cách mạng, nhất trí đưa vấn đề thành lập Đảng Cộng sản ở Đông Dương để thảo luận.
Ngày 23-1-1929, Hội nghị thông qua Án nghị quyết, vạch rõ mục đích và những công việc cụ thể phải tiến hành chuẩn bị gấp cho Đại hội chính thức sắp tới. Án nghị quyết cũng đề ra những nhiệm vụ cụ thể của các Kỳ bộ về tổ chức cơ sở, về công tác hoạt động tuyên truyền, tổ chức, huấn luyện trong nội bộ để chuẩn bị cho đại hội chính thức; vạch ra kế hoạch hoạt động của hội đối với các đoàn thể, đảng phái khác nhằm phát huy sức mạnh và phân biệt giữa tổ chức cách mạng của mình với tổ chức khác.
Hội nghị trù bị nhất trí đề nghị Lê Hồng Sơn dự thảo các văn kiện cho Đại hội đại biểu toàn quốc và tích cực chuẩn bị điều kiện cho việc thành lập Đảng Cộng sản.
Tháng 3/1929, những người tích cực trong Kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Bắc Kỳ họp ở số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) để thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Chi bộ này gồm 8 người: Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trần Văn Cung, Trịnh Đình Cửu, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Phong Sắc, Dương Hạc Đính và Nguyễn Tuân, do Trần Văn Cung làm Bí thư.
Chi bộ thảo luận và thống nhất nhận định về phong trào của giai cấp công nhân và tổ chức đảng nhằm xác lập dần dần quyền lãnh đạo thật sự của giai cấp vô sản Việt Nam, một nhân tố quyết định thành công triệt để của cách mạng. Chi bộ khẳng định việc lập tổ chức cộng sản này chỉ là hạt nhân để xây dựng Đảng Cộng sản sau này, xác nhận rằng vai trò của tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên trước đây là cần thiết, nhưng đến giờ không còn đủ sức lãnh đạo phong trào nữa, do đó cần giải thể và thành lập một chính đảng duy nhất của giai cấp vô sản, đó là Đảng Cộng sản.
Sự kiện chi bộ cộng sản thành lập ở Bắc Kỳ tháng 3- 1929 là một thắng lợi đầu tiên về mặt tổ chức của xu hướng cách mạng vô sản ở Việt Nam. Nó chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đang mạnh mẽ vươn lên giành quyền lãnh đạo cách mạng. Nó là cơ sở cho sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng sau này.
Ngày 28 và 29/3/1929, Đại hội đại biểu Kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Bắc Kỳ và tổ chức họp tại đồn điền Bôren (Sơn Tây). Theo báo cáo tình hình thì đầu năm 1929, Kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Bắc Kỳ đã phát triển tổ chức ở khắp 17 tỉnh, thành phố, trong đó có 5 Tỉnh bộ (Hà Nội, Bắc Ninh- Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng) và là Kỳ bộ mạnh nhất về chất lượng và số lượng, có 700 hội viên chính thức và 1.000 cảm tình.
Trong Đại hội, Bí thư Kỳ bộ Trần Văn Cung trình bày những vấn đề mà chi bộ cộng sản đề ra. Trong quá trình thảo luận, Ngô Gia Tự đưa ra nhiều ý kiến sắc bén phản ánh được yêu cầu thực tiễn đang diễn ra sôi nổi, phong phú lúc bấy giờ. Đại hội hoàn toàn tán thành việc một tổ chức cộng sản đầu tiên trong nước ra đời, xúc tiến thành lập ngay Đảng Cộng sản để lãnh đạo phong trào cách mạng.
Đại hội bầu 4 đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc Việt Nam cách mạng thanh niên lần thứ nhất (gồm Ngô Gia Tự, Trần Văn Cung, Nguyễn Tuân, Dương Hạc Đính), giao cho họ nhiệm vụ đấu tranh để thành lập Đảng Cộng sản.
Sau Đại hội, Kỳ bộ cử Trần Văn Cung vào ngay Trung Kỳ để vận động các đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc, tranh thủ sự đồng tình về việc thành lập Đảng Cộng sản, nhưng đoàn đại biểu Trung Kỳ đã lên đường vào Sài Gòn để cùng đi với đoàn đại biểu Nam Kỳ.
Tháng 3/1929, Đại hội đại biểu Kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Trung Kỳ được tiến hành tại căn gác nhà nữ hội viên Nguyễn Thị Hồng gần chợ Đông Ba, bên cầu Trường Tiền (Huê) với sự tham dự của Nguyễn Sĩ Sách, Nguyễn Thiệu, Nguyễn Lợi và khoảng 30 đại biểu các tỉnh và cơ sở về dự. Các đại biểu được bầu là Nguyễn Sĩ Sách - Bí thư; Nguyễn Thiệu, Trương Quang Trọng, Võ Mai.
Tháng 3/1929, Đại hội đại biểu Kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Nam Kỳ được triệu tập tại một địa điểm ở Chợ Lớn. Tham dự Đại hội có 13 đại biểu. Ban Chấp hành mới của Kỳ bộ gồm Phạm Văn Đồng, Bí thư Nguyễn Kim Cương, Nguyễn Văn Côn, Trần Ngọc Quế, Trần Ngọc Giải, sau đó, bổ sung Châu Văn Liêm. Đại hội quyết định ra tờ báo Công nông binh và Tạp chí Bônsơvích do Phạm Văn Đồng, Nguyễn Kim Cương phụ trách và bầu 4 đại biểu tham dự Đại hội Tổng bộ (Phạm Văn Đồng, Trần Văn Công, Châu Văn Liêm và Phương).
Từ ngày 1 đến 9/5/1929, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Việt Nam cách mạng thanh niên diễn ra tại Hồng Công với sự tham gia của 3 uỷ viên Hội Trung ương Chấp uỷ (Lê Hồng Sơn, Lê Duy Điếm, Lâm Đức Thụ), 4 đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ (Trần Văn Cung, Ngô Gia Tự, Dương Hạc Đính, Nguyễn Tuân), 4 đại biểu Kỳ bộ Trung Kỳ (Nguyễn Sĩ Sách, Nguyễn Thiệu, Trương Quang Trọng, Võ Mai), 3 đại biểu Kỳ bộ Nam Kỳ (Phạm Văn Đồng, Châu Văn Liêm, Trần Văn Phồng) và 1 đại biểu ở Xiêm (Võ Tòng).
Mặt dù thiếu Đoàn đại biểu Bắc kỳ, Đại hội vẫn tiếp tục họp Đại hội bầu Trung ương Chấp hành uỷ viên Hội gồm 7 uỷ viên chính thức và 4 uỷ viên dự khuyết, trong đó có cả những người có mặt và vắng mặt ở Đạt hội.
Đại hội thông qua Án nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Việt Nam cách mạng thanh niên gồm những quyết nghị về vấn đề tổ chức Đảng Cộng sản, chỉnh đốn nội bộ; vấn đề tuyên truyền, tổ chức, huấn luyện, kinh tế, ngoại giao; về tên Hội…, quyết nghị về việc Đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ bỏ Đại hội và quyết nghị thừa nhận chương trình của luận cương về vấn đề cách mạng vận động ở các thuộc địa và thư của Đại hội gửi Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản.
Ngày 1/6/1929, các đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ thoát ly Đại hội ra Tuyên ngôn của các đại biểu đã thoát ly Hội tịch ở Toàn quốc đại biểu Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Thanh niên cách mệnh (tức Việt Nam Cách mệnh đồng chí Hội) nhằm khẳng định sự cần thiết phải tổ chức Đảng Cộng sản, nêu rõ tính chất của Đại hội Việt Nam cách mạng thanh niên không phải là Đại hội đại biểu của giai cấp vô sản, không phải là Đại hội chân chính cách mạng, nên vấn đề thành lập Đảng Cộng sản đưa ra Đại hội đã không có kết quả, vì vậy mà đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ đã phải bỏ ra về. Tuyên ngôn kêu gọi công nhân, nông dân nghèo, các hội viên Việt Nam cách mạng thanh niên, các đảng viên các chính đảng trong xứ và tất cả những người có quan tâm đến phong trào cách mạng hãy làm theo các khẩu hiệu.
1. Phải hết sức đánh đổ tụi hoạt đầu giả cách mệnh lừa dối công nông.
2. Phải tổ chức ngay Đảng Cộng sản thì mới dẫn đạo cho vô sản giai cấp làm cách mệnh được.
Quan điểm của những người ra Tuyên ngôn có phần quá tả, nặng về đả kích, vì Việt Nam cách mạng thanh niên không phải là "hoạt đầu giả cách mạng, lừa dối công nông”. Tuy nhiên sự ra đời của Tuyên ngôn đã đánh dấu giai đoạn kết thúc vai trò của Việt Nam cách mạng thanh niên từ cơ sở, không chỉ ở các tỉnh miền Bắc, mà cả ở miền Trung và một phần các tỉnh Nam Kỳ. Nó thúc đẩy cuộc vận động thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng sau này.
Ngày 17/6/1929, hơn 20 đại biểu các tổ chức cộng sản ở các tỉnh Bắc Kỳ họp tại nhà số 312 phố Khâm Thiên (Hà Nội) quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng. Hội nghị thông qua Chính cương, Tuyên ngôn, Điều lệ của Đảng. Hội nghị cũng quyết định tổ chức Tổng Công hội đỏ, Nông hội, Sinh hội... lấy cờ đỏ búa liềm làm Đảng kỳ, xuất bản tờ Búa liềm (của Trung ương), tờ Bônsơvích (Trung Kỳ) và tờ Cộng sản(Nam Kỳ), cử Ban Chấp hành trung ương lâm thời và phân công một số đồng chí vào Trung Kỳ, Nam Kỳ phát triển cơ sở của Đảng.
Sự thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng có ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng cả nước. Những thành viên tiên tiến trong Việt Nam cách mạng thanh niên, Tân Việt Cách mạng Đảng... đều hướng về việc thành lập tổ chức cộng sản, một số gia nhập Đông Dương Cộng sản Đảng, một số xúc tiến giải thể tổ chức cũ để thành lập Đảng Cộng sản.
Tháng 8/1929, Đại hội thành lập An Nam Cộng sản Đảng được tổ chức tại phòng 1, lầu 2, nhà số 1 đường Philippini (nay là đường Nguyễn Trung Trực), phường Bến Thành, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11 năm 1929, Lâm thời chấp ủy (tức Ban chấp hành trung ương lâm thời) của An Nam cộng sản Đảng được thành lập tại Sài Gòn do Châu Văn Liêm làm Bí thư. Chi bộ xuất bản tờ báo Đỏ và tập san Bônsơvích làm cơ quan ngôn luận.
Theo thư đề ngày 29-9-1929 của Hồ Tùng Mậu và Châu Văn Liêm gửi và Bắc Kỳ thì ngoài chi bộ An Nam Cộng sản Đảng ở Trung Quốc, ở Nam Kỳ, đã tổ chức các chi bộ cộng sản; ở Xiêm, Trung Kỳ cũng bắt đầu tổ chức chi bộ cộng sản. Thư cho biết chi bộ cộng sản Trung Quốc cũng đã liên lạc với Đảng Cộng sản Trung Quốc; Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ hết sức giúp cho Việt Nam nhanh chóng thành lập một Đảng Cộng sản.
Tháng 9/1929, những người giác ngộ cộng sản chân chính trong Tân Việt Cách mạng Đảng "trịnh trọng tuyên ngôn cùng toàn thể đảng viên Tân Việt Cách mạng Đảng, toàn thể thợ thuyền, dân cày và lao khổ biết rằng chúng tôi đã chánh thức lập ra Đông Dương Cộng sản Liên đoàn".
Cuộc khủng bố trắng năm 1929 phá vỡ nhiều cơ sở đảng Tân Việt, cụ Giải Huân tự tử, cụ Tú Kiên, Trần Mộng Bạch, Phan Kiêm Huy, Đào Duy Anh, Phan Thị Như Mân... bị bắt. Quan Hải tùng thư bị khám xét. Tổng bộ Tân Việt gần như không còn.
Tuy vậy, theo đề nghị của Dũng Kỳ (Kỳ bộ Nam Kỳ), các đảng viên Tân Việt cách mạng đảng chịu ảnh hưởng của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội đã tiến hành Đại hội thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn (chủ yếu là thông qua các văn kiện) từ ngày 31 tháng 12 năm 1929 đến ngày 1 tháng 1 nǎm 1930. Các đại biểu ba Kỳ gồm: Trần Hữu Chương, Nguyễn Khoa Vǎn (tức Hải Triều), Nguyễn Xuân Thanh, Trần Đại Quả, Ngô Đức Đệ, Ngô Đình Mãn, Lê Tiềm, Lê Tốn. Đại hội chưa kết thúc thì các đại biểu đã bị chính quyền Pháp bắt. Chấm dứt thời kỳ phân hóa của Tân Việt.
Do vậy, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn ra đời nhưng chưa có Ban chấp hành trung ương.
Tháng 10/1929, Đại biểu An Nam Cộng sản và Đông Dương Cộng sản gặp nhau tại Hồng Công bàn việc hợp nhất không thành: Tại cuộc gặp ngày 4/10/1929, Đỗ Ngọc Du đưa ra ý kiến là giải tán tổ chức An Nam Cộng sản rồi Đông Dương Cộng sản Đảng sẽ điều tra từng người, xem ai có đủ tư cách thì kết nạp. Nguyễn Nghĩa, đại biểu của An Nam Cộng sản Nam Kỳ ra sức thuyết phục để mong Đỗ Ngọc Du thay đổi ý kiến; song Đỗ Ngọc Du vẫn khăng khăng không hề thay đổi. Rốt cuộc việc bàn bạc hợp nhất hai nhóm cộng sản không thành. Tuy vậy, sau ngót một tuần lễ trao đổi ý kiến, hai bên càng biết rõ hơn yêu cầu chủ trương của nhau và đều hiểu rằng: con đường đi tới vẫn là con đường mong muốn hợp nhất.
Từ ngày 6/1/1930 đến đầu tháng 2/1930, Được nghe báo cáo về tình hình không thống nhất giữa các tổ chức cộng sản ở trong nước và Hội Việt Nam cách mạng thanh niên bị tan rã, Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm tới Trung Quốc vào ngày 23-12-1929. Người triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng họp tại Hồng Công ngày 6-1-1930 để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị kéo dài đến tuần đầu tháng 2-1930. Ngày 8-2-1930, các đại biểu về nước. Lúc mới thành lập, Đảng có 310 đảng viên và hàng nghìn hội viên các tổ chức quần chúng (báo cáo của Nguyễn Ái Quốc gửi Quốc tế Cộng sản ngày 18/2/1930).
Trong Hội nghị thành lập Đảng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc xác định rõ vấn đề quan trọng hàng đầu là phải tự phê bình và phê bình về những thành kiến giữa các tổ chức cộng sản, dẫn đến tình trạng xung đột, công kích lẫn nhau, phải xóa bỏ những khuyết điểm đó và thành thật hợp tác để thống nhất các tổ chức cộng sản. Tiếp đó, Hội nghị bàn về việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và thảo luận thông qua Chính cương, Điều lệ, kế hoạch thực hiện việc thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước, cử Ban Chấp hành Trung ương lâm thời. Cũng tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Ái Quốc cũng chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm của họ. Những khuyết điểm chủ yếu của An Nam Cộng sản Đảng là: điều kiện công nhận đảng viên chính thức quá khắt khe, điều kiện gia nhập Công hội, Nông hội, Học sinh hội cũng quá khắt khe; Đông Dương Cộng sản Đảng thì phạm các sai lầm, khuyết điểm: điều kiện công nhận đảng viên chính thức và điều kiện kết nạp vào Công hội quá khắt khe; về mặt tổ chức, đảng có tính chất bè phái, xa quần chúng, làm tan rã hai tổ chức Thanh niên và Tân Việt.
Hội nghị thảo luận và tán thành ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, thông qua kế hoạch thành lập một Đảng Cộng sản lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thống nhất cách cử Ban Chấp hành Tung ương lâm thời: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, có năm ủy viên do Đông Dương Cộng sản Đảng cử, Nam Kỳ có hai ủy viên do Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng cử. Như vậy, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời có tổng số bảy ủy viên.
Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt do đồng chí Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Hội nghị quyết định chủ trương xây dựng các tổ chức Công hội, Nông hội, Hội phản đế. Theo đó, Công hội và Nông hội sẽ thu hút những công nhân và nông dân không thể kết nạp vào Đảng. Các tầng lớp trí thức, tiểu tư sản vào Hội Phản đế. Hội nghị xác định rõ thái độ của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là cử cán bộ vào Nam Kỳ để lãnh đạo và đưa tổ chức này vào Hội Phản đế, đối với Tân Việt thì không giải tán và cũng đưa vào Hội Phản đế, kết nạp những người ưu tú trong tổ chức đó vào Đảng. Đảng chủ trương tranh thủ Quốc dân Đảng, thu nạp đảng viên của Đảng này vào Hội Phản đế. Để thực hiện chủ trương đoàn kết các tố chức cách mạng trong Mặt trận phản đế, "Đảng chỉ định một đồng chí chịu trách nhiệm họp đại biểu tất cả các đảng phái như Tân Việt, Thanh niên, Quốc dân Đảng, Đảng Nguyễn An Ninh, v.v. để thành lập Mặt trận phản đế và về sau cá nhân hoặc tổ chức đều có thể gia nhập".
* Chánh cương vắn tắt của Đảng chủ trương làm “tư sản dân quyền c.m2 và thổ địa c.m để đi tới xã hội cộng sản”. Nhiệm vụ của cuộc cách mạng ấy, về phương diện xã hội thì làm sao cho dân chúng được tự do, nam nữ bình quyền và phổ thông giáo dục theo công nông hóa; về phương diện chính trị: đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, tổ chức ra chính phủ công nông binh và quân đội công nông; về phương diện kinh tế thì phải thủ tiêu hết các thứ quốc trái, thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc Pháp giao cho Chính phủ công nông binh quản lý, thu hết ruộng đất chia cho dân nghèo, bỏ sưu thuế cho dân cày mở mang công nghiệp và nông nghiệp, thi hành luật ngày làm tám giờ.
* Sách lược vắn tắt của Đảng ghi rõ: Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân. Đảng phải tập hợp được đại bộ phận giai cấp và làm cho giai cấp lãnh đạo được dân chúng. Đảng phải đoàn kết được đại đa số nông dân, phải dựa vững vào nông dân nghèo, phải hết sức lãnh đạo nông dân nghèo làm cách mạng thổ địa đánh đổ đại địa chủ và phong kiến, Đảng phải "hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v. để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản c.m thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản c.m (Đảng Lập hiến, v.v.) thì phải đánh đổ. Trong khi liên lạc với các giai cấp phải rất cẩn thận không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường thỏa hiệp". Hơn nữa khi tuyên truyền khẩu hiệu "nước An Nam độc lập", Đảng phải đồng thời nêu khẩu hiệu đoàn kết chặt chẽ với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.
* Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam quy định những vấn đề về: tên Đảng, tôn chỉ, điều lệ, hệ thống tổ chức, trách nhiệm và quyền lợi của đảng viên, các cấp Đảng chấp hành ủy viên, kinh phí và kỷ luật. Điều lệ ghi rõ tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam. Tôn chỉ của Đảng là "lãnh đạo quần chúng lao khổ làm giai cấp tranh đấu để tiêu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản". Điều kiện gia nhập Đảng là những ai tin theo chủ nghĩa cộng sản, chương trình Đảng và Quốc tế Cộng sản, hăng hái đấu tranh và dám hy sinh phục tùng mệnh lệnh Đảng và đóng kinh phí, chịu phấn đấu trong một bộ phận Đảng thì sẽ được kết nạp vào Đảng; đồng thời, Điều lệ cũng quy định rõ thời gian dự bị vào Đảng và tuổi vào Đảng
Tháng 1/1930, chi bộ cộng sản đầu tiên ở Campuchia được thành lập tại Trường trung học Xixôvát (Phnômpênh) do đồng chí Nguyễn Xuân Phương làm Bí thư. Sự ra đời của các chi bộ Đảng nói trên là kết quả của phong trào yêu nước, phong trào công nhân tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, có tác dụng thúc đẩy phong trào cách mạng Campuchia tiến lên những bước mới. Đồng thời, góp phần vào việc thống nhất chiến lược chung chống thực dân Pháp ở Đông Dương.
Đêm 9-2 rạng ngày 10-2-1930, Việt Nam Quốc dân Đảng tiến hành khởi nghĩa tại tỉnh lỵ Yên Bái, các huyện lỵ Lâm Thao và Hưng Hóa (Phú Thọ), ngày 15-2, ở Phả Lại, Vĩnh Bảo (Hai Dương), Kiến An, Phụ Dực (Thái Bình). Cuộc khởi nghĩa tuy không đạt được kết quả, nhưng có tiếng vang cả trong và ngoài nước. Đảng Cộng sản Việt Nam tuy không tán thành chủ trương khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân Đảng, nhưng khi cuộc khởi nghĩa nổ ra và khi các chiến sĩ Việt Nam Quốc dân Đảng bị đế quốc tàn sát và bắt giam, Đảng Cộng sản Việt Nam liền kêu gọi toàn Đảng và nhân dân cả nước đấu tranh chống khủng bố trắng của đế quốc và đòi trả lại tự do cho những chiến sĩ Việt Nam Quốc dân Đảng.
Cuối tháng 2/1930, Xét nguyện vọng chính đáng của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, ngày 24-2-1930, hai đồng chí thay mặt cho đại biểu của Quốc tế Cộng sản (tức Nguyễn Ái Quốc) là Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu, hai đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương lâm thời là Hạ Bá Cang (tức Hoàng Quốc Việt) và Phạm Hữu Lầu cùng với đồng chí Ngô Gia Tự, Bí thư lâm thời Chấp ủy Đảng Cộng sản Việt Nam ở Nam Kỳ đã họp Hội nghị, chấp nhận sự sáp nhập của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 1/5/1930, Phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân mở đầu cao trào cách mạng 1930-1931: Nhân ngày Quốc tế Lao động, hưởng ứng Lời kêu gọi của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân trong cả nước dấy làn làn sóng đấu tranh dân tộc và dân chủ mạnh mẽ.
Ở Bắc Kỳ, công nhân khu Mỏ Hòn Gai bãi công, biểu tình. Lần đầu tiên ở vùng mỏ, lá cờ đỏ búa liềm được treo trên đỉnh núi Bài Thơ.
Tại Thái Bình, hơn 1.000 nông dân Duyên Hà - Tiên Hưng biểu tình lên thị xã Thái Bình đòi tự do dân chủ, đòi cải thiện đời sống và chống khủng bố.
Ở Trung Kỳ, nông dân các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận đã nổi dậy đấu tranh. Ngày 1-5-1930, cờ đỏ búa liềm lần đầu tiên xuất hiện ở Quảng Nam. Tại thị xã Hội An và các vùng nông thôn Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc, Quế Sơn... đều có rải truyền đơn treo cờ Đảng.
Đặc biệt, sáng ngày 1-5, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Xứ uỷ Trung Kỳ và Tỉnh ủy Nghệ An, công nhân và nông dân Vinh - Bến Thủy đã vùng dậy biểu tình đòi tăng lương, giảm giờ làm, bỏ sưu, giảm thuế, chống khủng bố đòi bồi thường thiệt hại cho các gia đình bị tàn sát trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái, ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân Nhà máy sợi Nam Định, ủng hộ Liên Xô. Chính quyền thực dân thẳng tay đàn áp. Chúng huy động binh lính đến bắn vào đoàn biểu tình, nhưng anh em binh sĩ người Việt chống lệnh của bọn chỉ huy Pháp không bắn vào đồng bào mình.
Mặc dù vậy, bọn giám binh, chánh mật thám tỉnh, bọn chủ người Pháp đã tức tối bắn vào đoàn biểu tình làm 7 người chết và 18 người bị thương.
Trong khi làn sóng đấu tranh của quần chúng đang dâng lên ở thành phố Vinh - Bến Thủy, 3.000 nông dân tập trung tại đình làng Hạnh Lâm (huyện Thanh Chương - Nghệ An) tổ chức mít tinh, biểu tình vào đồn điền của tên ký Viễn đòi trả lại ruộng đất và con đường giao thông độc đạo hắn đã lấn chiếm của dân. Tên ký Viễn phải bỏ trốn. Mấy ngày sau, bọn đế quốc tập trung binh lính đến đàn áp làm 17 nông dân bị chết và một số khác bị thương.
Tại Nam Kỳ, khoảng 1.000 nông dân quận Đức Hòa (Chợ Lớn) đã biểu tình đến quận lỵ đòi giảm thuế, bỏ sưu. Bọn Pháp đàn áp dã man làm 9 người chết, 50 người khác bị thương. Nhưng đoàn biểu tình vẫn không lùi bước, buộc địch phải nhượng bộ, nhận bản yêu sách, giảm thuế, giảm sưu.
Tại Sa Đéc và Long Xuyên, các cuộc biểu tình của nông dân quận Cao Lãnh và quận Chợ Mới đều giành được thắng lợi. Hai tên chủ quận Chợ Mới và Cao Lãnh buộc phải giải quyết yêu sách của quần chúng: hoãn thuế 2 tháng, thả những nông dân bị bắt vì thiếu thuế.
Máu của công nhân và nông dân Việt Nam đã đổ trong dịp kỷ niệm 1-5-1930. Nhưng sự đàn áp dã man của địch không dập tắt được phong trào. Khắp nơi, quần chúng họp mít tinh, truy điệu những người đã hy sinh để nung nấu thêm chí căm thù đế quốc, phong kiến và chuẩn bị cho cuộc đấu tranh mới. Những cuộc mít tình, biểu tình, bãi công vẫn tiếp tục dâng cao. Trong tháng 5, 54 cuộc đấu tranh đã nổ ra (Bắc Kỳ có 21 cuộc, Trung Kỳ có 21 cuộc, Nam Kỳ có 12 cuộc), trong số đó có 18 cuộc đấu tranh của công nhân, 34 cuộc của nông dân.
Ngày 5/8/1930, Thi hành chỉ thị của Quốc tế Cộng sản và quyết định của Hội nghị thành lập Đảng, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam xuất bản Tạp chí Đỏ. Ngày 5-8-1930, Tạp chí ra số đầu tiên mỗi số 100 bản (in rônêô). Song do điều kiện khó khăn, Tạp chí ra khoảng 1-2 tuần, một số.
Tạp chí đăng các bài về tin tức thế giới, kinh nghiệm cách mạng của các nước, các công tác Đảng, kinh nghiệm công tác bí mật, phê bình các khuynh hướng sai lầm.. Tạp chí Đỏ đóng vai trò là tài liệu huấn luyện và nghiên cứu cho toàn Đảng.
Tạp chí tồn tại đến tháng 10-1930 thì được thay bằng Tạp chí Cộng sản - cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Ngày 12/9/1930, biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An): Hưởng ứng phong trào đấu tranh đang rầm rộ khắp tỉnh và phản đối chính sách khủng bố dã man của đế quốc Pháp và phong kiến, ngày 12-9-1930, hơn 8.000 nông dân phủ Hưng Nguyên biểu tình đến phủ lỵ với khẩu hiệu: đả đảo chủ nghĩa đế quốc, đả đảo phong kiến, bỏ sưu giảm thuế, chia ruộng đất…
Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Vinh - Bến Thủy và Phủ ủy Hưng Nguyên, từng đoàn nhân dân các làng xã phủ Hưng Nguyên hàng ngũ chỉnh tề, từ 3-5 giờ sáng đã tấp nập đến tập trung ở ga Yên Xuân. Tại đây, khi các đoàn đã đến đông đủ, một nữ đồng chí đứng lên diễn thuyết, cổ động. Đoàn biểu tình đã đồng thanh hô vang khẩu hiệu, các đội tự vệ phân công nhau đi cắt dây điện thoại và bắt giữ trưởng ga để cắt đứt đường dây liên lạc của đế quốc, rồi biểu tình đưa yêu sách vào phủ đường Hưng Nguyên. Đoàn biểu tình vừa kéo đến ngã ba Thái Lão, thực dân Pháp hai lần cho máy bay đến ném bom làm 217 người chết và 125 người bị thương.
Vụ thảm sát này càng làm bốc cao ngọn lửa căm thù của nhân dân trong tỉnh và cả nước. Hưởng ứng cuộc đấu tranh của nông dân Hưng Nguyên, nhiều cuộc đấu tranh liên tiếp nổ ra. Ngay trong đêm 12-9, Huyện ủy Nam Đàn họp các tổ chức cơ sở Đảng và các hội quần chúng, vận động trên 5.000 người biểu tình kéo lên huyện đường phản đối hành động dã man của thực dân Pháp.
Từ tháng 9/1930 đến tháng 6/1931, Xô viết Nghệ - Tĩnh: trước tháng 9/1930 có 97 cuộc đấu tranh diễn ra. Từ tháng 9 trở đi, bằng những cuộc biểu tình có vũ khí thô sơ và có các đội tự vệ đỏ hỗ trợ, nông dân các huyện Nam Đàn, Thanh Chương và nhiều huyện trong hai tỉnh dồn dập tấn công vào chính quyền thực dân, phong kiến từ huyện đến xã, trước bão táp cách mạng của quần chúng hệ thống chính quyền của thực dân, phong kiến ở Nghệ - Tĩnh bị rối loạn. Các quan lại và viên chức người Pháp ngày đêm sống trong tâm trạng lo âu. Trong vòng 6 tháng cuối năm 1930, Khâm sứ Trung Kỳ và tiều đình Huế đã phải thay tới ba tổng đốc ở Nghệ An và hai tuần vũ ở Hà Tĩnh. Bộ máy chính quyền cơ sở hết sức rối ren. Tại Thanh Chương, tri huyện, nha lại không dám trở lại làm việc. Chính quyền huyện Nam Đàn bị tê liệt. Tri huyện Nghi Lộc và đội lệ Hưng Nguyên bị giết. Tri huyện và nha lại các huyện khác mất tinh thần. Binh lính các đồn không dám hoạt động, một số ngả theo cách mạng. Chính quyền địch ở nhiều làng đã bị tê liệt hoặc tan rã.
Khi diễn ra tình huống lực lượng cách mạng áp đảo và làm tan rã bộ máy chính quyền địch, các cấp ủy Đảng ở cơ sở đã kịp thời lãnh đạo Ban Chấp hành Nông hội đỏ ở thôn xã (tức Xã bộ nông) đứng ra đảm nhiệm các chức năng chính quyền cách mạng. Tại Nghệ An, Nông hội nắm chính quyền ở các làng xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên và Diễn Châu; tại Hà Tĩnh chính quyền Xôviết hình thành ở 172 xã, phần lớn ở các huyện Can Lộc, Thạch Hà và Đức Thọ.
Ngay từ khi ra đời Nông hội đã thực hiện các quyền lợi về chính trị kinh tế văn hóa - xã hội cho nông dân. Về chính trị: Nông hội không thừa nhận bộ máy chính quyền của thực dân, phong kiến và những luật lệ do chúng đặt ra để kìm kẹp, bóc lột nhân dân, thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân như tự do hội họp, tự do đi học, nam nữ bình quyền.., trấn áp bọn phản động làm tay sai cho thực dân Pháp, giao nhiệm vụ giữ gìn trật tự trị an và bảo vệ cách mạng cho các Đội tự vệ đỏ...
Về kinh tế, không nạp sưu thuế cho Pháp và buộc các tổng lý phải trả lại cho nhân dân số tiền thuế đã thu, buộc các chủ ruộng, các nhà giàu phải giảm tô, hoãn nợ và bỏ các khoản địa tô phụ cho nông dân, quy định lại mức tiền công cho những người làm thuê chia lại ruộng công... một số nơi còn sử dụng ruộng đất công tổ chức cho nhân dân sản xuất tập thể theo hình thức hợp tác xã nông nghiệp như ở làng Thượng Thọ (huyện Thanh Chương), làng Thượng Hà, Thuận Thiên (huyện Can Lộc). 631 làng thuộc bảy huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Anh Sơn, Thạch Hà, Can Lộc đã tịch thu được 5.599 mẫu ruộng đất công, 2.975 tạ thóc và 10.394 đồng bạc quỹ công của làng xã.
Về văn hóa - xã hội: bài trừ các hủ tục lạc hậu, cấm hút thuốc phiện, uống rượu, đánh bạc… giáo dục, trừng trị bọn lưu manh trộm cắp, mở những lớp dạy chữ quốc ngữ, tổ chức nhân dân giúp đỡ lẫn nhau…
Những chính sách và biện pháp được các Xã bộ nông - Xôviết thực hiện đã tạo ra một khí sắc mới trong nông thôn. Lòng tin của quần chúng đối với Đảng và cách mạng được biểu hiện rõ rệt. Những tiếng gọi "cộng sản", “xã hội” bao hàm ý nghĩa thiêng liêng, vừa là lý tưởng vừa là khẩu hiệu hành động của quần chúng. Họ sẵn sàng hy sinh tính mạng và tài sản để chống lại chính sách khủng bố của đế quốc Pháp, bảo vệ Xôviết.
Tháng 10-1930, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị tại Hồng Kông (Trung Quốc), đồng chí Trần Phú điều hành Hội nghị.
Hội nghị thảo luận và thông qua bản Luận cương chính trị của Đảng do đồng chí Trần Phú chủ trì khởi thảo; thông qua nghị quyết về tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng. Nghị quyết ghi rõ những quyết định quan trọng của Hội nghị. Thực hiện chỉ thị của Quốc tế Cộng sản và cũng xuất phát từ thực tế ba nước Việt, Lào, Campuchia đều là thuộc địa của Pháp, đều chịu sự thống trị của Pháp, Hội nghị quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị bầu Ban Chấp hành Trung ương chính thức gồm bảy đồng chí: Trần Phú, Ngô Đức Trì, Nguyễn Trọng Nhã, Lê Mao, Trần Văn Lan, Nguyễn Phong Sắc, A Lầu (Lưu Lập Đạo), đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư của Đảng
* Luận cương chính trị tháng 10/1930: Trong khi chuẩn bị bản Luận cương (tại nhà số 7 phố Giăng Xôle (Jean Soler), nay là số nhà 90 phố Thợ Nhuộm, Hà Nội), đồng chí Trần Phú đã vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, kinh nghiệm phong trào cộng sản quốc tế và Đề cương cách mạng thuộc địa của Quốc tế Cộng sản; kết hợp với việc đi khảo sát thực tế phong trào công nhân và nông dân ở Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, đồng thời dựa trên ý kiến của Ban Thường vụ Trung ương lâm thời. Sau một quá trình làm việc miệt mài, nghiêm túc, đồng chí Trần Phú viết ra Dự thảo Luận cương chính trị của Đảng.
Dự thảo Luận cương được Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Hồng Kông tháng 10- 1930 thông qua.
Luận cương chính trị của Đảng (thường gọi là Luận cương cách mạng tư sản dân quyền) gồm ba phần:
1.Tình hình thế giới và cách mạng Đông Dương.
2. Những đặc điểm về tình hình ở Đông Dương.
3. Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương.
Trên cơ sở phân tích một cách khoa học tình hình thế giới và Đông Dương, Luận cương chính trị nêu rõ tính chất của cuộc cách mạng ở Đông Dương là cách mạng tư sản dân quyền.
Cách mạng tư sản dân quyền là “thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng”, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa. Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc và đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, đem lại ruộng đất cho nông dân. Hai nhiệm vụ ấy có quan hệ khăng khít với nhau.
“Trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền, vô sản giai cấp và nông dân là hai động lực chánh, nhưng vô sản có cầm quyền lãnh đạo thì cách mạng mới thắng lợi được".
Luận cương cũng phân tích rõ vai trò địa vị của mỗi giai cấp:
Đối với các đảng phái quốc gia cải lương, Đảng phải kiên quyết vạch trần tính chất nguy hiểm, lừa gạt và phá hoại phong trào cách mạng công nông. Đối với các đảng phái tiểu tư sản, Đảng có thể tạm thời hợp tác, với điều kiện là họ phải thật sự chống đế quốc, không ngăn trở công tác tuyên truyền cộng sản trong công nông, Đảng phải luôn giữ tính chất độc lập về tuyên truyền và tổ chức của mình và phê phán tính do dự của họ. Luận cương chính trị khẳng định, cách mạng Đông Dương phải có một Đảng Cộng sản vững mạnh lãnh đạo.
"Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng ở Đông Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản có một đường chánh trị đúng, có kỷ luật tập trung mật thiết liên lạc với quần chúng, và từng trải tranh đấu mà trưởng thành. Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc mà đại biểu quyền lợi chánh và lâu dài, chung cho cả giai cấp vô sản ở Đông Dương, và lãnh đạo vô sản giai cấp Đông Dương ra tranh đấu để đạt được mục đích cuối cùng của vô sản là chủ nghĩa cộng sản".
Luận cương còn chỉ rõ: muốn giành được thắng lợi Đảng phải thu phục được đông đảo quần chúng lao động bằng cách tổ chức ra các đoàn thể cách mạng như Công hội, Nông hội...
Ngoài những vấn đề về đường lối chiến lược, Luận cương đã vạch ra những vấn đề hình thức và phương pháp cách mạng. Luận cương chỉ rõ khi chưa có tình thế cách mạng, phải đặt khẩu hiệu "phần ít" như tăng cường giảm giờ làm, chống thuế… qua cuộc đấu tranh hàng ngày giáo dục cho quần chúng ý thức đánh đổ đế quốc giành độc lập, đánh đổ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày.
Nhiệm vụ của Đảng là "phải lấy những sự nhu yếu hằng ngày làm bước đầu mà dắt vô sản giai cấp và dân cày ra chiến trường cách mạng".
Về thời cơ khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, Luận cương viết: “Đến lúc sức cách mạng lên rất mạnh, giai cấp thống trị đã rung động, các giai cấp đứng giữa đã muốn bỏ về phe cách mạng, quần chúng công nông thì sôi nổi cách mạng, quyết hy sanh phấn đấu, thì Đảng phải lập tức lãnh đạo quần chúng để đánh đổ chánh phủ của địch nhân và giành lấy chánh quyền cho công nông".
Về phương pháp cách mạng, Luận cương cho rằng khởi nghĩa "không phải là một việc thường, chẳng những là theo hình thế trực tiếp cách mạng, mà lại theo khuôn phép nhà binh… Trong khi không có tình thế trực tiếp cách mạng cũng cứ kịch liệt tranh đấu; nhưng kịch liệt tranh đấu ấy không phải là để tổ chức những cuộc manh động, hoặc là võ trang bạo động quá sớm, mà cốt là để suy động đại quần chúng ra thị oai, biểu tình bãi công, v.v. , để dự bị họ về cuộc võ trang bạo động sau này".
Luận cương cũng nhắc nhở nguy cơ chiến tranh đế quốc ngày càng gần, cho nên phải làm cho khẩu hiệu chống chiến tranh đế quốc ăn sâu trong quần chúng như khẩu hiệu "đổi chiến tranh đế quốc ra chiến tranh cách mạng”, "phản đối binh bị"...; đồng thời tăng cường công tác vận động binh lính địch, tổ chức tự vệ của công nông.
Cuối cùng, Luận cương chánh trị của Đảng chỉ rõ: cách mạng Đông Dương là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới.
Tháng 2/1931, mít tinh ở Sài Gòn và hành động anh dũng của Lý Tự Trọng:
Thực hiện nhiệm vụ Xử uỷ giao, Tổng Công hội Nam Kỳ tổ chức một cuộc mít tinh kỷ niệm khởi nghĩa Yên Bái vào chiều 8-2-1931 trước sân bóng đá ở phố La Rênhơrơ (La Régnère - nay là đường Trương Định). Khi minh tinh diễn ra lúc 18g15, Đồng chí Phan Bôi (tức Quảng, Hoàng Hữu Nam) đứng lên diễn thuyết. Cuộc diễn thuyết chớp nhoáng vừa kết thúc thì cảnh sát ập tới. Tên cò Lơ Giăng (Le Grand) bắt đồng chí Phan Bôi, lập tức Lý Tự Trọng, một đảng viên trẻ tuổi trong ban tổ chức đấu tranh rút súng lục bắn tên cò Lơ Giăng. Lý Tự Trọng chạy, tên cò Bơren và bọn cảnh sát đuổi theo, bắt được anh và một số người tham gia tổ chức đấu tranh.
Hành động anh dũng và quyết liệt của Lý Tự Trọng đã gây một tiếng vang lớn. Nhân dân ta hết sức khâm phục và ca ngợi. Trong thư gửi Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản ngày 21-2-1931, Người đề nghị Ban Phương Đông yêu cầu Đảng Cộng sản Pháp đấu tranh đòi trả tự do cho Lý Tự Trọng. Trước những đòn tra tấn dã man và những thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc thâm độc của kẻ thù Lý Tự Trọng không hề hé răng khai nửa lời có hại cho cách mạng. Biết không thể khuất phục nổi anh, đế quốc Pháp đã xử anh án tử hình.
Trong Khám Lớn Sài Gòn, phong trào đấu tranh phản đối đánh đập tàn bạo và phản đối án tử hình Lý Tự Trọng diễn ra mạnh mẽ. Ở bên ngoài, hàng loạt truyền đơn rải ở Sài Gòn và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long phản đối án tử hình Lý Tự Trọng. Nhà báo Pháp, bà Anđrê Viôlít (Andre Violis) đã đến thăm Lý Tự Trọng và khi về Pháp, bà viết nhiều bài báo và cuốn sách Đông Dương kêu cứu tố cáo chính sách thống trị tàn bạo của đế quốc Pháp ở Đông Dương và phản đối án tử hình Lý Tự Trọng.
Sáng sớm ngày 20-11-1931, đế quốc Pháp đem Lý Tự Trọng ra xử chém. Khi bước lên máy chém, anh hô to khẩu hiệu "Đả đảo đế quốc Pháp", "Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm", "Liên bang Xôviết muôn năm" ..Tù nhân Khám Lớn hô khẩu hiệu hưởng ứng vang dậy cả khu vực nhà tù. Bọn lính ra sức đàn áp nhưng không khuất phục nổi ý chí đấu tranh của những chiến sĩ cộng sản.
Ngày 19/2/1931, Nguyễn Ái Quốc viết bài báo ngợi ca Xô viết Nghệ - Tĩnh:
Trong bài Nghệ - Tĩnh đỏ, trước hết Người nói về điều kiện tự nhiên và xã hội của Nghệ - Tĩnh và đời sống khổ cực của nhân dân dưới ách áp bức bóc lột của đế quốc Pháp. Tự hào với truyền thống đấu tranh anh dũng của quê hương từ khi thực dân Pháp xâm lược những năm đầu thế kỷ XX, Người nêu bật tinh thần đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Nghệ - Tĩnh trong cao trào 1930-1931. Từ tháng 5 đến tháng 12 năm 1930, công nhân thành phố Vinh đã tám lần bãi công, biểu tình với 2.500 người tham gia. Cùng thời gian đó, có 137 cuộc biểu tình với 300.000 nông dân tham gia. Ở hai tỉnh, hơn 60.000 nông dân đã tham gia các tổ chức quần chúng. Đặc biệt, ngày 11-2-1930, hơn 4.000 công nhân thành phố Vinh và nông dân Hưng Nguyên, Nghi Lộc mít tinh kỷ niệm Công xã Quảng Châu.
Tuy bị đế quốc Pháp đàn áp dã man nhưng tinh thần đấu tranh anh dũng của đồng bào khiến Người phải thốt lên: "Nghệ - Tĩnh thật xứng đáng với danh hiệu "đỏ"" và khẳng định: "Bom đạn, súng máy, đốt nhà, đồn binh... tuyên truyền của chính phủ, báo chí...đều bất lực không dập tắt nổi phong trào cách mạng của Nghệ - Tĩnh". Đồng thời, với lối bình luận sắc sảo, Người đã giáng một đòn mạnh vào chiêu bài “quy thuận” lừa bịp của đế quốc Pháp và tay sai.
Trong bài Khủng bố trắng ở Đông Dương, Người tố cáo những tội ác tàn bạo của đế quốc Pháp ở nhiều địa phương Trung Kỳ và Bắc Kỳ: đốt phá làng mạc, giết hại nhân dân, bắt bớ tù đầy hàng ngàn người. Người đặc biệt ca ngợi tinh thần đấu tranh bất khuất của những chiến sĩ cộng sản và người yêu nước Việt Nam trước toà án kẻ thù qua đó khẳng định không gì có thể làm lung lay ý chí chiến đấu giải phóng dân tộc của Đảng và nhân dân ta.
Thông qua Nguyễn Ái Quốc và những bài báo của Người, Quốc tế Cộng sản có thể theo dõi chặt chẽ tình hình phong trào cách mạng Đông Dương để có sự chỉ đạo kịp thời. Nguyễn Ái Quốc là một cầu nối cách mạng Việt Nam với cách mạng quốc tế và Quốc tế Cộng sản.
Ngày 11/4/1931, Hội nghị toàn thể lần thứ 11 của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, trong phiên họp thứ 25 đã quyết định công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là một chi bộ độc lập của Quốc tế Cộng sản và sẽ đưa ra thông qua tại Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản. Ngày 5-8-1935, Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản ra Nghị quyết kết nạp vào Quốc tế Cộng sản một số Đảng Cộng sản, trong đó có Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ đây Đảng Cộng sản Đông Dương chính thức là Phân bộ của Quốc tế Cộng sản.
Tháng 4/1931, Tổng bí thư Trần Phú sa vào tay giặc: Do có sự phản bội, 8 giờ sáng ngày 18-4-1931, đế quốc Pháp bắt được đồng chí Trần Phú tại số nhà 66 Sămpanhơ (Champagne - nay là đường Lý Chính Thắng).
Kẻ địch giải đồng chí qua khắp các bốt, nhà lao khét tiếng ở Sài Gòn. Những đòn tra tấn cực kỳ dã man của mật thám Pháp không thể khuất phục ý chí kiên cường của người chiến sĩ cộng sản, không thể buộc đồng chí khai ra những bí mật của Đảng.
Ở trong các nhà tù đế quốc, đồng chí thường xuyên tổ chức đấu tranh phản đối chế độ nhà tù hà khắc, huấn luyện chính trị cho những bạn tù cộng sản, giác ngộ tù không cộng sản về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, kiên quyết đấu tranh chống các phần tử Tờrốtkít. Những đòn tra tấn dã man của kẻ thù và chế độ nhà tù hà khắc làm sức khoẻ đồng chí suy giảm nhanh. Đến tháng 8-1931, do mắc bệnh lao nặng, địch phải đưa đồng chí vào nhà thương Chợ Quán. Tại đây, đồng chí đã qua đời ngày 6-9-1931. Trước khi mất, người cộng sản trung kiên còn dặn lại đồng bào, đồng chí “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”.
Từ ngày 27 đến 31/3/1935, Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại phố Quan Công, Ma Cao (Trung Quốc) được triệu tập. Dự Đại hội có 13 đại biểu thuộc các đảng bộ trong nước và tổ chức của Đảng hoạt động ở ngoài nước thành phần như sau:
- Đảng bộ Bắc Kỳ: 2 đại biểu.
- Đảng bộ Trung Kỳ: 2 đại biểu.
- Đảng bộ Nam Đông Dương: 3 đại biểu
- Đảng bộ Lào: 1 đại biểu.
- Tổ chức Đảng ở Thái Lan: 3 đại biểu.
- Ban Chỉ huy ở ngoài: 2 đại biểu.
Trong thời gian này, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã sang Liên Xô, vào học Trường quốc tế Lênin, trường dành cho cán bộ lãnh đạo các đảng công nhân trên thế giới. Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Văn Nõn đi Mátxcơva (Liên Xô) dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản.
Đại hội đã thông qua Nghị quyết chính trị của Đảng, các nghị quyết về vận động công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, binh lính, các dân tộc thiểu số, về Mặt trận Phản đế, Đội tự vệ, Cứu tế đỏ... và Điều lệ Đảng, điều lệ các tổ chức quần chúng của Đảng.
Đại hội quy định số lượng uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 13 người: nhưng trên thực tế bầu được 12 (còn 1 đồng chí do Đảng bộ Trung Kỳ cử sau). Ban Thường vụ gồm 5 người, trong đó đồng chí Lê Hồng Phong là Tổng thư ký (Tổng Bí thư) của Đảng, đồng chí Đình Thanh là dự bị Tổng thư ký. Ban Chấp hành Trung ương Đảng cử đồng chí Nguyễn Ái Quốc làm đại diện của Đảng bên cạnh Quốc tế Cộng sản.
Từ ngày 25-7 đến ngày 21-8-1935, Đại hội đại biểu lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản được triệu tập tại Mátxcơva. Tham gia Đại hội có 510 đại biểu (trong đó có 371 đại biểu có quyền biểu quyết) của 65 Đảng Cộng sản, đại diện cho 3.141.000 đảng viên trong đó có 785.000 đảng viên ở các nước tư bản chủ nghĩa. Đồng chí G. Đimitơrốp, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản trình bày Báo cáo chính trị của Đại hội: “Sự tấn công của chủ nghĩa phát xít và những nhiệm vụ của Quốc tế Cộng sản trong cuộc đấu tranh để thống nhất giai cấp công nhân chống chủ nghĩa phát xít”, nói về chủ nghĩa phát xít và những nhiệm vụ của Quốc tế Cộng sản trong cuộc đấu tranh cho sự thống nhất của giai cấp công nhân chống chủ nghĩa phát xít.
Đại hội VII Quốc tế Cộng sản ra Nghị quyết về cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa. Trong Nghị quyết, Đại hội VII phủ nhận quan điểm tả khuynh cho rằng cách mạng ở các nước thuộc địa chỉ mang tính chất như cách mạng dân chủ tư sản nhanh chóng chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa; chỉ ra rằng, đối với phần lớn các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, bước đầu tiên của cách mạng là đấu tranh giải phóng dân tộc. Đại hội phủ nhận quan niệm cho rằng công cuộc giải phóng các thuộc địa chỉ có thể dựa trên cơ sở các cuộc cách mạng vô sản hoặc trong mối quan hệ với các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở các chính quốc. Các nước thuộc địa và nửa thuộc địa có thể chống đế quốc để giành độc lập. Quan điểm này đã khắc phục hạn chế của Quốc tế Cộng sản kéo dài từ Đại hội I đến Đại hội VI là cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc.
Tư tưởng trung tâm của Đại hội VII về vấn đề dân tộc thuộc địa là thành lập mặt trận thống nhất chống đế quốc ở các thuộc địa và các nước phụ thuộc.
Đại hội phê phán gay gắt các quan điểm cho rằng tư sản dân tộc ở các nước thuộc địa mang tính chất hoàn toàn thân đế quốc và đòi hỏi những người cộng sản phải tấn công chống các tổ chức tư sản dân tộc; định hướng cho Đảng Cộng sản ở các nước thuộc địa và phụ thuộc mạnh dạn thực hiện đường lối tập hợp vào Mặt trận thống nhất tất cả những ai có khả năng chống đế quốc. Đại hội khẳng định tư tưởng liên minh các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân bị áp bức với phong trào công nhân quốc tế và bắt buộc các Đảng Cộng sản phải tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân bị áp bức ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa.
Cuối tháng 8-1935, Đại hội VII Quốc tế Cộng sản thông qua Nghị quyết kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương và một số Đảng Cộng sản khác làm phân bộ của Quốc tế Cộng sản. Đồng thời, Đại hội VII uỷ quyền cho Đảng Cộng sản Pháp tiếp tục giữ mối liên hệ chặt chẽ với tất cả các Đảng Cộng sản của các nước thuộc địa Pháp và giúp đỡ các đảng đó bằng mọi cách. Đại hội VII giao cho Ban Chấp uỷ Quốc tế Cộng sản trách nhiệm giúp đỡ các Đảng Cộng sản mới được công nhận củng cố về tư tưởng và tổ chức, phát triển toàn diện, mang tính quần chúng.
Tháng 10-1935, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai (Phan Lan) là đại biểu chính thức dự Đại hội Quốc tế Thanh niên Cộng sản. Đồng chí thay mặt cho Thanh niên Cộng sản Đông Dương phát biểu tại Đại hội. Bài phát biểu có đoạn: "60% trẻ em Đông Dương chết trước 10 tuổi. Những ai sống sót đều phải lao động từ khi còn rất trẻ, từ 6 đến 9 tuổi ở nông thôn lẫn khu vực công nghiệp. Nam nữ thanh niên 14 đến 18 tuổi bị tuyển mộ bằng mánh khoé hay bạo lực và đưa đi làm đồn điền trên các đảo Thái Bình Dương, chịu cảnh sống và lao động nô lệ.
Từ năm 1930 đến năm 1934, do khủng hoảng kinh tế, tiền công của thanh niên vốn đã ít ỏi, lại bị giảm đi từ 60% đến 70%. Khủng hoảng khiến cho một số lớn thanh niên nam nữ công nhân vào cảnh thất nghiệp, cùng khổ, ăn xin (...). Thanh niên phải đóng thuế thân khi đến 18 tuổi, thậm chí khi 14-16 tuổi như ở Buôn Ma Thuột, với mức thuế rất cao. Họ phải làm việc không ăn từ 31 đến 119 ngày mới đủ tiền nộp thuế. Nhiều nông dân phải bán con đẻ nộp thuế và trả nợ. Hơn 85 % nam nữ công nhân mù chữ vì phải lao động, không thể đi học và vì Đông Dương có rất ít trường học". Bài phát biểu cũng đề cập về tình hình đấu tranh của nhân dân Đông Dương; đề ra nhiệm vụ chủ yếu của thanh niên là lập một mặt trận nhân dân phản đế.
Ngày 26/7/1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do đồng chí Lê Hồng Phong, Uỷ viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản chủ trì, họp tại Thượng Hải (Trung Quốc). Nội dung của Hội nghị:
+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng dân tộc dân chủ ở Đông Dương là chống đế quốc và phong kiến
+ Mục tiêu trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do dân chủ, cơm áo và hoà bình.
+ Kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc này là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng.
+ Về tổ chức, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương nhằm tập hợp các đảng phái, giai cấp, các đoàn thể chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo, các dân tộc để cùng nhau tranh đấu đòi những quyền lợi dân chủ.
+ Phương pháp đấu tranh: dùng các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai hợp pháp, nửa hợp pháp; đồng thời tiếp tục duy trì tổ chức và đấu tranh không hợp pháp.
Những nội dung cơ bản của Nghị quyết Hội nghị được trình bày cụ thể trong tài liệu Chung quanh vấn đề chiến sách mới, xuất bản tháng 10-1936.
Hội nghị cán bộ chủ chốt Ban Chỉ huy ở ngoài và Trung ương Đảng tháng 7-1936 đánh dấu sự chấm dứt thời kỳ đấu tranh khôi phục phong trào, đưa cách mạng Đông Dương chuyển lên một cao trào mới.
Tháng 8/1936, Đảng Cộng sản Đông Dương kêu gọi quần chúng tham gia phong trào Đông Dương Đại hội: Sau Hội nghị cán bộ chủ chốt Ban Chỉ huy ở ngoài và Trung ương Đảng (7-1936), Đảng vận động ông Nguyễn An Ninh - một trí thức yêu nước tiến bộ đứng ra cổ động thành lập Đông Dương Đại hội. Tháng 8-1936, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương gửi thư ngỏ cho Việt Nam Quốc dân Đảng, các Đảng cách mạng, Đảng Lập hiến, các nhóm cải lương dân chủ, các Hội ái hữu, các tổ chức công nông binh, phụ nữ, sinh viên, người buôn bán, các báo chí, các tổ chức quần chúng và toàn thể nhân dân Đông Dương, kêu gọi tham gia Đông Dương Đại hội.
Trong thư, Đảng Cộng sản Đông Dương nêu rõ: “tất cả các đảng và các nhóm cách mạng và không cách mạng đoàn kết lại thành lập Mặt trận Bình dân Đông Dương đặng bảo vệ hoà bình, đòi các quyền tự do dân chủ và cơm áo thiết thân cho đời sống" (...). Đảng tuyên bố sẽ đấu tranh đến cùng chống những hành động của các phần tử cơ hội, do dự, tìm cách ngăn cản việc bầu cử các đại biểu Đại hội theo nguyên tắc dân chủ. Sẵn sàng liên hiệp hành động với mọi người lao động, tiểu tư sản, trí thức, tư sản, không kể dân tộc, tôn giáo, giai cấp, nếu tán thành nguyên tắc triệu tập Đông Dương Đại hội.
Đảng nêu 12 nguyện vọng chung cho toàn Đông Dương làm cơ sở cho các đảng phái thảo luận như: đại xá tù chính trị, trả tự do cho các nhà cách mạng; tự do ngôn luận, hội họp, bỏ chế độ phân biệt người bản xứ; cải tổ Hội đồng kinh tế lý tài Đông Dương, bỏ thuế thân, bỏ độc quyền rượu, muối, nước mắm, giải phóng phụ nữ...
Đảng cũng đề nghị với các đảng khác phương pháp tổ chức Đông Dương Đại hội tiến tới tổ chức "Mặt trận Bình dân Đông Dương thường trực". Kêu gọi kiều dân Trung Hoa, Ấn Độ tham gia phong trào Đông Dương Đại hội và Mặt trận Bình dân Đông Dương.
Tháng 8 đến tháng 9/1936, cuộc vận động phong trào Đông Dương đại hội: Diễn biến tình hình thế giới, tình hình chính trị tại Pháp thời gian này có nhiều thuận lợi cho cách mạng Đông Dương. Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương phát động phong trào Đông Dương Đại hội. Được phong trào quần chúng khích lệ, được Đảng động viên, gợi ý, ông Nguyễn An Ninh, một trí thức yêu nước có tên tuổi đã đăng lên báo La Lutte (Tranh đấu) lời kêu gọi thành lập Uỷ ban trù bị, tiến tới triệu tập Đại hội Đông Dương. Lời kêu gọi lập tức được nhiều tầng lớp xã hội và tổ chức chính trị hưởng ứng.
Một số người trong Đảng Lập hiến đứng ra triệu tập cuộc họp trù bị Đông Dương Đại hội, hòng giành quyền lãnh đạo. Họ chỉ định mời 100 đại biểu thuộc giai cấp tư sản, địa chủ, trí thức lớp trên và một đại diện duy nhất cho quần chúng lao động là đồng chí Nguyễn Văn Tạo. Mặc dù vậy, Đảng Cộng sản Đông Dương tích cực vận động các giới các tầng lớp nhân dân chủ động cử đại biểu đến dự. Ngày 13-8-1936, cuộc họp trù bị Uỷ ban lâm thời triệu tập Đông Dương Đại hội được tổ chức tại Toà soạn báo Việt Nam (Sài Gòn). Hơn 400 đại biểu phần lớn là những người lao động đến dự. Sự có mặt của các đại biểu các tầng lớp nhân dân và thái độ tích cực của một số trí thức yêu nước đã hướng cuộc họp ra khỏi ý đồ của các phần tử cải lương tư sản trong ban trù bị. Một Uỷ ban trù bị Đại hội Đông Dương được thành lập gồm 19 đại biểu: 3 đại biểu công nhân, 3 đại biểu nông dân, 3 đại biểu phụ nữ, 4 đại biểu báo chí và 6 đại biểu trí thức, tư sản. Một hình thức mặt trận được hình thành ở bên trên của phong trào - thể hiện tính dân chủ rõ rệt.
Những người cộng sản có mặt trong Tiểu ban tổ chức và cổ động đã đấu tranh buộc Uỷ ban trù bị phải chấp nhận lời kêu gọi các giới nhân dân cả nước lập ra các Uỷ ban hành động. Chỉ trong một thời gian ngắn, riêng ở Nam Bộ, 600 uỷ ban hành động được tổ chức, phát triển mạnh nhất là Sài Gòn - Chợ Lớn, Thủ Dầu Một, Châu Đốc, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sa Đéc... Hơn một nửa số uỷ ban hành động có trụ sở hoạt động công khai, phát hành báo chí, diễn thuyết, tuyên truyền... Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào Đông Dương Đại hội ở Nam Kỳ, chính quyền thực dân cho Phạm Huy Lục (Viện trưởng Viện Dân biểu Bắc Kỳ) cùng tay sai đứng ra triệu tập Hội nghị "thân hào" thành phố Hà Nội, tự thảo ra bản "Nguyện vọng của dân", cũng tô chức mít tinh, hội nghị báo chí... ngày 5-9-1936, tại Hà Nội hơn 400 người dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản, kéo đến nơi chúng đang hội họp đòi vào dự, bao vây chất vấn khi chúng ra về.
Ở Trung Kỳ chính quyền phản động cho Lê Thanh Canh (Thường trực Viện Dân biểu Trung Kỳ) đứng ra hô hào Đông Dương Đại hội ở Huế, hòng phá phong trào. Các đồng chí cựu chính trị phạm ở Huế, Quảng Nam, Vinh, Quảng Trị đã vận động các tầng lớp nhân dân hưởng ứng Đông Dương Đại hội. Ngày 20-9-1936, Đại hội toàn kỳ được tổ chức tại trụ sở Viện Dân biểu Trung Kỳ ở Huế. Diễn biến của Hội nghị vượt ra khỏi dự kiến của những kẻ âm mưu hướng cuộc vận động vào những mục tiêu cải lương. Dưới sự lãnh đạo của các lực lượng dân chủ, tiến bộ, hơn 500 người, phần lớn là người lao động đã tới địa điểm hội nghị, biến Đại hội thành diễn đàn phát biểu các nguyện vọng chính đáng của nhân dân, vạch mặt bọn tay sai trong Viện dân biểu. Sau hai ngày làm việc, Đại hội cử ra Uỷ ban lâm thời chi nhánh Trung Kỳ của Đông Dương Đại hội gồm 26 uỷ viên, trong đó nòng cốt là các đồng chí cựu chính trị phạm. Kéo dài trong một tháng, cuộc vận động Đông Dương Đại hội diễn ra sôi động ở khắp các địa phương, đặc biệt là Huế và Vinh.
Hoảng sợ trước phong trào quần chúng và ảnh hưởng lan rộng của Đảng, chính quyền phản động thuộc địa chuyển sang công khai đàn áp kết hợp với chia rẽ và xoa dịu. Ngày 15-9, chúng ra lệnh giải tán các Uỷ ban hành động, cấm nhân dân hội họp, bắt giam những đại biểu của Đảng và những người cảm tình với Đảng.
Năm 1936 đến 1939, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ, chống chiến tranh chống khủng bố lan rộng trong các tầng lớp nhân dân. Phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước đã tác động đến nhân dân các tỉnh Tây Nguyên và miền núi phía tây các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum đứng lên đấu tranh chống sưu thuế.
Khắp vùng rừng núi tây bắc Đắcglei đến đông nam Konplong, nhân dân nổi lên đấu tranh vũ trang dọc theo dải Trường Sơn hiểm trở, nông dân các dân tộc Xêđăng, Bana, Giarai cùng đồng bào Hrê, Càtu, Kor ở miền núi phía tây Quang Nam, Quảng Ngãi rào đường, đặt bẫy, cài chông, bao vây uy hiếp quân đồn trú... gây cho chúng nhiều thiệt hại. Nhân dân Đắklao, Longri (Đăcglei) là những người đầu tiên cầm vũ khí chiến đấu. Tiếp đó nhân dân Lehuar tổ chức bố phòng, lập phòng tuyến dọc sông Đăkrchong, đặt vị trí quan sát, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ buôn làng. Tại Konplong, nhiều hình thức đấu tranh diễn ra sôi nổi. Nhân dân tự trang bị vũ khí, đánh đồn địch. Vùng Đăkro Boong trở thành trung tâm của phong trào đấu tranh gây ảnh hưởng lớn đến đồng bào các dân tộc ở Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Tuy bị địch đàn áp, phong trào đấu tranh của nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum chống đi xâu, không nộp thuế cho giặc vẫn tiếp tục diễn ra.
Từ ngày 1/1 đến 13/3/1937, Trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam và nhân dân Pháp, Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp phải cử một phái đoàn do Giuyxtanh Gôđa (Justin Godart) dẫn đầu sang Đông Dương để điều tra tình hình.
Các lực lượng dân chủ và quần chúng lao động Việt Nam đón nhận sự kiện này như một cơ hội để biểu dương lực lượng và đưa ra những yêu sách đòi quyền dân sinh, dân chủ, đồng thời bày tỏ thái độ ủng hộ các chính sách tích cực của Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp chống lại chính sách thực dân của bọn phản động thuộc địa.
Hưởng ứng lời hiệu triệu của Mặt trận dân chủ Đông Dương, ngày 1-1-1937, 5.000 nhân dân Sài Gòn tiến vào bến cảng "đón" G. Gôđa. Từ Sài Gòn, phái đoàn qua Campuchia – Lào, tới Vinh (ngày 29-1), rồi đến Hà Nội (ngày 30-1). Tại Hà Nội, ngày 31-1, Gôđa đã chứng kiến một cuộc biểu tình của 30.000 quần chúng do những người cộng sản trong nhóm Le Travail (Lao động) tổ chức. Tiếp đó, Gôđa đi thăm một số địa phương như Hà Đông, Hòn Gai, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hoá và trở lại Vinh lần thứ hai (23-2) trong không khí đấu tranh sôi sục của 1.000 công nhân Nhà máy xe lửa Tràng Thi, 3.000 nông dân Nghi Xuân, Can Lộc và đại diện đông đảo các tầng lớp nhân dân đấu tranh chống các thủ đoạn đàn áp của chính quyền thực dân, đòi tiếp xúc với Gôđa.
Tại Huế có 20.000 quần chúng với tinh thần kỷ luật cao được sự lãnh đạo của những người cộng sản đã kiên trì chờ đợi ba ngày liền (từ ngày 24 đến ngày 26-2) để gặp Gôđa. Ngày 1-3, Gôđa dừng lại ở Quảng Ngãi, sau đó trở lại Sài Gòn, tiến hành một số chuyến đi tới vùng Hậu Giang. Ngày 13-3, Gôđa trở về Pháp sau một cuộc mít tinh tiễn đưa của hàng ngàn người để trao cho phái đoàn một bản kiến nghị gồm chín điểm nhấn mạnh đến những yêu sách đòi quyền tự do dân chủ của nhân dân Đông Dương.
Tháng 1/1937, Ở cả ba kỳ đã diễn ra 77 cuộc đấu tranh với hơn 20.000 người thuộc các lĩnh vực công nghiệp, đồn điền, chủ nhỏ Việt Nam.
Trên một phần ba số cuộc đấu tranh nổ ra ở khu công nghiệp và đồn điền. Số công nhân công nghiệp và đồn điền tham gia bãi công trong tháng 1 là 14.603 người (gồm 70% tổng số người đấu tranh). Sài Gòn, Chợ Lớn là nơi tập trung các cuộc đấu tranh của công nhân các xí nghiệp công nghiệp.
Tháng 1-1937, ở Hà Nội, những cuộc bãi công của thợ thủ công diễn ra rất sôi nổi.
Tháng 1 là tháng có số cuộc và số người đấu tranh cao nhất trong năm 1937. Các cuộc bãi công đã diễn ra cả ở khu công nghiệp và các ngành nghề thủ công với một khí thế mạnh chưa từng có.
Chính quyền thực dân phải thừa nhận phong trào công nhân trong tháng 1-1937 là một phong trào vừa có tính chất kinh tế, vừa có tính chất chính trị.
Tháng 5/1937, Cuộc mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động ở Sài Gòn: Nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động, tối 1-5-1937, tại Rạp hát Thành Xương (Sài Gòn), hơn 3.000 người gồm các tầng lớp nhân dân lao động đến họp mít tinh.
Những người dự mít tinh đã nhất trí thông qua bản kiến nghị đòi: Chính phủ ban hành luật tự do nghiệp đoàn cho lao động Đông Dương; Ban Thanh tra lao động phải can thiệp ngay vào vụ đình công ở Xưởng Ba Son hiện đã kéo dài 25 ngày; Chính phủ phải ân xá tù chính trị và thả hết những người bị bắt vì lý do tham gia lễ kỷ niệm 1-5từ trước đến nay.
Cũng trong ngày 1-5, hưởng ứng cuộc mít tinh của hơn 3.000 người ở Rạp hát Thành Xương, kiến nghị đòi thi hành luật lao động, ân xá chính trị phạm và ủng hộ cuộc bãi công của công nhân Ba Son, nhiều anh chị em công nhân Hãng Asiatích (Asiatique) Sài Gòn và toàn thể công nhân Hãng FACI đã nghỉ việc.
Ngày 29 đến 30/3/1938, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị toàn thể tại xã Tân Thới Nhất, gần Bà Điểm, Gia Định, với sự tham dự của các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Lê Hồng Phong, Võ Văn Tần, Nguyễn Chí Diểu... Hội nghị nhận định phong trào ở cả ba kỳ phát triển không đều, ở Nam Kỳ, Trung Kỳ phong trào đấu tranh mạnh hơn Bắc Kỳ. Những nơi tập trung đông công nhân như vùng mỏ ở Bắc Kỳ, đồn điền ở Nam Kỳ phong trào đấu tranh rất yếu. Về công tác nội bộ, Hội nghị xét thấy số lượng đảng viên trong cả nước tăng 60% nhưng sự phát triển không đều. Tại Trung Kỳ, Đảng phát triển mạnh nhất. Cơ sở Đảng ở Lào, Campuchia phát triển kém. Một số nơi, tổ chức Đảng còn thiếu chặt chẽ (như Chợ Lớn).
Hội nghị chủ trương để có thể lan rộng "xu hướng liên hiệp hành động” và phát triển thành "một lực lượng hành động mạnh mẽ" cần phải "bỏ hết những khẩu hiệu quá tả làm cho giai cấp tư sản bản xứ và các đảng phái khác sợ không dám đi với mình". Mặt trận Dân chủ cần liên hiệp hành động với những lực lượng tiến bộ người Pháp ở Đông Dương đấu tranh chống phát xít, chống chiến tranh, đòi hoà bình, dân chủ.
Ngoài những vấn đề trên, Hội nghị còn ra một nghị quyết riêng về phòng thủ Đông Dương và vận động binh lính, nêu lên quan điểm của Đảng về phòng thủ Đông Dương và giác ngộ binh lính địch.
Tại Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương có 11 đồng chí (2 đồng chí đang ở nước ngoài). Đồng chí Hà Huy Tập thôi giữ chức Tổng Bí thư. Ban Chấp hành Trung ương bầu đồng chí Nguyễn Văn Cừ làm Tổng Bí thư của Đảng.
Ngày 1/5/1938:
+ mít tinh kỷ niệm Quốc tế Lao động tại Hà Nội: Ở Hà Nội, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, những người cộng sản hoạt động công khai trong nhóm Tin tức đã vận động chi nhánh Đảng Xã hội Pháp đứng ra xin phép tổ chức kỷ niệm ngày 1-5. Thành uỷ Hà Nội chỉ thị cho toàn Đảng bộ tổ chức vận động quần chúng tham gia thật đông đảo.
Chính quyền thực dân tìm mọi cách đe doạ, nhưng không ngăn cản được sức mạnh của quần chúng. Đúng 16 giờ ngày 1-5, cuộc mít tinh công khai có 25.000 người dự gồm đầy đủ đại biểu của các giai cấp, tầng lớp nhân dân Thủ đô được tổ chức trọng thể tại khu Đấu Xảo Hà Nội (nay là Cung văn hoá Hữu Nghị). Cuộc mít tinh được tiến hành với ý thức tổ chức và kỷ luật rất cao.
Các đại biểu công khai vạch trần chính sách bóp nghẹt tự do dân chủ, đàn áp, bóc lột tàn nhẫn của chính quyền thuộc địa phản động và đòi thực hiện những yêu sách của nhân dân. Quần chúng dự mít tinh với hàng ngũ chỉnh tề, cờ đỏ, biểu ngữ, hát bài Quốc tế ca, hô vang các khẩu hiệu đòi tự do lập Hội ái hữu và nghiệp đoàn, đòi giảm thuế, chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ hoà bình... Đồng chí Trần Huy Liệu, đại diện nhóm Tin tức đọc diễn văn được quần chúng cổ vũ, hoan nghênh.
+ mít tinh ở Sài Gòn: tại Sài Gòn cũng diễn ra cuộc mít tinh lớn tại rạp hát Đội Có với hàng nghìn người tham dự, thuộc đủ các tầng lớp công nhân, nông dân, trí thức, văn nghệ sĩ, tiểu thương, tiểu chủ, thanh niên, phụ nữ... Cuộc mít tinh do bộ phận hoạt động công khai của Đảng bộ thành phố gồm Nguyễn Văn Kỉnh, Nguyễn Văn Chùa, Trần Văn Út, Hai Sóc... vận động tổ chức.
Những người tham dự mít tinh hô to các khẩu hiệu đòi tự do nghiệp đoàn ái hữu, triệt để thi hành Luật lao động, tăng lương, giảm sưu thuế; chống chiến tranh đế quốc; ủng hộ hoà bình, ủng hộ Liên Xô; đoàn kết với cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc và nhân dân Tây Ban Nha.
Phái Tờrốtkít trà trộn vào cuộc mít tinh gây chia rẽ và phá hoại. Họ bị quần chúng nhân dân vạch mặt và đuổi ra khỏi cuộc mít tinh.
Giữa năm 1938, đồng bào dân tộc Cor ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) và Trà Mi (Quảng Nam), trung tâm là vùng núi Cà Đam thuộc huyện Trà Bồng nổi dậy, dưới sự lãnh đạo của ông Đinh Gia (thường gọi là phó Mục Gia), làm lễ đâm trâu tế thần, vùng lên khởi nghĩa.
Sau khi làm lễ, nghĩa quân chia làm bốn cánh do các ông Chân, Gia, Tài, Phú tiến về đánh đồn Pháp ở châu lỵ Trà Bồng.
Đồng bào Cor trong vùng sôi nổi hưởng ứng phong trào, chạy vào núi rừng Cà Đam, triển khai thế trận chông, thò, cạm bẫy, kết hợp với giáo, mác tên tẩm thuốc độc và áp dụng các chiến thuật phục kích, tập kích nhỏ để chống địch vây quét dài ngày, làm cho địch bị thương vong nhiều. Tiêu biểu là trận chống càn ở Gò Rê, xã Trà Phong làm hàng chục tên lính khố xanh bị thương phải chạy về Trà Bồng. Nhân dân xây dựng tám làng chiến đấu sống bất hợp pháp với địch, còn đa số sống hợp pháp, tiếp tục đấu tranh đòi tự do đi lại làm ăn, mua bán trao đổi hàng hoá...
Nhờ phương pháp đấu tranh mềm dẻo, linh hoạt, đồng bào Cor đã chống trả được các cuộc vây quét dài ngày cũng như những thủ đoạn chiêu hàng của địch. Chúng không thể kiểm soát được nhiều làng xã ở vùng cao tây Quảng Ngãi.
Ngày 25/7/1938, đồng chí Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp viết và cho xuất bản cuốn Vấn đề dân cày. Với bút danh Qua Ninh và Vân Đình, cuốn sách do Nhà sách Đức Cường xuất bản thành hai tập (tập thứ ba do đồng chí Trường Chinh hoàn thành bản thảo vào đầu năm 1940, nhưng sau đó bị thất lạc) phát hành tại Hà Nội. Trong cuốn sách, hai tác giả đặt vấn đề ruộng đất và dân cày là nội dung trụ cột của vấn đề Đông Dương; phân tích về địa vị giai cấp, vị trí khuynh hướng và tính chất của giai cấp nông dân; phê phán những nhận thức và quan điểm sai lầm đối với giai cấp nông dân. Cuốn sách cũng tố cáo trước dư luận những chính sách phản động của bọn thực dân và phong kiến tay sai về ruộng đất, tô thuế, nạn cho vay nặng lãi... đối với dân cày và nêu lên những yêu sách của dân cày Đông Dương trước Mặt trận Nhân dân Pháp.
Năm 1938 đến 1939, đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Nam chống giặc: Trước nạn xâu dịch nặng nề, một số cai đốc người Thượng cho người viết đơn, lấy dấu tay trưởng làng, mang ra kiện ở Toà Khâm sứ Huế. Chính quyền thực dân điều hai trung đội lính khố xanh lên vùng cao Hiên, Giằng để răn đe các bản làng trì hoãn không chịu đi làm xâu. Nhân dân các làng bản đã tụ họp, bàn bạc, kiên quyết không chịu đi làm xâu.
Tháng 2-1939, được tin 20 lính dẫn giải 40 người Thượng bị bắt đi làm xâu qua vùng, thanh niên Hiên, Giằng tổ chức mai phục, tiêu diệt 4 tên lính. 13 bản làng trong vùng với hơn 1.000 dân làm lễ ăn mừng thành lập làng lớn đoàn kết chống giặc.
Tháng 2/1939, đồng bào dân tộc thiểu số huyện Giằng (Quảng Nam) đánh Pháp: Năm 1935, thực dân Pháp đóng đồn tại huyện Giằng để mở rộng kiểm soát đến lưu vực sông Cái và sông Bung, khẩn trương mở đường 14 nối liền Đà Nẵng - Kon Tum. Chúng bắt nhân dân các huyện Hoà Vang, Điện Bàn, Đại Lộc, Hiên, Giằng đi làm xâu, xây đồn, làm đường.
Căm phẫn trước chính sách bóc lột của thực dân Pháp, đồng bào miền núi đã nổi lên đấu tranh, phong trào chống “xâu Giằng” phát triển mạnh ở các huyện, Pháp căm tức nên chúng cho hai trung đội lính khố xanh tiến lên đàn áp. Trước âm mưu của thực dân Pháp, một số thanh niên nghèo làng Dalngôh như Trgia, Trgương chuẩn bị chiến đấu, tập hợp trai làng kiên quyết đánh Tây.
Tháng 2-1939, được tin 20 lính và 40 dân công người Thượng đi từ bến Giằng lên Chaval, qua sông Ra Công, sông Pút đến Zra, Trgia tổ chức thanh niên mai phục, dùng nỏ đánh địch tại Concơneng. Tên chỉ huy bị trúng tên của Trgia, 4 tên khác bị chết vì tên độc. Bọn lính phải bỏ dở cuộc hành quân.
Thắng lợi của cuộc chiến đấu ở Concơneng làm đồng bào dân tộc vùng Laê rất phấn khởi, họ suy tôn Trgia là con trời, tiếng vang đến tận vùng Đak Chưng của Lào. 13 bản làng (trên 1.000 dân) theo Trgia về Paná làm lễ ăn mừng chiến thắng, thề đoàn kết đánh Tây.
Từ ngày 6 đến 8/11/1939, Hội nghị lần thứ VI Ban Chấp hành Trung ương Đảng được tổ chức tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định). Dự hội nghị có các đồng chí Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, Lê Duẩn..., đồng chí Nguyễn Văn Cừ - Tổng Bí thư của Đảng, chủ trì Hội nghị. Hội nghị VI phân tích tình hình thế giới và trong nước, chỉ ra mâu thuẫn chủ yếu, gay gắt nhất ở Đông Dương lúc này là mâu thuẫn giữa đế quốc và các dân tộc Đông Dương, đặt ra:
+ Mục tiêu chiến lược trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập
+ Hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thay bằng khẩu hiệu "tịch ký ruộng đất của những địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc". Lần đầu tiên, Hội nghị làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ phản đế và phản phong, xác định rõ nhiệm vụ phản đế là quan trọng, làm rõ thêm tính chất khăng khít nhưng không tiến hành nhất loạt ngang nhau giữa hai nhiệm vụ đó.
+ Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận Dân chủ Đông Dương, dựa trên cơ sở liên minh công nông là "hai lực lượng chính của cách mạng" để đoàn kết tất cả các giai cấp các đảng phái, các dân tộc các phần tử phản đế
+ Kẻ thù chủ yếu: đế quốc và tay sai của chúng.
+ Khẩu hiệu lập chính quyền Xôviết công, nông binh được thay thế bằng khẩu hiệu lập chính quyền dân chủ cộng hoà.
+ Phương pháp cách mạng: chuyển từ đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ sang đấu tranh trực tiếp đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai, từ hoạt động hợp pháp nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật và bất hợp pháp “bước tới bạo động làm cách mạng giải phóng dân tộc".
Cuối năm 1939, Đảng rút vào hoạt động bí mật: Bị Pháp đàn áp dã man, Đảng chú trọng củng cố cơ sở Đảng ở nông thôn, chuẩn bị rút vào hoạt động bí mật. Ngày 8-9-1939, Hội nghị Xứ uỷ Bắc Kỳ ra Nghị quyết về rút vào bí mật, bảo toàn lực lượng, đề ra kế hoạch đối phó với tình hình trước mắt. Nhiều đồng chí được lệnh phân tán đi các địa phương hoạt động bí mật. Một số đồng chí khác được cử ra nước ngoài công tác. BáoĐời nay bị cấm được thay thế bằng tờ Thông tin.
Cuối tháng 6/1940, Nguyễn Ái Quốc gặp các đồng chí Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp (do Trung ương Đảng phái từ trong nước ra) bên bờ Thuý Hồ (Côn Minh, Vân Nam) người cùng các đồng chí trao đổi về tình hình trong nước, về Mặt trận Dân chủ, về chuyện làm báo.
Ngày 27/9/1940, khởi nghĩa Bắc Sơn: quân Pháp bị Nhật đánh tan nên chúng tháo chạy về Bắc Sơn. 20 giờ ngày 27-9-1940, lực lượng khởi nghĩa khoảng 600 người gồm: tự vệ, quần chúng các dân tộc Tày, Dao, Nùng, Kinh... chia làm ba mũi, nổ súng tiến công đồn Mỏ Nhài (châu lỵ Bắc Sơn). Trước khí thế của quân khởi nghĩa, tri châu và binh lính bỏ đồn tháo chạy. Ban Chỉ huy khởi nghĩa tuyên bố xoá bỏ chính quyền đế quốc, hạ lệnh đốt sổ sách, giấy tờ của địch.
Ngày 28 và 29, quân khởi nghĩa liên tiếp phục kích tiêu diệt hoặc tước khí giới tàn binh Pháp ở Canh Tiêm, Sập Dì, Nà Ti, Thâm Thông.
Song, lực lượng khởi nghĩa phân tán, không thừa thắng tiến công địch và mở rộng địa bàn hoạt động. Giặc Pháp, sau khi đầu hàng phát xít Nhật, chấp nhận những yêu sách của Nhật, chúng cấp tốc điều quân trở lại Bắc Sơn đàn áp lực lượng khởi nghĩa. Thực dân Pháp đánh chiếm Mỏ Nhài, lập lại bộ máy cai trị ở Bắc Sơn. Không khí khủng bố lan tràn khắp châu Bắc Sơn.
Giữa lúc Ban Chỉ huy khởi nghĩa đang lúng túng tìm cách đối phó, Xứ uỷ Bắc Kỳ kịp thời cử đồng chí Trần Đăng Ninh lên tăng cường lãnh đạo. Trung tuần tháng 10, Ban Chỉ huy khu được thành lập do đồng chí Trần Đăng Ninh đứng đầu. Ngày 13-10-1940, cuộc họp ở rừng Tân Hương quyết định thành lập đơn vị du kích Bắc Sơn đầu tiên.
Từ ngày 6 đến 9/11/1940, Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại làng Đình Bảng (huyện Từ Sơn, Bắc Ninh). Tham dự Hội nghị có các đồng chí Trường Chinh, Hạ Bá Cang, Hoàng Văn Thụ, Phan Đăng Lưu, Trần Đăng Ninh. Hội nghị xác định:
+ Đường lối chiến lược: nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tạm rút khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
+ Kẻ thù chính: đế quốc Pháp - Nhật
Hội nghị quyết định hai vấn đề: (1) duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn, thành lập những đội du kích, dùng hình thức vũ trang công tác, xây dựng cơ sở cách mạng, khi cần thiết thì chiến đấu chống địch khủng bố, tiến tới thành lập căn cứ du kích, lấy vùng Bắc Sơn, Võ Nhai làm trung tâm, do Trung ương trực tiếp chỉ đạo; (2) chỉ thị cho Xứ uỷ Nam Kỳ đình chỉ khởi nghĩa vũ trang ở Nam Bộ vì chưa có đủ điều kiện chủ quan và khách quan bảo đảm giành thắng lợi. Đồng chí Phan Đăng Lưu, ủy viên Trung ương Đảng được giao nhiệm vụ truyền đạt chủ trương này của Trung ương đến Đảng bộ Nam Kỳ.
Ban Chấp hành Trung ương lâm thời được thành lập gồm các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Phan Đăng Lưu, do đồng chí Trường Chinh làm quyền Tổng Bí thư.
Tháng 11/1940, Khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra vào đêm 22 rạng sáng 23/11/1940 ở hầu khắp các tỉnh từ miền Đông đến miền Tây Nam Bộ, ở Biên Hoà, Gia Định, Chợ Lớn, Tân An, Bến Tre, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá, đặc biệt quyết liệt ở Hóc Môn (Bà Điểm, Gia Định), Cai Lậy (Mỹ Tho), Vũng Liêm (Vĩnh Long). Cả vùng nông thôn rung chuyển trước sức mạnh đến công của quần chúng cách mạng. Nhiều đồn bốt, công sở, đường giao thông... của địch bị phá. Tại một số xã, quận, chính quyền địch hoang mang, tan rã, chính quyền cách mạng được thành lập tịch thu ruộng đất của địa chủ và phản động chia cho dân cày nghèo, trừng trị bọn phản cách mạng... Cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong nhiều cuộc biểu tình và những nơi đã thành lập chính quyền cách mạng.
Do kế hoạch khởi nghĩa bị lộ thực dân Pháp kịp thời đối phó. Chúng lập tức huy động các lực lượng tiến hành một chiến dịch khủng bố trắng cực kỳ tàn khốc. Hàng chục xe chở đầy lính được tung đi săn lùng quân du kích, càn quét các vùng khởi nghĩa. Hai mươi máy bay được huy động đi ném bom các vùng có quần chúng nổi dậy như Năm Thôn, Cai Lậy, Chợ Giữa, Càng Long (Mỹ Tho). Chúng còn dùng dây thép xuyên qua bàn tay hoặc bắp chân người, câu thành từng chuỗi rồi quẳng xuống biển. Trong thời gian từ ngày 23-11-1940 đến ngày 31- 12-1940, ở các tỉnh Gia Định, Mỹ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên, thực dân Pháp bắt 5.848 người. Hàng ngàn người bị xử tử, bị đày ra Côn Đảo, đi các trại tập trung Tà Lài, Bà Rá.
Lực lượng nghĩa quân ít ỏi còn lại rút về Truông Mít (Thủ Dầu Một), Bình Hoà, Bình Thành trong vùng Đồng Tháp và rừng U Minh để củng cố lực lượng.
Do thời cơ chưa xuất hiện, khởi nghĩa Nam Kỳ đã thất bại. Song, cuộc khởi nghĩa biểu lộ lòng căm thù sâu sắc của nhân dân với đế quốc, tinh thần anh dũng quật khởi của quần chúng cách mạng.
Đầu tháng 1/1941, Nguyễn Ái Quốc tổ chức một lớp huấn luyện ngắn ngày cho 43 đảng viên bị quân Pháp lùng bắt phải lánh sang làng Nậm Quang, Tĩnh Tây (Quảng Tây, Trung Quốc). Tham gia huấn luyện là Nguyễn Ái Quốc và các cộng sự Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp... Nội dung chương trình huấn luyện của lớp gồm ba phần chính: Tình hình thế giới và trong nước; tổ chức các đoàn thể quần chúng: Công nhân Cứu quốc, Nông dân Cứu quốc, Thanh niên Cứu quốc..., các Đội tự vệ của Việt Minh; phương pháp điều tra, tuyên truyền, tổ chức, huấn luyện cán bộ, đấu tranh. Số cán bộ học viên được phân ra ở cả hai làng Nậm Quang và Nậm Tấy. Ban ngày lớp ra bãi rừng luyện tập, ban đêm học tại một địa điểm nhà dân.
Kết thúc lớp huấn luyện đồng chí Nguyễn Ái Quốc tổ chức kiểm tra chặt chẽ để học viên nắm chắc tình hình và nhiệm vụ mới của cách mạng Việt Nam, phương pháp tổ chức các đoàn thể cứu quốc phù hợp với tình hình cách mạng.
Các học viên nhận nhiệm vụ nhanh chóng về Cao Bằng, toả về các châu Hoà An, Hà Quảng, Nguyên Bình..., tiến hành thí điểm vận động quần chúng, xây dựng các Hội Cứu quốc.
Ngày 13/1/1941, ông Nguyễn Tri Cung (Đội Cung), chỉ huy đồn Rạng, lãnh đạo anh em binh lính nổi dậy chiếm đồn Chợ Rạng (Thanh Chương), tiếp đón tiến về đánh chiếm đồn Đô Lương - cách đó 20 kilômét. Ông Đội Cung để lại bốn người giữ đồn Chợ Rạng, còn 32 người định thừa thắng kéo về Vinh (tỉnh lỵ Nghệ An) đánh chiếm trại lính khố xanh. Nhưng, cuộc tiến công không thành công, toàn bộ những người tham gia khởi nghĩa bị bắt.
Thực dân Pháp mau chóng dập tắt cuộc khởi nghĩa, xử tử Đội Cung và 10 người lính khác, số còn lại bị tù chung thân và khổ sai từ 10 đến 20 năm.
Cuộc khởi nghĩa của binh lính Đô Lương không có sự tham gia của đông đảo quần chúng, không có sự lãnh đạo của Đảng. Song "Những cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, Bắc Sơn, Đô Lương vừa rồi đã tỏ rằng: Đồng bào ta quyết nối gót người xưa, phấn đấu hy sinh đặng phá tan xiềng xích". Ngay khi cuộc nổi dậy nổ ra, Đảng kịp thời kêu gọi quần chúng nhân dân cổ vũ, ủng hộ.
Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước. Qua biên giới Việt - Trung, đến cột mốc 108 thuộc xã Trường Hà (Hà Quảng, Cao Bằng), Nguyễn Ái Quốc dừng lại hồi lâu, xúc động. Người cúi đọc những chữ Hán và chữ Pháp được khắc ở cả hai mặt cột mốc. Người đứng lặng nhìn về phía Tổ quốc, thấp thoáng xa những cụm nhà nhỏ trong lũng ngô, hoa mai, hoa biooc-cà trắng thơm mùi huệ.
Để giữ bí mật, Người tạm nghỉ ở một gia đình người dân tộc, sau đó chuyển đến ở và làm việc tại hang Cốc Bó (thuộc làng Pác Bó, Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng). Cùng đến Cốc Bó với Người có các đồng chí Lê Quảng Ba, Phùng Chí Kiên, Hoàng Văn Lộc, Thế An, Đặng Văn Cáp.
Tại đây. Người mang bí danh "Già Thu”, "Cụ Thu Sơn”, trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng các đoàn thể Cứu quốc ở Cao Bằng. Người mở nhiều lớp huấn luyện cán bộ, lược dịch cuốn sách Lịch sử Đảng Cộng sản (b) Liên Xô, biên soạn Cách đánh du kích, Cách huấn luyện cán bộ quân sự, để làm tài liệu học tập, xúc tiến công tác chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương.
Tháng 2/1941, thành lập các đội Việt Nam Cứu quốc quân:
+ Trung đội Việt Nam Cứu quốc quân thứ nhất thành lập ngày 23-2-1941 ở rừng Khuất Nội (xã Vũ Lễ, châu Bắc Sơn). Toàn đội có 32 người chia làm 3 tiểu đội, vũ khí có 5 súng trường, một ít súng kíp, dao găm... Sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 5-1941, đồng chí Phùng Chí Kiên, Uỷ viên Trung ương, được cử làm Chỉ huy trưởng Căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai và Trung đội Việt Nam Cứu quốc quân.
+ Trung đội Việt Nam Cứu quốc quân thứ hai thành lập ngày 15-9-1941, ngay giữa vòng vây của hàng ngàn quân địch, tại rừng Khuôn Mánh (xã Tràng Xá, Võ Nhai). Toàn đội buổi đầu thành lập gồm 47 chiến sĩ, trong đó có 3 nữ, chia thành 5 tiểu đội. Vũ khí trang bị có 3 súng khai hậu, còn lại là súng kíp và dao găm. Chỉ huy là các đồng chí Chu Văn Tấn, Nguyễn Cao Đàm.
+ Trung đội Cứu quốc quân thứ ba thành lập ngày 25-2- 1944 ở Khui Kịch (châu Sơn Dương, Tuyên Quang). Toàn đội có 24 chiến sĩ, chia làm 3 tiểu đội. Ban Chỉ huy Trung đội đều là cán bộ chiến sĩ trưởng thành từ Cứu quốc quân thứ hai.
Từ tháng 2 đến tháng 4/1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trương tổ chức thí điểm Mặt trận Việt Minh ở ba châu Hà Quảng, Hoà An và Nguyên Bình. Người giao cho đồng chí Vũ Anh chỉ đạo triển khai công tác này, từ tháng 2-1941 đến tháng 4-1941.
Các cán bộ Cao Bằng đã qua lớp huấn luyện nhanh chóng triển khai xây dựng nhiều tổ Cứu quốc ở các địa phương trong tỉnh. Chỉ trong 3 tháng, 2000 người thuộc mọi tầng lớp đã tham gia các đoàn thể Thanh niên Cứu quốc, Phụ nữ Cứu quốc, Nông dân Cứu quốc, Nhi đồng Cứu quốc. Trong 6/7 tổng của Hoà An có các Hội Cứu quốc. Ở Hà Quảng có 10/20 xã có các tổ chức Cứu quốc; Nguyên Bình: 2 xã có tổ chức Cứu quốc.
Cuối tháng 4-1941, Hội nghị cán bộ tỉnh Cao Bằng được tiến hành tại Coọc Mụ (Pác Bó) do đồng chí Hoàng Văn Thụ và đồng chí Vũ Anh chủ trì, nhằm rút kinh nghiệm tổ chức thí điểm Mặt trận Việt Minh ở Cao Bằng
Từ ngày 10 đến 19/5/1941, Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng được tổ chức trong rừng Khuổi Nậm, thuộc Pác Bó (Hà Quảng -Cao Bằng). Dự Hội nghị có các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Phùng Chí Kiên, Hoàng Quốc Việt, Vũ Anh và một số đồng chí khác. Hội nghị có các nội dung chính:
- Khẳng định cuộc cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới, của phong trào dân chủ chống phát xít.
- Mâu thuẫn chủ yếu phải được giải quyết cấp bách lúc này là mâu thuẫn giữa các dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc phát xít Pháp - Nhật.
* Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc lên hàng đầu
* Lực lượng tham gia cách mạng: tập hợp lực lượng toàn dân và phải đoàn kết hết sức rộng rãi trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp, phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc.
* Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh). Các tổ chức quần chúng yêu nước chống đế quốc trong Mặt trận đều lấy tên là Hội Cứu quốc như Hội Công nhân Cứu quốc, Hội Nông dân Cứu quốc, Hội Phụ nữ Cứu quốc, Hội Thanh niên Cứu quốc, Hội Phụ lão Cứu quốc... Với các dân tộc Lào, Cao Miên, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận ở mỗi nước, tiến tới thành lập một Mặt trận chung Đông Dương.
* Khẩu hiệu: chủ trương tạm gác khẩu hiệu đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng công, giảm tô, giảm tức.
* Phương pháp cách mạng là "cuộc cách mạng Đông Dương kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang". Hội nghị quyết định phải xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, khi thời cơ đến “với lực lượng sẵn có ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn".
Hội nghị bầu Ban Chấp hành Trung ương chính thức gồm các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hạ Bá Cang, Phùng Chí Kiên, đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư của Đảng. Ban Thường vụ Trung ương Đảng gồm các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hạ Bá Cang.
Ý nghĩa Hội nghị: Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã hoàn chỉnh chủ trương thay đổi chiến lược cách mạng được đề ra từ Hội nghị tháng 11-1939, có ý nghĩa quyết định thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Minh được thành lập. Mặt trận Việt Minh có tổ chức khác với cơ chế tổ chức của Đảng. Phương pháp tổ chức các hội quần chúng trong mặt trận rất mềm dẻo, có cả những đoàn thể không có điều lệ, hoạt động công khai hoặc bán công khai... nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân, các đảng phái tham gia Mặt trận
Ngày 25-10-1941, Mặt trận Việt Minh công bố Tuyên ngôn, Chương trình và Điều lệ, nêu rõ tôn chỉ, mục đích: "Việt Minh kết nạp từng đoàn thể, không cứ đảng phái, đoàn thể nào của người Việt Nam hay của các dân tộc thiểu số sống trong nước Việt Nam không phân biệt giai cấp, tôn giáo và xu hướng chính trị, hễ thừa nhận mục đích, tôn chỉ là chương trình của Việt Minh và được Tổng bộ Việt Mmh thông qua, thời được gia nhập Việt Minh".
Chương trình cứu nước của Việt Minh gồm 44 điểm, là một hệ thống chính sách về chính trị, kinh tế, văn hoá và những chính sách cụ thể đối với các tầng lớp công nhân, nông dân, binh lính, công chức, học sinh, phụ nữ, thiếu nhi, người già và người tàn tật, tư sản, địa chủ nhà buôn. Sau này, Chương trình được đúc kết thành 10 chính sách lớn đem thực hiện ở Khu Giải phóng Việt Bắc và được Đại hội quốc dân Tân Trào thông qua, trở thành chính sách cơ bản của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Tháng 10/1941, Nguyễn Ái Quốc lập Đội du kích vũ trang đầu tiên của Cao Bằng. Đảng bộ Cao Bằng nghiên cứu, lựa chọn 12 cán bộ cốt cán, trung kiên do đồng chí Lê Quảng Ba làm Đội trưởng, đồng chí Hoàng Sâm làm Đội phó, đồng chí Lê Thiết Hùng là Chính trị viên. Đội vũ trang được trang bị 3 súng lục, 4 súng trường. Nhiệm vụ của Đội là bảo vệ cơ quan lãnh đạo của Đảng, củng cố và giữ vững đường giao thông liên lạc, tham gia công tác tuyên truyền Mặt trận Việt Minh, giúp các địa phương huấn luyện tự vệ. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc sẽ trực tiếp tham gia vào công tác huấn luyện quân sự và giáo dục tư tưởng cho đội.
Kết thúc buổi lễ thành lập Đội, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trao cho các đồng chí Lê Quảng Ba và Lê Thiết Hùng một tờ giấy ghi 10 điều kỷ luật và những nguyên tắc hoạt động của Đội du kích.
Sau một thời gian hoạt động tập trung, các chiến sĩ được phân tán đi các huyện trong tỉnh Cao Bằng giúp tổ chức và huấn luyện các Đội tự vệ.
Tháng 2/1942, Tác phẩm Lịch sử nước ta của đồng chí Nguyễn Ái Quốc được xuất bản. Bản lịch sử diễn ca gồm 236 câu lục bát trình bày lịch sử Việt Nam từ thời Vua Hùng dựng nước đến năm 1941. Nội dung chủ yếu của tác phẩm nêu bật tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc qua các triều đại, ca ngợi những anh hùng dân tộc - những tấm gương chiến đấu chống ngoại xâm từ Phù Đổng đến Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bôn, Ngô Quyền...
Từ ngày 25 đến 28/2/1943, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La (Đông Anh, Phúc Yên, nay thuộc Hà Nội) để bàn việc mở rộng Mặt trận Dân tộc thống nhất và xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Hội nghị nhận định: phong trào còn thiếu đồng đều, các đoàn thể Việt Minh còn chật hẹp nhất là ở thành thị; chủ trương mở rộng hơn nữa Mặt trận Dân tộc thống nhất chống phát xít Nhật - Pháp (tức Mặt trận Việt Minh). Hội nghị chủ trương liên minh với tất cả các đảng phái và các nhóm yêu nước trong và ngoài nước chưa gia nhập Việt Minh nhằm tăng cường sức mạnh đại đoàn kết giải phóng của dân tộc Đông Dương thoát khỏi ách thống trị của phát xít Nhật - Pháp; Hội nghị quyết định lập Hội Văn hóa Cứu quốc ở các thành phố, nhằm đoàn kết trí thức và các nhà văn hoá vào Mặt trận...
Vào tháng 2 năm 1943, các đồng chí lãnh đạo của hai khu căn cứ Cao Bằng và Bắc Sơn - Võ Nhai họp tại Lũng Hoà (Hoà An, Cao Bằng) quyết định nối liền hai khu căn cứ, phát triển dần xuống trung du, đồng bằng để kết hợp với phong trào toàn quốc, giữ vững đường liên lạc với Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
Thực hiện chủ trương đó, hai căn cứ Cao Bằng và Bắc Sơn - Võ Nhai khẩn trương xúc tiến việc đánh thông đường liên lạc, tạo dựng các hành lang chính trị nối liền hai khu.
Từ Cao Bằng, các phong trào Nam tiến, Đông tiến và Tây tiến tiếp tục đẩy mạnh. Phong trào Nam tiến thành lập 19 đội xung phong Nam tiến phát triển phong trào Việt Minh từ Cao Bằng xuống Bắc Cạn. Đến cuối năm 1943, các Đội xung phong Nam tiến tạo dựng và mở rộng các đoàn thể Việt Minh các dân tộc Ngân Sơn, Chợ Rã, Bạch Thông, Chợ Đồn (Bắc Cạn) tạo điều kiện ra đời của Khu Việt Minh Quang Trung, kéo dài từ Nguyên Bình (Cao Bằng) xuống Chợ Đồn (Bắc Cạn), tiếp giáp với Thái Nguyên, Tuyên Quang
Tháng 1/1944, Hội nghị Quân chính Bắc Kỳ được triệu tập ở làng Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh. Hội nghị kiểm điểm sự phát triển của các đoàn thể Cứu quốc; việc tổ chức các Đội tự vệ vũ trang, việc xây dựng các căn cứ quân sự ởnhững nơi có tổ chức Đảng vững, quần chúng giác ngộ.
Hội nghị đề ra các biện pháp phát triển công tác công vận, binh vận; đặt vấn đề đẩy mạnh quân sự hoá các đoàn thể quần chúng, trước hết là các Đội tự vệ. Hội nghị cũng chủ trương tiếp tục mở các lớp huấn luyện quân sự cho các Xứ uỷ viên, Tỉnh uỷ viên, Thành uỷ viên để tổ chức huấn luyện quân sự trong các địa phương.
Ngày 7/5/1944, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị Về sửa soạn khởi nghĩa. Nội dung Chỉ thị gồm năm điểm:
1. Ai xông ra đánh quân thù?
2. Lấy gì mà đánh?
3. Đánh bằng cách gì?
4. Đánh vào lúc nào sẽ thắng?
5. Làm thế nào đẩy mạnh phong trào tiến tới khởi nghĩa?
Chỉ thị nêu rõ: người ra đánh quân thù là bộ đội du kích, Đội tự vệ cứu quốc, tiểu tổ du kích, do đó, phải "hết sức phát triển và thống nhất các Đội tự vệ sẵn có và tổ chức những Đội tự vệ mới", phải tuyển "những phần tử hăng hái, nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, can đảm, tổ chức ra những tiểu tổ du kích (...), phải tuyển một số chiến sĩ can đảm và khoẻ mạnh nhất để (...) tham gia các bộ đội du kích chính thức". Chỉ thị yêu cầu các đội viên tự vệ, du kích phải sắm sửa những vũ khí để đánh, để phá hoại như dao, gậy, giáo, cuốc chim, kìm, súng, bom đạn; phải tổ chức "ngày mua súng , lập "quỹ mua súng"... Chỉ thị đề ra cách đánh du kích và chỉ rõ thời gian lãnh đạo quần chúng nổi dậy là vào lúc quân thù chia rẽ hoang mang, đoàn thể Cứu quốc và chiến sĩ cách mạng đã quyết tâm nổi dậy, nhân dân đã nhiệt liệt tán thành khởi nghĩa...
Để quán triệt sâu rộng hơn nữa tinh thần bản Chỉ thị, đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh viết bài "Hãy nắm lấy khâu chính" đăng trên báoCờ giải phóng, số 6 (ngày 25-7- 1944) tóm tắt thành năm việc cốt yếu để thi hành Chỉ thị nói trên của Tổng bộ Việt Minh.
Ngày 10/8/1944, Mặt trận Việt sinh ra Lời kêu gọi "Sắm vũ khí! Đuổi thù chung!". Trong Lời kêu gọi, Mặt trận Việt Minh nêu rõ sự tàn bạo của đế quốc phát xít Pháp, Nhật đối với nhân dân ta; chỉ rõ muốn cứu nước, cứu nhà phải "gấp nổi dậy giết giặc”, muốn giết giặc "phải có vũ khí”.
Lời kêu gọi chỉ rõ: muốn có vũ khí đánh giặc, trong mấy năm qua Mặt trận Việt Minh đã cổ động đồng bào, binh lính mang khí giới của giặc về với cách mạng, “lấy súng thù bắn thù”. Song, trước tình hình chuyển biến mạnh mẽ, không thể chỉ chú ý vào cách lấy súng của kẻ thù mà còn phải tự sắm sửa để trang bị cho các đội du kích nổi dậy khi có đủ thời cơ. Ngoài việc tự sản xuất vũ khí, lực lượng vũ trang cần thiết phải mua vũ khí tinh xảo của nước ngoài; trong đó việc góp tiền mua vũ khí phải là việc chung của tất cả các giới đồng bào yêu nước.
Lời kêu gọi hô hào nhân dân góp tiền vào quỹ mua súng của Mặt trận Việt Minh, giúp Việt Minh mua vũ khí trang bị cho lực lượng vũ trang cách mạng.
Lời kêu gọi nêu rõ: "Thời cơ đang thúc giục ta, những đội quân du kích của Việt Minh đã đặt bao nhiêu hy vọng vào lòng sốt sắng yêu nước của chúng ta. Đồng bào hãy tìm các tổ chức Việt Minh các nơi mà trao tiền cho quỹ mua súng". "Một đồng tiền quyên cho quỹ mua súng” lúc này (...) là một viên gạch để xây đắp lâu đài Độc lập cho dân tộc Việt Nam".
Tháng 8/1944, Để thúc đẩy phong trào cách mạng đi tới, Trung ương Đảng Xứ uỷ Bắc Kỳ tổ chức Hội nghị Quân sự tại Kha Sơn, Phú Bình, Thái Nguyên, thuộc An toàn khu II (ATK II) để bàn việc thành lập, phân định các chiến khu ở miền Bắc. Đảng chia như sau:
- Chiến khu I gồm Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, có nhiệm vụ phát triển cơ sở sang biên giới, giữ liên lạc với biên giới; phát triển cơ sở, bắt liên lạc với Bắc Giang, Thái Nguyên; khống chế đường xe lửa Hà Nội - Lạng Sơn và đường số 4.
- Chiến khu II gồm Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang, một phần Lạng Sơn, một phần Phú Thọ, một phần Vĩnh Yên. Chiến khu này sẽ phân thành hai phân khu lấy sông Cầu làm ranh giới. Phân khu A (khu Quang Trung) từ Tả ngạn sông Cầu vùng Nhã Nam, Hiệp Hoà lên Bắc Sơn, Võ Nhai, tiếp giáp với Bắc Cạn. Phân khu B (khu Nguyên Huệ) ở Hữu ngạn sông Cầu gồm các châu, phủ: Phú Lương, Đại Từ, Định Hoá, nửa Đồng Hỷ (Thái Nguyên), Nam Chợ Mới, Chợ Đồn, thị xã Bắc Cạn (Bắc Cạn), Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên, Chiêm Hoá (Tuyên Quang), Lập Thạch (Vĩnh Yên). Nhiệm vụ của Chiến khu II là xây dựng căn cứ, phát triển cơ sở, đánh thông đường liên lạc với Chiến khu I, khống chế đường xe lửa Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Lào Cai và các quốc lộ 1, 2, 3; tích cực xây dựng và phát triển Cứu quốc quân, tự vệ chọn đầu; huấn luyện phổ cập quân sự cho quần chúng Việt Minh.
- Chiến khu III gồm Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá một phần Sơn Tây, có nhiệm vụ khống chế đường xe lửa Hà Nội - Thanh Hoá, quốc lộ 1.
- Chiến khu IV gồm Móng Cái, Hải Ninh, Hòn Gai, Kiến An, Hải Phòng, Quảng Yên, Hải Dương, có nhiệm vụ liên lạc với Trung Quốc, khống chế vùng duyên hải Đông Bắc.
Ngoài ra, Hội nghị còn bàn biện pháp xúc tiến các công tác tuyên truyền, sản xuất, mua sắm vũ khí, đào tạo cán bộ...
Cuối tháng 9/1944, đồng chí Hồ Chí Minh về tới các cơ sở cách mạng vùng biên giới Việt - Trung, giáp địa phận Cao Bằng. Biết tin Người trở về, đồng chí Võ Nguyên Giáp và Vũ Anh đến gặp. Sau khi nghe hai đồng chí Võ Nguyên Giáp và Vũ Anh báo cáo tình hình và chủ trương phát động chiến tranh du kích (thực chất là phát động khởi nghĩa bộ phận) của các tỉnh Cao - Bắc - Lạng, đồng chí Hồ Chí Minh quyết định hoãn việc phát động chiến tranh du kích của các tỉnh này; vì: Trong nước, nhiều nơi chưa sẵn sàng khởi nghĩa, cán bộ, vũ khí còn phân tán, thiếu một lực lượng nòng cốt. Trong tình hình ấy, nếu phát động chiến tranh du kích quy mô thì sẽ thất bại, vì bọn đế quốc sẽ tập trung lực lượng đàn áp. Do đó, đồng chí Hồ Chí Minh đề ra phương châm kết hợp hình thức đấu tranh chính trị và quân sự để đẩy mạnh phong trào, tạo điều kiện tiến tới khởi nghĩa.
Tháng 12/1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp thi hành Chỉ thị này. Người giải thích tên gọi của Đội: "nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền".
Về tổ chức lực lượng của Đội, Chỉ thị nhấn mạnh: "sẽ chọn lọc trong hàng ngũ những du kích Cao - Bắc - Lạng số cán bộ và đội viên kiên quyết, hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực". Bản Chỉ thị khẳng định: “Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, cho nên trong khi tập trung lực lượng để lập một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lực lượng vũ trang trong các địa phương cùng phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi phương diện. Đội quân chủ lực trái lại có nhiệm vụ dìu dắt cán bộ vũ trang của các địa phương giúp đỡ huấn luyện, giúp đỡ vũ khí nếu có thể được, làm cho các đội này trưởng thành mãi lên".
Về quan hệ với lực lượng vũ trang địa phương, bản Chỉ thị vạch rõ: "đưa các cán bộ địa phương về huấn luyện, tung các cán bộ đã huấn luyện đi các địa phương, trao đổi kinh nghiệm, liên lạc thông suốt, phối hợp tác chiến.
Về chiến thuật: "vận dụng lối đánh du kích, bí mật, nhanh chóng, tích cực, nay đông mai tây, lai vô ảnh, khứ vô tung".
Ngày 22/12/1944, lúc 17 giờ, tại núi Dền Sinh dãy Khau Giáng thuộc xã Tam Kim và Hoa Thám, châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân có 34 đội viên, trong đó có 4 người dân tộc Kinh 20 người là dân tộc Tày. 8 người là dân tộc Nùng, 1 người dân tộc Mông, 1 người dân tộc Dao Tiền, có 28 người quê ở Cao Bằng, 2 người quê ở Quảng Bình 1 người quê ở Lạng Sơn, 2 người quê ở Thái Nguyên, 1 người quê ở Thái Bình và hoàn toàn là nam giới.
Đội trưởng của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đồng chí Hoàng Sâm, Chính trị viên là đồng chí Xích Thắng. Đội có một chi bộ Đảng, gồm bốn đồng chí, làm hạt nhân lãnh đạo.
Vũ khí trang bị cho Đội có 2 súng thất cửu, 17 súng trường, 14 súng kíp. Hai ngày trước lễ thành lập có một số vũ khí gồm 1 súng tiểu liên do Mỹ sản xuất, 150 viên đạn, 6 quả bom lửa, 1 hộp nổ do ông bà Tống Minh Phương và anh em Việt kiều ở Côn Minh gửi tặng. Đội có 500 đồng chi phí quân nhu.
Số lượng đội viên tuy ít, vũ khí thô sơ, thiếu thốn, nhưng Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên của cách mạng Việt Nam.
Cuối tháng 12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đánh thắng hai trận Phai Khắt và Nà Ngần: Chiều ngày 25-12-1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân dùng kế trá hình thành quân địch, mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập vào đồn Phai Khắt (thuộc xã Tam Lộng, châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) và ngay sáng sớm hôm sau ngày 26-12-1944, đột nhập đồn Nà Ngần (thuộc xã Cẩm Lý, châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) cách Phai Khắt 15 km, tiêu diệt gọn hai đồn địch, giết chết hai tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính địch trong hai đồn, thu toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng.
Sau khi tiến hành thắng lợi hai trận đánh, thực hiện chính sách đối với tù binh, trao đổi với nhân dân địa phương cách đối phó khi quân địch đến khủng bố, Đội nhanh chóng bí mật rút quân về căn cứ mới để giữ thế hợp pháp cho quần chúng.
Tháng 2/1945, lãnh tụ Hồ Chí Minh lại lên đường sang Trung Quốc để gặp gỡ, tranh thủ sự ủng hộ của lực lượng Đồng minh. Đầu tháng 3-1945, Người tới Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc) để gặp lại các đồng chí đang hoạt động ở Vân Nam và tìm cách tiếp xúc với các cơ quan Mỹ đóng ở đây. Nhân danh Việt Minh - lực lượng đã giải thoát cho một phi công Mỹ nhảy dù ở Cao Bằng - đồng chí Hồ Chí Minh tiếp xúc với cơ quan cứu trợ không quân Mỹ (AGAS), cơ quan thông tin chiến tranh Mỹ (AOWI), cơ quan tình báo chiến lược Mỹ (OSS), chỉ huy của Không đoàn 14 của Mỹ đóng trụ sở ở Côn Minh. Qua các cuộc tiếp xúc trên, đồng chí Hồ Chí Minh cho các cơ quan Mỹ biết và yêu cầu họ công nhận phong trào Việt Minh, về tình hình nạn đói ở Việt Nam, về quan điểm của Pháp, Trung Quốc, Anh với vấn đề Việt Nam và Việt Minh sẵn sàng hợp tác với người Mỹ khi nào người Mỹ thấy thích hợp. Người cũng thông báo cho phía Mỹ biết về việc chuẩn bị cho một Chính phủ Việt Nam dân chủ, độc lập. Cũng qua tiếp xúc với các cơ quan Mỹ, Người thu thập được những thông tin cần thiết, đặc biệt là tin về tình hình chiến sự thế giới. Do sự vận động của Người, phía Mỹ đồng ý công nhận cung cấp các phương tiện thông tin liên lạc (gồm 1 điện đài, 1 máy phát) cùng người sử dụng và sẽ huấn luyện cho người Việt Nam sử dụng các phương tiện đó. Phía Mỹ cũng cung cấp cho Người một số thuốc men.
Cũng trong chuyến đi này, đồng chí Hồ Chí Minh đến Quảng Tây tìm cách chấn chỉnh lại tổ chức Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (đã ngừng hoạt động). Người tham gia vào ủy ban hành động của Việt Nam Cách mạng đồng minh hội do Tiêu Văn chỉ định thành lập.
Trong thời gian ở Trung Quốc, đồng chí Hồ Chí Minh còn giảng giải tình hình cách mạng Việt Nam cho Việt kiều ở Nghi Lương (Vân Nam), kêu gọi họ trở về tham gia đấu tranh. Người cũng chọn 20 thanh niên Việt Nam ở Trung Quốc trở về nước cùng 2 nhân viên điện đài do Mỹ cung cấp.
Tháng 4-1945, đồng chí Hồ Chí Minh kết thúc chuyến đi, trở về an toàn.
Chập tối ngày 9/3/1945, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng họp tại chùa Đồng Kỵ (Tiên Du, Bắc Ninh). Tham dự Hội nghị có các đồng chí Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Trân và Lê Thanh Nghị. Đồng chí Trường Chinh chủ trì Hội nghị. Hội nghị đang tiến hành thì bọn tuần đinh, lý dịch ở địa phương đến kiểm tra chùa nên các đồng chí quyết định chuyển đến họp tại làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh). Đúng lúc Hội nghị đang di chuyển thì Nhật nổ súng đảo chính Pháp. Hội nghị nhận định:
- Những điều kiện tổng khởi nghĩa chưa thật chín muồi, dự kiến những cơ hội tốt giúp cho cao trào cách mạng phát triển và thúc đẩy những điều kiện tổng khởi nghĩa nhanh chóng chín muồi.
- Xác định kẻ thù của nhân dân ta lúc này là phát xít Nhật và bọn tay sai của chúng, xác định nhiệm vụ và khẩu hiệu cách mạng của nhân dân Đông Dương trong tình thế mới.
=> quyết định phát động và lãnh đạo cao trào chống Nhật, cứu nước, nhằm tập dượt quần chúng, cán bộ, đảng viên sẵn sàng để tiến lên tổng khởi nghĩa khi có đủ điều kiện
Ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Bản Chỉ thị phân tích rõ nguyên nhân chính dẫn đến cuộc đảo chính Nhật - Pháp ở Đông Dương:
“1- Hai con chó đế quốc không thể ăn chung một miếng mồi béo như Đông Dương.
2- Tàu Mỹ sắp đánh vào Đông Dương. Nhật phải hạ Pháp để trừ cái hoạ bị Pháp đánh sau lưng khi quân Đồng minh đổ bộ.
3- Sống chết Nhật phải giữ lấy cái cầu trên con đường bộ nối liền các thuộc địa miền Nam Dương với Nhật; vì sau khi Phi Luật Tân bị Mỹ chiếm, đường thủy của Nhật đã bị cắt đứt".
Bản Chỉ thị nhận định: cuộc đảo chính đã tạo ra ở Đông Dương "một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc", làm cho những điều kiện của cuộc khởi nghĩa Đông Dương chưa chín muồi đang đi tới chín muồi nhanh chóng. Ba cơ hội tốt giúp cho những điều kiện khởi nghĩa mau chóng chín muồi là:
a) Chính trị khủng hoảng (quân thù không rảnh tay đối phó với cách mạng).
b) Nạn đói ghê gớm (quần chúng oán ghét quân cướp nước).
c) Chiến tranh đến giai đoạn quyết liệt (Đồng minh sẽ đổ bộ vào Đông Dương đánh Nhật)".
Bản Chỉ thị chỉ rõ: sau cuộc đảo chính "đế quốc phát xít Nhật là kẻ thù chính - kẻ thù cụ thể trước mắt - duy nhất của nhân dân Đông Dương". Do đó phải thay đổi khẩu hiệu "Đánh đuổi Nhật, Pháp" bằng khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật", thực hiện khẩu hiệu "Thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân Đông Dương”.
Bản Chỉ thị nêu trường hợp thuận lợi cho tổng khởi nghĩa như khi quân Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương đánh Nhật. Bản Chỉ thị dự kiến khi quân Đồng minh “bám chắc" và "tiến mạnh" trên đất ta, quân Nhật kéo ra mặt trận ngăn cản quân Đồng minh để phía sau tương đối sơ hở, lúc đó ta có thể phát động tổng khởi nghĩa.
Bản Chỉ thị cũng nêu cao tinh thần chủ động dựa vào sức mình của chính nhân dân ta: "dù sao ta không thể đem việc quân Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương làm điều kiện tất yếu cho cuộc tổng khởi nghĩa của ta; vì như thế là ỷ lại vào người và tự bó tay trong khi tình thế biến chuyển thuận tiện. Nếu cách mạng Nhật bùng nổ, và chính quyền cách mạng của nhân dân Nhật thành lập hay nếu giặc Nhật mất nước như Pháp năm 1940, và quân đội viễn chinh của Nhật mất tinh thần, thì khi ấy dù quân Đồng minh chưa đổ bộ, cuộc tổng khởi nghĩa của ta vẫn có thể bùng nổ và thắng lợi".
Ngày 25/3/1945, các đồng chí tổ chức một cuộc họp tại Xoài Hột, Châu Thành, Mỹ Tho bàn biện pháp phát triển phong trào, lập Xứ uỷ Nam Kỳ. Tham gia Hội nghị có các đồng chí Nguyễn Thị Thập, Trần Văn Già, Trần Văn Vi, Nguyễn Văn Cảnh, Nguyễn Văn Chim... Các đồng chí nghiên cứu tình hình trong nước và Nam Kỳ; chủ trương xây dựng phát triển các tổ chức Cứu quốc, phát triển và thống nhất tổ chức Đảng. Các đồng chí lập ra Xứ uỷ lâm thời: do đồng chí Trần Văn Vi làm Bí thư. Xứ uỷ lâm thời lấy báo Giải phóng làm cơ quan ngôn luận hướng dẫn phong trào.
Từ tháng 3 đến tháng 5/1945, Đảng phát động phong trào "Phá kho thóc giải quyết nạn đói”: Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương tháng 3 - 1945 đề ra khẩu hiệu: “Phá kho thóc giải quyết nạn đói". Khẩu hiệu này được đưa ra đồng thời với khởi nghĩa từng phần và Đảng coi đây là trọng tâm công tác, là khâu chính để biến lòng căm thù của nhân dân thành hành động cứu nước. Phong trào đó diễn ra mạnh ở các địa phương:
Ở các tỉnh miền núi Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Yên Bái, các lực lượng vũ trang cùng quần chúng nhân dân kết hợp đánh đồn, phá chính quyền địch với phá kho thóc, kho muối chia cho nhân dân hoặc tích trữ cho bộ đội, du kích. Tại những tỉnh này, lực lượng vũ trang cùng nhân dân tiến hành phá kho thóc, uy hiếp địch để giành chính quyền hoặc đánh chiếm xong huyện lỵ rồi mới tổ chức nhân dân đi phá kho thóc của địch, cứu đói.
Tại Bắc Giang, Bắc Ninh, hàng ngàn quần chúng đi phá kho thóc của Nhật và bọn tích trữ thóc gạo cho Nhật ở Hiệp Hoà, Yên Phong, Tiên Du, Thuận Thành thu hàng nghìn tấn thóc chia cho nhân dân.
Ở Vĩnh Yên, Phúc Yên trong tháng 3 và tháng 4, lực lượng du kích và tự vệ làm nòng cốt cho quần chúng phá hàng chục kho thóc, có kho chứa tới hàng nghìn tấn thóc. Tại Phú Thọ, trong một thời gian ngắn có tới 14 kho thóc bị phá để chia cho dân nghèo.
Tại Ninh Bình, chỉ trong ngày 15-3, hàng nghìn quần chúng thuộc các huyện Nho Quan, Gia Viễn phá 12 kho thóc, thu hàng trăm tấn thóc chia cho nông dân. Những cuộc phá kho thóc ở Ninh Bình trở thành những cuộc chống Nhật khủng bố, càn quét, bảo vệ cán bộ và cơ sở.
Tại Thái Bình, trong hai tháng 3 và 4, nhiều làng ở các huyện Phụ Dực, Thư Trì, Tiền Hải, Vũ Tiên, Tiên Hưng thu được 1000 tấn thóc chia cho dân.
Ở Hải Dương, trong thời gian này, nhân dân đã phá 39 kho thóc lấy 43 thuyền gạo với 2000 tấn. Riêng nhân dân các huyện phía nam tỉnh phá 26 kho, thu 28 thuyền gạo với 1238 tấn gạo.
Tự vệ và nhân dân Hưng Yên vừa phá các kho thóc, vừa thuyết phục các chánh tổng không thu thóc cho Nhật và chính quyền bù nhìn.
Nhân dân Hà Đông, Sơn Tây tịch thu thóc gạo của địch lên đường số 6, phá các kho thóc ở các huyện Ứng Hoà, Cần Kiệm, Tích Gian, Thạch Xá. Tại Quảng Yên, Hòn Gai, nhân dân sử dụng nhiều hình thức dây dưa, kéo dài hạn nộp thóc, tiến tới phá các kho thóc, gạo của Nhật và của bọn chủ mỏ.
Công nhân và dân nghèo thành thị ở Hà Nội, tiến hành phá kho thóc gạo của Nhật ở các phố Bắc Ninh, Lê Lợi, Phà Đen... thu hàng trăm tấn thóc.
Các tỉnh miền Trung như Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình cũng diễn ra nhiều cuộc phá kho thóc cứu đói. Nhân dân Thanh Hoá có kinh nghiệm: nhân lúc Đồng minh ném bom, quân Nhật sợ hãi chạy trốn, xông vào các kho thóc Nhật để xúc thóc.
Từ tháng 3 đến tháng 7/1945, sau Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12-3-1945), phong trào khởi nghĩa từng phần bùng lan trên cả nước.
Từ ngày 15/4 đến ngày 20/4/1945, Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ được tổ chức tại huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang). Tham dự Hội nghị có đại diện các chiến khu ở Việt Bắc, Xứ uỷ Bắc Kỳ. Đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì Hội nghị. Hội nghị phân tích tình hình và nhấn mạnh: "Tình thế đã đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tất cả các nhiệm vụ quan trọng và cần kíp trong lúc này".
Hội nghị quyết định phát triển lực lượng vũ trang, nửa vũ trang và thống nhất các lực lượng vũ trang sẵn có thành Việt Nam giải phóng quân; xây dựng bảy chiến khu chống Nhật trong cả nước, lấy tên các anh hùng dân tộc đặt tên cho các chiến khu. Đó là các chiến khu Lê Lợi, Quang Trung, Hoàng Hoa Thám, Trần Hưng Đạo ở Bắc Kỳ; Trưng Trắc, Phan Đình Phùng ở Trung Kỳ; Nguyễn Tri Phương ở Nam Kỳ.
Hội nghị cử ra Uỷ ban Quân sự cách mạng, trong đó có các đồng chí Võ Nguyên giáp, Văn Tiến Dũng, Lê Thanh Nghị, Trần Đăng Ninh, Chu Văn Tấn trong Ủy ban.
Ngày 15/5/1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp tuyên bố thống nhất các tổ chức vũ trang cách mạng trong cả nước thành Việt Nam Giải phóng quân. Lực lượng ban đầu của Việt Nam giải phóng quân gồm 13 đại đội (thống nhất từ các Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Trung đội Cứu quốc quân) và các đội vũ trang tập trung ở các tỉnh, huyện.
Đầu tháng 5/1945, Đồng chí Hồ Chí Minh về Tân Trào (Tuyên Quang) lập đại bản doanh lãnh đạo phong trào cách mạng trong cả nước. Người chọn Tân Trào vì nơi đây có địa thế hiểm trở; châu Sơn Dương cách tỉnh lỵ Tuyên Quang bởi con sông Lô, không có đường thông sang Thái Nguyên nên rất tiện lợi cho việc bảo đảm an toàn. Tại đây, Người ra Chỉ thị phải lập khu Giải phóng gồm các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc. Đồng thời, Người còn chỉ thị cho các đồng chí Trung ương chuẩn bị triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân Việt Nam - cuộc Đại hội mà Người dự định tổ chức vào cuối năm 1944 - để sớm có những quyết định về vận mệnh của dân tộc.
Ngày 4/6/1945, Tổng bộ Việt Minh triệu tập Hội nghị tuyên bố thành lập Khu Giải phóng Việt Bắc. Phạm vi Khu Giải phóng bao gồm hai căn cứ địa lớn, tức là sáu tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, một số vùng phụ cận thuộc các tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Yên Bái. Khu Giải phóng đặt dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban Chỉ huy lâm.
Để xây dựng Khu Giải phóng vững chắc về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, Uỷ ban Chỉ huy lâm thời, các Uỷ ban nhân dân cách mạng do dân cử đã ra sức huy động mọi lực lượng trong khu từng bước thực hiện 10 chính sách lớn của Việt Minh.
Lập Khu Giải phóng là chủ trương và quyết định sáng suốt của đồng chí Hồ Chí Minh. Khu Giải phóng ra đời với việc thực hiện 10 chính sách của Việt Minh, hơn 1 triệu đồng bào thuộc các dân tộc khác nhau bắt đầu được hưởng một cuộc sống tự do độc lập do cách mạng đem lại. Khu Giải phóng ra đời đã tạo thêm thanh thế cho Việt Minh trước nhân dân trong nước cũng như trước lực lượng dân chủ thế giới. Khu Giải phóng được thành lập tạo điều kiện và thúc đẩy phong trào cách mạng trên cả nước, trước hết là ở Bắc Kỳ tiến mạnh mẽ hơn nữa.
Nhận xét về Khu Giải phóng, đồng chí Trường Chinh cho rằng đó là hình ảnh "nước Việt Nam mới ra đời (...) một phần Bắc Bộ đã thực tế đặt dưới chính quyền cách mạng.
Ngày 14/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng khai mạc tại Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang). Dự Hội nghị có đại biểu các đảng bộ địa phương trong nước, một số đại biểu hoạt động ở nước ngoài, đại biểu của Khu Giải phóng và các chiến khu. Trên cơ sở phân tích chính xác tình hình, Hội nghị nhất trí: Đảng phải kịp thời phát động và lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa giành quyền độc lập hoàn toàn.
Hội nghị đề ra ba nguyên tắc để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong Tổng khởi nghĩa thắng lợi.
"a) Tập trung - tập trung lực lượng vào những việc chính.
b) Thống nhất - thống nhất về mọi phương diện quân sự chính trị, hành động và chỉ huy.
c) Kịp thời - kịp thời hành động không bỏ lỡ cơ hội.
Hội nghị đề ra phương châm hành động là: “Đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể thành phố hay thôn quê", "quân sự và chính trị phải phối hợp", "làm tan rã tinh thần quân địch và dụ chúng hàng trước khi đánh", “chớp lấy những căn cứ chính (cả các đô thị) trước khi quân Đồng minh vào", “thành lập những Uỷ ban Nhân dân ở những nơi ta làm chủ”.
Hội nghị đề ra ba khẩu hiệu đấu tranh lớn là:
“Phản đối xâm lược!
Hoàn toàn độc lập
Chính quyền nhân dân!".
Ngoài việc quyết định nhiệm vụ chủ yếu, cấp bách, trước mắt là lãnh đạo Tổng khởi nghĩa giành chính quyến, Hội nghị còn đề ra các công tác đối nội, đối ngoại cần được thi hành sau khi giành được chính quyền thắng lợi.
Về đối nội: Hội nghị thông qua 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh. coi đó là những chính sách cơ bản, trước mắt trong toàn bộ những hoạt động của toàn Đảng, toàn dân ta. Hội nghị cũng nhấn mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tổ chức quần chúng. Về mặt đối ngoại: Hội nghị nêu rõ chủ trương triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa Pháp, Anh, Mỹ, Tưởng; hết sức tránh trường hợp một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù trong cùng một lúc; tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của Liên Xô và Đồng minh để chống lại mưu mô hồi phục lại địa vị cũ ở Đông Dương của đế quốc Pháp và âm mưu xâm chiếm nước ta của quân phiệt Tưởng
Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân ở Tân Trào: Hơn 60 đại biểu ở Bắc, Trung, Nam; đại biểu kiều bào ở nước ngoài; đại biểu các đảng phái; các đoàn thể dân tộc, tôn giáo quy tụ tại Đại hội.
Trước các đại biểu của nhân dân, Đảng nêu lên chủ trương lãnh đạo quần chúng nổi dậy giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương, Đại hội nhiệt liệt tán thành và ủng hộ chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng; thông qua 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh. Đại hội quyết định thành lập Uy ban Giải phóng dân tộc Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Uỷ ban Giải phóng dân tộc được trao sứ mệnh: "thay mặt quốc dân mà giao thiệp với các nước ngoài và chủ trì mọi công việc trong nước".
Sáng ngày 17-8, Uỷ ban Giải phóng dân tộc ra mắt quốc dân tại đình Tân Trào.
Từ ngày 16 đến 21/8/1945, Xứ uỷ Nam Kỳ chủ trương khởi nghĩa ở Sài Gòn và Nam Kỳ: Được tin Nhật đầu hàng Đồng minh, mặc dù chưa nhận được lệnh khởi nghĩa của Trung ương, Xứ uỷ Nam Kỳ (Tiền phong) lập tức thành lập Uỷ ban Khởi nghĩa vào ngày 15-8-1945, gồm Trần Văn Giàu (Chủ tịch) Huỳnh Văn Tiếng, Nguyễn Văn Trấn...
Tối ngày 16-8, Xứ uỷ triệu tập Hội nghị mở rộng tại Chợ Đệm (tỉnh Chợ Lớn) bàn về vấn để khởi nghĩa. Sau khi tranh luận thẳng thắn, với tinh thần thận trọng, Hội nghị quyết định: xúc tiến việc hoàn thiện chuẩn bị khởi nghĩa sẵn sàng chờ tin từ Hà Nội, hễ được tin Hà Nội khởi nghĩa thì Xứ uỷ họp lại lập tức để quyết định ngày khởi nghĩa ở Sài Gòn và chỉ định ra Uỷ ban Hành chính lâm thời Nam Bộ.
Sáng ngày 21-8, sau khi được tin Hà Nội đã khởi nghĩa thắng lợi, Hội nghị mở rộng Xứ uỷ Nam Kỳ (Tiền phong) lại được triệu tập tại Chợ Đệm để định ngày giờ phát lệnh khởi nghĩa và chỉ định Uỷ ban Hành chính lâm thời Nam Bộ. Hội nghị quyết định cho Tân An khởi nghĩa thí điểm trong đêm 22 rạng ngày 23 để thăm dò phản ứng của Nhật. Đồng thời, Hội nghị Chợ Đệm định ngày giờ và cách thức khởi nghĩa ở Thành phố Sài Gòn; huy động lực lượng nông dân "vành đai đỏ" vũ trang kéo vào thành phố...
Sáng ngày 23-8, được tin Tân An khởi nghĩa thành công nhanh gọn, quân Nhật không phản ứng, Hội nghị Xứ uỷ mở rộng lập tức quyết định: “Tối 24 phát động khởi nghĩa giành chính quyền, ngày 25 huy động chừng một triệu nhân dân nội, ngoại thành và các tỉnh lân cận, chủ yếu là Gia Định, Chợ Lớn, có cả Tân An, Biên Hoà, Thủ Dầu Một và đoàn các tỉnh lên dự để rút kinh nghiệm và lãnh chỉ thị mới, tất cả làm tổng biểu tình vũ trang xem như hoàn thành việc giành chính quyền ở Thủ phủ miền Nam". Uỷ ban Hành chính Nam Bộ được chỉ định gồm chín đồng chí.
Chấp hành quyết định của Xứ uỷ, Đảng bộ và nhân dân Nam Kỳ, trước hết là Đảng bộ và nhân dân Sài Gòn dốc sức vào công việc chuẩn bị nổi dậy giành chính quyền vào ngày 25-8.
Ngày 16/8/1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp, Uỷ viên Uỷ ban Giải phóng dân tộc Việt Nam, chỉ huy một đơn vị Giải phóng quân, xuất phát từ Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên. Sáng sớm ngày 20-8, lực lượng Việt Nam giải phóng quân chiếm lĩnh các vị trí hình thành thế bị vây thị xã và tiếp nhận sự đầu hàng của Tỉnh trưởng Thái Nguyên, Huyện trưởng Đồng Hỷ và Đồn trưởng bảo an binh. Ngay lập tức 600 khẩu súng tước của Đội bảo an được trang bị cho quân cách mạng. Chính quyền tay sai của Nhật ở thị xã bị sụp đổ. Chính quyền cách mạng tỉnh được thành lập và ra mắt đồng bào trong cuộc mít tinh lớn của nhân dân thị xã và các xã lân cận được tổ chức cùng ngày.
Ngày 18/8/1945, các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam và Mỹ Tho đã phát động và lãnh đạo quần chúng nhân dân nổi dậy giành chính quyền. Trong đó, các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh khởi nghĩa bắt đầu từ xã, huyện lên tỉnh rồi tiếp theo kết thúc ở một số huyện, xã còn lại. Hai tỉnh Quảng Nam và Mỹ Tho khởi nghĩa ở tỉnh lỵ trước rồi lan về các huyện, xã.
Phương thức khởi nghĩa ở các tỉnh này là kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, trong đó lực lượng chính trị đóng vai trò quyết định, lực lượng vũ trang đóng vai trò xung kích, hỗ trợ.
Ngày 19/8/1945, cách mạng tháng Tám giành thắng lợi ở Hà Nội: Ngay từ sáng sớm, Hà Nội đỏ rực màu cờ cách mạng. Hàng vạn nông dân, dân nghèo, với các vũ khí thô sơ từ Láng, Mọc kéo ra chiếm đại lý Hoàn Long, tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng khu vực Ngã Tư Sở, mở đầu cho cuộc khởi nghĩa ở nội thành.
Hàng vạn quần chúng nhân dân ngoại thành, từ các huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, Hoài Đức, Đan Phượng (Hà Đông), Gia Lâm (Bắc Ninh) mang theo cờ Việt Minh, gậy gộc, mã tấu, dao phát bờ, câu liêm tiến vào nội thành với sức mạnh như thác đổ. Tất cả đều tập hợp trước Nhà hát lớn. Cả Thành phố Hà Nội như rung chuyển trong tiếng hô khẩu hiệu: "Ủng hộ Việt Minh", “Chính quyền nhân dân cách mạng", "Cách mạng thành công muôn năm", "Lập uỷ ban dân quân cách mạng", “Việt Nam hoàn toàn độc lập", “Đả đảo các cuộc xâm lăng", “Đả đảo mọi thế lực chống cách mạng Việt Nam”, “Chống xâm lăng"...
Đúng 11 giờ, trước hơn 20 vạn người tập trung trước Nhà hát lớn, Uỷ ban Khởi nghĩa đọc lời kêu gọi khởi nghĩa. Sau đó cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình vũ trang giành chính quyền. Quần chúng cách mạng có các đơn vị võ trang tự vệ dẫn đầu chia thành hai khối lớn đi chiếm các vị trí trọng yếu: Phủ Khâm sai, Sở Bưu điện, Sở Cảnh sát... Trước sức mạnh áp đảo của quần chúng và lực lượng tự vệ kiên cường hầu hết các công sở chính quyền địch đều nhanh chóng về tay nhân dân. Riêng ở trại lính bảo an, quân Nhật cho xe tăng chặn đầu đoàn biểu tình, nhưng trước khí thế sôi sục của quần chúng, lại được các đồng chí ta thuyết phục, nói rõ chính sách của Đảng, Việt Minh, chúng phải rút lui. Ngay khi chiếm được Phủ Khâm sai, đồng chí uỷ viên Thường vụ Xứ uỷ Bắc Kỳ có mặt tại đó gọi điện cho Thị trưởng, Tỉnh trưởng các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định báo tin cách mạng đã thành công ở Hà Nội, ra lệnh cho chúng phải nhanh chóng trao chính quyền cho Việt Minh địa phương. Tối ngày 19-8, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội kết thúc thắng lợi.
Ngày 20-8, Uỷ ban Nhân dân cách mạng Hà Nội được thành lập, Uỷ ban Nhân dân cách mạng lâm thời Bắc Bộ cũng được tổ chức.
Từ ngày 19 đến 22/8/1945, các tỉnh khác khởi nghĩa giành thắng lợi:
Hoà nhịp với cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội, nhân dân các tỉnh Thái Bình, Phúc Yên, Khánh Hoà, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh, vùng lên giành chính quyền thắng lợi ở tỉnh lỵ vào ngày 19-8.
Sau ngày 19-8, các cuộc khởi nghĩa nổ ra đồng loạt, mang tính dây chuyền, thành công nhanh chóng tại các tỉnh Thanh Hoá, Bắc Ninh, Ninh Bình, Thái Nguyên (ngày 20-8); Sơn Tây, Yên Bái, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Nam Định, Nghệ An, Ninh Thuận (ngày 21-8); Cao Bằng, Hưng Yên, Kiến An, Tân An (ngày 22-8).
13 tỉnh: Thanh Hoá, Bắc Ninh, Ninh Bình, Thái Nguyên, Sơn Tây, Yên Bái, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Nam Định, Nghệ An, Cao Bằng, Hưng Yên, Kiến An khởi nghĩa bắt đầu từ xã, huyện lên tỉnh, từ nội ra ngoại thị, rồi tiếp theo kết thúc ở các huyện, xã còn lại. Hai tỉnh Ninh Thuận và Tân An, khởi nghĩa nổ ra ở tỉnh lỵ trước rồi sau đó lan về các xã, huyện.
Ở các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Kiến An, Tân An tấn công vũ trang đóng vai trò chính trong khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lỵ. Các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Sơn Tây, Yên Bái giành chính quyền ở tỉnh lỵ chủ yếu bằng mít tinh hoặc biểu tình của quần chúng cách mạng tuyên bố xoá bỏ chính quyền bù nhìn. Sáu tỉnh còn lại là Thanh Hoá, Bắc Ninh, Hưng Yên, Bắc Cạn, Nghệ An, Ninh Thuận khởi nghĩa có sự kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, trong đó lực lượng chính trị giữ vai trò quyết định, lực lượng vũ trang đóng vai trò xung kích hỗ trợ.
Các tỉnh Thanh Hoá, Nam Định, Tân An do điều kiện thuận lợi, nên lãnh đạo các tỉnh trên kịp thời chớp thời cơ phát động nhân dân trong thành phố, tỉnh lỵ giành chính quyền, không chờ lực lượng ở vùng nông thôn về phối hợp, hỗ trợ 12 tỉnh còn lại đã huy động lực lượng từ các huyện, xã tiến vào tỉnh lộ phối hợp với nhân dân thị xã giành chính quyền.
Ngày 22/8/1945, khởi nghĩa Tân An giành thắng lợi: Thực hiện quyết định của Xứ uỷ Nam Kỳ, Tân An khởi nghĩa "thí điểm" chiếm tỉnh lỵ và giữ hai cầu huyết mạch Bến Lức và Tân An, vào đêm 22 rạng ngày 23-8, để thăm dò phản ứng của Nhật.
Trong khi chờ giờ hành động theo kế hoạch, trưa ngày 21-8, một sự kiện bất ngờ xảy ra. Một tổ chức thân Nhật định cướp chính quyền trước ta bằng cách dùng mưu lừa lính "bảo an" ra khỏi thị xã. Trước tình hình đột biến đó, Tỉnh uỷ Tân An quyết định chớp thời cơ, mạnh dạn hành động ngay. Các đồng chí trong Tỉnh uỷ tương kế, tựu kế, dẫn lực lượng xông vào Trại lính bảo an, ra lệnh cho chúng đầu hàng, chiếm toàn bộ kho súng hơn 140 khẩu. Sau đó, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ đến trụ sở Thanh niên Tiền phong, tuyên bố cách mạng đã giành chính quyền và ra lệnh cho Thanh niên Tiền phong triển khai chiếm các công sở, canh gác các cầu, các đầu mối quan trọng. Một đồng chí Tỉnh uỷ viên đưa lực lượng đi lùng bắt một số tên công chức chóp bu và những tên phản động đầu sỏ. Đến 5 giờ chiều ngày 21-8, toàn bộ chính quyền tỉnh và quận Châu Thành đã về tay cách mạng.
Sáng ngày 22-8, hơn 4000 quần chúng với tầm vông, giáo mác, khẩu hiệu, cờ đỏ sao vàng từ các quận Châu Thành, Thủ Thừa tiến về sân đá bóng thị xã, trước dinh Tỉnh trưởng, tham gia cuộc mít tinh chào mừng cách mạng thắng lợi. Trước dông đảo quần chúng, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời ra mắt nhân dân.
Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi nhanh chóng có một ý nghĩa quan trọng dối với cuộc Tổng khởi nghĩa ở Nam Kỳ và Sài Gòn. Trên cơ sở thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Tân An, Xứ uỷ Nam Kỳ hạ quyết tâm phát động Tổng khởi nghĩa ở Sài Gòn, Nam Kỳ vào ngày 25-8- 1945 và đã thành công rực rỡ.
Ngày 23/8/1945, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Huế: Dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Khởi nghĩa, hơn 15 vạn quần chúng nhân dân tiến công chiếm nốt các cơ sở còn lại của chính quyền địch, rồi kéo về dự cuộc mít tinh khổng lồ tại sân vận động thành phố, chào mừng cách mạng thành công. Tại đây, Uỷ ban Việt Minh và Uỷ ban Khởi nghĩa tỉnh Thừa Thiên tuyên bố xoá bỏ chính quyền bù nhìn, lập chính quyền cách mạng. Uỷ ban Nhân dân cách mạng lâm thời Thừa Thiên - Huế ra đời.
Ý nghĩa: (1) Khởi nghĩa thắng lợi ở Huế tượng trưng cho sự chấm dứt chế độ phong kiến hàng nghìn năm trên đất nước ta; (2) Khởi nghĩa thắng lợi ở Huế đã bồi tiếp một đòn sấm sét vào chính quyền bù nhìn còn lại ở các tỉnh Nam Trung Bộ, động viên, cổ vũ, tạo thêm sức mạnh tinh thần và uy thế cho nhân dân các tỉnh Nam Trung Bộ và cả ở Nam Bộ vùng lên; (3) Bằng cuộc khởi nghĩa thành công ở Huế, ta làm chủ một địa bàn cực kỳ quan trọng, nắm chắc được một đầu mối mà các thế lực đế quốc âm mưu sử dụng để ngăn cản và tước đoạt thành quả cách mạng của nhân dân ta
Từ ngày 24 đến 25/8/1945, 14 tỉnh tiếp theo khởi nghĩa giành thắng lợi: Trong số 14 tỉnh, thành phố nói trên thì 8 tỉnh về cơ bản khởi nghĩa bắt đầu từ xã huyện lên tỉnh, rồi tiếp theo kết thúc ở những xã huyện còn lại, đó là: Hà Đông, Hà Nam, Hoà Bình, Quảng Trị, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Viên và Bạc Liêu; 4 tỉnh Bình Định, Quảng Yên, Quảng Bình, Phú Yên khởi nghĩa từ tỉnh lỵ trước rồi lan về huyện, xã. 2 tỉnh, thành là Gò Công và Hải Phòng khởi nghĩa ở tỉnh lỵ và nông thôn nổ ra cùng một ngày.
Ở hai tỉnh Hà Đông và Phú Yên, tấn công vũ trang đóng vai trò chính trong khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lỵ. Ba tỉnh là Đắk Lắk, Gia Lai, Bạc Liêu khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lỵ chủ yếu bằng biểu tình hoặc mít tinh của quần chúng cách mạng, tuyên bố xoá bỏ chính quyền bù nhìn. Ở Gò Công giành chính quyền theo phương thức bàn giao, thoả thuận. Ở Quảng Yên, khởi nghĩa chỉ là việc lập chính quyền vì trước đó lực lượng cách mạng đã làm chủ hoàn toàn tỉnh lỵ. Các tỉnh, thành còn lại là Hà Nam, Hoà Bình, Quảng Trị, Lâm Viên, Bình Định, Hải Phòng, Quảng Bình khởi nghĩa có sự kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị và vũ trang, trong đó lực lượng chính trị đóng vai trò quyết định, lực lượng vũ trang đóng vai trò xung kích, hỗ trợ.
Trong 14 tỉnh, thành trên, 3 tỉnh Quảng Bình, Phú Yên, Đắk Lắk khởi nghĩa bằng lực lượng trong thị xã, tỉnh lỵ. Hầu hết các tỉnh còn lại huy động lực lượng từ các huyện, xã, tiến vào kết hợp với lực lượng tại chỗ giành chính quyền.
Ngày 25/8/1945, Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi ở Sài Gòn: 18 giờ ngày 24-8, Uỷ ban Khởi nghĩa của Xứ uỷ Nam Kỳ (Tiền phong) phát lệnh khởi nghĩa.
Chấp hành lệnh của Uỷ ban Khởi nghĩa, từ 20 giờ các đội Thanh niên Tiền phong xung kích gồm hàng nghìn đội viên ưu tú, đa số là đoàn viên Tổng công đoàn mà nòng cốt là các đảng viên cộng sản, được vũ trang triển khai lực lượng đánh chiếm các cơ sở trọng yếu trong thành phố. 22 giờ, ngày 24-8, tất cả bộ máy cai trị của chính quyền bù nhìn trong thành phố đã về tay cách mạng, trừ Dinh Toàn quyền, cảng hải quân, Đông Dương ngân hàng, sân bay Tân Sơn Nhất vì Nhật không chịu nhượng bộ. Khâm sai Nguyên Văn Sâm bị bắt tại Dinh Khâm sai lúc 22 giờ cùng ngày. Trước 0 giờ ngày 25-8, một kỳ đài ghi tên các uỷ viên Uỷ ban Hành chính lâm thời Nam Bộ được dựng lên tại ngã tư Đại lộ Bông (Bonnard) - Sácnê (Charner).
Cũng từ nửa đêm 24-8, hàng chục vạn quần chúng, nhân dân từ các vùng ngoại thành Bà Điểm, Hóc Môn, Bình Đông, Bình Xuyên, Chợ Đệm... từ các tỉnh Gia Định, Chợ Lớn, Tân An, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Mỹ Tho, với băng cờ, gậy gộc, dao găm, giáo mác, súng... ồ ạt tiến vào Thành phố Sài Gòn. Cả thành phố vang lên những tiếng hát, tiếng hô khẩu hiệu: “Đả đảo Khâm sai Nguyễn Văn Sâm", "Chính quyền về tay Việt Minh", "Việt Minh độc lập muôn năm" ..
Rạng sáng ngày 25-8, Sài Gòn bừng dậy trong không khí cách mạng hào hùng. Các đường phố tràn ngập cờ, biểu ngữ. Tiếng hô khẩu hiệu quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do vang dội trong thành phố. Cuộc biểu tình tuần hành vĩ đại của trên một triệu người bắt đầu từ Nhà thờ Đức Bà diễu qua các đường phố Catina (Catinat), Bengichcơ (Belgique) Kitsơnê (Kitchener)... tập hợp trước Dinh đốc lý thành phố, nơi được chọn làm trụ sở của Uỷ ban Hành chính lâm thời Nam Bộ. Từ trên bao lơn của trụ sở, đại diện Việt Minh Nam Bộ đọc danh sách Uỷ ban Hành chính lâm thời Nam Bộ trong tiếng hô vang dậy của đồng bào. Đồng chí Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ Trần Văn Giàu, thay mặt Xứ uỷ đọc lời kêu gọi nhân dân quyết tâm ủng hộ bảo vệ cách mạng. Trong không khí hào hùng, đại diện Tổng Công đoàn Nam Bộ đọc lời hứa của giai cấp công nhân, nhân dân lao động cùng toàn thể nông dân sát cánh bên nhau quyết giữ vững chính quyền cách mạng.
* ý nghĩa:
- Thắng lợi đó như một tiếng bom làm rung chuyển cả vùng nông thôn Nam Bộ, làm chính quyền địch ở 15 tỉnh chưa khởi nghĩa hoảng loạn. Cuộc khởi nghĩa ở thủ phủ miền Nam đã động viên, cổ vũ toàn thể nhân dân Nam Bộ vùng lên. Nó như "phát súng lệnh" cho các địa phương Nam Bộ giành chính quyền kịp thời, không đổ máu.
- Nếu như cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội mở đầu và quyết định trong việc triển khai và thắng lợi của Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc thì khởi nghĩa ở Sài Gòn quyết định thắng lợi của Tổng khởi nghĩa ở Nam Bộ, đưa Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 của nhân dân ta đến thành công rực rỡ.
- Thắng lợi của tổng khởi nghĩa ở Sài Gòn đã đặt dấu chấm hết chế độ phát xít, bù nhìn ở nước ta, đồng thời tạo điều kiện cho việc chuẩn bị bảo vệ thành quả cách mạng vĩ đại của nhân dân ta trước âm mưu và hành động xâm lược của thực dân Pháp và các thế lực đế quốc khác.
Ngày 25/8/1945, các tỉnh tiếp tục khởi nghĩa giành thắng lợi:
Trong 15 tỉnh khởi nghĩa trong ngày 25-8 (không tính Sài Gòn) thì có năm tỉnh khởi nghĩa về cơ bản xuất phát từ huyện, xã, lên đến tỉnh là: Chợ Lớn, Long Xuyên, Thủ Dầu Một, Phú Thọ và Lạng Sơn. Bốn tỉnh khởi nghĩa lan từ tỉnh ly về các huyện, xã là Sa Đéc, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bình Thuận; sáu tỉnh khởi nghĩa nổ ra đồng loạt ở cả nông thôn và thành thị trong cùng một ngày: Trà Vinh, Bến Tre, Gia Định, Bà Rịa Tây Ninh và Kon Tum.
Mười tỉnh là Chợ Lớn, Gia Định, Vĩnh Long, Thủ Dầu Một, Trà Vinh, Tây Ninh, Bến Tre, Sa Đéc, Lạng Sơn, Phú Thọ khởi nghĩa có sự kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, trong đó lực lượng vũ trang đóng vai trò xung kích, hỗ trợ, lực lượng chính trị đóng vai trò chủ yếu. Hai tỉnh Kon Tum và Sóc Trăng giành chính quyền ở tỉnh lỵ chủ yếu bằng biểu tình: mít tinh của quần chúng cách mạng, tuyên bố xoá bỏ chính quyền địch.
Ba tỉnh Long Xuyên, Bà Rịa, Bình Thuận giành chính quyền theo cách thức bàn giao thoả thuận. Ở Bà Rịa, Tỉnh trưởng bỏ trốn trước khi khởi nghĩa bùng nổ.
Hầu hết các tỉnh tiến hành đập tan chính quyền địch, sau đó tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng, riêng Sóc Trăng quần chúng tổ chức tuyên bố thành lập chính quyền trước, sau đó tiến hành chiếm các công sở của địch. Trừ hai tỉnh Tây Ninh và Bình Thuận khởi nghĩa bằng lực lượng tại chỗ ở tỉnh lỵ, tất cả các tỉnh khởi nghĩa trong ngày 25-8 đều tiến hành huy động lực lượng từ các huyện, xã tiến vào tỉnh lỵ tham gia giành chính quyền.
Sự phong phú về phương pháp và cách thức tiến hành khởi nghĩa ở các tỉnh nói trên đã thể hiện rõ hơn nữa tính chủ động, sáng tạo của Đảng bộ và nhân dân các địa phương trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945.
Ngày 26/8/1945, khởi nghĩa bước vào giai đoạn cuối ở 5 tỉnh: Trong số năm tỉnh, ba tỉnh Biên Hoà, Sơn La, Châu Đốc khởi nghĩa bắt đầu từ huyện, xã lên đến tỉnh lỵ, tỉnh Rạch Giá khởi nghĩa từ tỉnh lỵ trước rồi lan về các huyện, xã; đặc khu Hồng Gai khởi nghĩa nổ ra ở thị xã và nông thôn cùng một ngày.
Ở Biên Hoà giành chính quyền ở tỉnh lỵ dưới hình thức biểu tình, mít tinh, ở Châu Đốc giành chính quyền bằng bàn giao, thoả thuận; ba tỉnh, đặc khu còn lại là Sơn La, Lai Châu, Hồng Gai khởi nghĩa bằng sự kết hợp giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, trong đó lực lượng vũ trang đóng vai trò xung kích, hỗ trợ, lực lượng chính trị đóng vai trò chủ yếu.
Trừ Biên Hoà khởi nghĩa bằng lực lượng tại chỗ, ở tỉnh lỵ các địa phương còn lại huy động nhân dân từ các huyện, xã kéo về thị xã tham gia giành chính quyền.
Ngày 30/8/1945, Bảo Đại thoái vị: Đêm 23-8, Bảo Đại nhận được điện của Uỷ ban Giải phóng dân tộc Việt Nam từ Hà Nội điện vào yêu cầu nhà vua chính thức tuyên bố thoái vị. Ngày 24-8, Bảo Đại điện trả lời Uỷ ban Giải phóng dân tộc đồng ý tuyên bố thoái vị và “mong ước" Chủ tịch Uỷ ban về Huế để trao quyền.
Chiều ngày 28-8, nhân dân Huế đón Phái đoàn của Chính phủ lâm thời9 do Trần Huy Liệu làm Trưởng đoàn vào Huế để chứng kiến Bảo Đại thoái vị và thu ấn kiếm của vị vua cuối cùng ở Việt Nam.
16 giờ ngày 30-8, hàng vạn nhân dân Huế tụ họp tại Ngọ Môn chứng kiến một sự kiện lịch sử trọng đại: Bảo Đại đọc chiếu thoái vị "nhường quyền điều khiển quốc dân lại cho một chính phủ dân chủ cộng hoà" và tuyên bố "lấy làm vui được làm dân tự do của một nước độc lập"; rồi trao ấn kiếm cho dại diện của Chính phủ lâm thời. Trong không khí nghiêm trang, cờ quẻ ly bị hạ xuống, cờ đỏ sao vàng được kéo lên. Đại diện Chính phủ lâm thời nước Việt Nam tuyên bố xoá bỏ chính thể quân chủ ở Huế cũng như trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, công bố chính sách của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Sự kiện Bảo Đại tuyên bố thoái vị có một ý nghĩa quan trọng, chính thức đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền phong kiến lỗi thời; nhân dân ta đã thực hiện được một bước quan trọng đường lối cách mạng dân chủ mà Đảng ta đề ra từ năm 1930. Việc Bảo Đại tuyên bố thoái vị cũng đã triệt tiêu một đầu mối mà các thế lực đế quốc, phản động muốn duy trì, sử dụng để mưu toan chống phá chính quyền cách mạng, đặt lại ách thống trị lên đất nước ta.
Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập: Từ sáng sớm, cả Hà Nội bừng lên trong màu cờ đỏ sao vàng và đèn, hoa rực rỡ. Những biểu ngữ lớn bằng chữ Việt, Pháp, Nga, Anh, Trung Quốc chăng khắp các đường phố: "Nước Việt Nam của người Việt Nam", "Độc lập hay là chết", “Ủng hộ Chính phủ lâm thời”, “Ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh"...
Từ giữa trưa, nhân dân thành phố và các vùng lân cận cuồn cuộn đổ về vườn hoa Ba Đình, nơi dựng lễ đài Độc lập, tràn ngập các phố xung quanh.
Đúng 14 giờ, các thành viên của Chính phủ lâm thời bước lên lễ đài. Bài Tiến quân ca vang lên hùng tráng, lá cờ đỏ sao vàng được từ từ kéo lên. Một rừng cánh tay giơ lên chào, bàn tay nắm lại.
Trong không khí trang nghiêm, Chủ tịch Hồ Chí Minh trang trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử, tuyên bố với toàn thể nhân dân, với thế giới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà độc lập, tự do ra đời.
Sau lễ tuyên thệ của Chính phủ lâm thời, đồng chí Võ Nguyên Giáp báo cáo về tình hình trong nước và chính sách của Chính phủ; đồng chí Trần Huy Liệu tường trình về sử mệnh của đoàn đại biểu chính phủ vào Huế nhận sự thoát vị của Bảo Đại; đồng chí Nguyễn Lương Bằng kêu gọi toàn dân thống nhất, đoàn kết, ủng hộ Chính phủ.
Đến 15 giờ 30, toàn thể nhân dân tuyên thệ: kiên quyết một lòng ủng hộ Chính phủ Dân chủ Cộng hoà, ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh; cùng Chính phủ giữ quyền độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc, chống mọi mưu mô xâm lược, dù có chết cũng cam lòng; nếu thực dân Pháp đến xâm lược lần nữa thì kiên quyết không đi lính cho Pháp, không làm cho Pháp, không bán lương thực cho Pháp, không đưa đường cho Pháp.
Sau khi quốc dân tuyên thệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với đồng bào: độc lập tự do là của báu, quý giá vô ngần, nay ta đã khổ sở, đau đớn trong bao nhiêu năm mới giành được, cần phải cố gắng giữ gìn bảo vệ.
Cuộc mít tinh kết thúc. Cuộc biểu tình vĩ đại của hàng chục vạn quần chúng bắt đầu. Các đoàn thể lần lượt diễu quanh lễ đài rồi chia làm ba đường diễu hành qua các phố.
Ngày độc lập, mồng 2 tháng 9 năm 1945 là ngày hội lớn của dân tộc ta, ngày Quốc khánh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày Hà Nội trở thành Thủ đô của cả nước; một ngày có "ý nghĩa cực kỳ trọng đại trong đời sống chính trị, tinh thần của dân tộc".
Cuối năm 1945, Đấu tranh giành chính quyền ở một số tỉnh bị bọn phản động chiếm đóng:
Tại Vĩnh Yên, từ khi Nhật đầu hàng, bọn Đại Việt Quốc dân Đảng phản động đã cấu kết với bọn Bảo an binh trong chính quyền bù nhìn bàn cách cướp chính quyền. Ngày 19-8, trong khi Việt Minh khởi nghĩa ở các huyện và tập trung chống lũ lụt cứu dân, bọn phản động buộc tỉnh trưởng giao chính quyền và vũ khí cho chúng; tổ chức một cuộc mít tinh công khai nắm chính quyền tỉnh Vĩnh Yên. Do không đánh giá đúng tình hình, ngày 28-8, hội nghị Tỉnh uỷ quyết định huy động lực lượng quần chúng có lực lượng vũ trang hỗ trợ, biểu tình giành chính quyền ở thị xã Vĩnh Yên vào ngày 31-8. Do bọn phản động chống đối kịch liệt, xả súng bắn chết hàng trăm người, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lỵ Vĩnh Yên theo hình thức biểu tình có vũ trang bị thất bại. Cuối tháng 9-1945, chính quyền cách mạng tỉnh mới được thành lập, đóng tại huyện Yên Lạc. Giữa năm 1946, thị xã Vĩnh Yên mới được giải phóng.
Tại Hà Giang, do phong trào cách mạng còn bó hẹp trong các vùng nông thôn, hẻo lánh, chưa có sự phối hợp chỉ huy nên khi thời cơ xuất hiện, Hà Giang không thực hiện được khởi nghĩa. Chính quyền ở tỉnh ly do bọn Quốc dân Đảng nắm giữ. Bốn tháng sau khi Tổng khởi nghĩa thắng lợi, ngày 24-12-1946, chính quyền cách mạng ở Hà Giang mới được thành lập, qua một quá trình đấu tranh rất gay go, phức tạp.
Tại Lai Châu, do chưa có tổ chức Đảng và tổ chức Việt Minh nên chỉ có châu Quỳnh Mai giành được chính quyền từ sự hỗ trợ của bên ngoài. Sau khi châu Quỳnh Mai khởi nghĩa, Bộ Nội vụ, Uỷ ban Hành chính Bắc Bộ cử phái viên thay mặt Chính phủ lên thương thuyết, lập chính quyền ở thị xã Lai Châu. Song lúc này, quân đội Trung Hoa dân quốc và bọn phản động Quốc dân Đảng đã vào thị xã và nắm được chính quyền bù nhìn, cuộc thương thuyết không đạt kết quả.
Tại Lào Cai, khi cả nước tiến hành Tổng khởi nghĩa, ở đây chưa có đảng viên địa phương cơ sở cách mạng còn yếu. Trong khi đó bọn Việt Nam Quốc dân Đảng theo chân quân Trung Hoa dân quốc đột nhập vào Lào Cai, phá hoại, ngăn chặn phong trào cách mạng; lập chính quyền phản động. Trong tháng 8-1945, Lào Cai không nổ ra khỏi nghĩa. Thấy khởi nghĩa không nổ ra ở Lào Cai, Tỉnh uỷ Yên Bái phát một đơn vị vũ trang và cán bộ lên tiếp quản Lào Cai, song bị quân Tưởng chặn lại ở Phố Lu. Cuối tháng 10-1945, Xứ uỷ và Kỳ bộ Việt Minh Bắc Bộ cử đoàn cán bộ lên Lào Cai để tổ chức lại chính quyền cách mạng ở thị xã Phố Lu bị vỡ do bọn Quốc dân Đảng phá hoại. Cuối năm 1946, sau khi bọn Quốc dân Đảng bị ta tấn công, rút chạy sang Trung Quốc tỉnh Lào Cai được giải phóng.
Ở Móng Cái, sau khi Nhật đầu hàng theo chân quân đội Trung Hoa dân quốc, bọn Việt Cách và thổ phỉ người Hoa từ bên kia biên giới tràn sang cướp chính quyền từ rất sớm. Tháng 4-1946, một tiểu đoàn chủ lực và hai tiểu đoàn du kích của ta tiến ra Móng Cái. Sau khi ta cử đại biểu thương lượng không có kết quả bọn phản động láo xược đòi ta rút quân, lực lượng vũ trang ta nổ súng tấn công địch. Cuộc chiến đấu diễn ra suốt 23 ngày; ta chiếm được phần lớn thị xã. Sau đó do lực lượng quá chênh lệch so với địch, lực lượng vũ trang ta phải rút lui. Sau khi quân đội Trung Hoa dân quốc rút về nước, bọn phản động mất chỗ dựa cũng rút theo. Chính phủ ta cử cán bộ cùng nhân dân địa phương lập Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời ở Móng Cái vào giữa tháng 7-1946. Trong Uỷ ban nhân dân có một số phần tử Việt Cách tiến bộ tham gia. Giải phóng chưa được bao lâu thì quân Pháp đổ bộ lên chiếm thị xã Móng Cái.
Tài liệu tham khảo thêm:
1. Thu Trang: Nguyễn Ái Quốc tại Pari (1917-1923), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002
2. Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb.Thông tin lý luận, Hà Nội, 1992, t.1
3. Nguyễn Thành: Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pháp, Nxb.Thông tin lý luận, Hà Nội, 1988.
4. Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Trẻ, 1999.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.1
6. A.A.Xôcôlốp: Quốc tế Cộng sản và Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, t.1.
7. Nguyễn Thành: Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, Nxb.Thông tin lý luận, Hà Nội, 1985
8. Nguyễn Thành: Về Báo Le Paria, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 1, 1998.
9. Ban Chấp hành Đảng bộ Hải Phòng: Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng, Nxb. Hải Phòng, 1991, t.1
10. Nguyễn Thành: Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội. 1985
11. T. Lan: Vừa đi đường vừa kể chuyện, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1976
12. Nguyễn Văn Khoan: Tham luận của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị Quốc tế Nông dân (1923), Tạp chí Xưa và Nay, số 65, 7-1996
13. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh: Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (1924-1927), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998
14. Nguyễn Văn Khoan: Tìm hiểu những đường dây liên lạc phục vụ cách mạng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1924-1930, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6-1984
15. Dương Trung Quốc: Việt Nam – những sự kiện lịch sử (1919-1945), Nxb.Giáo dục, Hà Nội, 2000
16. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nghệ An, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, t.l,
17. Tiểu ban Nghiên cứu lịch sử Đảng – Tỉnh uỷ Nghệ An: Nghệ An - những tấm gương cộng sản, Nxb. Nghệ An, 1998
18. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Vinh: Những sự kiện Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Vinh, Nxb. Nghệ Tĩnh, 1998
19. Ban Chấp hành Đảng bộ Hải Phòng: Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng, Nxb. Hải Phòng, 1991
20. Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh: Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, Nxb.Thành phố Hồ Chí Minh, 1995, t.1
21. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An: Lịch sử Đảng bộ Nghệ An, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998
22. Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh: Sự truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và các tổ chức cộng sản đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh, Nxb.Thành phố Hồ Chí Minh, 1980
23. Dương Quang Đông: Sự ra đời của Xứ uỷ Nam Kỳ, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2, 1995
24. Đinh Xuân Lâm (chủ biên): Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999, t.2
25. Hồng Vân: Về tờ báo “Hồn nước” của Việt Nam Quốc dân Đảng, Tạp chí Xưa và Nay, số 46, 1997
26. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Vinh: Những sự kiện lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Vinh,Nxb.Nghệ Tĩnh, t.1, 1988, tr.22-23.
27. Ban Chấp hành Đảng bộ Thừa Thiên - Huế: Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên - Huế, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1
28. Lương Cao Khoát: Chi bộ 5D Hàm Long, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 4, 1989
29. Giáo trình lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 2006
30. Khổng Đức Thiêm: Một số tư liệu về An Nam Cộng sản Đảng với việc thống nhất các lực lương cách mạng Việt Nam năm 1930, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 2 (927), 1998, tr.68-77.
31. Nguyễn Nghĩa: Công cuộc hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 59/1964
32. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 21, tr. 904.
33. Tạp chí Lịch sử Đảng số 3-2000.
34. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái (1930-1975), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, t.I.
35. Lê Duẩn: Một vài đặc điểm của cách mạng Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1959.
36. Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Nghệ An: Lịch sử Đảng bộ Nghệ An (1930 - 1954), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, t. I.
37. Hội Nông dân Việt Nam: Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân Việt Nam (1930-1995), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
38. Đức Vượng: Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1930-1931), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999
39. Lê Mậu Hãn: Đảng Cộng sản Việt Nam - các Đại hội và Hội nghị Trung ương, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995
40. Đimitơrốp: Đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, Nxb. Sự thật, Hà Nội 1959.
41. Phong tạo cộng sản, công nhân và giải phóng dân tộc quốc tế, Nxb. Sách giáo khoa Mác-Lênin, Hà Nội, 1981, t. 6, tr. 322-330.
42. Nguyễn Anh Thái: Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb. Giáo dục, 1998, tr. 156-160.
43. K.K. Sinhia: Cơ cấu tổ chức của Quốc tế Cộng sản 1919-1943, Mátxcơva, 1997
44. Tìm hiểu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam qua các Đại hội và Hội nghị Trung ương 1930-2002, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2003
45. Nguyễn Thành: Cuộc vận động Đại hội Đông Dương năm 1936, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1985.
46. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội: Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội (1930-2000), Nxb. Hà Nội, 2004.
47. Ban Chấp hành Đảng bộ Thừa Thiên - Huế. Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên - Huế (1930-1954), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995
48. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Kon Tum (1930-1975), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t. 1.
49. Hội Nông dân Việt Nam: Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân Việt Nam (1930-1995), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998,
50. Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng: Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam – Đà Nẵng (1930-1945), sơ thảo, Nxb. Đà Nẵng, 1991, t. I.
51. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1929-1945), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
52. Trần Văn Giàu: Giai cấp công nhân Việt Nam từ Đảng Cộng sản thành lập đến cách mạng thành công (1936-1939), Nxb. Sử học, Hà Nội, 1962, t. II
53. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1929-1945), Nxb.Chính trị quốc gia Hà Nội, 2005.
54. Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi: Nông dân Quảng Ngãi, những chặng đường lịch sử (1930- 1990), Quảng Ngãi, 1995
55. Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp: Vấn đề dân cày (xuất bản lần thứ hai), Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1959.
56. Võ Nguyên Giáp: Những chặng đường lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994
57. Nguyễn Anh Dũng: Đấu tranh vũ trang trong Cách mạng Tháng Tám, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985
58. Hội đồng chỉ đạo biên soạn lịch sử khởi nghĩa Nam Kỳ: Lịch sử Khởi nghĩa Nam Kỳ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002
59. Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Cao Bằng: Lịch sử Cách mạng Tháng Tám Cao Bằng, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cao Bằng xuất bản, 1995
60. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (1930-2000), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
61. Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Cao Bằng: Bác Hồ với căn cứ địa cách mạng Cao Bằng (1941-1945), Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cao Bằng xuất bản, 1995
62. Nguyễn Thành: Mặt trận Việt Minh, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991
63. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t. 7
64. Lê Quảng Ba: Bác Hồ với đội vũ trang Cao Bằng, Tạp chí Lịch sử quân sự, 9-1987
65. Hoàng Quang Khánh, Lê Hồng, Hoàng Ngọc La: Căn cứ địa Việt Bắc, Nxb. Việt Bắc, 1976, tr. 57-65.
66. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Khu tự trị Việt Bắc: Lịch sử Cứu quốc quân, Nxb Việt Bắc, 1975
67. Ngọn cờ giải phóng, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1974
68. Tạp chí Sự kiện và nhân chứng, số 44, tháng 8-1997.
69. Trường Chính: Hồ Chủ tịch và những vấn đề quân sự của cách mạng Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1971
70. 55 năm Quân đội nhân dân Việt Nam - Miền đất khai sinh và quá trình phát triển (Kỷ yếu hội thảo khoa học), Nxb. Quân đội nhân dân, 1999
71. L.A. Patti: Tại sao Việt Nam? Nxb. Đà Nẵng, 1995
72. Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử Đảng: Lịch sử Cách mạng Tháng Tám 1945, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995
73. Đức Vượng: Đồng chí Trường Chinh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1991, t. II
74. Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2-1992.
75. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình: Lịch sử Đảng bộ Quảng Bình (1930-1954), sơ thảo, Quảng Bình, 1995, t. I.
76. Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh: Lịch sử Đảng bộ Hà Tỉnh (1930-1954), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t. 77. Tỉnh uỷ Ninh Bình: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (1930-1975), Ninh Bình, 1996, t. I.
78. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Hưng: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Hưng (1927-1954), Hải Hưng, 1990, t. I.
79. Ban Chấp hành Đảng bộ Nam Hà: Lịch sử Đảng bộ Nam Hà (1930-1954), Nam Hà, 1996, t. I.
80. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh uỷ Hà Sơn Bình: Lịch sử Đảng bộ Hà Sơn Bình (1926-1945), Hà Sơn Bình, 1986, t. I.
81. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội: Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội (1930-2000), Nxb. Hà Nội, 2004.
82. Trường Chinh: Cách mạng Tháng Tám, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1960
83. Tân Trào 1945-1954, Hội Văn học nghệ thuật Hà Tuyên xuất bản, 1985
84. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Hưng: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Hưng (1927-1954), 1990, t. I.
85. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (1926-1954), Bắc Ninh, 1998, t. I.
86. Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh: Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh (1930- 1954), Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 1993, t. 1.
87. Thạch Phương - Lưu Quang Tuyến (Chủ biên): Địa chí Long An, Nxb. Long An, Nxb. Khoa học xã hội 1989
88. Hội thảo Cách mạng Tháng Tám khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc, 1995, lưu tại Viện Lịch sử Đảng.
Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp. Trong tác phẩm Nguyễn Ái Quốc tại Pari (1917-1923), Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1989. Thu Trang đã đưa ra kết luận “Nguyễn Ái Quốc đến Pari đúng vào lúc Hội An Nam yêu nước ra đời. Nghĩa là vào cuối năm 1916 đầu năm 1917, chắc hẳn đây không phải là một trường hợp ngẫu nhiên. Chúng ta được biết Phan Văn Trường thường qua lại nước Anh vào khoảng năm 1913-1914. Năm 1914 khi hai nhà chí sĩ họ Phan bị bắt, thì chắc chắn là Nguyễn Ái Quốc chưa sang Pari vào khoảng này được, phải đợi đến năm 1916 hoặc đầu năm 1917” (xem cuốn sách trên, tr.36).
Đầu năm 1918, Lúc mới đến Pari, anh sống ẩn dật trong một căn phòng nhỏ ở đường Saron (Charonne).
Cuộc sống của Nguyễn Tất Thành hết sức khó khăn, trong những ngày đầu anh không ra ngoài đường để tránh sự kiểm soát của lính sen đầm. Tại Pari, phải sống trong mùa đông giá lạnh, nhưng Nguyễn nhận được sự đùm bọc giúp đỡ của người bạn Tuynidi (Tunisie), tên là Moktar. Cũng nhờ sự giúp đỡ của chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh và luật sư Phan Văn Trường (những năm sau đó), Nguyễn Tất Thành đã cố gắng học tiếng Pháp, đọc sách báo để hiểu thêm về nước Pháp
Cuối năm 1918, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đoàn Thanh niên xã hội Pháp và đến đầu năm 1919, Người tham gia Đảng Xã hội Pháp, "chỉ vì đây là tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực nước tôi, là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại cách mạng Pháp: Tự do - Bình đẳng - Bác ái".
Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxây. Bản yêu sách cũng được công bố trên các tờ báo L’Humanité (Nhân đạo) và Journal du Peuple (Nhật báo dân chúng) của Đảng Xã hội Pháp. Bản yêu sách đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Nội dung gồm 8 điểm:
- Ân xá cho tất cả chính trị phạm người bản xứ.
- Cải cách pháp luật ở Đông Dương để người bản xứ được đảm bảo về luật pháp như người châu Âu. Bãi bỏ tất cả toà án đặc biệt.
- Tự do báo chí và ngôn luận;
- Tự do lập hội và hội họp;
- Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;
- Tự do được lập trường học trong các tỉnh để dạy kỹ thuật và nghề nghiệp cần thiết cho dân bản xứ;
- Thay thế chế độ sắc lệnh bằng các đạo luật;
- Bầu đại diện thường trực người bản xứ làm việc bên cạnh Quốc hội Pháp để thông báo những nguyện vọng của nhân dân.
Nhận xét về văn kiện này, Bộ Nội vụ Pháp khẳng định: “Qua các cuộc điều tra về sự tuyên truyền trong các giới Việt Nam ở Pari ủng hộ bản yêu sách của nhân dân Việt Nam có thể rút ra kết luận rằng hiện nay, linh hồn của phong trào đó chính là Nguyễn Ái Quốc". Sự kiện này đã gây một tiếng vang lớn, là dấu hiệu của một bước chuyển biến lịch sử của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam từ nay gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc.
Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin: Từ ngày 16 và ngày 17-7-1920, liên tiếp trong hai số liền Báo Nhân đạo (L’Humanité) đăng toàn văn Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin dưới tiêu đề lớn là Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Sau khi đọc bản Luận cương, Nguyễn Ái Quốc đã sung sướng thốt lên: "Trong Luận cương ấy có những chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính. Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!” Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba".
Trong Luận cương, Lenin phê phán mạnh mẽ các luận điểm sai lầm của những người cầm đầu Quốc tế thứ hai về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa; nhấn mạnh nhiệm vụ của các Đảng Cộng sản là phải giúp đỡ thực sự phong trào cách mạng của các nước thuộc địa, phụ thuộc, nhấn mạnh sự đoàn kết giữa giai cấp vô sản các nước tư bản với quần chúng cần lao của tất cả các dân tộc để chống kẻ thù chung là đế quốc và phong kiến. Bằng cách luận giải ngắn gọn, Lênin đã làm sáng tỏ những quan điểm cơ bản của Quốc tế Cộng sản đối với phong trào giải phóng dân tộc, làm sáng rõ hướng đi và biện pháp quan trọng nhất là đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc ở thuộc địa giành thắng lợi hoàn toàn.
Ngày 26/12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp: Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua (Tours, Pháp) từ ngày 25 đến 30-12-1920. Trong Đại hội, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đọc tham luận tố cáo những tội ác tày trời của thực dân Pháp ở Đông Dương, kêu gọi giai cấp công nhân và những người cách mạng chân chính Pháp cần phải hoạt động một cách thiết thực để ủng hộ cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam và các thuộc địa khác. Bản tham luận của Người được Đại hội nhất trí tán thành và hoan nghênh nhiệt liệt. Cuối cùng, khi biểu quyết tán thành Quốc tế thứ ba hay ở lại Quốc tế thứ hai, cùng với những đại biểu ưu tú của giai cấp công nhân Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã đứng hẳn về Quốc tế thứ ba, bỏ phiếu gia nhập Quốc tế Cộng sản, và Người trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Người là một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Pháp, đồng thời cũng là người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Trong năm 1920, Ngoài việc đứng tên gửi bản yêu sách đến Hội nghị Vécxây, Nguyễn Ái Quốc viết nhiều bài trên các báo L'Humanité (Nhân đạo), Le Populaire (Dân chúng), gặp gỡ, trả lời phỏng vấn nhà báo Mỹ... để khẳng định những nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam được đề cập trong bản yêu sách; tố cáo những chính sách cai trị, ngu dân, những thủ đoạn đàn áp, cướp bóc của thực dân Pháp ở Đông Dương; vạch trần thái độ xấu xa, những luận điệu xuyên tạc tình hình Đông Dương của bọn thực dân; kêu gọi sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân tiến bộ Pháp cho cuộc đấu tranh vì tự do và công lý của nhân dân Đông Dương.
Trong năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gặp gỡ, trao đổi với nhiều nhân sĩ tiến bộ Pháp, với nhiều người Việt Nam tại Pháp, trong đó có những tên tuổi như Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường..., đến nghiên cứu tại Thư viện Xanhtơ Giơnơvievơ, đến trụ sở Báo La Dépêche Coloniale (Tin nhah thuộc địa), Văn phòng Hội liên minh nhân quyền... Nguyễn Ái Quốc còn tích cực tham gia các hoạt động của Đảng Xã hội Pháp, tham dự các cuộc họp Hội phổ biến tin tức ở khu latinh của Uỷ ban Quốc tế thứ ba của Đảng Xã hội Pháp (Ủy ban vận động Đảng gia nhập Quốc tế thứ ba và bảo vệ cách mạng Nga); tham gia quyên tiền trong các phố ở Pari để ủng hộ cách mạng Nga; phân phát truyền đơn của Đảng Xã hội Pháp, kêu gọi nhân dân lao động Pháp lên án sự can thiệp vũ trang của Chính phủ Pháp vào nước Nga, hoan nghênh Cách mạng Tháng Mười Nga.
Cuối tháng 4/1921, Nguyễn Ái Quốc theo học Đại học Phương Đông: Khi Nguyễn Ái Quốc theo học Đại học Phương Đông, nhà trường có 1.025 học sinh thuộc 62 xứ thuộc địa (150 nữ, 895 đảng viên cộng sản, 547 nông dân, khoảng 300 công nhân, còn lại là trí thức), 150 giáo sư dạy các môn (khoa học xã hội, toán, duy vật lịch sử, lịch sử phong trào công nhân, khoa học tự nhiên, lịch sử cách mạng, kinh tế chính trị học), 1 phòng chiếu bóng, 1 thư viện với 47.000 cuốn sách.
Tháng 4/1921, Để đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và kêu gọi ủng hộ cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức nói chung và Đông Dương nói riêng, Nguyễn Ái Quốc viết hai bài báo với nhan đề giống nhau là Đông Dương đăng trong số 14 và số 15 Tạp chí Cộng sản (La Revue Communiste) tháng 4, tháng 5-1921.
Ngày 4/10/1921, Nguyễn Ái Quốc tham dự cuộc họp đầu tiên của Hội Liên hiệp thuộc địa: Dưới ánh sáng của những nghị quyết của Quốc tế Cộng sản và Sơ thảo lần thứ nhất những đề cương về vấn đề dân tộc, vấn đề thuộc địa của Lênin, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà hoạt động cách mạng các nước thuộc địa của Pháp như Angiêri, Marốc, Tuynidi, Mađagátxca... thành lập tại Pari Hội Liên hiệp thuộc địa, đoàn thể của những người dân bản xứ ở tất cả các thuộc địa.
Mục đích của Hội là giải phóng các dân tộc thuộc địa. Hoạt động của Hội là tuyên truyền. Hội ra lời Tuyên ngôn và cho xuất bản tờ Le Peria(Người cùng khổ). Ngày 22-5-1922, Hội được nhà cầm quyền Pháp chính thức thừa nhận như một tổ chức chính trị hoạt động công khai. Phiên họp đầu tiên của Hội diễn ra vào 18 giờ ngày 4-10-1921 tại nhà số 9, phố Valoa. Ngay khi mới thành lập, Hội đã có gần 100 hội viên là những người yêu nước của các dân tộc thuộc địa sống trên đất Pháp, không phân biệt tôn giáo, chính kiến hay chủng tộc. Nguyễn Ái Quốc tham gia Ban Chấp hành và đóng một vai trò quan trọng trong tổ chức và hoạt động của Hội. Tuy chỉ hoạt động được năm năm (1921-1926), nhưng Hội Liên hiệp thuộc địa đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân các nước thuộc địa của Pháp với giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pháp; xây dựng tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân các nước thuộc địa trong một mặt trận chung chống chủ nghĩa đế quốc; thức tỉnh nhân dân các thuộc địa, đào tạo cán bộ cho phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa Pháp và thông qua những hoạt động của Hội, chủ nghĩa Mác - Lênin đã được truyền bá đến các thuộc địa
Từ năm 1921 đến giữa năm 1923, Nguyễn Ái Quốc thường xuyên tham gia các buổi sinh hoạt ở Câu lạc bộ ngoại ô Pari (Pháp). Dự các buổi sinh hoạt này có tất cả các tầng lớp và thảo luận đến tất cả các vấn đề. Trong các buổi sinh hoạt đó, Nguyễn Ái Quốc hầu hết đều phát biểu ý kiến. Đồng chí khéo léo đưa các vấn đề thảo luận sang vấn đề thuộc địa, đặc biệt là vấn đề Việt Nam
Đầu năm 1922, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Ban Nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp và làm chủ bút Báo Le Paria (Người cùng khổ):
Năm 1922, Ban Nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp được thành lập. Ban có nhiệm vụ sưu tầm tài liệu và nghiên cứu các vấn đề thuộc địa giúp Ban Chấp hành Trung ương Đảng định ra những chủ trương công tác thích hợp về mặt lý luận và tuyên truyền... Ban Nghiên cứu thuộc địa gồm có năm tiểu ban theo dõi năm khu vực thuộc địa của Pháp. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc là trưởng tiểu ban nghiên cứu về Đông Dương.
Hội Liên hợp thuộc địa, một hình thức mặt trận có tính chất quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc vừa ra đời đã quyết định xuất bản tờ báo Le Paria làm cơ quan ngôn luận của Hội nhằm tuyên truyền, tổ chức lực lượng cách mạng, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin ở các thuộc địa.
Ngày l-4-1922, Báo Le Paria ra số đầu tiên. Nguyễn Ái Quốc vừa là Chủ nhiệm kiêm chủ bút, vừa là người tuyên truyền, cổ động, phát hành báo. Báo được viết bằng chữ Pháp, tên báo được viết bằng ba thứ chữ: Pháp (Le Paria), Trung Quốc (Lao động báo) và Arập. Trong 4 năm tồn tại, báo xuất bản được 38 số (năm 1922 xuất bản được 9 số, năm 1923: 12 số, năm 1924: 10 số, năm 1925: 6 số, năm 1926: 1 số vào tháng 4-1926). Kỳ hạn của báo có khi ra hằng tháng, có khi nửa tháng và có khi cách nhau 6 tháng. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng thời kỳ mà báo có những tiêu đề khác nhau
Tháng 5/1922, Vào dịp thực dân Pháp đưa vua bù nhìn Khải Định sang dự hội chợ thuộc địa tại Mácxây (Pháp) năm 1922, Nguyễn Ái Quốc viết vở kịchCon rồng tre để vạch trần bộ mặt bán nước, hại dân của vua quan phong kiến phản động làm tay sai cho đế quốc Pháp. Vở kịch kể rằng: "Có những cây tre thân hình quằn quẹo. Những người chơi đồ cổ lấy về đẽo gọt thành con rồng. Nó là một đồ chơi. Là con rồng nhưng thật ra chỉ là một khúc tre. Là một khúc tre, nhưng lại hãnh diện có tên hình dáng con rồng. Tuy vậy nó chỉ là một quái vật vô dụng”.
Vở kịch đã được Câu lạc bộ ngoại ô Pari, nơi Nguyễn Ái Quốc thường xuyên sinh hoạt, dàn dựng và công diễn tại Gacsơ, vùng ngoại ô Pari vào ngày hội hằng năm của Báo L’ Humaité (18-6-1922), tức là 3 ngày trước khi Khải Định đặt chân đến Pari. Vở kịch này đã được các nhà phê bình văn học đánh giá cao
Trong năm 1922, báo chí cách mạng vào Việt Nam: Là một hải cảng lớn, Hải Phòng trở thành đầu cầu truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam. Hằng ngày khi tàu cập bến, các thuỷ thủ người Việt Nam và người Pháp đưa nhiều tin tức vào trong nước qua những câu chuyện hoặc sách báo tiến bộ mà họ đem từ Pháp về.
Nguyễn Ái Quốc rất quan tâm đến việc tuyên truyền, vận động cách mạng đối với các thuỷ thủ người Việt Nam làm trên các tàu buôn của Pháp và thông qua họ, Người đã lập đường dây liên lạc để đưa sách báo, tài liệu về Việt Nam qua đường cảng Hải Phòng, Sài Gòn.
Theo sự chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc, đồng chí Bùi Lâm cùng một số anh em công nhân tiến hành vận động, quyên góp tiền ủng hộ nhiều tờ báo và đưa về nước.
Đầu năm 1923, Tâm tâm xã (Tân Việt thanh niên đoàn) được thành lập: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhiều thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc mong tìm kiếm con đường cứu nước, cứu dân. Mùa xuân năm 1923, những thanh niên này lập ra nhóm Tâm tâm xã (Tân Việt thanh niên đoàn) tại Quảng Châu. Lúc đầu, tổ chức này gồm 7 người là Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Giản Khanh, Đặng Xung Hồng, Trương Quốc Huy, Lê Cầu, Nguyễn Công Viễn. Đầu năm 1924, kết nạp thêm Phạm Hồng Thái và Lê Hồng Phong. Trụ sở của Tâm tâm xã đặt tại nhà Nguyễn Giản Khanh ở Quảng Châu.
Tôn chỉ của tổ chức này là "Liên hiệp những người có trí lực trong toàn dân Việt Nam, không phân biệt ranh giới, đảng phái; miễn là có quyết tâm hy sinh tất cả tư ý và quyền lợi cá nhân, đem hết sức mình tiến hành mọi việc để khôi phục quyền làm người của người Việt Nam".
Tâm tâm xã là một tổ chức yêu nước nhưng cương lĩnh chưa rõ ràng, phần nào chịu ảnh hưởng của một số tổ chức cánh tả ở Trung Quốc. Mục tiêu chủ yếu nhất của tổ chức này là đoàn kết tất cả những người yêu nước Việt Nam chống Pháp, lập trường chính trị còn non nớt, mơ hồ, nặng về khủng bố, ám sát cá nhân.
Tâm tâm xã hoạt động được ba năm. Đến 1925, Nguyễn Ái Quốc tổ chức thành Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Chính Tâm tâm xã đã cung cấp cho cách mạng Việt Nam những thế hệ chiến sĩ cộng sản đầu tiên và xuất sắc như Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu
Ngày 30/6/1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô tiếp tục hoạt động cách mạng: Từ đầu năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị rất kỹ cho chuyến đi của mình đến nước Nga Xôviết - quê hương của Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga. Người chuẩn bị rất kỹ và liên lạc với những người bạn của mình, để rồi cuối tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc lên tầu Các Lipnếch (Karh Liebnek) rời cảng Hămbuốc (Hambourg) đến Pêtrôgrát ngày 30-6. Đầu tháng 7-1923, Người đến Mátxcơva và đã viết thư cho Trung ương Đảng Cộng sản Pháp nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện những Nghị quyết của Đại hội lần thứ II của Quốc tế Cộng sản về vấn đề thuộc địa, vì:
“Cho đến nay những Nghị quyết ấy chỉ được dùng để tô điểm mặt giấy! Phân bộ Pháp, phân bộ Anh và những phân bộ các nước thực dân khác đã làm gì cho các thuộc địa của chủ nghĩa tư bản nước họ? Những phân bộ ấy đã có một chính sách thuộc địa và một cương lĩnh rõ rệt về thuộc địa, chính xác và liên tục chưa? Những chiến sĩ của các phân bộ ấy có hiểu thuộc địa là gì và tầm quan trọng thuộc địa là như thế nào không? Người ta có thể trả lời là không".
Người phê bình Báo L’Humanité đã bỏ mục Diễn đàn của các nước thuộc địa và báo chí của các đảng thì đưa tin rất chậm chạp về tình hình các nước thuộc địa. Trong thời gian ở Mátxcơva, Người tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân lần thứ I và được bầu vào Hội đồng và Đoàn Chủ tịch của Hội đồng Quốc tế Nông dân (17-10-1923). Đầu tháng 12-1923, Người được sinh hoạt trong Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản và tham dự lớp học ngắn hạn của Trường Đại học phương Đông.
Trung tuần tháng 10/1923, Nguyễn Ái Quốc tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân lần thứ I và được bầu vào Chủ tịch đoàn Hội Nông dân quốc tế. Trong phần thảo luận ở hội nghị, Người kịch liệt tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với các thuộc địa, nêu lên nỗi khổ cực của người nông dân và kêu gọi: “Khi các đồng chí được tổ chức lại, các đồng chí cần phải nêu gương cho chúng tôi, giúp đỡ chúng tôi và dang rộng cánh tay anh em đón chúng tôi để chúng tôi cũng có thể bước vào gia đình vô sản quốc tế”. Ngày 16-10, Người được bầu là một trong số 52 uỷ viên Hội đồng Quốc tế Nông dân. Ngày 17-10, Người lại được bầu vào Chủ tịch Đoàn của Hội đồng gồm 11 uỷ viên.
Trong năm 1923, Nguyễn Ái Quốc viết nhiều bài báo về phong trào công nhân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc như: Đội quân chống cách mạng, Khởi nghĩa ở Đahômây, Phong trào công nhân đăng trên Báo Đời sống công nhân; Cuộc bạo động ở Đahômây đăng trên Báo Nhân đạo và Ách áp bức không từ một chủng tộc nào đăng trên Báo Người cùng khổ.
Nội dung của các bài báo này tập trung ở những điểm chính sau đây:
1. Ca ngợi tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của giai cấp công nhân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
2. Xác định rõ kẻ thù chung của giai cấp công nhân quốc tế là chủ nghĩa đế quốc quốc tế. Muốn đánh đổ chủ nghĩa đế quốc quốc tế, giai cấp công nhân quốc tế phải tăng cường tình hữu ái giai cấp, đẩy mạnh đấu tranh giai cấp hơn nữa.
3. Nêu rõ giai cấp công nhân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc vừa phải đấu tranh giai cấp, vừa phải đấu tranh dân tộc.
4. Chỉ rõ cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc phải liên hệ chặt chẽ với cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở chính quốc.
5. Nhận định về đặc điểm của phong trào công nhân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trong những năm đầu thế kỷ XX, Người nhấn mạnh rằng tinh thần đấu tranh giai cấp là rất quan trọng, song chưa đủ, mà còn phải tăng cường ý thức tổ chức và tính kỷ luật thì phong trào công nhân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc mới giành được những thắng lợi to lớn hơn.
Nói chung phong trào công nhân ở các nước thuộc địa là phụ thuộc tuy còn gặp nhiều khó khăn trở ngại, song với sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản và các phân bộ của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc tin tưởng chắc chắn rằng phong trào đó sẽ tiến những bước vững chắc.
Từ ngày 17/6 đến 8/7/1924, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản diễn ra tại Mátxcơva (Liên Xô). Tại Đại hội, Người trình bày đầy đủ lập trường, quan điểm của mình về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa.
Trong bài phát biểu tại phiên họp thứ 8, ngày 23-6, Nguyễn Ái Quốc cho rằng một số đảng chưa hoàn toàn thấm nhuần tư tưởng về vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới. Đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở thuộc địa. Người đấu tranh để thực hiện sự liên minh mật thiết và trực tiếp giữa cách mạng các nước Tây Âu với phong trào giải phóng ở các nước thuộc địa. Người nhấn mạnh luận điểm không thể đánh chết rắn đằng đuôi, muốn đánh bại chủ nghĩa tư bản thì phải bắt đầu bằng việc tước đoạt các thuộc địa của chúng, vì "hiện nay nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc. Các thuộc địa cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy; các thuộc địa cung cấp binh lính cho quân đội của chủ nghĩa đế quốc. Các thuộc địa trở thành nền tảng của lực lượng phản cách mạng".
Tại phiên họp thứ 22, ngày 1-7, Nguyễn Ái Quốc nhận định rằng chừng nào một đảng anh em chưa thi hành một chính sách thật sự tích cực trong các vấn đề thuộc địa, chưa tiếp xúc với quần chúng các nước thuộc địa thì toàn bộ chương trình rộng lớn của các đảng đó vẫn không có hiệu quả gì vì nó trái với chủ nghĩa Lênin.
Ngày 11/11/1924, Với sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc (mang bí danh Lý Thụy) tới Quảng Châu. Tại đây với danh nghĩa công khai là cán bộ phiên dịch của phái bộ Bôrôđin, nhưng mục đích chuyến đi của Người nhằm thực hiện một chương trình đã được xác định là:
- Mở lớp huấn luyện cho những thanh niên yêu nước Việt Nam có mặt tại Quảng Châu về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, lôi cuốn thanh niên từ trong nước sang, huấn luyện xong lại cử họ về nước hoạt động, tuyên truyền cách mạng.
- Từ kết quả huấn luyện đào tạo sẽ lập ra một tổ chức cách mạng của thanh niên, chọn lọc trong đó những phần tử trung kiên, chuẩn bị hạt nhân để tiến tới thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam.
- Theo dõi và chỉ đạo phong trào nông dân ở Trung Quốc và Đông Nam Á, giúp Quốc tế Cộng sản nắm được tình hình về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông.
Cuối năm 1924, sau khi tới Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc chọn nơi này đặt trạm liên lạc trung tâm. Từ đây có thể trực tiếp hoặc thông qua Hồng Công liên lạc với Việt Nam, Xiêm, Nga, Pháp bằng đường thuỷ, đường bộ và đường hàng không từng chặng ngắn.
Trạm liên lạc trung tâm Quảng Châu dùng để tiếp nhận thanh niên từ trong nước sang, tổ chức huấn luyện họ về lý luận cách mạng rồi cử về nước hoạt động và tranh thủ sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản. Ngoài ra còn có các trạm liên lạc đặt ở Quảng Tây, cực Nam Quảng Đông. Từ trong nước sang có các tuyến:
- Móng Cái, Quảng Châu: xuất phát từ cơ sở nhà số 7 Bến Ngự - Nam Định đến Hải Phòng, Móng Cái tới cơ sở liên lạc ở Nà Sản Tụ, đi thuyền buồm sang Bắc Hải và sông Hoàng Phố ngược lên Quảng Châu.
- Lạng Sơn qua Long Châu - Nam Ninh (Quảng Tây) đến Quảng Châu kết hợp đi bằng xe lửa, đường bộ, đường thuỷ; phải vượt qua nhiều núi non hiểm trở, nguy hiểm và mất nhiều thời gian.
- Các tàu buôn của Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật chạy tuyến Sài Gòn - Hải Phòng - Hồng Công - Thượng Hải với các cơ sở là thuỷ thủ yêu nước, giác ngộ cách mạng người Việt Nam hoặc người nước ngoài.
- Từ Nghệ - Tĩnh sang Trại Cày của Đặng Thúc Hứa ở Bản Đông - Phìchịt (Xiêm) đi theo tuyến Băng Cốc - Quảng Châu bằng tàu thuỷ.
Ngoài ra để liên lạc với Quốc tế Cộng sản và đại diện các đảng anh em ở Mátxcơva, Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng hệ thống liên lạc của cơ quan đại diện của hãng Rôxta và của phái bộ Bôrôđin. Bình thường thư từ, báo chí, tư liệu, báo cáo được các tàu buôn Liên Xô chạy đường Hồng Công - Thượng Hải - Vlađivôxtốc chuyển.
Đầu năm 1925, Nguyễn Ái Quốc mở lớp chính trị ở Quảng Châu: Ngay sau khi tới Quảng Châu (Trung Quốc), với mục đích giảng giải cho những thanh niên yêu nước Việt Nam đang sống tại đây về con đường cứu nước giải phóng dân tộc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đầu năm 1925, Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu.
Lớp học được tổ chức tại số nhà 13/1 phố Văn Minh. Học sinh là những thanh niên Việt Nam yêu nước, xuất thân từ học sinh, trí thức, có người là tú tài nho học. Chương trình học phong phú.
Nguyễn Ái Quốc trực tiếp lãnh đạo và là giảng viên chính của các khoá học. Người lấy tên là Vương. Các giảng viên ngoài "đồng chí Vương", Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn… còn có một số cán bộ trong đoàn cố vấn của Liên Xô lúc đó công tác ở Trung Quốc như: vợ chồng ông M.Bôrôđin, A.Páplốp; bà Liêu Trọng Khải,... Sau mỗi lần nghe giảng, học viên chia tổ thảo luận, mỗi người nhắc lại điều mình hiểu, các đồng chí khác bổ sung, cho đến khi nắm vững toàn bài. Lớp học còn ra một tờ "bích báo" đăng bài của học viên; đôi khi tổ chức diễn các vở "kịch cương", sinh hoạt văn nghệ hoặc tham quan Trường Hoàng Phố, thăm mộ 72 liệt sỹ ở Hoàng Hoa Cương,..
Tổng số học viên cho đến tháng 4-1927 do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp huấn luyện là 75 người. Đại đa số học viên sau khi học tập đã trở về Việt Nam, Xiêm hoạt động cách mạng, một số được gửi đi học tại Trường Đại học phương Đông.
Ngày 25/1/1925, Vào ngày mồng một Tết Nguyên đán Ất Sửu (25-l-1925), một nhóm gồm 17 thanh niên mà nòng cốt là những sinh viên yêu nước đang theo học tại Trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội như Tôn Quang Phiệt, Phạm Thiều, Đặng Thai Mai, Nguyễn Quốc Tuý, họp tại nhà số 4, đường Jôrêghibêri (nay là phố Quang Trung, Hà Nội) lập ra tổ chức Việt Nam Nghĩa đoàn, đưa ra một chương trình sơ lược và 10 lời thề. Tuy nhiên, tổ chức này tồn tại không được bao lâu, một số thành viên rời bỏ tổ chức, một số phần tử trung kiên do Tôn Quang Phiệt đứng đầu, tiếp tục hoạt động rồi hoà vào tổ chức Phục Việt được thành lập vào tháng 1925 tại Vinh.
Với tâm nguyện hơi thở vẫn còn, lòng son chưa hết, các chí sĩ Lê Huân, Cử Ngò, Hoàng Văn Khải (Cử Ngò), Trần Hoành, Lê Đại đã phác hoạ ra một tổ chức yêu nước mang tên Phục Việt ngay trong ngục tù.
Sau vụ vượt biển của Trần Hoành, Tú Kiên để sang Trung Quốc tìm gặp Phan Bội Châu không thành (8-1917 - 2-1918) thì Lê Huân và Cử Ngò mãn hạn tù, trở về đất liền đã tuyên truyền ngay cho việc thành lập Phục Việt nhưng mãi tới năm 1924 mới gặp được một số thanh niên nhiệt thành (Tôn Quang Phiệt, Trần Mộng Bạch, Ngô Đức Diễn). Ngày 14-7-1925, Lê Huân cùng 3 thanh niên trên đã họp và quyết định cho ra mắt Phục Việt. Tiếp theo đó phát triển thêm được Trần Phú, Hoàng Đức Thi, Lê Duy Điếm.
Tháng 2/1925, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thành lập Cộng sản Đoàn: Sau khi tìm hiểu tình hình thực tế, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, tổ chức tuyên truyền giác ngộ họ, trên cơ sở đó lập ra nhóm Thanh niên cộng sản đoàn năm 1925. Nhóm Thanh niên cộng sản đoàn gồm chín thanh niên ưu tú là:
1. Lê Hồng Sơn, Nam Đàn, Nghệ An.
2. Lê Hồng Phong, Hưng Nguyên, Nghệ An.
3. Hồ Tùng Mậu, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
4. Lê Quảng Đạt, Nam Đàn, Nghệ An.
5. Vương Thúc Oánh, Nam Đàn, Nghệ An.
6. Lưu Quốc Long, Thanh Chương, Nghệ An.
7. Trương Vân Lĩnh, Nghi Lộc, Nghệ An.
8. Trần Phú, Đức Thọ, Hà Tĩnh.
9. Lâm Đức Thụ, Kiến Xương, Thái Bình.
Trong số này Người đã kết nạp năm đảng viên cộng sản dự bị, trong đó có Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong. Đây là những hạt nhân nòng cốt ban đầu của cách mạng Việt Nam.
Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên: Đầu năm 1925, trên cơ sở những hội viên trung kiên của Tâm tâm xã, Nguyễn Ái Quốc thành lập một Nhóm bí mật trong đó có 5 đảng viên cộng sản dự bị và 2 đoàn viên thanh niên cộng sản dự bị.
Tháng 6-1925, tại Quảng Châu, từ nòng cốt Nhóm bí mật này, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, thông qua Chính cương, Điều lệ và Chương trình hành động của Hội.
Về tên gọi, lúc đầu Hội có hai tên. Bên trong gọi là Hội Việt Nam cách mạng đồng chí, bên ngoài gọi là Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Sau này khi phát triển thì chỉ gọi một tên là Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Về điều kiện gia nhập, Điều lệ ghi rõ: "người Việt Nam nào từ 17 tuổi trở lên, không phân biệt nam nữ, tán thành mục đích, chương trình và kỷ luật của Hội và được hai hội viên giới thiệu, thì được gia nhập Hội sau khi được chi bộ đồng ý”. Hội tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Hệ thống tổ chức của Hội gồm có 5 cấp: Trung ương bộ, kỳ bộ, tỉnh bộ hay thành bộ, huyện bộ và chi bộ. Chi bộ là đơn vị tổ chức cơ sở. Tổng bộ là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ Đại hội. Hội Trung ương chấp uỷ xuất bản Báo Thanh niên và tổ chức các lớp huấn luyện chính trị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc trực tiếp phụ trách, phái người về nước vận động, lựa chọn và đưa một số thanh niên tích cực sang Quảng Châu để đào tạo, huấn luyện và bồi dưỡng về chính trị, tổ chức. Từ giữa năm 1925 đến trước tháng 4 năm 1927, Việt Nam cách mạng thanh niên đã tổ chức được trên 10 lớp huấn luyện, tại số nhà 13 và 13B đường Văn Minh, Quảng Châu (nay là số nhà 248, 250) đào tạo được 75 hội viên. Từ cuối năm 1925, nhiều hội viên được củ về nước phát triển lực lượng. Năm 1927, các kỳ bộ lần lượt được thành lập; sau đó, nhiều tỉnh, thành đã lập được tỉnh bộ. Đến năm 1929, số lượng hội viên lên tới 1.700 người. Việt Nam cách mạng thanh niên đã trở thành hạt nhân lãnh đạo các phong trào đấu tranh chống Pháp của các tầng lớp nhân dân.
Ngày 21/6/1925, Báo Thanh niên - cơ quan Trung ương của Việt Nam cách mạng thanh niên ra số đầu tiên: Báo Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ đạo làm nhiệm vụ tuyên truyền tôn chỉ và mục đích của Việt Nam cách mạng thanh niên, trình bày một số vấn đề cơ bản về đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam, về lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Báo Thanh niên viết bằng tiếng Việt và ra hằng tuần, mỗi số in khoảng 100 bản. Số đầu tiên ra mắt vào ngày 21-6-1925. Từ đó cho đến tháng 4-1927, báo do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp phụ trách và ra được 88 số. Sau khi Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Liên Xô, những đồng chí khác trong Tổng bộ đã kế tục việc xuất bản và hoạt động cho đến tháng 2-1930 với 202 số.
Trong 88 số đầu, Báo Thanh niên tập trung vào giáo dục lòng yêu nước, khơi sâu chí căm thù của nhân dân ta đối với đế quốc và phong kiến tay sai, đồng thời giới thiệu Cách mạng Tháng Mười và nước Nga Xôviết. Từ số 89 trở đi, báo bắt đầu nêu lên những nguyên lý cơ bản về xây dựng Đảng kiểu mẫu, về nhu cầu phải thành lập chính đảng cộng sản ở nước ta, về phương hướng phát triển của cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam.
Ngày 9/7/1925, Để tập hợp và đoàn kết các lực lượng cách mạng ở châu Á dưới hình thức một mặt trận chống đế quốc, ngày 9-7-1925, Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức do Nguyễn Ái Quốc cùng với một số đồng chí người Trung Quốc chủ trương chính thức thành lập tại Quảng Châu (Trung Quốc) với sự tham gia của nhiều người yêu nước Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Inđônêxia, Xiêm, Ấn Độ, Miến Điện... Nguyễn Ái Quốc được bầu làm Bí thư kiêm phụ trách công việc tài chính của Hội, đồng thời cũng là người trực tiếp phụ trách chi bộ Việt Nam của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức.
Cuối năm 1925, Trải qua quá trình học tập, rèn luyện và đấu tranh trong phong trào công nhân quốc tế, với những điều mắt thấy tai nghe ở các nước thuộc địa và những tài liệu sưu tầm được ở Thư viện quốc gia Pháp, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã hoàn thành cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp (Le Procès de la colonisation Francaise). Đây là tác phẩm dựa trên cơ sở một số bài viết của Người trong khoảng thời gian từ năm 1921 đến năm 1924. Tác phẩm này được một số đồng chí của Người xuất bản lần đầu tiên tại Thư quán lao động (Libraire du travail) ở Pari vào năm 1925.
Bản án chế độ thực dân Pháp gồm 12 chương, trong đó có một số bài đã đăng trên báo Le Paria. Nội dung của tác phẩm không chỉ tố cáo tội ác của chủ nghĩa đế quốc Pháp đối với dân tộc Việt Nam cũng như với các thuộc địa khác trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội mà điều quan trọng là đã nêu lên những luận điểm cơ bản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa.
Đầu năm 1926, Do việc chi bộ Phục Việt ở Hà Nội dùng tên hội dưới truyền đơn kêu gọi dân chúng đòi ân xá cho Phan Bội Châu nên lãnh đạo Hội Phục Việt quyết định đổi sang tên mới là Hội Hưng Nam, với chương trình 10 điểm có sứ mệnh là chuẩn bị một cuộc cách mạng hoà bình để giành quyền độc lập cho đất nước.
Về tổ chức, Hội có Tổng bộ (có quyền hành cao nhất gồm ba bộ: Nội chính, Ngoại giao, Tài chính) và dưới Tổng bộ có ba Tỉnh bộ (Thanh, Nghệ, Tĩnh). Ngày l0-9-1926, do ảnh hưởng mạnh chủ trương Pháp - Việt đề huề của Phạm Quỳnh, Trần Mộng Bạch đã triệu tập đại diện trí thức ba kỳ đổi Hưng Nam thành Việt Nam Tiến bộ dân Hội, thảo điều lệ chương trình gửi lên Toàn quyền xin phép hoạt động nhưng càng chờ càng không có hồi âm. Mọi người quyết định lấy tên mới là Việt Nam Cách mạng Đảng, từ bỏ ý định hoạt động công khai (11-1926).
Cũng vào lúc đó, đoàn do Trần Phú dẫn đầu, từ Trung Quốc về nước, khuyên lãnh đạo Tổng bộ sáp nhập với Việt Nam cách mạng thanh niên nhưng không thành. Trần Phú trở lại Trung Quốc. Một thời gian sau, Lê Duy Điếm đưa Trần Văn Cung, Nguyễn Từ sang Quảng Châu, Phan Đức Quảng sang Lào, hoạt động tuyên truyền cho Việt Nam cách mạng thanh niên.
Như vậy, cùng với những hạn chế về thế giới quan, mơ hồ về nhận thức của một số người trong ban lãnh đạo Hưng Nam, tổ chức này đã trải qua một giai đoạn xáo trộn lớn. Những phần tử tiên tiến như Lê Duy Điếm, Trần Phú đã "tự lột xác", gia nhập vào tổ chức cách mạng lớn hơn, đó là Việt Nam cách mạng thanh niên và trở thành nòng cốt của tổ chức này.
Trong năm 1926, Tại Quảng Châu, mặc dù phải tham gia nhiều lĩnh vực công tác nhưng lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vẫn dành thời gian viết nhiều bài báo kịp thời phản ánh phong trào đấu tranh cách mạng Đông Dương đang gắn chặt với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngoài các bàiPhong trào cách mạng Đông Dương (Inprekorr, tiếng Pháp, số 91), Văn minh của Pháp ở Đông Dương (Inprekorr, tiếng Đức, số 17), Hãy nhớ đến những người bị tù đày vì chính trị của chúng ta (L’Ame Annamite), Người còn viết các bài đăng trên Thanh niên như Báo chí bình dân (số 28), Mục dành cho phụ nữ: về sự bất công (số 40), Nhân đức của Pháp (số 66), Người An Nam ở Xiêm (số 71), Bà Trưng Trắc (số 73).
Bằng lối văn châm biếm, căn cứ vào những việc có thật, những bài báo của Nguyễn Ái Quốc viết năm 1926 bóc trần bộ mặt tàn bạo của thực dân Pháp trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.
Những bài báo cũng như các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Quảng Châu thời kỳ 1920-1927 mở ra một bước ngoặt lịch sử trong tiến trình vận động cách mạng ở Việt Nam. Người đã thành công trong việc từng bước tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
Tháng 12/1926, Việt Nam cách mạng thanh niên mở thêm các đường dây liên lạc về nước: Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng loạt thuỷ thủ làm việc trên các tàu Xphanh (Đào Văn Phùng), Đáctanhăng (Nguyễn Văn Thuỵ), Lê Văn Sang, Trần Văn Tình, Bùi Xước, Phạm Văn Hợp, Nguyễn Văn Lạch, Phan Trọng Lưu, Nguyễn Văn Ân, Phạm Văn Hành, Đào Doãn Thân, Nguyễn Văn Thân quê ở Hải Phòng làm giao thông cho cách mạng. Ngoài ra, còn hàng loạt chiến sĩ giao thông của các tổ chức cách mạng đến Hải Phòng hoạt động (Nguyễn Khắc Khang, Đoàn Văn Niệm, Bùi Đình Tiên, Lê Hữu Dươi, Mai Văn Sáu, Lê Văn Giai, Nguyễn Văn Tiên, Lê Văn An, Nguyễn Kinh An, Nguyễn Văn Phao, Bùi Văn Cát).
Quê gốc Hải Phòng còn có Nguyễn Văn Cấp - tên bí mật là Hoàng Đình Độc, công nhân lò nung xi măng Hải Phòng, đã từng gặp Nguyễn Ái Quốc ở Pari, về Hải Phòng mở quán ăn Chân Mỹ Lâu ở 80 phố Cầu Đất làm trụ sở giao thông.
Nguyễn Lương Bằng vốn cũng đang làm trên một tàu binh Pháp ở Sa Diện, đã bí mật tuần hai lần sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện của Việt Nam cách mạng thanh niên. Sau ba tháng học tập, tháng 12-1926, Nguyễn Lương Bằng được Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ mở tiếp một đường dây liên lạc trên các tàu biển tuyến Hải Phòng - Hồng Công - Thượng Hải để tăng cường hơn nữa việc đưa đón cán bộ và chuyển tài liệu, sách báo về nước. Chỉ trong một thời gian ngắn, Hải Phòng đã đưa đón khoảng 200 cán bộ cách mạng, chuyển về nước nhiều báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh về nước.
Đầu năm 1927, Đường Kách mệnh là một tác phẩm tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện chính trị do Tổng bộ Việt Nam cách mạng thanh niên tổ chức tại Quảng Châu, được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản vào khoảng đầu năm 1927 tại Quảng Châu.
Đây là cuốn giáo khoa thư chính trị đầu tiên của cách mạng Việt Nam, kết hợp giáo dục lý luận và phương pháp cách mạng với đạo đức cách mạng, đặt cơ sở hình thành con đường cứu nước giải phóng dân tộc theo quan điểm của Nguyễn Ái Quốc, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước từ cuối thế kỷ XIX cho đến những năm 20 thế kỷ XX.
Ngày 18/2/1927, chi bộ Việt Nam cách mạng thanh niên đầu tiên của Sài Gòn được thành lập tại vườn ông Thượng do Tôn Đức Thắng làm Bí thư. Từ hạt nhân cách mạng này, phong trào phát triển nhanh chóng và rộng khắp trong các thành phố và các tỉnh Nam Kỳ.
Cuối tháng 2 năm 1927, tại chân núi Quyết, Vương Thúc Oánh cùng Lê Hữu Lập, Trần Văn Cung đã đứng ra thành lập Kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Trung Kỳ.
Tháng 8-1927, Đại hội Kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Trung Kỳ bầu Ban chấp hành và cử Nguyễn Sĩ Sách làm Bí thư.
Ngày 25-3-1927, tại nhà số 5, đường Bácbiê (Barbier), Kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Nam Kỳ được thành lập do Phan Trọng Bình làm Bí thư, Nguyễn Văn đi làm Phó Bí thư; các uỷ viên: Ngô Thiêm, Tôn Đức Thắng và nữ đồng chí Nguyệt. Trụ sở liên lạc đặt tại Tín Đức thư xã số nhà 37 đường Xaburanh (Sabourain), hàng cơm số 119, đường Lagơrăngđiê (La grandière). Sau khi Kỳ bộ ra đời, lần lượt các cơ sở Công hội, Nông hội chuyển thành Chi bộ Việt Nam cách mạng thanh niên, chịu sự chỉ đạo thống nhất của Kỳ bộ. Ban liên lạc của Kỳ bộ được củng cố thành một chi bộ do Dương Quang Đông làm Bí thư.
Năm 1928, tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên đã có cơ sở ở hầu hết các tỉnh Nam Bộ. Trên cơ sở đó, Kỳ Bộ chính thức Việt Nam cách mạng thanh niên Nam Kỳ được thành lập gồm: Phan Trọng Bình - Bí thư, Ngô Thiêm, Lê Văn Phát. Một thời gian sau, Phan Trọng Bình được điều động ra Trung Kỳ, Ngô Thiêm lên thay. Nhiều tài liệu, báo chí cách mạng đã được chuyển về Sài Gòn như báo Việt Nam hồn, Thanh niên, Đường Kách mệnh, Abc chủ nghĩa cộng sản dùng để tuyên truyền, huấn luyện.
Tháng 3-1927, Kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Bắc Kỳ được thành lập gồm Nguyễn Danh Đới, Bí thư; Nguyễn Công Thu, Mai Lập Đôn, Dương Hạc Đính, Mai Ngọc Thiệu.
Cơ quan chỉ đạo của Kỳ bộ được đặt ngay tại Hà Nội. Kỳ bộ chủ trương đẩy mạnh việc tuyên truyền phát triển tổ chức ở các địa phương, đặc biệt là xây dựng tỉnh bộ Hà Nội và lãnh đạo phong trào cách mạng ở Hà Nội.
Ngày 25/12/1927, thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng: Cuối năm 1926, ở Hà Nội xuất hiện nhóm Nam Đồng thư xã do hai anh em nhà báo Phạm Tuấn Tài và Phạm Tuấn Lâm thành lập. Nam Đồng thư xã là một nhà xuất bản chuyên in những sách báo tiến bộ nhằm khích lệ tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc trong nhân dân. Do vậy, Nam Đồng thư xã đã mau chóng trở thành nơi thu hút và tụ họp của một số trí thức, thanh niên, sinh viên trong đó có Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Hồ Văn Mịch, Hoàng Phạm Trân (Nhượng Tống)... Khác với Nhượng Tống chủ trương hoà bình cách mạng, Nguyễn Thái Học và một số người khác kiên quyết ủng hộ tư tưởng bạo lực cách mạng. Sau nhiều lần thuyết phục, trao đổi, nhóm tán thành bạo lực đã chiếm đa số trong Nam Đồng thư xã.
Trên cơ sở đó, vào đêm 24 rạng ngày 25-12-1927, một cuộc họp kín được tổ chức tại số nhà 9, đường 96 phố Trúc Bạch Hà Nội, quyết định thành lập một tổ chức chống Pháp lấy tên là Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học đứng đầu. Thành phần chủ yếu của tổ chức này là học sinh, sinh viên, giáo viên, công chức, binh lính người Việt trong quân đội Pháp và một bộ phận hào lý ở nông thôn
Về đường lối chính trị, Việt Nam Quốc dân Đảng không có đường lối độc lập, rõ ràng. Trong mấy năm tồn tại, tổ chức này đã nhiều lần thay đổi chính cương, điều lệ. Khi mới thành lập, Việt Nam Quốc dân Đảng ghi rõ mục đích trong Bản điều lệ là: “Trước làm cách mạng quốc gia, sau làm cách mạng thế giới". Đến bản Điều lệ soạn thảo tháng 7-1928 lại xác định tôn chỉ của Đảng là “chủ nghĩa xã hội dân chủ”. Tiếp đó, trong Bản điều lệ sửa đổi tháng 2-1929, Việt Nam Quốc dân Đảng lại thay bằng ba nguyên tắc tư tưởng của Cách mạng tư sản Pháp 1789 "Tự do, Bình đẳng, Bác ái". Mục đích của Đảng là tiến hành "cách mạng dân tộc cách mạng chính trị và cách mạng xã hội". Cho đến tận cuối năm 1929, Việt Nam Quốc dân Đảng vẫn không có một cương lĩnh thể hiện rõ mục đích và lập trường chính trị của mình.
Về mặt tổ chức, Việt Nam Quốc dân Đảng có 4 cấp: Tổng bộ, Kỳ bộ, Tỉnh bộ và Chi bộ. Cơ quan Tổng bộ gồm có các ban tuyên huấn, ngoại giao, trinh sát, kinh tài, tổ chức, ám sát. Trong khoảng thời gian từ 1927-1929, Tổng bộ Việt Nam Quốc dân Đảng đóng ở Hải Phòng và đã xuất bản ở đây tờ báo "Hồn nước", cơ quan tuyên truyền của Tổng bộ.
Ngày 14/7/1928, Hội đồng Tổng bộ Việt Nam cách mạng đồng chí Hội họp tại nhà Đào Duy Anh ở Huế xem xét chương trình tổ chức lại Đảng do Trần Mộng Bạch soạn thảo và nhất trí đổi tên là Tân Việt Cách mạng Đảng đóng trụ sở ở Huế, Đào Duy Anh làm Bí thư trưởng. Sau hội nghị, Kỳ bộ Trung Kỳ được tổ chức lại do Ngô Đức Trì làm Bí thư; Kỳ bộ Nam Kỳ được thành lập do Nguyễn Đình Kiên làm Bí thư, Tôn Quang Phiệt được phân công phụ trách Kỳ bộ Bắc Kỳ.
Tháng 2-1929, Đào Duy Anh triệu tập hội nghị để xem xét các hoạt động của Đảng tại khách sạn Đồng Lợi (Hà Nội) với sự có mặt của Tôn Quang Phiệt, Nguyễn Đình Đào. Do đảng viên còn lại quá ít nên hội nghị quyết định tạm giải tán cấp kỳ bộ, chia làm 5 tỉnh bộ (Bắc Kỳ, Thanh Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên - Quảng Nam, Bình - Ngãi - Phú Yên và Kon Tum, Khánh Hoà - Bình Thuận - Đắc Lắc, Nam Kỳ).
Từ tháng 3-1929 đến tháng 6-1929, nhiều đảng viên chủ chốt tiếp tục rơi vào tay giặc Pháp, Tân Việt Cách mạng Đảng đứng trước nguy cơ tan rã.
Ngày 29/9/1928, Hội nghị Kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Bắc Kỳ đề ra chủ trương vô sản hoá, đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để cùng lao động với công nhân, từ đó rèn luyện, học tập, nâng cao lập trường giai cấp công nhân, đồng thời trực tiếp tuyên truyền giác ngộ và tổ chức quần chúng đấu tranh.
Nhờ thực hiện chủ trương vô sản hoá nên chỉ trong một thời gian ngắn, từ cuối 1928 đến giữa 1929, cơ sở Việt Nam cách mạng thanh niên đã nhanh chóng phát triển ở các nhà máy, hầm mỏ đồn điền. Các chi bộ nhà máy lần lượt được thành lập. Số lượng công nhân được kết nạp tăng lên rất nhanh. Nếu như năm 1927, thành phần công nhân mới chiếm tỉ lệ 5% trong tổng số thì đến năm 1929, tỉ lệ này đã tăng lên 10%.
Chủ trương vô sản hoá của Kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Bắc Kỳ là đúng đắn và kịp thời, phản ánh sự nhạy bén của một bộ phận lãnh đạo trước bước phát triển mới của phong trào, trước đòi hỏi thực tế của cơ cấu tổ chức. Qua thực tiễn rèn luyện và thử thách, phong trào vô sản hóa không những góp phần đẩy phong trào công nhân nước ta tiến mau từ tự phát lên tự giác, từ giác ngộ dân tộc lên giác ngộ giai cấp, mà nó còn là biện pháp quan trọng để rèn luyện những người trí thức cộng sản.
Ngày 23/1/1929, Hội nghị trù bị được tiến hành ở Hồng Công. Tham gia Hội nghị có Lê Hồng Sơn, Lê Duy Điếm, Lâm Đức Thụ - đại biểu của Tổng bộ; Trần Văn Cung - Bí thư Kỳ bộ Bắc Kỳ; Nguyễn Sĩ Sách - Bí thư Kỳ bộ Trung Kỳ. Các đại biểu Kỳ bộ Nam Kỳ, Tỉnh bộ Sài Gòn và chi bộ Việt Nam cách mạng thanh niên ở Thái Lan không có mặt.
Tại hội nghị này, các đại biểu đã trao đổi về tình hình hoạt động của Việt Nam cách mạng thanh niên từ khi thành lập và đường lối chính trị trong thời kỳ mới của cách mạng, nhất trí đưa vấn đề thành lập Đảng Cộng sản ở Đông Dương để thảo luận.
Ngày 23-1-1929, Hội nghị thông qua Án nghị quyết, vạch rõ mục đích và những công việc cụ thể phải tiến hành chuẩn bị gấp cho Đại hội chính thức sắp tới. Án nghị quyết cũng đề ra những nhiệm vụ cụ thể của các Kỳ bộ về tổ chức cơ sở, về công tác hoạt động tuyên truyền, tổ chức, huấn luyện trong nội bộ để chuẩn bị cho đại hội chính thức; vạch ra kế hoạch hoạt động của hội đối với các đoàn thể, đảng phái khác nhằm phát huy sức mạnh và phân biệt giữa tổ chức cách mạng của mình với tổ chức khác.
Hội nghị trù bị nhất trí đề nghị Lê Hồng Sơn dự thảo các văn kiện cho Đại hội đại biểu toàn quốc và tích cực chuẩn bị điều kiện cho việc thành lập Đảng Cộng sản.
Tháng 3/1929, những người tích cực trong Kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Bắc Kỳ họp ở số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) để thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Chi bộ này gồm 8 người: Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trần Văn Cung, Trịnh Đình Cửu, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Phong Sắc, Dương Hạc Đính và Nguyễn Tuân, do Trần Văn Cung làm Bí thư.
Chi bộ thảo luận và thống nhất nhận định về phong trào của giai cấp công nhân và tổ chức đảng nhằm xác lập dần dần quyền lãnh đạo thật sự của giai cấp vô sản Việt Nam, một nhân tố quyết định thành công triệt để của cách mạng. Chi bộ khẳng định việc lập tổ chức cộng sản này chỉ là hạt nhân để xây dựng Đảng Cộng sản sau này, xác nhận rằng vai trò của tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên trước đây là cần thiết, nhưng đến giờ không còn đủ sức lãnh đạo phong trào nữa, do đó cần giải thể và thành lập một chính đảng duy nhất của giai cấp vô sản, đó là Đảng Cộng sản.
Sự kiện chi bộ cộng sản thành lập ở Bắc Kỳ tháng 3- 1929 là một thắng lợi đầu tiên về mặt tổ chức của xu hướng cách mạng vô sản ở Việt Nam. Nó chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đang mạnh mẽ vươn lên giành quyền lãnh đạo cách mạng. Nó là cơ sở cho sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng sau này.
Ngày 28 và 29/3/1929, Đại hội đại biểu Kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Bắc Kỳ và tổ chức họp tại đồn điền Bôren (Sơn Tây). Theo báo cáo tình hình thì đầu năm 1929, Kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Bắc Kỳ đã phát triển tổ chức ở khắp 17 tỉnh, thành phố, trong đó có 5 Tỉnh bộ (Hà Nội, Bắc Ninh- Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng) và là Kỳ bộ mạnh nhất về chất lượng và số lượng, có 700 hội viên chính thức và 1.000 cảm tình.
Trong Đại hội, Bí thư Kỳ bộ Trần Văn Cung trình bày những vấn đề mà chi bộ cộng sản đề ra. Trong quá trình thảo luận, Ngô Gia Tự đưa ra nhiều ý kiến sắc bén phản ánh được yêu cầu thực tiễn đang diễn ra sôi nổi, phong phú lúc bấy giờ. Đại hội hoàn toàn tán thành việc một tổ chức cộng sản đầu tiên trong nước ra đời, xúc tiến thành lập ngay Đảng Cộng sản để lãnh đạo phong trào cách mạng.
Đại hội bầu 4 đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc Việt Nam cách mạng thanh niên lần thứ nhất (gồm Ngô Gia Tự, Trần Văn Cung, Nguyễn Tuân, Dương Hạc Đính), giao cho họ nhiệm vụ đấu tranh để thành lập Đảng Cộng sản.
Sau Đại hội, Kỳ bộ cử Trần Văn Cung vào ngay Trung Kỳ để vận động các đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc, tranh thủ sự đồng tình về việc thành lập Đảng Cộng sản, nhưng đoàn đại biểu Trung Kỳ đã lên đường vào Sài Gòn để cùng đi với đoàn đại biểu Nam Kỳ.
Tháng 3/1929, Đại hội đại biểu Kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Trung Kỳ được tiến hành tại căn gác nhà nữ hội viên Nguyễn Thị Hồng gần chợ Đông Ba, bên cầu Trường Tiền (Huê) với sự tham dự của Nguyễn Sĩ Sách, Nguyễn Thiệu, Nguyễn Lợi và khoảng 30 đại biểu các tỉnh và cơ sở về dự. Các đại biểu được bầu là Nguyễn Sĩ Sách - Bí thư; Nguyễn Thiệu, Trương Quang Trọng, Võ Mai.
Tháng 3/1929, Đại hội đại biểu Kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Nam Kỳ được triệu tập tại một địa điểm ở Chợ Lớn. Tham dự Đại hội có 13 đại biểu. Ban Chấp hành mới của Kỳ bộ gồm Phạm Văn Đồng, Bí thư Nguyễn Kim Cương, Nguyễn Văn Côn, Trần Ngọc Quế, Trần Ngọc Giải, sau đó, bổ sung Châu Văn Liêm. Đại hội quyết định ra tờ báo Công nông binh và Tạp chí Bônsơvích do Phạm Văn Đồng, Nguyễn Kim Cương phụ trách và bầu 4 đại biểu tham dự Đại hội Tổng bộ (Phạm Văn Đồng, Trần Văn Công, Châu Văn Liêm và Phương).
Từ ngày 1 đến 9/5/1929, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Việt Nam cách mạng thanh niên diễn ra tại Hồng Công với sự tham gia của 3 uỷ viên Hội Trung ương Chấp uỷ (Lê Hồng Sơn, Lê Duy Điếm, Lâm Đức Thụ), 4 đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ (Trần Văn Cung, Ngô Gia Tự, Dương Hạc Đính, Nguyễn Tuân), 4 đại biểu Kỳ bộ Trung Kỳ (Nguyễn Sĩ Sách, Nguyễn Thiệu, Trương Quang Trọng, Võ Mai), 3 đại biểu Kỳ bộ Nam Kỳ (Phạm Văn Đồng, Châu Văn Liêm, Trần Văn Phồng) và 1 đại biểu ở Xiêm (Võ Tòng).
Mặt dù thiếu Đoàn đại biểu Bắc kỳ, Đại hội vẫn tiếp tục họp Đại hội bầu Trung ương Chấp hành uỷ viên Hội gồm 7 uỷ viên chính thức và 4 uỷ viên dự khuyết, trong đó có cả những người có mặt và vắng mặt ở Đạt hội.
Đại hội thông qua Án nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Việt Nam cách mạng thanh niên gồm những quyết nghị về vấn đề tổ chức Đảng Cộng sản, chỉnh đốn nội bộ; vấn đề tuyên truyền, tổ chức, huấn luyện, kinh tế, ngoại giao; về tên Hội…, quyết nghị về việc Đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ bỏ Đại hội và quyết nghị thừa nhận chương trình của luận cương về vấn đề cách mạng vận động ở các thuộc địa và thư của Đại hội gửi Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản.
Ngày 1/6/1929, các đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ thoát ly Đại hội ra Tuyên ngôn của các đại biểu đã thoát ly Hội tịch ở Toàn quốc đại biểu Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Thanh niên cách mệnh (tức Việt Nam Cách mệnh đồng chí Hội) nhằm khẳng định sự cần thiết phải tổ chức Đảng Cộng sản, nêu rõ tính chất của Đại hội Việt Nam cách mạng thanh niên không phải là Đại hội đại biểu của giai cấp vô sản, không phải là Đại hội chân chính cách mạng, nên vấn đề thành lập Đảng Cộng sản đưa ra Đại hội đã không có kết quả, vì vậy mà đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ đã phải bỏ ra về. Tuyên ngôn kêu gọi công nhân, nông dân nghèo, các hội viên Việt Nam cách mạng thanh niên, các đảng viên các chính đảng trong xứ và tất cả những người có quan tâm đến phong trào cách mạng hãy làm theo các khẩu hiệu.
1. Phải hết sức đánh đổ tụi hoạt đầu giả cách mệnh lừa dối công nông.
2. Phải tổ chức ngay Đảng Cộng sản thì mới dẫn đạo cho vô sản giai cấp làm cách mệnh được.
Quan điểm của những người ra Tuyên ngôn có phần quá tả, nặng về đả kích, vì Việt Nam cách mạng thanh niên không phải là "hoạt đầu giả cách mạng, lừa dối công nông”. Tuy nhiên sự ra đời của Tuyên ngôn đã đánh dấu giai đoạn kết thúc vai trò của Việt Nam cách mạng thanh niên từ cơ sở, không chỉ ở các tỉnh miền Bắc, mà cả ở miền Trung và một phần các tỉnh Nam Kỳ. Nó thúc đẩy cuộc vận động thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng sau này.
Ngày 17/6/1929, hơn 20 đại biểu các tổ chức cộng sản ở các tỉnh Bắc Kỳ họp tại nhà số 312 phố Khâm Thiên (Hà Nội) quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng. Hội nghị thông qua Chính cương, Tuyên ngôn, Điều lệ của Đảng. Hội nghị cũng quyết định tổ chức Tổng Công hội đỏ, Nông hội, Sinh hội... lấy cờ đỏ búa liềm làm Đảng kỳ, xuất bản tờ Búa liềm (của Trung ương), tờ Bônsơvích (Trung Kỳ) và tờ Cộng sản(Nam Kỳ), cử Ban Chấp hành trung ương lâm thời và phân công một số đồng chí vào Trung Kỳ, Nam Kỳ phát triển cơ sở của Đảng.
Sự thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng có ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng cả nước. Những thành viên tiên tiến trong Việt Nam cách mạng thanh niên, Tân Việt Cách mạng Đảng... đều hướng về việc thành lập tổ chức cộng sản, một số gia nhập Đông Dương Cộng sản Đảng, một số xúc tiến giải thể tổ chức cũ để thành lập Đảng Cộng sản.
Tháng 8/1929, Đại hội thành lập An Nam Cộng sản Đảng được tổ chức tại phòng 1, lầu 2, nhà số 1 đường Philippini (nay là đường Nguyễn Trung Trực), phường Bến Thành, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11 năm 1929, Lâm thời chấp ủy (tức Ban chấp hành trung ương lâm thời) của An Nam cộng sản Đảng được thành lập tại Sài Gòn do Châu Văn Liêm làm Bí thư. Chi bộ xuất bản tờ báo Đỏ và tập san Bônsơvích làm cơ quan ngôn luận.
Theo thư đề ngày 29-9-1929 của Hồ Tùng Mậu và Châu Văn Liêm gửi và Bắc Kỳ thì ngoài chi bộ An Nam Cộng sản Đảng ở Trung Quốc, ở Nam Kỳ, đã tổ chức các chi bộ cộng sản; ở Xiêm, Trung Kỳ cũng bắt đầu tổ chức chi bộ cộng sản. Thư cho biết chi bộ cộng sản Trung Quốc cũng đã liên lạc với Đảng Cộng sản Trung Quốc; Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ hết sức giúp cho Việt Nam nhanh chóng thành lập một Đảng Cộng sản.
Tháng 9/1929, những người giác ngộ cộng sản chân chính trong Tân Việt Cách mạng Đảng "trịnh trọng tuyên ngôn cùng toàn thể đảng viên Tân Việt Cách mạng Đảng, toàn thể thợ thuyền, dân cày và lao khổ biết rằng chúng tôi đã chánh thức lập ra Đông Dương Cộng sản Liên đoàn".
Cuộc khủng bố trắng năm 1929 phá vỡ nhiều cơ sở đảng Tân Việt, cụ Giải Huân tự tử, cụ Tú Kiên, Trần Mộng Bạch, Phan Kiêm Huy, Đào Duy Anh, Phan Thị Như Mân... bị bắt. Quan Hải tùng thư bị khám xét. Tổng bộ Tân Việt gần như không còn.
Tuy vậy, theo đề nghị của Dũng Kỳ (Kỳ bộ Nam Kỳ), các đảng viên Tân Việt cách mạng đảng chịu ảnh hưởng của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội đã tiến hành Đại hội thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn (chủ yếu là thông qua các văn kiện) từ ngày 31 tháng 12 năm 1929 đến ngày 1 tháng 1 nǎm 1930. Các đại biểu ba Kỳ gồm: Trần Hữu Chương, Nguyễn Khoa Vǎn (tức Hải Triều), Nguyễn Xuân Thanh, Trần Đại Quả, Ngô Đức Đệ, Ngô Đình Mãn, Lê Tiềm, Lê Tốn. Đại hội chưa kết thúc thì các đại biểu đã bị chính quyền Pháp bắt. Chấm dứt thời kỳ phân hóa của Tân Việt.
Do vậy, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn ra đời nhưng chưa có Ban chấp hành trung ương.
Tháng 10/1929, Đại biểu An Nam Cộng sản và Đông Dương Cộng sản gặp nhau tại Hồng Công bàn việc hợp nhất không thành: Tại cuộc gặp ngày 4/10/1929, Đỗ Ngọc Du đưa ra ý kiến là giải tán tổ chức An Nam Cộng sản rồi Đông Dương Cộng sản Đảng sẽ điều tra từng người, xem ai có đủ tư cách thì kết nạp. Nguyễn Nghĩa, đại biểu của An Nam Cộng sản Nam Kỳ ra sức thuyết phục để mong Đỗ Ngọc Du thay đổi ý kiến; song Đỗ Ngọc Du vẫn khăng khăng không hề thay đổi. Rốt cuộc việc bàn bạc hợp nhất hai nhóm cộng sản không thành. Tuy vậy, sau ngót một tuần lễ trao đổi ý kiến, hai bên càng biết rõ hơn yêu cầu chủ trương của nhau và đều hiểu rằng: con đường đi tới vẫn là con đường mong muốn hợp nhất.
Từ ngày 6/1/1930 đến đầu tháng 2/1930, Được nghe báo cáo về tình hình không thống nhất giữa các tổ chức cộng sản ở trong nước và Hội Việt Nam cách mạng thanh niên bị tan rã, Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm tới Trung Quốc vào ngày 23-12-1929. Người triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng họp tại Hồng Công ngày 6-1-1930 để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị kéo dài đến tuần đầu tháng 2-1930. Ngày 8-2-1930, các đại biểu về nước. Lúc mới thành lập, Đảng có 310 đảng viên và hàng nghìn hội viên các tổ chức quần chúng (báo cáo của Nguyễn Ái Quốc gửi Quốc tế Cộng sản ngày 18/2/1930).
Trong Hội nghị thành lập Đảng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc xác định rõ vấn đề quan trọng hàng đầu là phải tự phê bình và phê bình về những thành kiến giữa các tổ chức cộng sản, dẫn đến tình trạng xung đột, công kích lẫn nhau, phải xóa bỏ những khuyết điểm đó và thành thật hợp tác để thống nhất các tổ chức cộng sản. Tiếp đó, Hội nghị bàn về việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và thảo luận thông qua Chính cương, Điều lệ, kế hoạch thực hiện việc thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước, cử Ban Chấp hành Trung ương lâm thời. Cũng tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Ái Quốc cũng chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm của họ. Những khuyết điểm chủ yếu của An Nam Cộng sản Đảng là: điều kiện công nhận đảng viên chính thức quá khắt khe, điều kiện gia nhập Công hội, Nông hội, Học sinh hội cũng quá khắt khe; Đông Dương Cộng sản Đảng thì phạm các sai lầm, khuyết điểm: điều kiện công nhận đảng viên chính thức và điều kiện kết nạp vào Công hội quá khắt khe; về mặt tổ chức, đảng có tính chất bè phái, xa quần chúng, làm tan rã hai tổ chức Thanh niên và Tân Việt.
Hội nghị thảo luận và tán thành ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, thông qua kế hoạch thành lập một Đảng Cộng sản lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thống nhất cách cử Ban Chấp hành Tung ương lâm thời: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, có năm ủy viên do Đông Dương Cộng sản Đảng cử, Nam Kỳ có hai ủy viên do Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng cử. Như vậy, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời có tổng số bảy ủy viên.
Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt do đồng chí Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Hội nghị quyết định chủ trương xây dựng các tổ chức Công hội, Nông hội, Hội phản đế. Theo đó, Công hội và Nông hội sẽ thu hút những công nhân và nông dân không thể kết nạp vào Đảng. Các tầng lớp trí thức, tiểu tư sản vào Hội Phản đế. Hội nghị xác định rõ thái độ của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là cử cán bộ vào Nam Kỳ để lãnh đạo và đưa tổ chức này vào Hội Phản đế, đối với Tân Việt thì không giải tán và cũng đưa vào Hội Phản đế, kết nạp những người ưu tú trong tổ chức đó vào Đảng. Đảng chủ trương tranh thủ Quốc dân Đảng, thu nạp đảng viên của Đảng này vào Hội Phản đế. Để thực hiện chủ trương đoàn kết các tố chức cách mạng trong Mặt trận phản đế, "Đảng chỉ định một đồng chí chịu trách nhiệm họp đại biểu tất cả các đảng phái như Tân Việt, Thanh niên, Quốc dân Đảng, Đảng Nguyễn An Ninh, v.v. để thành lập Mặt trận phản đế và về sau cá nhân hoặc tổ chức đều có thể gia nhập".
* Chánh cương vắn tắt của Đảng chủ trương làm “tư sản dân quyền c.m2 và thổ địa c.m để đi tới xã hội cộng sản”. Nhiệm vụ của cuộc cách mạng ấy, về phương diện xã hội thì làm sao cho dân chúng được tự do, nam nữ bình quyền và phổ thông giáo dục theo công nông hóa; về phương diện chính trị: đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, tổ chức ra chính phủ công nông binh và quân đội công nông; về phương diện kinh tế thì phải thủ tiêu hết các thứ quốc trái, thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc Pháp giao cho Chính phủ công nông binh quản lý, thu hết ruộng đất chia cho dân nghèo, bỏ sưu thuế cho dân cày mở mang công nghiệp và nông nghiệp, thi hành luật ngày làm tám giờ.
* Sách lược vắn tắt của Đảng ghi rõ: Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân. Đảng phải tập hợp được đại bộ phận giai cấp và làm cho giai cấp lãnh đạo được dân chúng. Đảng phải đoàn kết được đại đa số nông dân, phải dựa vững vào nông dân nghèo, phải hết sức lãnh đạo nông dân nghèo làm cách mạng thổ địa đánh đổ đại địa chủ và phong kiến, Đảng phải "hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v. để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản c.m thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản c.m (Đảng Lập hiến, v.v.) thì phải đánh đổ. Trong khi liên lạc với các giai cấp phải rất cẩn thận không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường thỏa hiệp". Hơn nữa khi tuyên truyền khẩu hiệu "nước An Nam độc lập", Đảng phải đồng thời nêu khẩu hiệu đoàn kết chặt chẽ với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.
* Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam quy định những vấn đề về: tên Đảng, tôn chỉ, điều lệ, hệ thống tổ chức, trách nhiệm và quyền lợi của đảng viên, các cấp Đảng chấp hành ủy viên, kinh phí và kỷ luật. Điều lệ ghi rõ tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam. Tôn chỉ của Đảng là "lãnh đạo quần chúng lao khổ làm giai cấp tranh đấu để tiêu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản". Điều kiện gia nhập Đảng là những ai tin theo chủ nghĩa cộng sản, chương trình Đảng và Quốc tế Cộng sản, hăng hái đấu tranh và dám hy sinh phục tùng mệnh lệnh Đảng và đóng kinh phí, chịu phấn đấu trong một bộ phận Đảng thì sẽ được kết nạp vào Đảng; đồng thời, Điều lệ cũng quy định rõ thời gian dự bị vào Đảng và tuổi vào Đảng
Tháng 1/1930, chi bộ cộng sản đầu tiên ở Campuchia được thành lập tại Trường trung học Xixôvát (Phnômpênh) do đồng chí Nguyễn Xuân Phương làm Bí thư. Sự ra đời của các chi bộ Đảng nói trên là kết quả của phong trào yêu nước, phong trào công nhân tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, có tác dụng thúc đẩy phong trào cách mạng Campuchia tiến lên những bước mới. Đồng thời, góp phần vào việc thống nhất chiến lược chung chống thực dân Pháp ở Đông Dương.
Đêm 9-2 rạng ngày 10-2-1930, Việt Nam Quốc dân Đảng tiến hành khởi nghĩa tại tỉnh lỵ Yên Bái, các huyện lỵ Lâm Thao và Hưng Hóa (Phú Thọ), ngày 15-2, ở Phả Lại, Vĩnh Bảo (Hai Dương), Kiến An, Phụ Dực (Thái Bình). Cuộc khởi nghĩa tuy không đạt được kết quả, nhưng có tiếng vang cả trong và ngoài nước. Đảng Cộng sản Việt Nam tuy không tán thành chủ trương khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân Đảng, nhưng khi cuộc khởi nghĩa nổ ra và khi các chiến sĩ Việt Nam Quốc dân Đảng bị đế quốc tàn sát và bắt giam, Đảng Cộng sản Việt Nam liền kêu gọi toàn Đảng và nhân dân cả nước đấu tranh chống khủng bố trắng của đế quốc và đòi trả lại tự do cho những chiến sĩ Việt Nam Quốc dân Đảng.
Cuối tháng 2/1930, Xét nguyện vọng chính đáng của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, ngày 24-2-1930, hai đồng chí thay mặt cho đại biểu của Quốc tế Cộng sản (tức Nguyễn Ái Quốc) là Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu, hai đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương lâm thời là Hạ Bá Cang (tức Hoàng Quốc Việt) và Phạm Hữu Lầu cùng với đồng chí Ngô Gia Tự, Bí thư lâm thời Chấp ủy Đảng Cộng sản Việt Nam ở Nam Kỳ đã họp Hội nghị, chấp nhận sự sáp nhập của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 1/5/1930, Phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân mở đầu cao trào cách mạng 1930-1931: Nhân ngày Quốc tế Lao động, hưởng ứng Lời kêu gọi của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân trong cả nước dấy làn làn sóng đấu tranh dân tộc và dân chủ mạnh mẽ.
Ở Bắc Kỳ, công nhân khu Mỏ Hòn Gai bãi công, biểu tình. Lần đầu tiên ở vùng mỏ, lá cờ đỏ búa liềm được treo trên đỉnh núi Bài Thơ.
Tại Thái Bình, hơn 1.000 nông dân Duyên Hà - Tiên Hưng biểu tình lên thị xã Thái Bình đòi tự do dân chủ, đòi cải thiện đời sống và chống khủng bố.
Ở Trung Kỳ, nông dân các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận đã nổi dậy đấu tranh. Ngày 1-5-1930, cờ đỏ búa liềm lần đầu tiên xuất hiện ở Quảng Nam. Tại thị xã Hội An và các vùng nông thôn Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc, Quế Sơn... đều có rải truyền đơn treo cờ Đảng.
Đặc biệt, sáng ngày 1-5, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Xứ uỷ Trung Kỳ và Tỉnh ủy Nghệ An, công nhân và nông dân Vinh - Bến Thủy đã vùng dậy biểu tình đòi tăng lương, giảm giờ làm, bỏ sưu, giảm thuế, chống khủng bố đòi bồi thường thiệt hại cho các gia đình bị tàn sát trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái, ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân Nhà máy sợi Nam Định, ủng hộ Liên Xô. Chính quyền thực dân thẳng tay đàn áp. Chúng huy động binh lính đến bắn vào đoàn biểu tình, nhưng anh em binh sĩ người Việt chống lệnh của bọn chỉ huy Pháp không bắn vào đồng bào mình.
Mặc dù vậy, bọn giám binh, chánh mật thám tỉnh, bọn chủ người Pháp đã tức tối bắn vào đoàn biểu tình làm 7 người chết và 18 người bị thương.
Trong khi làn sóng đấu tranh của quần chúng đang dâng lên ở thành phố Vinh - Bến Thủy, 3.000 nông dân tập trung tại đình làng Hạnh Lâm (huyện Thanh Chương - Nghệ An) tổ chức mít tinh, biểu tình vào đồn điền của tên ký Viễn đòi trả lại ruộng đất và con đường giao thông độc đạo hắn đã lấn chiếm của dân. Tên ký Viễn phải bỏ trốn. Mấy ngày sau, bọn đế quốc tập trung binh lính đến đàn áp làm 17 nông dân bị chết và một số khác bị thương.
Tại Nam Kỳ, khoảng 1.000 nông dân quận Đức Hòa (Chợ Lớn) đã biểu tình đến quận lỵ đòi giảm thuế, bỏ sưu. Bọn Pháp đàn áp dã man làm 9 người chết, 50 người khác bị thương. Nhưng đoàn biểu tình vẫn không lùi bước, buộc địch phải nhượng bộ, nhận bản yêu sách, giảm thuế, giảm sưu.
Tại Sa Đéc và Long Xuyên, các cuộc biểu tình của nông dân quận Cao Lãnh và quận Chợ Mới đều giành được thắng lợi. Hai tên chủ quận Chợ Mới và Cao Lãnh buộc phải giải quyết yêu sách của quần chúng: hoãn thuế 2 tháng, thả những nông dân bị bắt vì thiếu thuế.
Máu của công nhân và nông dân Việt Nam đã đổ trong dịp kỷ niệm 1-5-1930. Nhưng sự đàn áp dã man của địch không dập tắt được phong trào. Khắp nơi, quần chúng họp mít tinh, truy điệu những người đã hy sinh để nung nấu thêm chí căm thù đế quốc, phong kiến và chuẩn bị cho cuộc đấu tranh mới. Những cuộc mít tình, biểu tình, bãi công vẫn tiếp tục dâng cao. Trong tháng 5, 54 cuộc đấu tranh đã nổ ra (Bắc Kỳ có 21 cuộc, Trung Kỳ có 21 cuộc, Nam Kỳ có 12 cuộc), trong số đó có 18 cuộc đấu tranh của công nhân, 34 cuộc của nông dân.
Ngày 5/8/1930, Thi hành chỉ thị của Quốc tế Cộng sản và quyết định của Hội nghị thành lập Đảng, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam xuất bản Tạp chí Đỏ. Ngày 5-8-1930, Tạp chí ra số đầu tiên mỗi số 100 bản (in rônêô). Song do điều kiện khó khăn, Tạp chí ra khoảng 1-2 tuần, một số.
Tạp chí đăng các bài về tin tức thế giới, kinh nghiệm cách mạng của các nước, các công tác Đảng, kinh nghiệm công tác bí mật, phê bình các khuynh hướng sai lầm.. Tạp chí Đỏ đóng vai trò là tài liệu huấn luyện và nghiên cứu cho toàn Đảng.
Tạp chí tồn tại đến tháng 10-1930 thì được thay bằng Tạp chí Cộng sản - cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Ngày 12/9/1930, biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An): Hưởng ứng phong trào đấu tranh đang rầm rộ khắp tỉnh và phản đối chính sách khủng bố dã man của đế quốc Pháp và phong kiến, ngày 12-9-1930, hơn 8.000 nông dân phủ Hưng Nguyên biểu tình đến phủ lỵ với khẩu hiệu: đả đảo chủ nghĩa đế quốc, đả đảo phong kiến, bỏ sưu giảm thuế, chia ruộng đất…
Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Vinh - Bến Thủy và Phủ ủy Hưng Nguyên, từng đoàn nhân dân các làng xã phủ Hưng Nguyên hàng ngũ chỉnh tề, từ 3-5 giờ sáng đã tấp nập đến tập trung ở ga Yên Xuân. Tại đây, khi các đoàn đã đến đông đủ, một nữ đồng chí đứng lên diễn thuyết, cổ động. Đoàn biểu tình đã đồng thanh hô vang khẩu hiệu, các đội tự vệ phân công nhau đi cắt dây điện thoại và bắt giữ trưởng ga để cắt đứt đường dây liên lạc của đế quốc, rồi biểu tình đưa yêu sách vào phủ đường Hưng Nguyên. Đoàn biểu tình vừa kéo đến ngã ba Thái Lão, thực dân Pháp hai lần cho máy bay đến ném bom làm 217 người chết và 125 người bị thương.
Vụ thảm sát này càng làm bốc cao ngọn lửa căm thù của nhân dân trong tỉnh và cả nước. Hưởng ứng cuộc đấu tranh của nông dân Hưng Nguyên, nhiều cuộc đấu tranh liên tiếp nổ ra. Ngay trong đêm 12-9, Huyện ủy Nam Đàn họp các tổ chức cơ sở Đảng và các hội quần chúng, vận động trên 5.000 người biểu tình kéo lên huyện đường phản đối hành động dã man của thực dân Pháp.
Từ tháng 9/1930 đến tháng 6/1931, Xô viết Nghệ - Tĩnh: trước tháng 9/1930 có 97 cuộc đấu tranh diễn ra. Từ tháng 9 trở đi, bằng những cuộc biểu tình có vũ khí thô sơ và có các đội tự vệ đỏ hỗ trợ, nông dân các huyện Nam Đàn, Thanh Chương và nhiều huyện trong hai tỉnh dồn dập tấn công vào chính quyền thực dân, phong kiến từ huyện đến xã, trước bão táp cách mạng của quần chúng hệ thống chính quyền của thực dân, phong kiến ở Nghệ - Tĩnh bị rối loạn. Các quan lại và viên chức người Pháp ngày đêm sống trong tâm trạng lo âu. Trong vòng 6 tháng cuối năm 1930, Khâm sứ Trung Kỳ và tiều đình Huế đã phải thay tới ba tổng đốc ở Nghệ An và hai tuần vũ ở Hà Tĩnh. Bộ máy chính quyền cơ sở hết sức rối ren. Tại Thanh Chương, tri huyện, nha lại không dám trở lại làm việc. Chính quyền huyện Nam Đàn bị tê liệt. Tri huyện Nghi Lộc và đội lệ Hưng Nguyên bị giết. Tri huyện và nha lại các huyện khác mất tinh thần. Binh lính các đồn không dám hoạt động, một số ngả theo cách mạng. Chính quyền địch ở nhiều làng đã bị tê liệt hoặc tan rã.
Khi diễn ra tình huống lực lượng cách mạng áp đảo và làm tan rã bộ máy chính quyền địch, các cấp ủy Đảng ở cơ sở đã kịp thời lãnh đạo Ban Chấp hành Nông hội đỏ ở thôn xã (tức Xã bộ nông) đứng ra đảm nhiệm các chức năng chính quyền cách mạng. Tại Nghệ An, Nông hội nắm chính quyền ở các làng xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên và Diễn Châu; tại Hà Tĩnh chính quyền Xôviết hình thành ở 172 xã, phần lớn ở các huyện Can Lộc, Thạch Hà và Đức Thọ.
Ngay từ khi ra đời Nông hội đã thực hiện các quyền lợi về chính trị kinh tế văn hóa - xã hội cho nông dân. Về chính trị: Nông hội không thừa nhận bộ máy chính quyền của thực dân, phong kiến và những luật lệ do chúng đặt ra để kìm kẹp, bóc lột nhân dân, thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân như tự do hội họp, tự do đi học, nam nữ bình quyền.., trấn áp bọn phản động làm tay sai cho thực dân Pháp, giao nhiệm vụ giữ gìn trật tự trị an và bảo vệ cách mạng cho các Đội tự vệ đỏ...
Về kinh tế, không nạp sưu thuế cho Pháp và buộc các tổng lý phải trả lại cho nhân dân số tiền thuế đã thu, buộc các chủ ruộng, các nhà giàu phải giảm tô, hoãn nợ và bỏ các khoản địa tô phụ cho nông dân, quy định lại mức tiền công cho những người làm thuê chia lại ruộng công... một số nơi còn sử dụng ruộng đất công tổ chức cho nhân dân sản xuất tập thể theo hình thức hợp tác xã nông nghiệp như ở làng Thượng Thọ (huyện Thanh Chương), làng Thượng Hà, Thuận Thiên (huyện Can Lộc). 631 làng thuộc bảy huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Anh Sơn, Thạch Hà, Can Lộc đã tịch thu được 5.599 mẫu ruộng đất công, 2.975 tạ thóc và 10.394 đồng bạc quỹ công của làng xã.
Về văn hóa - xã hội: bài trừ các hủ tục lạc hậu, cấm hút thuốc phiện, uống rượu, đánh bạc… giáo dục, trừng trị bọn lưu manh trộm cắp, mở những lớp dạy chữ quốc ngữ, tổ chức nhân dân giúp đỡ lẫn nhau…
Những chính sách và biện pháp được các Xã bộ nông - Xôviết thực hiện đã tạo ra một khí sắc mới trong nông thôn. Lòng tin của quần chúng đối với Đảng và cách mạng được biểu hiện rõ rệt. Những tiếng gọi "cộng sản", “xã hội” bao hàm ý nghĩa thiêng liêng, vừa là lý tưởng vừa là khẩu hiệu hành động của quần chúng. Họ sẵn sàng hy sinh tính mạng và tài sản để chống lại chính sách khủng bố của đế quốc Pháp, bảo vệ Xôviết.
Tháng 10-1930, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị tại Hồng Kông (Trung Quốc), đồng chí Trần Phú điều hành Hội nghị.
Hội nghị thảo luận và thông qua bản Luận cương chính trị của Đảng do đồng chí Trần Phú chủ trì khởi thảo; thông qua nghị quyết về tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng. Nghị quyết ghi rõ những quyết định quan trọng của Hội nghị. Thực hiện chỉ thị của Quốc tế Cộng sản và cũng xuất phát từ thực tế ba nước Việt, Lào, Campuchia đều là thuộc địa của Pháp, đều chịu sự thống trị của Pháp, Hội nghị quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị bầu Ban Chấp hành Trung ương chính thức gồm bảy đồng chí: Trần Phú, Ngô Đức Trì, Nguyễn Trọng Nhã, Lê Mao, Trần Văn Lan, Nguyễn Phong Sắc, A Lầu (Lưu Lập Đạo), đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư của Đảng
* Luận cương chính trị tháng 10/1930: Trong khi chuẩn bị bản Luận cương (tại nhà số 7 phố Giăng Xôle (Jean Soler), nay là số nhà 90 phố Thợ Nhuộm, Hà Nội), đồng chí Trần Phú đã vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, kinh nghiệm phong trào cộng sản quốc tế và Đề cương cách mạng thuộc địa của Quốc tế Cộng sản; kết hợp với việc đi khảo sát thực tế phong trào công nhân và nông dân ở Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, đồng thời dựa trên ý kiến của Ban Thường vụ Trung ương lâm thời. Sau một quá trình làm việc miệt mài, nghiêm túc, đồng chí Trần Phú viết ra Dự thảo Luận cương chính trị của Đảng.
Dự thảo Luận cương được Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Hồng Kông tháng 10- 1930 thông qua.
Luận cương chính trị của Đảng (thường gọi là Luận cương cách mạng tư sản dân quyền) gồm ba phần:
1.Tình hình thế giới và cách mạng Đông Dương.
2. Những đặc điểm về tình hình ở Đông Dương.
3. Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương.
Trên cơ sở phân tích một cách khoa học tình hình thế giới và Đông Dương, Luận cương chính trị nêu rõ tính chất của cuộc cách mạng ở Đông Dương là cách mạng tư sản dân quyền.
Cách mạng tư sản dân quyền là “thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng”, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa. Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc và đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, đem lại ruộng đất cho nông dân. Hai nhiệm vụ ấy có quan hệ khăng khít với nhau.
“Trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền, vô sản giai cấp và nông dân là hai động lực chánh, nhưng vô sản có cầm quyền lãnh đạo thì cách mạng mới thắng lợi được".
Luận cương cũng phân tích rõ vai trò địa vị của mỗi giai cấp:
Đối với các đảng phái quốc gia cải lương, Đảng phải kiên quyết vạch trần tính chất nguy hiểm, lừa gạt và phá hoại phong trào cách mạng công nông. Đối với các đảng phái tiểu tư sản, Đảng có thể tạm thời hợp tác, với điều kiện là họ phải thật sự chống đế quốc, không ngăn trở công tác tuyên truyền cộng sản trong công nông, Đảng phải luôn giữ tính chất độc lập về tuyên truyền và tổ chức của mình và phê phán tính do dự của họ. Luận cương chính trị khẳng định, cách mạng Đông Dương phải có một Đảng Cộng sản vững mạnh lãnh đạo.
"Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng ở Đông Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản có một đường chánh trị đúng, có kỷ luật tập trung mật thiết liên lạc với quần chúng, và từng trải tranh đấu mà trưởng thành. Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc mà đại biểu quyền lợi chánh và lâu dài, chung cho cả giai cấp vô sản ở Đông Dương, và lãnh đạo vô sản giai cấp Đông Dương ra tranh đấu để đạt được mục đích cuối cùng của vô sản là chủ nghĩa cộng sản".
Luận cương còn chỉ rõ: muốn giành được thắng lợi Đảng phải thu phục được đông đảo quần chúng lao động bằng cách tổ chức ra các đoàn thể cách mạng như Công hội, Nông hội...
Ngoài những vấn đề về đường lối chiến lược, Luận cương đã vạch ra những vấn đề hình thức và phương pháp cách mạng. Luận cương chỉ rõ khi chưa có tình thế cách mạng, phải đặt khẩu hiệu "phần ít" như tăng cường giảm giờ làm, chống thuế… qua cuộc đấu tranh hàng ngày giáo dục cho quần chúng ý thức đánh đổ đế quốc giành độc lập, đánh đổ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày.
Nhiệm vụ của Đảng là "phải lấy những sự nhu yếu hằng ngày làm bước đầu mà dắt vô sản giai cấp và dân cày ra chiến trường cách mạng".
Về thời cơ khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, Luận cương viết: “Đến lúc sức cách mạng lên rất mạnh, giai cấp thống trị đã rung động, các giai cấp đứng giữa đã muốn bỏ về phe cách mạng, quần chúng công nông thì sôi nổi cách mạng, quyết hy sanh phấn đấu, thì Đảng phải lập tức lãnh đạo quần chúng để đánh đổ chánh phủ của địch nhân và giành lấy chánh quyền cho công nông".
Về phương pháp cách mạng, Luận cương cho rằng khởi nghĩa "không phải là một việc thường, chẳng những là theo hình thế trực tiếp cách mạng, mà lại theo khuôn phép nhà binh… Trong khi không có tình thế trực tiếp cách mạng cũng cứ kịch liệt tranh đấu; nhưng kịch liệt tranh đấu ấy không phải là để tổ chức những cuộc manh động, hoặc là võ trang bạo động quá sớm, mà cốt là để suy động đại quần chúng ra thị oai, biểu tình bãi công, v.v. , để dự bị họ về cuộc võ trang bạo động sau này".
Luận cương cũng nhắc nhở nguy cơ chiến tranh đế quốc ngày càng gần, cho nên phải làm cho khẩu hiệu chống chiến tranh đế quốc ăn sâu trong quần chúng như khẩu hiệu "đổi chiến tranh đế quốc ra chiến tranh cách mạng”, "phản đối binh bị"...; đồng thời tăng cường công tác vận động binh lính địch, tổ chức tự vệ của công nông.
Cuối cùng, Luận cương chánh trị của Đảng chỉ rõ: cách mạng Đông Dương là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới.
Tháng 2/1931, mít tinh ở Sài Gòn và hành động anh dũng của Lý Tự Trọng:
Thực hiện nhiệm vụ Xử uỷ giao, Tổng Công hội Nam Kỳ tổ chức một cuộc mít tinh kỷ niệm khởi nghĩa Yên Bái vào chiều 8-2-1931 trước sân bóng đá ở phố La Rênhơrơ (La Régnère - nay là đường Trương Định). Khi minh tinh diễn ra lúc 18g15, Đồng chí Phan Bôi (tức Quảng, Hoàng Hữu Nam) đứng lên diễn thuyết. Cuộc diễn thuyết chớp nhoáng vừa kết thúc thì cảnh sát ập tới. Tên cò Lơ Giăng (Le Grand) bắt đồng chí Phan Bôi, lập tức Lý Tự Trọng, một đảng viên trẻ tuổi trong ban tổ chức đấu tranh rút súng lục bắn tên cò Lơ Giăng. Lý Tự Trọng chạy, tên cò Bơren và bọn cảnh sát đuổi theo, bắt được anh và một số người tham gia tổ chức đấu tranh.
Hành động anh dũng và quyết liệt của Lý Tự Trọng đã gây một tiếng vang lớn. Nhân dân ta hết sức khâm phục và ca ngợi. Trong thư gửi Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản ngày 21-2-1931, Người đề nghị Ban Phương Đông yêu cầu Đảng Cộng sản Pháp đấu tranh đòi trả tự do cho Lý Tự Trọng. Trước những đòn tra tấn dã man và những thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc thâm độc của kẻ thù Lý Tự Trọng không hề hé răng khai nửa lời có hại cho cách mạng. Biết không thể khuất phục nổi anh, đế quốc Pháp đã xử anh án tử hình.
Trong Khám Lớn Sài Gòn, phong trào đấu tranh phản đối đánh đập tàn bạo và phản đối án tử hình Lý Tự Trọng diễn ra mạnh mẽ. Ở bên ngoài, hàng loạt truyền đơn rải ở Sài Gòn và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long phản đối án tử hình Lý Tự Trọng. Nhà báo Pháp, bà Anđrê Viôlít (Andre Violis) đã đến thăm Lý Tự Trọng và khi về Pháp, bà viết nhiều bài báo và cuốn sách Đông Dương kêu cứu tố cáo chính sách thống trị tàn bạo của đế quốc Pháp ở Đông Dương và phản đối án tử hình Lý Tự Trọng.
Sáng sớm ngày 20-11-1931, đế quốc Pháp đem Lý Tự Trọng ra xử chém. Khi bước lên máy chém, anh hô to khẩu hiệu "Đả đảo đế quốc Pháp", "Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm", "Liên bang Xôviết muôn năm" ..Tù nhân Khám Lớn hô khẩu hiệu hưởng ứng vang dậy cả khu vực nhà tù. Bọn lính ra sức đàn áp nhưng không khuất phục nổi ý chí đấu tranh của những chiến sĩ cộng sản.
Ngày 19/2/1931, Nguyễn Ái Quốc viết bài báo ngợi ca Xô viết Nghệ - Tĩnh:
Trong bài Nghệ - Tĩnh đỏ, trước hết Người nói về điều kiện tự nhiên và xã hội của Nghệ - Tĩnh và đời sống khổ cực của nhân dân dưới ách áp bức bóc lột của đế quốc Pháp. Tự hào với truyền thống đấu tranh anh dũng của quê hương từ khi thực dân Pháp xâm lược những năm đầu thế kỷ XX, Người nêu bật tinh thần đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Nghệ - Tĩnh trong cao trào 1930-1931. Từ tháng 5 đến tháng 12 năm 1930, công nhân thành phố Vinh đã tám lần bãi công, biểu tình với 2.500 người tham gia. Cùng thời gian đó, có 137 cuộc biểu tình với 300.000 nông dân tham gia. Ở hai tỉnh, hơn 60.000 nông dân đã tham gia các tổ chức quần chúng. Đặc biệt, ngày 11-2-1930, hơn 4.000 công nhân thành phố Vinh và nông dân Hưng Nguyên, Nghi Lộc mít tinh kỷ niệm Công xã Quảng Châu.
Tuy bị đế quốc Pháp đàn áp dã man nhưng tinh thần đấu tranh anh dũng của đồng bào khiến Người phải thốt lên: "Nghệ - Tĩnh thật xứng đáng với danh hiệu "đỏ"" và khẳng định: "Bom đạn, súng máy, đốt nhà, đồn binh... tuyên truyền của chính phủ, báo chí...đều bất lực không dập tắt nổi phong trào cách mạng của Nghệ - Tĩnh". Đồng thời, với lối bình luận sắc sảo, Người đã giáng một đòn mạnh vào chiêu bài “quy thuận” lừa bịp của đế quốc Pháp và tay sai.
Trong bài Khủng bố trắng ở Đông Dương, Người tố cáo những tội ác tàn bạo của đế quốc Pháp ở nhiều địa phương Trung Kỳ và Bắc Kỳ: đốt phá làng mạc, giết hại nhân dân, bắt bớ tù đầy hàng ngàn người. Người đặc biệt ca ngợi tinh thần đấu tranh bất khuất của những chiến sĩ cộng sản và người yêu nước Việt Nam trước toà án kẻ thù qua đó khẳng định không gì có thể làm lung lay ý chí chiến đấu giải phóng dân tộc của Đảng và nhân dân ta.
Thông qua Nguyễn Ái Quốc và những bài báo của Người, Quốc tế Cộng sản có thể theo dõi chặt chẽ tình hình phong trào cách mạng Đông Dương để có sự chỉ đạo kịp thời. Nguyễn Ái Quốc là một cầu nối cách mạng Việt Nam với cách mạng quốc tế và Quốc tế Cộng sản.
Ngày 11/4/1931, Hội nghị toàn thể lần thứ 11 của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, trong phiên họp thứ 25 đã quyết định công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là một chi bộ độc lập của Quốc tế Cộng sản và sẽ đưa ra thông qua tại Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản. Ngày 5-8-1935, Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản ra Nghị quyết kết nạp vào Quốc tế Cộng sản một số Đảng Cộng sản, trong đó có Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ đây Đảng Cộng sản Đông Dương chính thức là Phân bộ của Quốc tế Cộng sản.
Tháng 4/1931, Tổng bí thư Trần Phú sa vào tay giặc: Do có sự phản bội, 8 giờ sáng ngày 18-4-1931, đế quốc Pháp bắt được đồng chí Trần Phú tại số nhà 66 Sămpanhơ (Champagne - nay là đường Lý Chính Thắng).
Kẻ địch giải đồng chí qua khắp các bốt, nhà lao khét tiếng ở Sài Gòn. Những đòn tra tấn cực kỳ dã man của mật thám Pháp không thể khuất phục ý chí kiên cường của người chiến sĩ cộng sản, không thể buộc đồng chí khai ra những bí mật của Đảng.
Ở trong các nhà tù đế quốc, đồng chí thường xuyên tổ chức đấu tranh phản đối chế độ nhà tù hà khắc, huấn luyện chính trị cho những bạn tù cộng sản, giác ngộ tù không cộng sản về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, kiên quyết đấu tranh chống các phần tử Tờrốtkít. Những đòn tra tấn dã man của kẻ thù và chế độ nhà tù hà khắc làm sức khoẻ đồng chí suy giảm nhanh. Đến tháng 8-1931, do mắc bệnh lao nặng, địch phải đưa đồng chí vào nhà thương Chợ Quán. Tại đây, đồng chí đã qua đời ngày 6-9-1931. Trước khi mất, người cộng sản trung kiên còn dặn lại đồng bào, đồng chí “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”.
Từ ngày 27 đến 31/3/1935, Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại phố Quan Công, Ma Cao (Trung Quốc) được triệu tập. Dự Đại hội có 13 đại biểu thuộc các đảng bộ trong nước và tổ chức của Đảng hoạt động ở ngoài nước thành phần như sau:
- Đảng bộ Bắc Kỳ: 2 đại biểu.
- Đảng bộ Trung Kỳ: 2 đại biểu.
- Đảng bộ Nam Đông Dương: 3 đại biểu
- Đảng bộ Lào: 1 đại biểu.
- Tổ chức Đảng ở Thái Lan: 3 đại biểu.
- Ban Chỉ huy ở ngoài: 2 đại biểu.
Trong thời gian này, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã sang Liên Xô, vào học Trường quốc tế Lênin, trường dành cho cán bộ lãnh đạo các đảng công nhân trên thế giới. Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Văn Nõn đi Mátxcơva (Liên Xô) dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản.
Đại hội đã thông qua Nghị quyết chính trị của Đảng, các nghị quyết về vận động công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, binh lính, các dân tộc thiểu số, về Mặt trận Phản đế, Đội tự vệ, Cứu tế đỏ... và Điều lệ Đảng, điều lệ các tổ chức quần chúng của Đảng.
Đại hội quy định số lượng uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 13 người: nhưng trên thực tế bầu được 12 (còn 1 đồng chí do Đảng bộ Trung Kỳ cử sau). Ban Thường vụ gồm 5 người, trong đó đồng chí Lê Hồng Phong là Tổng thư ký (Tổng Bí thư) của Đảng, đồng chí Đình Thanh là dự bị Tổng thư ký. Ban Chấp hành Trung ương Đảng cử đồng chí Nguyễn Ái Quốc làm đại diện của Đảng bên cạnh Quốc tế Cộng sản.
Từ ngày 25-7 đến ngày 21-8-1935, Đại hội đại biểu lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản được triệu tập tại Mátxcơva. Tham gia Đại hội có 510 đại biểu (trong đó có 371 đại biểu có quyền biểu quyết) của 65 Đảng Cộng sản, đại diện cho 3.141.000 đảng viên trong đó có 785.000 đảng viên ở các nước tư bản chủ nghĩa. Đồng chí G. Đimitơrốp, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản trình bày Báo cáo chính trị của Đại hội: “Sự tấn công của chủ nghĩa phát xít và những nhiệm vụ của Quốc tế Cộng sản trong cuộc đấu tranh để thống nhất giai cấp công nhân chống chủ nghĩa phát xít”, nói về chủ nghĩa phát xít và những nhiệm vụ của Quốc tế Cộng sản trong cuộc đấu tranh cho sự thống nhất của giai cấp công nhân chống chủ nghĩa phát xít.
Đại hội VII Quốc tế Cộng sản ra Nghị quyết về cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa. Trong Nghị quyết, Đại hội VII phủ nhận quan điểm tả khuynh cho rằng cách mạng ở các nước thuộc địa chỉ mang tính chất như cách mạng dân chủ tư sản nhanh chóng chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa; chỉ ra rằng, đối với phần lớn các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, bước đầu tiên của cách mạng là đấu tranh giải phóng dân tộc. Đại hội phủ nhận quan niệm cho rằng công cuộc giải phóng các thuộc địa chỉ có thể dựa trên cơ sở các cuộc cách mạng vô sản hoặc trong mối quan hệ với các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở các chính quốc. Các nước thuộc địa và nửa thuộc địa có thể chống đế quốc để giành độc lập. Quan điểm này đã khắc phục hạn chế của Quốc tế Cộng sản kéo dài từ Đại hội I đến Đại hội VI là cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc.
Tư tưởng trung tâm của Đại hội VII về vấn đề dân tộc thuộc địa là thành lập mặt trận thống nhất chống đế quốc ở các thuộc địa và các nước phụ thuộc.
Đại hội phê phán gay gắt các quan điểm cho rằng tư sản dân tộc ở các nước thuộc địa mang tính chất hoàn toàn thân đế quốc và đòi hỏi những người cộng sản phải tấn công chống các tổ chức tư sản dân tộc; định hướng cho Đảng Cộng sản ở các nước thuộc địa và phụ thuộc mạnh dạn thực hiện đường lối tập hợp vào Mặt trận thống nhất tất cả những ai có khả năng chống đế quốc. Đại hội khẳng định tư tưởng liên minh các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân bị áp bức với phong trào công nhân quốc tế và bắt buộc các Đảng Cộng sản phải tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân bị áp bức ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa.
Cuối tháng 8-1935, Đại hội VII Quốc tế Cộng sản thông qua Nghị quyết kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương và một số Đảng Cộng sản khác làm phân bộ của Quốc tế Cộng sản. Đồng thời, Đại hội VII uỷ quyền cho Đảng Cộng sản Pháp tiếp tục giữ mối liên hệ chặt chẽ với tất cả các Đảng Cộng sản của các nước thuộc địa Pháp và giúp đỡ các đảng đó bằng mọi cách. Đại hội VII giao cho Ban Chấp uỷ Quốc tế Cộng sản trách nhiệm giúp đỡ các Đảng Cộng sản mới được công nhận củng cố về tư tưởng và tổ chức, phát triển toàn diện, mang tính quần chúng.
Tháng 10-1935, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai (Phan Lan) là đại biểu chính thức dự Đại hội Quốc tế Thanh niên Cộng sản. Đồng chí thay mặt cho Thanh niên Cộng sản Đông Dương phát biểu tại Đại hội. Bài phát biểu có đoạn: "60% trẻ em Đông Dương chết trước 10 tuổi. Những ai sống sót đều phải lao động từ khi còn rất trẻ, từ 6 đến 9 tuổi ở nông thôn lẫn khu vực công nghiệp. Nam nữ thanh niên 14 đến 18 tuổi bị tuyển mộ bằng mánh khoé hay bạo lực và đưa đi làm đồn điền trên các đảo Thái Bình Dương, chịu cảnh sống và lao động nô lệ.
Từ năm 1930 đến năm 1934, do khủng hoảng kinh tế, tiền công của thanh niên vốn đã ít ỏi, lại bị giảm đi từ 60% đến 70%. Khủng hoảng khiến cho một số lớn thanh niên nam nữ công nhân vào cảnh thất nghiệp, cùng khổ, ăn xin (...). Thanh niên phải đóng thuế thân khi đến 18 tuổi, thậm chí khi 14-16 tuổi như ở Buôn Ma Thuột, với mức thuế rất cao. Họ phải làm việc không ăn từ 31 đến 119 ngày mới đủ tiền nộp thuế. Nhiều nông dân phải bán con đẻ nộp thuế và trả nợ. Hơn 85 % nam nữ công nhân mù chữ vì phải lao động, không thể đi học và vì Đông Dương có rất ít trường học". Bài phát biểu cũng đề cập về tình hình đấu tranh của nhân dân Đông Dương; đề ra nhiệm vụ chủ yếu của thanh niên là lập một mặt trận nhân dân phản đế.
Ngày 26/7/1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do đồng chí Lê Hồng Phong, Uỷ viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản chủ trì, họp tại Thượng Hải (Trung Quốc). Nội dung của Hội nghị:
+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng dân tộc dân chủ ở Đông Dương là chống đế quốc và phong kiến
+ Mục tiêu trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do dân chủ, cơm áo và hoà bình.
+ Kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc này là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng.
+ Về tổ chức, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương nhằm tập hợp các đảng phái, giai cấp, các đoàn thể chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo, các dân tộc để cùng nhau tranh đấu đòi những quyền lợi dân chủ.
+ Phương pháp đấu tranh: dùng các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai hợp pháp, nửa hợp pháp; đồng thời tiếp tục duy trì tổ chức và đấu tranh không hợp pháp.
Những nội dung cơ bản của Nghị quyết Hội nghị được trình bày cụ thể trong tài liệu Chung quanh vấn đề chiến sách mới, xuất bản tháng 10-1936.
Hội nghị cán bộ chủ chốt Ban Chỉ huy ở ngoài và Trung ương Đảng tháng 7-1936 đánh dấu sự chấm dứt thời kỳ đấu tranh khôi phục phong trào, đưa cách mạng Đông Dương chuyển lên một cao trào mới.
Tháng 8/1936, Đảng Cộng sản Đông Dương kêu gọi quần chúng tham gia phong trào Đông Dương Đại hội: Sau Hội nghị cán bộ chủ chốt Ban Chỉ huy ở ngoài và Trung ương Đảng (7-1936), Đảng vận động ông Nguyễn An Ninh - một trí thức yêu nước tiến bộ đứng ra cổ động thành lập Đông Dương Đại hội. Tháng 8-1936, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương gửi thư ngỏ cho Việt Nam Quốc dân Đảng, các Đảng cách mạng, Đảng Lập hiến, các nhóm cải lương dân chủ, các Hội ái hữu, các tổ chức công nông binh, phụ nữ, sinh viên, người buôn bán, các báo chí, các tổ chức quần chúng và toàn thể nhân dân Đông Dương, kêu gọi tham gia Đông Dương Đại hội.
Trong thư, Đảng Cộng sản Đông Dương nêu rõ: “tất cả các đảng và các nhóm cách mạng và không cách mạng đoàn kết lại thành lập Mặt trận Bình dân Đông Dương đặng bảo vệ hoà bình, đòi các quyền tự do dân chủ và cơm áo thiết thân cho đời sống" (...). Đảng tuyên bố sẽ đấu tranh đến cùng chống những hành động của các phần tử cơ hội, do dự, tìm cách ngăn cản việc bầu cử các đại biểu Đại hội theo nguyên tắc dân chủ. Sẵn sàng liên hiệp hành động với mọi người lao động, tiểu tư sản, trí thức, tư sản, không kể dân tộc, tôn giáo, giai cấp, nếu tán thành nguyên tắc triệu tập Đông Dương Đại hội.
Đảng nêu 12 nguyện vọng chung cho toàn Đông Dương làm cơ sở cho các đảng phái thảo luận như: đại xá tù chính trị, trả tự do cho các nhà cách mạng; tự do ngôn luận, hội họp, bỏ chế độ phân biệt người bản xứ; cải tổ Hội đồng kinh tế lý tài Đông Dương, bỏ thuế thân, bỏ độc quyền rượu, muối, nước mắm, giải phóng phụ nữ...
Đảng cũng đề nghị với các đảng khác phương pháp tổ chức Đông Dương Đại hội tiến tới tổ chức "Mặt trận Bình dân Đông Dương thường trực". Kêu gọi kiều dân Trung Hoa, Ấn Độ tham gia phong trào Đông Dương Đại hội và Mặt trận Bình dân Đông Dương.
Tháng 8 đến tháng 9/1936, cuộc vận động phong trào Đông Dương đại hội: Diễn biến tình hình thế giới, tình hình chính trị tại Pháp thời gian này có nhiều thuận lợi cho cách mạng Đông Dương. Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương phát động phong trào Đông Dương Đại hội. Được phong trào quần chúng khích lệ, được Đảng động viên, gợi ý, ông Nguyễn An Ninh, một trí thức yêu nước có tên tuổi đã đăng lên báo La Lutte (Tranh đấu) lời kêu gọi thành lập Uỷ ban trù bị, tiến tới triệu tập Đại hội Đông Dương. Lời kêu gọi lập tức được nhiều tầng lớp xã hội và tổ chức chính trị hưởng ứng.
Một số người trong Đảng Lập hiến đứng ra triệu tập cuộc họp trù bị Đông Dương Đại hội, hòng giành quyền lãnh đạo. Họ chỉ định mời 100 đại biểu thuộc giai cấp tư sản, địa chủ, trí thức lớp trên và một đại diện duy nhất cho quần chúng lao động là đồng chí Nguyễn Văn Tạo. Mặc dù vậy, Đảng Cộng sản Đông Dương tích cực vận động các giới các tầng lớp nhân dân chủ động cử đại biểu đến dự. Ngày 13-8-1936, cuộc họp trù bị Uỷ ban lâm thời triệu tập Đông Dương Đại hội được tổ chức tại Toà soạn báo Việt Nam (Sài Gòn). Hơn 400 đại biểu phần lớn là những người lao động đến dự. Sự có mặt của các đại biểu các tầng lớp nhân dân và thái độ tích cực của một số trí thức yêu nước đã hướng cuộc họp ra khỏi ý đồ của các phần tử cải lương tư sản trong ban trù bị. Một Uỷ ban trù bị Đại hội Đông Dương được thành lập gồm 19 đại biểu: 3 đại biểu công nhân, 3 đại biểu nông dân, 3 đại biểu phụ nữ, 4 đại biểu báo chí và 6 đại biểu trí thức, tư sản. Một hình thức mặt trận được hình thành ở bên trên của phong trào - thể hiện tính dân chủ rõ rệt.
Những người cộng sản có mặt trong Tiểu ban tổ chức và cổ động đã đấu tranh buộc Uỷ ban trù bị phải chấp nhận lời kêu gọi các giới nhân dân cả nước lập ra các Uỷ ban hành động. Chỉ trong một thời gian ngắn, riêng ở Nam Bộ, 600 uỷ ban hành động được tổ chức, phát triển mạnh nhất là Sài Gòn - Chợ Lớn, Thủ Dầu Một, Châu Đốc, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sa Đéc... Hơn một nửa số uỷ ban hành động có trụ sở hoạt động công khai, phát hành báo chí, diễn thuyết, tuyên truyền... Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào Đông Dương Đại hội ở Nam Kỳ, chính quyền thực dân cho Phạm Huy Lục (Viện trưởng Viện Dân biểu Bắc Kỳ) cùng tay sai đứng ra triệu tập Hội nghị "thân hào" thành phố Hà Nội, tự thảo ra bản "Nguyện vọng của dân", cũng tô chức mít tinh, hội nghị báo chí... ngày 5-9-1936, tại Hà Nội hơn 400 người dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản, kéo đến nơi chúng đang hội họp đòi vào dự, bao vây chất vấn khi chúng ra về.
Ở Trung Kỳ chính quyền phản động cho Lê Thanh Canh (Thường trực Viện Dân biểu Trung Kỳ) đứng ra hô hào Đông Dương Đại hội ở Huế, hòng phá phong trào. Các đồng chí cựu chính trị phạm ở Huế, Quảng Nam, Vinh, Quảng Trị đã vận động các tầng lớp nhân dân hưởng ứng Đông Dương Đại hội. Ngày 20-9-1936, Đại hội toàn kỳ được tổ chức tại trụ sở Viện Dân biểu Trung Kỳ ở Huế. Diễn biến của Hội nghị vượt ra khỏi dự kiến của những kẻ âm mưu hướng cuộc vận động vào những mục tiêu cải lương. Dưới sự lãnh đạo của các lực lượng dân chủ, tiến bộ, hơn 500 người, phần lớn là người lao động đã tới địa điểm hội nghị, biến Đại hội thành diễn đàn phát biểu các nguyện vọng chính đáng của nhân dân, vạch mặt bọn tay sai trong Viện dân biểu. Sau hai ngày làm việc, Đại hội cử ra Uỷ ban lâm thời chi nhánh Trung Kỳ của Đông Dương Đại hội gồm 26 uỷ viên, trong đó nòng cốt là các đồng chí cựu chính trị phạm. Kéo dài trong một tháng, cuộc vận động Đông Dương Đại hội diễn ra sôi động ở khắp các địa phương, đặc biệt là Huế và Vinh.
Hoảng sợ trước phong trào quần chúng và ảnh hưởng lan rộng của Đảng, chính quyền phản động thuộc địa chuyển sang công khai đàn áp kết hợp với chia rẽ và xoa dịu. Ngày 15-9, chúng ra lệnh giải tán các Uỷ ban hành động, cấm nhân dân hội họp, bắt giam những đại biểu của Đảng và những người cảm tình với Đảng.
Năm 1936 đến 1939, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ, chống chiến tranh chống khủng bố lan rộng trong các tầng lớp nhân dân. Phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước đã tác động đến nhân dân các tỉnh Tây Nguyên và miền núi phía tây các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum đứng lên đấu tranh chống sưu thuế.
Khắp vùng rừng núi tây bắc Đắcglei đến đông nam Konplong, nhân dân nổi lên đấu tranh vũ trang dọc theo dải Trường Sơn hiểm trở, nông dân các dân tộc Xêđăng, Bana, Giarai cùng đồng bào Hrê, Càtu, Kor ở miền núi phía tây Quang Nam, Quảng Ngãi rào đường, đặt bẫy, cài chông, bao vây uy hiếp quân đồn trú... gây cho chúng nhiều thiệt hại. Nhân dân Đắklao, Longri (Đăcglei) là những người đầu tiên cầm vũ khí chiến đấu. Tiếp đó nhân dân Lehuar tổ chức bố phòng, lập phòng tuyến dọc sông Đăkrchong, đặt vị trí quan sát, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ buôn làng. Tại Konplong, nhiều hình thức đấu tranh diễn ra sôi nổi. Nhân dân tự trang bị vũ khí, đánh đồn địch. Vùng Đăkro Boong trở thành trung tâm của phong trào đấu tranh gây ảnh hưởng lớn đến đồng bào các dân tộc ở Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Tuy bị địch đàn áp, phong trào đấu tranh của nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum chống đi xâu, không nộp thuế cho giặc vẫn tiếp tục diễn ra.
Từ ngày 1/1 đến 13/3/1937, Trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam và nhân dân Pháp, Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp phải cử một phái đoàn do Giuyxtanh Gôđa (Justin Godart) dẫn đầu sang Đông Dương để điều tra tình hình.
Các lực lượng dân chủ và quần chúng lao động Việt Nam đón nhận sự kiện này như một cơ hội để biểu dương lực lượng và đưa ra những yêu sách đòi quyền dân sinh, dân chủ, đồng thời bày tỏ thái độ ủng hộ các chính sách tích cực của Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp chống lại chính sách thực dân của bọn phản động thuộc địa.
Hưởng ứng lời hiệu triệu của Mặt trận dân chủ Đông Dương, ngày 1-1-1937, 5.000 nhân dân Sài Gòn tiến vào bến cảng "đón" G. Gôđa. Từ Sài Gòn, phái đoàn qua Campuchia – Lào, tới Vinh (ngày 29-1), rồi đến Hà Nội (ngày 30-1). Tại Hà Nội, ngày 31-1, Gôđa đã chứng kiến một cuộc biểu tình của 30.000 quần chúng do những người cộng sản trong nhóm Le Travail (Lao động) tổ chức. Tiếp đó, Gôđa đi thăm một số địa phương như Hà Đông, Hòn Gai, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hoá và trở lại Vinh lần thứ hai (23-2) trong không khí đấu tranh sôi sục của 1.000 công nhân Nhà máy xe lửa Tràng Thi, 3.000 nông dân Nghi Xuân, Can Lộc và đại diện đông đảo các tầng lớp nhân dân đấu tranh chống các thủ đoạn đàn áp của chính quyền thực dân, đòi tiếp xúc với Gôđa.
Tại Huế có 20.000 quần chúng với tinh thần kỷ luật cao được sự lãnh đạo của những người cộng sản đã kiên trì chờ đợi ba ngày liền (từ ngày 24 đến ngày 26-2) để gặp Gôđa. Ngày 1-3, Gôđa dừng lại ở Quảng Ngãi, sau đó trở lại Sài Gòn, tiến hành một số chuyến đi tới vùng Hậu Giang. Ngày 13-3, Gôđa trở về Pháp sau một cuộc mít tinh tiễn đưa của hàng ngàn người để trao cho phái đoàn một bản kiến nghị gồm chín điểm nhấn mạnh đến những yêu sách đòi quyền tự do dân chủ của nhân dân Đông Dương.
Tháng 1/1937, Ở cả ba kỳ đã diễn ra 77 cuộc đấu tranh với hơn 20.000 người thuộc các lĩnh vực công nghiệp, đồn điền, chủ nhỏ Việt Nam.
Trên một phần ba số cuộc đấu tranh nổ ra ở khu công nghiệp và đồn điền. Số công nhân công nghiệp và đồn điền tham gia bãi công trong tháng 1 là 14.603 người (gồm 70% tổng số người đấu tranh). Sài Gòn, Chợ Lớn là nơi tập trung các cuộc đấu tranh của công nhân các xí nghiệp công nghiệp.
Tháng 1-1937, ở Hà Nội, những cuộc bãi công của thợ thủ công diễn ra rất sôi nổi.
Tháng 1 là tháng có số cuộc và số người đấu tranh cao nhất trong năm 1937. Các cuộc bãi công đã diễn ra cả ở khu công nghiệp và các ngành nghề thủ công với một khí thế mạnh chưa từng có.
Chính quyền thực dân phải thừa nhận phong trào công nhân trong tháng 1-1937 là một phong trào vừa có tính chất kinh tế, vừa có tính chất chính trị.
Tháng 5/1937, Cuộc mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động ở Sài Gòn: Nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động, tối 1-5-1937, tại Rạp hát Thành Xương (Sài Gòn), hơn 3.000 người gồm các tầng lớp nhân dân lao động đến họp mít tinh.
Những người dự mít tinh đã nhất trí thông qua bản kiến nghị đòi: Chính phủ ban hành luật tự do nghiệp đoàn cho lao động Đông Dương; Ban Thanh tra lao động phải can thiệp ngay vào vụ đình công ở Xưởng Ba Son hiện đã kéo dài 25 ngày; Chính phủ phải ân xá tù chính trị và thả hết những người bị bắt vì lý do tham gia lễ kỷ niệm 1-5từ trước đến nay.
Cũng trong ngày 1-5, hưởng ứng cuộc mít tinh của hơn 3.000 người ở Rạp hát Thành Xương, kiến nghị đòi thi hành luật lao động, ân xá chính trị phạm và ủng hộ cuộc bãi công của công nhân Ba Son, nhiều anh chị em công nhân Hãng Asiatích (Asiatique) Sài Gòn và toàn thể công nhân Hãng FACI đã nghỉ việc.
Ngày 29 đến 30/3/1938, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị toàn thể tại xã Tân Thới Nhất, gần Bà Điểm, Gia Định, với sự tham dự của các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Lê Hồng Phong, Võ Văn Tần, Nguyễn Chí Diểu... Hội nghị nhận định phong trào ở cả ba kỳ phát triển không đều, ở Nam Kỳ, Trung Kỳ phong trào đấu tranh mạnh hơn Bắc Kỳ. Những nơi tập trung đông công nhân như vùng mỏ ở Bắc Kỳ, đồn điền ở Nam Kỳ phong trào đấu tranh rất yếu. Về công tác nội bộ, Hội nghị xét thấy số lượng đảng viên trong cả nước tăng 60% nhưng sự phát triển không đều. Tại Trung Kỳ, Đảng phát triển mạnh nhất. Cơ sở Đảng ở Lào, Campuchia phát triển kém. Một số nơi, tổ chức Đảng còn thiếu chặt chẽ (như Chợ Lớn).
Hội nghị chủ trương để có thể lan rộng "xu hướng liên hiệp hành động” và phát triển thành "một lực lượng hành động mạnh mẽ" cần phải "bỏ hết những khẩu hiệu quá tả làm cho giai cấp tư sản bản xứ và các đảng phái khác sợ không dám đi với mình". Mặt trận Dân chủ cần liên hiệp hành động với những lực lượng tiến bộ người Pháp ở Đông Dương đấu tranh chống phát xít, chống chiến tranh, đòi hoà bình, dân chủ.
Ngoài những vấn đề trên, Hội nghị còn ra một nghị quyết riêng về phòng thủ Đông Dương và vận động binh lính, nêu lên quan điểm của Đảng về phòng thủ Đông Dương và giác ngộ binh lính địch.
Tại Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương có 11 đồng chí (2 đồng chí đang ở nước ngoài). Đồng chí Hà Huy Tập thôi giữ chức Tổng Bí thư. Ban Chấp hành Trung ương bầu đồng chí Nguyễn Văn Cừ làm Tổng Bí thư của Đảng.
Ngày 1/5/1938:
+ mít tinh kỷ niệm Quốc tế Lao động tại Hà Nội: Ở Hà Nội, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, những người cộng sản hoạt động công khai trong nhóm Tin tức đã vận động chi nhánh Đảng Xã hội Pháp đứng ra xin phép tổ chức kỷ niệm ngày 1-5. Thành uỷ Hà Nội chỉ thị cho toàn Đảng bộ tổ chức vận động quần chúng tham gia thật đông đảo.
Chính quyền thực dân tìm mọi cách đe doạ, nhưng không ngăn cản được sức mạnh của quần chúng. Đúng 16 giờ ngày 1-5, cuộc mít tinh công khai có 25.000 người dự gồm đầy đủ đại biểu của các giai cấp, tầng lớp nhân dân Thủ đô được tổ chức trọng thể tại khu Đấu Xảo Hà Nội (nay là Cung văn hoá Hữu Nghị). Cuộc mít tinh được tiến hành với ý thức tổ chức và kỷ luật rất cao.
Các đại biểu công khai vạch trần chính sách bóp nghẹt tự do dân chủ, đàn áp, bóc lột tàn nhẫn của chính quyền thuộc địa phản động và đòi thực hiện những yêu sách của nhân dân. Quần chúng dự mít tinh với hàng ngũ chỉnh tề, cờ đỏ, biểu ngữ, hát bài Quốc tế ca, hô vang các khẩu hiệu đòi tự do lập Hội ái hữu và nghiệp đoàn, đòi giảm thuế, chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ hoà bình... Đồng chí Trần Huy Liệu, đại diện nhóm Tin tức đọc diễn văn được quần chúng cổ vũ, hoan nghênh.
+ mít tinh ở Sài Gòn: tại Sài Gòn cũng diễn ra cuộc mít tinh lớn tại rạp hát Đội Có với hàng nghìn người tham dự, thuộc đủ các tầng lớp công nhân, nông dân, trí thức, văn nghệ sĩ, tiểu thương, tiểu chủ, thanh niên, phụ nữ... Cuộc mít tinh do bộ phận hoạt động công khai của Đảng bộ thành phố gồm Nguyễn Văn Kỉnh, Nguyễn Văn Chùa, Trần Văn Út, Hai Sóc... vận động tổ chức.
Những người tham dự mít tinh hô to các khẩu hiệu đòi tự do nghiệp đoàn ái hữu, triệt để thi hành Luật lao động, tăng lương, giảm sưu thuế; chống chiến tranh đế quốc; ủng hộ hoà bình, ủng hộ Liên Xô; đoàn kết với cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc và nhân dân Tây Ban Nha.
Phái Tờrốtkít trà trộn vào cuộc mít tinh gây chia rẽ và phá hoại. Họ bị quần chúng nhân dân vạch mặt và đuổi ra khỏi cuộc mít tinh.
Giữa năm 1938, đồng bào dân tộc Cor ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) và Trà Mi (Quảng Nam), trung tâm là vùng núi Cà Đam thuộc huyện Trà Bồng nổi dậy, dưới sự lãnh đạo của ông Đinh Gia (thường gọi là phó Mục Gia), làm lễ đâm trâu tế thần, vùng lên khởi nghĩa.
Sau khi làm lễ, nghĩa quân chia làm bốn cánh do các ông Chân, Gia, Tài, Phú tiến về đánh đồn Pháp ở châu lỵ Trà Bồng.
Đồng bào Cor trong vùng sôi nổi hưởng ứng phong trào, chạy vào núi rừng Cà Đam, triển khai thế trận chông, thò, cạm bẫy, kết hợp với giáo, mác tên tẩm thuốc độc và áp dụng các chiến thuật phục kích, tập kích nhỏ để chống địch vây quét dài ngày, làm cho địch bị thương vong nhiều. Tiêu biểu là trận chống càn ở Gò Rê, xã Trà Phong làm hàng chục tên lính khố xanh bị thương phải chạy về Trà Bồng. Nhân dân xây dựng tám làng chiến đấu sống bất hợp pháp với địch, còn đa số sống hợp pháp, tiếp tục đấu tranh đòi tự do đi lại làm ăn, mua bán trao đổi hàng hoá...
Nhờ phương pháp đấu tranh mềm dẻo, linh hoạt, đồng bào Cor đã chống trả được các cuộc vây quét dài ngày cũng như những thủ đoạn chiêu hàng của địch. Chúng không thể kiểm soát được nhiều làng xã ở vùng cao tây Quảng Ngãi.
Ngày 25/7/1938, đồng chí Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp viết và cho xuất bản cuốn Vấn đề dân cày. Với bút danh Qua Ninh và Vân Đình, cuốn sách do Nhà sách Đức Cường xuất bản thành hai tập (tập thứ ba do đồng chí Trường Chinh hoàn thành bản thảo vào đầu năm 1940, nhưng sau đó bị thất lạc) phát hành tại Hà Nội. Trong cuốn sách, hai tác giả đặt vấn đề ruộng đất và dân cày là nội dung trụ cột của vấn đề Đông Dương; phân tích về địa vị giai cấp, vị trí khuynh hướng và tính chất của giai cấp nông dân; phê phán những nhận thức và quan điểm sai lầm đối với giai cấp nông dân. Cuốn sách cũng tố cáo trước dư luận những chính sách phản động của bọn thực dân và phong kiến tay sai về ruộng đất, tô thuế, nạn cho vay nặng lãi... đối với dân cày và nêu lên những yêu sách của dân cày Đông Dương trước Mặt trận Nhân dân Pháp.
Năm 1938 đến 1939, đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Nam chống giặc: Trước nạn xâu dịch nặng nề, một số cai đốc người Thượng cho người viết đơn, lấy dấu tay trưởng làng, mang ra kiện ở Toà Khâm sứ Huế. Chính quyền thực dân điều hai trung đội lính khố xanh lên vùng cao Hiên, Giằng để răn đe các bản làng trì hoãn không chịu đi làm xâu. Nhân dân các làng bản đã tụ họp, bàn bạc, kiên quyết không chịu đi làm xâu.
Tháng 2-1939, được tin 20 lính dẫn giải 40 người Thượng bị bắt đi làm xâu qua vùng, thanh niên Hiên, Giằng tổ chức mai phục, tiêu diệt 4 tên lính. 13 bản làng trong vùng với hơn 1.000 dân làm lễ ăn mừng thành lập làng lớn đoàn kết chống giặc.
Tháng 2/1939, đồng bào dân tộc thiểu số huyện Giằng (Quảng Nam) đánh Pháp: Năm 1935, thực dân Pháp đóng đồn tại huyện Giằng để mở rộng kiểm soát đến lưu vực sông Cái và sông Bung, khẩn trương mở đường 14 nối liền Đà Nẵng - Kon Tum. Chúng bắt nhân dân các huyện Hoà Vang, Điện Bàn, Đại Lộc, Hiên, Giằng đi làm xâu, xây đồn, làm đường.
Căm phẫn trước chính sách bóc lột của thực dân Pháp, đồng bào miền núi đã nổi lên đấu tranh, phong trào chống “xâu Giằng” phát triển mạnh ở các huyện, Pháp căm tức nên chúng cho hai trung đội lính khố xanh tiến lên đàn áp. Trước âm mưu của thực dân Pháp, một số thanh niên nghèo làng Dalngôh như Trgia, Trgương chuẩn bị chiến đấu, tập hợp trai làng kiên quyết đánh Tây.
Tháng 2-1939, được tin 20 lính và 40 dân công người Thượng đi từ bến Giằng lên Chaval, qua sông Ra Công, sông Pút đến Zra, Trgia tổ chức thanh niên mai phục, dùng nỏ đánh địch tại Concơneng. Tên chỉ huy bị trúng tên của Trgia, 4 tên khác bị chết vì tên độc. Bọn lính phải bỏ dở cuộc hành quân.
Thắng lợi của cuộc chiến đấu ở Concơneng làm đồng bào dân tộc vùng Laê rất phấn khởi, họ suy tôn Trgia là con trời, tiếng vang đến tận vùng Đak Chưng của Lào. 13 bản làng (trên 1.000 dân) theo Trgia về Paná làm lễ ăn mừng chiến thắng, thề đoàn kết đánh Tây.
Từ ngày 6 đến 8/11/1939, Hội nghị lần thứ VI Ban Chấp hành Trung ương Đảng được tổ chức tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định). Dự hội nghị có các đồng chí Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, Lê Duẩn..., đồng chí Nguyễn Văn Cừ - Tổng Bí thư của Đảng, chủ trì Hội nghị. Hội nghị VI phân tích tình hình thế giới và trong nước, chỉ ra mâu thuẫn chủ yếu, gay gắt nhất ở Đông Dương lúc này là mâu thuẫn giữa đế quốc và các dân tộc Đông Dương, đặt ra:
+ Mục tiêu chiến lược trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập
+ Hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thay bằng khẩu hiệu "tịch ký ruộng đất của những địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc". Lần đầu tiên, Hội nghị làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ phản đế và phản phong, xác định rõ nhiệm vụ phản đế là quan trọng, làm rõ thêm tính chất khăng khít nhưng không tiến hành nhất loạt ngang nhau giữa hai nhiệm vụ đó.
+ Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận Dân chủ Đông Dương, dựa trên cơ sở liên minh công nông là "hai lực lượng chính của cách mạng" để đoàn kết tất cả các giai cấp các đảng phái, các dân tộc các phần tử phản đế
+ Kẻ thù chủ yếu: đế quốc và tay sai của chúng.
+ Khẩu hiệu lập chính quyền Xôviết công, nông binh được thay thế bằng khẩu hiệu lập chính quyền dân chủ cộng hoà.
+ Phương pháp cách mạng: chuyển từ đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ sang đấu tranh trực tiếp đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai, từ hoạt động hợp pháp nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật và bất hợp pháp “bước tới bạo động làm cách mạng giải phóng dân tộc".
Cuối năm 1939, Đảng rút vào hoạt động bí mật: Bị Pháp đàn áp dã man, Đảng chú trọng củng cố cơ sở Đảng ở nông thôn, chuẩn bị rút vào hoạt động bí mật. Ngày 8-9-1939, Hội nghị Xứ uỷ Bắc Kỳ ra Nghị quyết về rút vào bí mật, bảo toàn lực lượng, đề ra kế hoạch đối phó với tình hình trước mắt. Nhiều đồng chí được lệnh phân tán đi các địa phương hoạt động bí mật. Một số đồng chí khác được cử ra nước ngoài công tác. BáoĐời nay bị cấm được thay thế bằng tờ Thông tin.
Cuối tháng 6/1940, Nguyễn Ái Quốc gặp các đồng chí Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp (do Trung ương Đảng phái từ trong nước ra) bên bờ Thuý Hồ (Côn Minh, Vân Nam) người cùng các đồng chí trao đổi về tình hình trong nước, về Mặt trận Dân chủ, về chuyện làm báo.
Ngày 27/9/1940, khởi nghĩa Bắc Sơn: quân Pháp bị Nhật đánh tan nên chúng tháo chạy về Bắc Sơn. 20 giờ ngày 27-9-1940, lực lượng khởi nghĩa khoảng 600 người gồm: tự vệ, quần chúng các dân tộc Tày, Dao, Nùng, Kinh... chia làm ba mũi, nổ súng tiến công đồn Mỏ Nhài (châu lỵ Bắc Sơn). Trước khí thế của quân khởi nghĩa, tri châu và binh lính bỏ đồn tháo chạy. Ban Chỉ huy khởi nghĩa tuyên bố xoá bỏ chính quyền đế quốc, hạ lệnh đốt sổ sách, giấy tờ của địch.
Ngày 28 và 29, quân khởi nghĩa liên tiếp phục kích tiêu diệt hoặc tước khí giới tàn binh Pháp ở Canh Tiêm, Sập Dì, Nà Ti, Thâm Thông.
Song, lực lượng khởi nghĩa phân tán, không thừa thắng tiến công địch và mở rộng địa bàn hoạt động. Giặc Pháp, sau khi đầu hàng phát xít Nhật, chấp nhận những yêu sách của Nhật, chúng cấp tốc điều quân trở lại Bắc Sơn đàn áp lực lượng khởi nghĩa. Thực dân Pháp đánh chiếm Mỏ Nhài, lập lại bộ máy cai trị ở Bắc Sơn. Không khí khủng bố lan tràn khắp châu Bắc Sơn.
Giữa lúc Ban Chỉ huy khởi nghĩa đang lúng túng tìm cách đối phó, Xứ uỷ Bắc Kỳ kịp thời cử đồng chí Trần Đăng Ninh lên tăng cường lãnh đạo. Trung tuần tháng 10, Ban Chỉ huy khu được thành lập do đồng chí Trần Đăng Ninh đứng đầu. Ngày 13-10-1940, cuộc họp ở rừng Tân Hương quyết định thành lập đơn vị du kích Bắc Sơn đầu tiên.
Từ ngày 6 đến 9/11/1940, Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại làng Đình Bảng (huyện Từ Sơn, Bắc Ninh). Tham dự Hội nghị có các đồng chí Trường Chinh, Hạ Bá Cang, Hoàng Văn Thụ, Phan Đăng Lưu, Trần Đăng Ninh. Hội nghị xác định:
+ Đường lối chiến lược: nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tạm rút khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
+ Kẻ thù chính: đế quốc Pháp - Nhật
Hội nghị quyết định hai vấn đề: (1) duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn, thành lập những đội du kích, dùng hình thức vũ trang công tác, xây dựng cơ sở cách mạng, khi cần thiết thì chiến đấu chống địch khủng bố, tiến tới thành lập căn cứ du kích, lấy vùng Bắc Sơn, Võ Nhai làm trung tâm, do Trung ương trực tiếp chỉ đạo; (2) chỉ thị cho Xứ uỷ Nam Kỳ đình chỉ khởi nghĩa vũ trang ở Nam Bộ vì chưa có đủ điều kiện chủ quan và khách quan bảo đảm giành thắng lợi. Đồng chí Phan Đăng Lưu, ủy viên Trung ương Đảng được giao nhiệm vụ truyền đạt chủ trương này của Trung ương đến Đảng bộ Nam Kỳ.
Ban Chấp hành Trung ương lâm thời được thành lập gồm các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Phan Đăng Lưu, do đồng chí Trường Chinh làm quyền Tổng Bí thư.
Tháng 11/1940, Khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra vào đêm 22 rạng sáng 23/11/1940 ở hầu khắp các tỉnh từ miền Đông đến miền Tây Nam Bộ, ở Biên Hoà, Gia Định, Chợ Lớn, Tân An, Bến Tre, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá, đặc biệt quyết liệt ở Hóc Môn (Bà Điểm, Gia Định), Cai Lậy (Mỹ Tho), Vũng Liêm (Vĩnh Long). Cả vùng nông thôn rung chuyển trước sức mạnh đến công của quần chúng cách mạng. Nhiều đồn bốt, công sở, đường giao thông... của địch bị phá. Tại một số xã, quận, chính quyền địch hoang mang, tan rã, chính quyền cách mạng được thành lập tịch thu ruộng đất của địa chủ và phản động chia cho dân cày nghèo, trừng trị bọn phản cách mạng... Cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong nhiều cuộc biểu tình và những nơi đã thành lập chính quyền cách mạng.
Do kế hoạch khởi nghĩa bị lộ thực dân Pháp kịp thời đối phó. Chúng lập tức huy động các lực lượng tiến hành một chiến dịch khủng bố trắng cực kỳ tàn khốc. Hàng chục xe chở đầy lính được tung đi săn lùng quân du kích, càn quét các vùng khởi nghĩa. Hai mươi máy bay được huy động đi ném bom các vùng có quần chúng nổi dậy như Năm Thôn, Cai Lậy, Chợ Giữa, Càng Long (Mỹ Tho). Chúng còn dùng dây thép xuyên qua bàn tay hoặc bắp chân người, câu thành từng chuỗi rồi quẳng xuống biển. Trong thời gian từ ngày 23-11-1940 đến ngày 31- 12-1940, ở các tỉnh Gia Định, Mỹ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên, thực dân Pháp bắt 5.848 người. Hàng ngàn người bị xử tử, bị đày ra Côn Đảo, đi các trại tập trung Tà Lài, Bà Rá.
Lực lượng nghĩa quân ít ỏi còn lại rút về Truông Mít (Thủ Dầu Một), Bình Hoà, Bình Thành trong vùng Đồng Tháp và rừng U Minh để củng cố lực lượng.
Do thời cơ chưa xuất hiện, khởi nghĩa Nam Kỳ đã thất bại. Song, cuộc khởi nghĩa biểu lộ lòng căm thù sâu sắc của nhân dân với đế quốc, tinh thần anh dũng quật khởi của quần chúng cách mạng.
Đầu tháng 1/1941, Nguyễn Ái Quốc tổ chức một lớp huấn luyện ngắn ngày cho 43 đảng viên bị quân Pháp lùng bắt phải lánh sang làng Nậm Quang, Tĩnh Tây (Quảng Tây, Trung Quốc). Tham gia huấn luyện là Nguyễn Ái Quốc và các cộng sự Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp... Nội dung chương trình huấn luyện của lớp gồm ba phần chính: Tình hình thế giới và trong nước; tổ chức các đoàn thể quần chúng: Công nhân Cứu quốc, Nông dân Cứu quốc, Thanh niên Cứu quốc..., các Đội tự vệ của Việt Minh; phương pháp điều tra, tuyên truyền, tổ chức, huấn luyện cán bộ, đấu tranh. Số cán bộ học viên được phân ra ở cả hai làng Nậm Quang và Nậm Tấy. Ban ngày lớp ra bãi rừng luyện tập, ban đêm học tại một địa điểm nhà dân.
Kết thúc lớp huấn luyện đồng chí Nguyễn Ái Quốc tổ chức kiểm tra chặt chẽ để học viên nắm chắc tình hình và nhiệm vụ mới của cách mạng Việt Nam, phương pháp tổ chức các đoàn thể cứu quốc phù hợp với tình hình cách mạng.
Các học viên nhận nhiệm vụ nhanh chóng về Cao Bằng, toả về các châu Hoà An, Hà Quảng, Nguyên Bình..., tiến hành thí điểm vận động quần chúng, xây dựng các Hội Cứu quốc.
Ngày 13/1/1941, ông Nguyễn Tri Cung (Đội Cung), chỉ huy đồn Rạng, lãnh đạo anh em binh lính nổi dậy chiếm đồn Chợ Rạng (Thanh Chương), tiếp đón tiến về đánh chiếm đồn Đô Lương - cách đó 20 kilômét. Ông Đội Cung để lại bốn người giữ đồn Chợ Rạng, còn 32 người định thừa thắng kéo về Vinh (tỉnh lỵ Nghệ An) đánh chiếm trại lính khố xanh. Nhưng, cuộc tiến công không thành công, toàn bộ những người tham gia khởi nghĩa bị bắt.
Thực dân Pháp mau chóng dập tắt cuộc khởi nghĩa, xử tử Đội Cung và 10 người lính khác, số còn lại bị tù chung thân và khổ sai từ 10 đến 20 năm.
Cuộc khởi nghĩa của binh lính Đô Lương không có sự tham gia của đông đảo quần chúng, không có sự lãnh đạo của Đảng. Song "Những cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, Bắc Sơn, Đô Lương vừa rồi đã tỏ rằng: Đồng bào ta quyết nối gót người xưa, phấn đấu hy sinh đặng phá tan xiềng xích". Ngay khi cuộc nổi dậy nổ ra, Đảng kịp thời kêu gọi quần chúng nhân dân cổ vũ, ủng hộ.
Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước. Qua biên giới Việt - Trung, đến cột mốc 108 thuộc xã Trường Hà (Hà Quảng, Cao Bằng), Nguyễn Ái Quốc dừng lại hồi lâu, xúc động. Người cúi đọc những chữ Hán và chữ Pháp được khắc ở cả hai mặt cột mốc. Người đứng lặng nhìn về phía Tổ quốc, thấp thoáng xa những cụm nhà nhỏ trong lũng ngô, hoa mai, hoa biooc-cà trắng thơm mùi huệ.
Để giữ bí mật, Người tạm nghỉ ở một gia đình người dân tộc, sau đó chuyển đến ở và làm việc tại hang Cốc Bó (thuộc làng Pác Bó, Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng). Cùng đến Cốc Bó với Người có các đồng chí Lê Quảng Ba, Phùng Chí Kiên, Hoàng Văn Lộc, Thế An, Đặng Văn Cáp.
Tại đây. Người mang bí danh "Già Thu”, "Cụ Thu Sơn”, trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng các đoàn thể Cứu quốc ở Cao Bằng. Người mở nhiều lớp huấn luyện cán bộ, lược dịch cuốn sách Lịch sử Đảng Cộng sản (b) Liên Xô, biên soạn Cách đánh du kích, Cách huấn luyện cán bộ quân sự, để làm tài liệu học tập, xúc tiến công tác chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương.
Tháng 2/1941, thành lập các đội Việt Nam Cứu quốc quân:
+ Trung đội Việt Nam Cứu quốc quân thứ nhất thành lập ngày 23-2-1941 ở rừng Khuất Nội (xã Vũ Lễ, châu Bắc Sơn). Toàn đội có 32 người chia làm 3 tiểu đội, vũ khí có 5 súng trường, một ít súng kíp, dao găm... Sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 5-1941, đồng chí Phùng Chí Kiên, Uỷ viên Trung ương, được cử làm Chỉ huy trưởng Căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai và Trung đội Việt Nam Cứu quốc quân.
+ Trung đội Việt Nam Cứu quốc quân thứ hai thành lập ngày 15-9-1941, ngay giữa vòng vây của hàng ngàn quân địch, tại rừng Khuôn Mánh (xã Tràng Xá, Võ Nhai). Toàn đội buổi đầu thành lập gồm 47 chiến sĩ, trong đó có 3 nữ, chia thành 5 tiểu đội. Vũ khí trang bị có 3 súng khai hậu, còn lại là súng kíp và dao găm. Chỉ huy là các đồng chí Chu Văn Tấn, Nguyễn Cao Đàm.
+ Trung đội Cứu quốc quân thứ ba thành lập ngày 25-2- 1944 ở Khui Kịch (châu Sơn Dương, Tuyên Quang). Toàn đội có 24 chiến sĩ, chia làm 3 tiểu đội. Ban Chỉ huy Trung đội đều là cán bộ chiến sĩ trưởng thành từ Cứu quốc quân thứ hai.
Từ tháng 2 đến tháng 4/1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trương tổ chức thí điểm Mặt trận Việt Minh ở ba châu Hà Quảng, Hoà An và Nguyên Bình. Người giao cho đồng chí Vũ Anh chỉ đạo triển khai công tác này, từ tháng 2-1941 đến tháng 4-1941.
Các cán bộ Cao Bằng đã qua lớp huấn luyện nhanh chóng triển khai xây dựng nhiều tổ Cứu quốc ở các địa phương trong tỉnh. Chỉ trong 3 tháng, 2000 người thuộc mọi tầng lớp đã tham gia các đoàn thể Thanh niên Cứu quốc, Phụ nữ Cứu quốc, Nông dân Cứu quốc, Nhi đồng Cứu quốc. Trong 6/7 tổng của Hoà An có các Hội Cứu quốc. Ở Hà Quảng có 10/20 xã có các tổ chức Cứu quốc; Nguyên Bình: 2 xã có tổ chức Cứu quốc.
Cuối tháng 4-1941, Hội nghị cán bộ tỉnh Cao Bằng được tiến hành tại Coọc Mụ (Pác Bó) do đồng chí Hoàng Văn Thụ và đồng chí Vũ Anh chủ trì, nhằm rút kinh nghiệm tổ chức thí điểm Mặt trận Việt Minh ở Cao Bằng
Từ ngày 10 đến 19/5/1941, Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng được tổ chức trong rừng Khuổi Nậm, thuộc Pác Bó (Hà Quảng -Cao Bằng). Dự Hội nghị có các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Phùng Chí Kiên, Hoàng Quốc Việt, Vũ Anh và một số đồng chí khác. Hội nghị có các nội dung chính:
- Khẳng định cuộc cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới, của phong trào dân chủ chống phát xít.
- Mâu thuẫn chủ yếu phải được giải quyết cấp bách lúc này là mâu thuẫn giữa các dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc phát xít Pháp - Nhật.
* Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc lên hàng đầu
* Lực lượng tham gia cách mạng: tập hợp lực lượng toàn dân và phải đoàn kết hết sức rộng rãi trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp, phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc.
* Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh). Các tổ chức quần chúng yêu nước chống đế quốc trong Mặt trận đều lấy tên là Hội Cứu quốc như Hội Công nhân Cứu quốc, Hội Nông dân Cứu quốc, Hội Phụ nữ Cứu quốc, Hội Thanh niên Cứu quốc, Hội Phụ lão Cứu quốc... Với các dân tộc Lào, Cao Miên, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận ở mỗi nước, tiến tới thành lập một Mặt trận chung Đông Dương.
* Khẩu hiệu: chủ trương tạm gác khẩu hiệu đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng công, giảm tô, giảm tức.
* Phương pháp cách mạng là "cuộc cách mạng Đông Dương kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang". Hội nghị quyết định phải xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, khi thời cơ đến “với lực lượng sẵn có ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn".
Hội nghị bầu Ban Chấp hành Trung ương chính thức gồm các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hạ Bá Cang, Phùng Chí Kiên, đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư của Đảng. Ban Thường vụ Trung ương Đảng gồm các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hạ Bá Cang.
Ý nghĩa Hội nghị: Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã hoàn chỉnh chủ trương thay đổi chiến lược cách mạng được đề ra từ Hội nghị tháng 11-1939, có ý nghĩa quyết định thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Minh được thành lập. Mặt trận Việt Minh có tổ chức khác với cơ chế tổ chức của Đảng. Phương pháp tổ chức các hội quần chúng trong mặt trận rất mềm dẻo, có cả những đoàn thể không có điều lệ, hoạt động công khai hoặc bán công khai... nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân, các đảng phái tham gia Mặt trận
Ngày 25-10-1941, Mặt trận Việt Minh công bố Tuyên ngôn, Chương trình và Điều lệ, nêu rõ tôn chỉ, mục đích: "Việt Minh kết nạp từng đoàn thể, không cứ đảng phái, đoàn thể nào của người Việt Nam hay của các dân tộc thiểu số sống trong nước Việt Nam không phân biệt giai cấp, tôn giáo và xu hướng chính trị, hễ thừa nhận mục đích, tôn chỉ là chương trình của Việt Minh và được Tổng bộ Việt Mmh thông qua, thời được gia nhập Việt Minh".
Chương trình cứu nước của Việt Minh gồm 44 điểm, là một hệ thống chính sách về chính trị, kinh tế, văn hoá và những chính sách cụ thể đối với các tầng lớp công nhân, nông dân, binh lính, công chức, học sinh, phụ nữ, thiếu nhi, người già và người tàn tật, tư sản, địa chủ nhà buôn. Sau này, Chương trình được đúc kết thành 10 chính sách lớn đem thực hiện ở Khu Giải phóng Việt Bắc và được Đại hội quốc dân Tân Trào thông qua, trở thành chính sách cơ bản của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Tháng 10/1941, Nguyễn Ái Quốc lập Đội du kích vũ trang đầu tiên của Cao Bằng. Đảng bộ Cao Bằng nghiên cứu, lựa chọn 12 cán bộ cốt cán, trung kiên do đồng chí Lê Quảng Ba làm Đội trưởng, đồng chí Hoàng Sâm làm Đội phó, đồng chí Lê Thiết Hùng là Chính trị viên. Đội vũ trang được trang bị 3 súng lục, 4 súng trường. Nhiệm vụ của Đội là bảo vệ cơ quan lãnh đạo của Đảng, củng cố và giữ vững đường giao thông liên lạc, tham gia công tác tuyên truyền Mặt trận Việt Minh, giúp các địa phương huấn luyện tự vệ. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc sẽ trực tiếp tham gia vào công tác huấn luyện quân sự và giáo dục tư tưởng cho đội.
Kết thúc buổi lễ thành lập Đội, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trao cho các đồng chí Lê Quảng Ba và Lê Thiết Hùng một tờ giấy ghi 10 điều kỷ luật và những nguyên tắc hoạt động của Đội du kích.
Sau một thời gian hoạt động tập trung, các chiến sĩ được phân tán đi các huyện trong tỉnh Cao Bằng giúp tổ chức và huấn luyện các Đội tự vệ.
Tháng 2/1942, Tác phẩm Lịch sử nước ta của đồng chí Nguyễn Ái Quốc được xuất bản. Bản lịch sử diễn ca gồm 236 câu lục bát trình bày lịch sử Việt Nam từ thời Vua Hùng dựng nước đến năm 1941. Nội dung chủ yếu của tác phẩm nêu bật tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc qua các triều đại, ca ngợi những anh hùng dân tộc - những tấm gương chiến đấu chống ngoại xâm từ Phù Đổng đến Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bôn, Ngô Quyền...
Từ ngày 25 đến 28/2/1943, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La (Đông Anh, Phúc Yên, nay thuộc Hà Nội) để bàn việc mở rộng Mặt trận Dân tộc thống nhất và xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Hội nghị nhận định: phong trào còn thiếu đồng đều, các đoàn thể Việt Minh còn chật hẹp nhất là ở thành thị; chủ trương mở rộng hơn nữa Mặt trận Dân tộc thống nhất chống phát xít Nhật - Pháp (tức Mặt trận Việt Minh). Hội nghị chủ trương liên minh với tất cả các đảng phái và các nhóm yêu nước trong và ngoài nước chưa gia nhập Việt Minh nhằm tăng cường sức mạnh đại đoàn kết giải phóng của dân tộc Đông Dương thoát khỏi ách thống trị của phát xít Nhật - Pháp; Hội nghị quyết định lập Hội Văn hóa Cứu quốc ở các thành phố, nhằm đoàn kết trí thức và các nhà văn hoá vào Mặt trận...
Vào tháng 2 năm 1943, các đồng chí lãnh đạo của hai khu căn cứ Cao Bằng và Bắc Sơn - Võ Nhai họp tại Lũng Hoà (Hoà An, Cao Bằng) quyết định nối liền hai khu căn cứ, phát triển dần xuống trung du, đồng bằng để kết hợp với phong trào toàn quốc, giữ vững đường liên lạc với Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
Thực hiện chủ trương đó, hai căn cứ Cao Bằng và Bắc Sơn - Võ Nhai khẩn trương xúc tiến việc đánh thông đường liên lạc, tạo dựng các hành lang chính trị nối liền hai khu.
Từ Cao Bằng, các phong trào Nam tiến, Đông tiến và Tây tiến tiếp tục đẩy mạnh. Phong trào Nam tiến thành lập 19 đội xung phong Nam tiến phát triển phong trào Việt Minh từ Cao Bằng xuống Bắc Cạn. Đến cuối năm 1943, các Đội xung phong Nam tiến tạo dựng và mở rộng các đoàn thể Việt Minh các dân tộc Ngân Sơn, Chợ Rã, Bạch Thông, Chợ Đồn (Bắc Cạn) tạo điều kiện ra đời của Khu Việt Minh Quang Trung, kéo dài từ Nguyên Bình (Cao Bằng) xuống Chợ Đồn (Bắc Cạn), tiếp giáp với Thái Nguyên, Tuyên Quang
Tháng 1/1944, Hội nghị Quân chính Bắc Kỳ được triệu tập ở làng Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh. Hội nghị kiểm điểm sự phát triển của các đoàn thể Cứu quốc; việc tổ chức các Đội tự vệ vũ trang, việc xây dựng các căn cứ quân sự ởnhững nơi có tổ chức Đảng vững, quần chúng giác ngộ.
Hội nghị đề ra các biện pháp phát triển công tác công vận, binh vận; đặt vấn đề đẩy mạnh quân sự hoá các đoàn thể quần chúng, trước hết là các Đội tự vệ. Hội nghị cũng chủ trương tiếp tục mở các lớp huấn luyện quân sự cho các Xứ uỷ viên, Tỉnh uỷ viên, Thành uỷ viên để tổ chức huấn luyện quân sự trong các địa phương.
Ngày 7/5/1944, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị Về sửa soạn khởi nghĩa. Nội dung Chỉ thị gồm năm điểm:
1. Ai xông ra đánh quân thù?
2. Lấy gì mà đánh?
3. Đánh bằng cách gì?
4. Đánh vào lúc nào sẽ thắng?
5. Làm thế nào đẩy mạnh phong trào tiến tới khởi nghĩa?
Chỉ thị nêu rõ: người ra đánh quân thù là bộ đội du kích, Đội tự vệ cứu quốc, tiểu tổ du kích, do đó, phải "hết sức phát triển và thống nhất các Đội tự vệ sẵn có và tổ chức những Đội tự vệ mới", phải tuyển "những phần tử hăng hái, nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, can đảm, tổ chức ra những tiểu tổ du kích (...), phải tuyển một số chiến sĩ can đảm và khoẻ mạnh nhất để (...) tham gia các bộ đội du kích chính thức". Chỉ thị yêu cầu các đội viên tự vệ, du kích phải sắm sửa những vũ khí để đánh, để phá hoại như dao, gậy, giáo, cuốc chim, kìm, súng, bom đạn; phải tổ chức "ngày mua súng , lập "quỹ mua súng"... Chỉ thị đề ra cách đánh du kích và chỉ rõ thời gian lãnh đạo quần chúng nổi dậy là vào lúc quân thù chia rẽ hoang mang, đoàn thể Cứu quốc và chiến sĩ cách mạng đã quyết tâm nổi dậy, nhân dân đã nhiệt liệt tán thành khởi nghĩa...
Để quán triệt sâu rộng hơn nữa tinh thần bản Chỉ thị, đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh viết bài "Hãy nắm lấy khâu chính" đăng trên báoCờ giải phóng, số 6 (ngày 25-7- 1944) tóm tắt thành năm việc cốt yếu để thi hành Chỉ thị nói trên của Tổng bộ Việt Minh.
Ngày 10/8/1944, Mặt trận Việt sinh ra Lời kêu gọi "Sắm vũ khí! Đuổi thù chung!". Trong Lời kêu gọi, Mặt trận Việt Minh nêu rõ sự tàn bạo của đế quốc phát xít Pháp, Nhật đối với nhân dân ta; chỉ rõ muốn cứu nước, cứu nhà phải "gấp nổi dậy giết giặc”, muốn giết giặc "phải có vũ khí”.
Lời kêu gọi chỉ rõ: muốn có vũ khí đánh giặc, trong mấy năm qua Mặt trận Việt Minh đã cổ động đồng bào, binh lính mang khí giới của giặc về với cách mạng, “lấy súng thù bắn thù”. Song, trước tình hình chuyển biến mạnh mẽ, không thể chỉ chú ý vào cách lấy súng của kẻ thù mà còn phải tự sắm sửa để trang bị cho các đội du kích nổi dậy khi có đủ thời cơ. Ngoài việc tự sản xuất vũ khí, lực lượng vũ trang cần thiết phải mua vũ khí tinh xảo của nước ngoài; trong đó việc góp tiền mua vũ khí phải là việc chung của tất cả các giới đồng bào yêu nước.
Lời kêu gọi hô hào nhân dân góp tiền vào quỹ mua súng của Mặt trận Việt Minh, giúp Việt Minh mua vũ khí trang bị cho lực lượng vũ trang cách mạng.
Lời kêu gọi nêu rõ: "Thời cơ đang thúc giục ta, những đội quân du kích của Việt Minh đã đặt bao nhiêu hy vọng vào lòng sốt sắng yêu nước của chúng ta. Đồng bào hãy tìm các tổ chức Việt Minh các nơi mà trao tiền cho quỹ mua súng". "Một đồng tiền quyên cho quỹ mua súng” lúc này (...) là một viên gạch để xây đắp lâu đài Độc lập cho dân tộc Việt Nam".
Tháng 8/1944, Để thúc đẩy phong trào cách mạng đi tới, Trung ương Đảng Xứ uỷ Bắc Kỳ tổ chức Hội nghị Quân sự tại Kha Sơn, Phú Bình, Thái Nguyên, thuộc An toàn khu II (ATK II) để bàn việc thành lập, phân định các chiến khu ở miền Bắc. Đảng chia như sau:
- Chiến khu I gồm Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, có nhiệm vụ phát triển cơ sở sang biên giới, giữ liên lạc với biên giới; phát triển cơ sở, bắt liên lạc với Bắc Giang, Thái Nguyên; khống chế đường xe lửa Hà Nội - Lạng Sơn và đường số 4.
- Chiến khu II gồm Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang, một phần Lạng Sơn, một phần Phú Thọ, một phần Vĩnh Yên. Chiến khu này sẽ phân thành hai phân khu lấy sông Cầu làm ranh giới. Phân khu A (khu Quang Trung) từ Tả ngạn sông Cầu vùng Nhã Nam, Hiệp Hoà lên Bắc Sơn, Võ Nhai, tiếp giáp với Bắc Cạn. Phân khu B (khu Nguyên Huệ) ở Hữu ngạn sông Cầu gồm các châu, phủ: Phú Lương, Đại Từ, Định Hoá, nửa Đồng Hỷ (Thái Nguyên), Nam Chợ Mới, Chợ Đồn, thị xã Bắc Cạn (Bắc Cạn), Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên, Chiêm Hoá (Tuyên Quang), Lập Thạch (Vĩnh Yên). Nhiệm vụ của Chiến khu II là xây dựng căn cứ, phát triển cơ sở, đánh thông đường liên lạc với Chiến khu I, khống chế đường xe lửa Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Lào Cai và các quốc lộ 1, 2, 3; tích cực xây dựng và phát triển Cứu quốc quân, tự vệ chọn đầu; huấn luyện phổ cập quân sự cho quần chúng Việt Minh.
- Chiến khu III gồm Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá một phần Sơn Tây, có nhiệm vụ khống chế đường xe lửa Hà Nội - Thanh Hoá, quốc lộ 1.
- Chiến khu IV gồm Móng Cái, Hải Ninh, Hòn Gai, Kiến An, Hải Phòng, Quảng Yên, Hải Dương, có nhiệm vụ liên lạc với Trung Quốc, khống chế vùng duyên hải Đông Bắc.
Ngoài ra, Hội nghị còn bàn biện pháp xúc tiến các công tác tuyên truyền, sản xuất, mua sắm vũ khí, đào tạo cán bộ...
Cuối tháng 9/1944, đồng chí Hồ Chí Minh về tới các cơ sở cách mạng vùng biên giới Việt - Trung, giáp địa phận Cao Bằng. Biết tin Người trở về, đồng chí Võ Nguyên Giáp và Vũ Anh đến gặp. Sau khi nghe hai đồng chí Võ Nguyên Giáp và Vũ Anh báo cáo tình hình và chủ trương phát động chiến tranh du kích (thực chất là phát động khởi nghĩa bộ phận) của các tỉnh Cao - Bắc - Lạng, đồng chí Hồ Chí Minh quyết định hoãn việc phát động chiến tranh du kích của các tỉnh này; vì: Trong nước, nhiều nơi chưa sẵn sàng khởi nghĩa, cán bộ, vũ khí còn phân tán, thiếu một lực lượng nòng cốt. Trong tình hình ấy, nếu phát động chiến tranh du kích quy mô thì sẽ thất bại, vì bọn đế quốc sẽ tập trung lực lượng đàn áp. Do đó, đồng chí Hồ Chí Minh đề ra phương châm kết hợp hình thức đấu tranh chính trị và quân sự để đẩy mạnh phong trào, tạo điều kiện tiến tới khởi nghĩa.
Tháng 12/1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp thi hành Chỉ thị này. Người giải thích tên gọi của Đội: "nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền".
Về tổ chức lực lượng của Đội, Chỉ thị nhấn mạnh: "sẽ chọn lọc trong hàng ngũ những du kích Cao - Bắc - Lạng số cán bộ và đội viên kiên quyết, hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực". Bản Chỉ thị khẳng định: “Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, cho nên trong khi tập trung lực lượng để lập một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lực lượng vũ trang trong các địa phương cùng phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi phương diện. Đội quân chủ lực trái lại có nhiệm vụ dìu dắt cán bộ vũ trang của các địa phương giúp đỡ huấn luyện, giúp đỡ vũ khí nếu có thể được, làm cho các đội này trưởng thành mãi lên".
Về quan hệ với lực lượng vũ trang địa phương, bản Chỉ thị vạch rõ: "đưa các cán bộ địa phương về huấn luyện, tung các cán bộ đã huấn luyện đi các địa phương, trao đổi kinh nghiệm, liên lạc thông suốt, phối hợp tác chiến.
Về chiến thuật: "vận dụng lối đánh du kích, bí mật, nhanh chóng, tích cực, nay đông mai tây, lai vô ảnh, khứ vô tung".
Ngày 22/12/1944, lúc 17 giờ, tại núi Dền Sinh dãy Khau Giáng thuộc xã Tam Kim và Hoa Thám, châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân có 34 đội viên, trong đó có 4 người dân tộc Kinh 20 người là dân tộc Tày. 8 người là dân tộc Nùng, 1 người dân tộc Mông, 1 người dân tộc Dao Tiền, có 28 người quê ở Cao Bằng, 2 người quê ở Quảng Bình 1 người quê ở Lạng Sơn, 2 người quê ở Thái Nguyên, 1 người quê ở Thái Bình và hoàn toàn là nam giới.
Đội trưởng của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đồng chí Hoàng Sâm, Chính trị viên là đồng chí Xích Thắng. Đội có một chi bộ Đảng, gồm bốn đồng chí, làm hạt nhân lãnh đạo.
Vũ khí trang bị cho Đội có 2 súng thất cửu, 17 súng trường, 14 súng kíp. Hai ngày trước lễ thành lập có một số vũ khí gồm 1 súng tiểu liên do Mỹ sản xuất, 150 viên đạn, 6 quả bom lửa, 1 hộp nổ do ông bà Tống Minh Phương và anh em Việt kiều ở Côn Minh gửi tặng. Đội có 500 đồng chi phí quân nhu.
Số lượng đội viên tuy ít, vũ khí thô sơ, thiếu thốn, nhưng Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên của cách mạng Việt Nam.
Cuối tháng 12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đánh thắng hai trận Phai Khắt và Nà Ngần: Chiều ngày 25-12-1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân dùng kế trá hình thành quân địch, mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập vào đồn Phai Khắt (thuộc xã Tam Lộng, châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) và ngay sáng sớm hôm sau ngày 26-12-1944, đột nhập đồn Nà Ngần (thuộc xã Cẩm Lý, châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) cách Phai Khắt 15 km, tiêu diệt gọn hai đồn địch, giết chết hai tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính địch trong hai đồn, thu toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng.
Sau khi tiến hành thắng lợi hai trận đánh, thực hiện chính sách đối với tù binh, trao đổi với nhân dân địa phương cách đối phó khi quân địch đến khủng bố, Đội nhanh chóng bí mật rút quân về căn cứ mới để giữ thế hợp pháp cho quần chúng.
Tháng 2/1945, lãnh tụ Hồ Chí Minh lại lên đường sang Trung Quốc để gặp gỡ, tranh thủ sự ủng hộ của lực lượng Đồng minh. Đầu tháng 3-1945, Người tới Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc) để gặp lại các đồng chí đang hoạt động ở Vân Nam và tìm cách tiếp xúc với các cơ quan Mỹ đóng ở đây. Nhân danh Việt Minh - lực lượng đã giải thoát cho một phi công Mỹ nhảy dù ở Cao Bằng - đồng chí Hồ Chí Minh tiếp xúc với cơ quan cứu trợ không quân Mỹ (AGAS), cơ quan thông tin chiến tranh Mỹ (AOWI), cơ quan tình báo chiến lược Mỹ (OSS), chỉ huy của Không đoàn 14 của Mỹ đóng trụ sở ở Côn Minh. Qua các cuộc tiếp xúc trên, đồng chí Hồ Chí Minh cho các cơ quan Mỹ biết và yêu cầu họ công nhận phong trào Việt Minh, về tình hình nạn đói ở Việt Nam, về quan điểm của Pháp, Trung Quốc, Anh với vấn đề Việt Nam và Việt Minh sẵn sàng hợp tác với người Mỹ khi nào người Mỹ thấy thích hợp. Người cũng thông báo cho phía Mỹ biết về việc chuẩn bị cho một Chính phủ Việt Nam dân chủ, độc lập. Cũng qua tiếp xúc với các cơ quan Mỹ, Người thu thập được những thông tin cần thiết, đặc biệt là tin về tình hình chiến sự thế giới. Do sự vận động của Người, phía Mỹ đồng ý công nhận cung cấp các phương tiện thông tin liên lạc (gồm 1 điện đài, 1 máy phát) cùng người sử dụng và sẽ huấn luyện cho người Việt Nam sử dụng các phương tiện đó. Phía Mỹ cũng cung cấp cho Người một số thuốc men.
Cũng trong chuyến đi này, đồng chí Hồ Chí Minh đến Quảng Tây tìm cách chấn chỉnh lại tổ chức Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (đã ngừng hoạt động). Người tham gia vào ủy ban hành động của Việt Nam Cách mạng đồng minh hội do Tiêu Văn chỉ định thành lập.
Trong thời gian ở Trung Quốc, đồng chí Hồ Chí Minh còn giảng giải tình hình cách mạng Việt Nam cho Việt kiều ở Nghi Lương (Vân Nam), kêu gọi họ trở về tham gia đấu tranh. Người cũng chọn 20 thanh niên Việt Nam ở Trung Quốc trở về nước cùng 2 nhân viên điện đài do Mỹ cung cấp.
Tháng 4-1945, đồng chí Hồ Chí Minh kết thúc chuyến đi, trở về an toàn.
Chập tối ngày 9/3/1945, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng họp tại chùa Đồng Kỵ (Tiên Du, Bắc Ninh). Tham dự Hội nghị có các đồng chí Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Trân và Lê Thanh Nghị. Đồng chí Trường Chinh chủ trì Hội nghị. Hội nghị đang tiến hành thì bọn tuần đinh, lý dịch ở địa phương đến kiểm tra chùa nên các đồng chí quyết định chuyển đến họp tại làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh). Đúng lúc Hội nghị đang di chuyển thì Nhật nổ súng đảo chính Pháp. Hội nghị nhận định:
- Những điều kiện tổng khởi nghĩa chưa thật chín muồi, dự kiến những cơ hội tốt giúp cho cao trào cách mạng phát triển và thúc đẩy những điều kiện tổng khởi nghĩa nhanh chóng chín muồi.
- Xác định kẻ thù của nhân dân ta lúc này là phát xít Nhật và bọn tay sai của chúng, xác định nhiệm vụ và khẩu hiệu cách mạng của nhân dân Đông Dương trong tình thế mới.
=> quyết định phát động và lãnh đạo cao trào chống Nhật, cứu nước, nhằm tập dượt quần chúng, cán bộ, đảng viên sẵn sàng để tiến lên tổng khởi nghĩa khi có đủ điều kiện
Ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Bản Chỉ thị phân tích rõ nguyên nhân chính dẫn đến cuộc đảo chính Nhật - Pháp ở Đông Dương:
“1- Hai con chó đế quốc không thể ăn chung một miếng mồi béo như Đông Dương.
2- Tàu Mỹ sắp đánh vào Đông Dương. Nhật phải hạ Pháp để trừ cái hoạ bị Pháp đánh sau lưng khi quân Đồng minh đổ bộ.
3- Sống chết Nhật phải giữ lấy cái cầu trên con đường bộ nối liền các thuộc địa miền Nam Dương với Nhật; vì sau khi Phi Luật Tân bị Mỹ chiếm, đường thủy của Nhật đã bị cắt đứt".
Bản Chỉ thị nhận định: cuộc đảo chính đã tạo ra ở Đông Dương "một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc", làm cho những điều kiện của cuộc khởi nghĩa Đông Dương chưa chín muồi đang đi tới chín muồi nhanh chóng. Ba cơ hội tốt giúp cho những điều kiện khởi nghĩa mau chóng chín muồi là:
a) Chính trị khủng hoảng (quân thù không rảnh tay đối phó với cách mạng).
b) Nạn đói ghê gớm (quần chúng oán ghét quân cướp nước).
c) Chiến tranh đến giai đoạn quyết liệt (Đồng minh sẽ đổ bộ vào Đông Dương đánh Nhật)".
Bản Chỉ thị chỉ rõ: sau cuộc đảo chính "đế quốc phát xít Nhật là kẻ thù chính - kẻ thù cụ thể trước mắt - duy nhất của nhân dân Đông Dương". Do đó phải thay đổi khẩu hiệu "Đánh đuổi Nhật, Pháp" bằng khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật", thực hiện khẩu hiệu "Thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân Đông Dương”.
Bản Chỉ thị nêu trường hợp thuận lợi cho tổng khởi nghĩa như khi quân Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương đánh Nhật. Bản Chỉ thị dự kiến khi quân Đồng minh “bám chắc" và "tiến mạnh" trên đất ta, quân Nhật kéo ra mặt trận ngăn cản quân Đồng minh để phía sau tương đối sơ hở, lúc đó ta có thể phát động tổng khởi nghĩa.
Bản Chỉ thị cũng nêu cao tinh thần chủ động dựa vào sức mình của chính nhân dân ta: "dù sao ta không thể đem việc quân Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương làm điều kiện tất yếu cho cuộc tổng khởi nghĩa của ta; vì như thế là ỷ lại vào người và tự bó tay trong khi tình thế biến chuyển thuận tiện. Nếu cách mạng Nhật bùng nổ, và chính quyền cách mạng của nhân dân Nhật thành lập hay nếu giặc Nhật mất nước như Pháp năm 1940, và quân đội viễn chinh của Nhật mất tinh thần, thì khi ấy dù quân Đồng minh chưa đổ bộ, cuộc tổng khởi nghĩa của ta vẫn có thể bùng nổ và thắng lợi".
Ngày 25/3/1945, các đồng chí tổ chức một cuộc họp tại Xoài Hột, Châu Thành, Mỹ Tho bàn biện pháp phát triển phong trào, lập Xứ uỷ Nam Kỳ. Tham gia Hội nghị có các đồng chí Nguyễn Thị Thập, Trần Văn Già, Trần Văn Vi, Nguyễn Văn Cảnh, Nguyễn Văn Chim... Các đồng chí nghiên cứu tình hình trong nước và Nam Kỳ; chủ trương xây dựng phát triển các tổ chức Cứu quốc, phát triển và thống nhất tổ chức Đảng. Các đồng chí lập ra Xứ uỷ lâm thời: do đồng chí Trần Văn Vi làm Bí thư. Xứ uỷ lâm thời lấy báo Giải phóng làm cơ quan ngôn luận hướng dẫn phong trào.
Từ tháng 3 đến tháng 5/1945, Đảng phát động phong trào "Phá kho thóc giải quyết nạn đói”: Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương tháng 3 - 1945 đề ra khẩu hiệu: “Phá kho thóc giải quyết nạn đói". Khẩu hiệu này được đưa ra đồng thời với khởi nghĩa từng phần và Đảng coi đây là trọng tâm công tác, là khâu chính để biến lòng căm thù của nhân dân thành hành động cứu nước. Phong trào đó diễn ra mạnh ở các địa phương:
Ở các tỉnh miền núi Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Yên Bái, các lực lượng vũ trang cùng quần chúng nhân dân kết hợp đánh đồn, phá chính quyền địch với phá kho thóc, kho muối chia cho nhân dân hoặc tích trữ cho bộ đội, du kích. Tại những tỉnh này, lực lượng vũ trang cùng nhân dân tiến hành phá kho thóc, uy hiếp địch để giành chính quyền hoặc đánh chiếm xong huyện lỵ rồi mới tổ chức nhân dân đi phá kho thóc của địch, cứu đói.
Tại Bắc Giang, Bắc Ninh, hàng ngàn quần chúng đi phá kho thóc của Nhật và bọn tích trữ thóc gạo cho Nhật ở Hiệp Hoà, Yên Phong, Tiên Du, Thuận Thành thu hàng nghìn tấn thóc chia cho nhân dân.
Ở Vĩnh Yên, Phúc Yên trong tháng 3 và tháng 4, lực lượng du kích và tự vệ làm nòng cốt cho quần chúng phá hàng chục kho thóc, có kho chứa tới hàng nghìn tấn thóc. Tại Phú Thọ, trong một thời gian ngắn có tới 14 kho thóc bị phá để chia cho dân nghèo.
Tại Ninh Bình, chỉ trong ngày 15-3, hàng nghìn quần chúng thuộc các huyện Nho Quan, Gia Viễn phá 12 kho thóc, thu hàng trăm tấn thóc chia cho nông dân. Những cuộc phá kho thóc ở Ninh Bình trở thành những cuộc chống Nhật khủng bố, càn quét, bảo vệ cán bộ và cơ sở.
Tại Thái Bình, trong hai tháng 3 và 4, nhiều làng ở các huyện Phụ Dực, Thư Trì, Tiền Hải, Vũ Tiên, Tiên Hưng thu được 1000 tấn thóc chia cho dân.
Ở Hải Dương, trong thời gian này, nhân dân đã phá 39 kho thóc lấy 43 thuyền gạo với 2000 tấn. Riêng nhân dân các huyện phía nam tỉnh phá 26 kho, thu 28 thuyền gạo với 1238 tấn gạo.
Tự vệ và nhân dân Hưng Yên vừa phá các kho thóc, vừa thuyết phục các chánh tổng không thu thóc cho Nhật và chính quyền bù nhìn.
Nhân dân Hà Đông, Sơn Tây tịch thu thóc gạo của địch lên đường số 6, phá các kho thóc ở các huyện Ứng Hoà, Cần Kiệm, Tích Gian, Thạch Xá. Tại Quảng Yên, Hòn Gai, nhân dân sử dụng nhiều hình thức dây dưa, kéo dài hạn nộp thóc, tiến tới phá các kho thóc, gạo của Nhật và của bọn chủ mỏ.
Công nhân và dân nghèo thành thị ở Hà Nội, tiến hành phá kho thóc gạo của Nhật ở các phố Bắc Ninh, Lê Lợi, Phà Đen... thu hàng trăm tấn thóc.
Các tỉnh miền Trung như Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình cũng diễn ra nhiều cuộc phá kho thóc cứu đói. Nhân dân Thanh Hoá có kinh nghiệm: nhân lúc Đồng minh ném bom, quân Nhật sợ hãi chạy trốn, xông vào các kho thóc Nhật để xúc thóc.
Từ tháng 3 đến tháng 7/1945, sau Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12-3-1945), phong trào khởi nghĩa từng phần bùng lan trên cả nước.
Từ ngày 15/4 đến ngày 20/4/1945, Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ được tổ chức tại huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang). Tham dự Hội nghị có đại diện các chiến khu ở Việt Bắc, Xứ uỷ Bắc Kỳ. Đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì Hội nghị. Hội nghị phân tích tình hình và nhấn mạnh: "Tình thế đã đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tất cả các nhiệm vụ quan trọng và cần kíp trong lúc này".
Hội nghị quyết định phát triển lực lượng vũ trang, nửa vũ trang và thống nhất các lực lượng vũ trang sẵn có thành Việt Nam giải phóng quân; xây dựng bảy chiến khu chống Nhật trong cả nước, lấy tên các anh hùng dân tộc đặt tên cho các chiến khu. Đó là các chiến khu Lê Lợi, Quang Trung, Hoàng Hoa Thám, Trần Hưng Đạo ở Bắc Kỳ; Trưng Trắc, Phan Đình Phùng ở Trung Kỳ; Nguyễn Tri Phương ở Nam Kỳ.
Hội nghị cử ra Uỷ ban Quân sự cách mạng, trong đó có các đồng chí Võ Nguyên giáp, Văn Tiến Dũng, Lê Thanh Nghị, Trần Đăng Ninh, Chu Văn Tấn trong Ủy ban.
Ngày 15/5/1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp tuyên bố thống nhất các tổ chức vũ trang cách mạng trong cả nước thành Việt Nam Giải phóng quân. Lực lượng ban đầu của Việt Nam giải phóng quân gồm 13 đại đội (thống nhất từ các Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Trung đội Cứu quốc quân) và các đội vũ trang tập trung ở các tỉnh, huyện.
Đầu tháng 5/1945, Đồng chí Hồ Chí Minh về Tân Trào (Tuyên Quang) lập đại bản doanh lãnh đạo phong trào cách mạng trong cả nước. Người chọn Tân Trào vì nơi đây có địa thế hiểm trở; châu Sơn Dương cách tỉnh lỵ Tuyên Quang bởi con sông Lô, không có đường thông sang Thái Nguyên nên rất tiện lợi cho việc bảo đảm an toàn. Tại đây, Người ra Chỉ thị phải lập khu Giải phóng gồm các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc. Đồng thời, Người còn chỉ thị cho các đồng chí Trung ương chuẩn bị triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân Việt Nam - cuộc Đại hội mà Người dự định tổ chức vào cuối năm 1944 - để sớm có những quyết định về vận mệnh của dân tộc.
Ngày 4/6/1945, Tổng bộ Việt Minh triệu tập Hội nghị tuyên bố thành lập Khu Giải phóng Việt Bắc. Phạm vi Khu Giải phóng bao gồm hai căn cứ địa lớn, tức là sáu tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, một số vùng phụ cận thuộc các tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Yên Bái. Khu Giải phóng đặt dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban Chỉ huy lâm.
Để xây dựng Khu Giải phóng vững chắc về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, Uỷ ban Chỉ huy lâm thời, các Uỷ ban nhân dân cách mạng do dân cử đã ra sức huy động mọi lực lượng trong khu từng bước thực hiện 10 chính sách lớn của Việt Minh.
Lập Khu Giải phóng là chủ trương và quyết định sáng suốt của đồng chí Hồ Chí Minh. Khu Giải phóng ra đời với việc thực hiện 10 chính sách của Việt Minh, hơn 1 triệu đồng bào thuộc các dân tộc khác nhau bắt đầu được hưởng một cuộc sống tự do độc lập do cách mạng đem lại. Khu Giải phóng ra đời đã tạo thêm thanh thế cho Việt Minh trước nhân dân trong nước cũng như trước lực lượng dân chủ thế giới. Khu Giải phóng được thành lập tạo điều kiện và thúc đẩy phong trào cách mạng trên cả nước, trước hết là ở Bắc Kỳ tiến mạnh mẽ hơn nữa.
Nhận xét về Khu Giải phóng, đồng chí Trường Chinh cho rằng đó là hình ảnh "nước Việt Nam mới ra đời (...) một phần Bắc Bộ đã thực tế đặt dưới chính quyền cách mạng.
Ngày 14/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng khai mạc tại Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang). Dự Hội nghị có đại biểu các đảng bộ địa phương trong nước, một số đại biểu hoạt động ở nước ngoài, đại biểu của Khu Giải phóng và các chiến khu. Trên cơ sở phân tích chính xác tình hình, Hội nghị nhất trí: Đảng phải kịp thời phát động và lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa giành quyền độc lập hoàn toàn.
Hội nghị đề ra ba nguyên tắc để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong Tổng khởi nghĩa thắng lợi.
"a) Tập trung - tập trung lực lượng vào những việc chính.
b) Thống nhất - thống nhất về mọi phương diện quân sự chính trị, hành động và chỉ huy.
c) Kịp thời - kịp thời hành động không bỏ lỡ cơ hội.
Hội nghị đề ra phương châm hành động là: “Đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể thành phố hay thôn quê", "quân sự và chính trị phải phối hợp", "làm tan rã tinh thần quân địch và dụ chúng hàng trước khi đánh", “chớp lấy những căn cứ chính (cả các đô thị) trước khi quân Đồng minh vào", “thành lập những Uỷ ban Nhân dân ở những nơi ta làm chủ”.
Hội nghị đề ra ba khẩu hiệu đấu tranh lớn là:
“Phản đối xâm lược!
Hoàn toàn độc lập
Chính quyền nhân dân!".
Ngoài việc quyết định nhiệm vụ chủ yếu, cấp bách, trước mắt là lãnh đạo Tổng khởi nghĩa giành chính quyến, Hội nghị còn đề ra các công tác đối nội, đối ngoại cần được thi hành sau khi giành được chính quyền thắng lợi.
Về đối nội: Hội nghị thông qua 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh. coi đó là những chính sách cơ bản, trước mắt trong toàn bộ những hoạt động của toàn Đảng, toàn dân ta. Hội nghị cũng nhấn mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tổ chức quần chúng. Về mặt đối ngoại: Hội nghị nêu rõ chủ trương triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa Pháp, Anh, Mỹ, Tưởng; hết sức tránh trường hợp một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù trong cùng một lúc; tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của Liên Xô và Đồng minh để chống lại mưu mô hồi phục lại địa vị cũ ở Đông Dương của đế quốc Pháp và âm mưu xâm chiếm nước ta của quân phiệt Tưởng
Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân ở Tân Trào: Hơn 60 đại biểu ở Bắc, Trung, Nam; đại biểu kiều bào ở nước ngoài; đại biểu các đảng phái; các đoàn thể dân tộc, tôn giáo quy tụ tại Đại hội.
Trước các đại biểu của nhân dân, Đảng nêu lên chủ trương lãnh đạo quần chúng nổi dậy giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương, Đại hội nhiệt liệt tán thành và ủng hộ chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng; thông qua 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh. Đại hội quyết định thành lập Uy ban Giải phóng dân tộc Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Uỷ ban Giải phóng dân tộc được trao sứ mệnh: "thay mặt quốc dân mà giao thiệp với các nước ngoài và chủ trì mọi công việc trong nước".
Sáng ngày 17-8, Uỷ ban Giải phóng dân tộc ra mắt quốc dân tại đình Tân Trào.
Từ ngày 16 đến 21/8/1945, Xứ uỷ Nam Kỳ chủ trương khởi nghĩa ở Sài Gòn và Nam Kỳ: Được tin Nhật đầu hàng Đồng minh, mặc dù chưa nhận được lệnh khởi nghĩa của Trung ương, Xứ uỷ Nam Kỳ (Tiền phong) lập tức thành lập Uỷ ban Khởi nghĩa vào ngày 15-8-1945, gồm Trần Văn Giàu (Chủ tịch) Huỳnh Văn Tiếng, Nguyễn Văn Trấn...
Tối ngày 16-8, Xứ uỷ triệu tập Hội nghị mở rộng tại Chợ Đệm (tỉnh Chợ Lớn) bàn về vấn để khởi nghĩa. Sau khi tranh luận thẳng thắn, với tinh thần thận trọng, Hội nghị quyết định: xúc tiến việc hoàn thiện chuẩn bị khởi nghĩa sẵn sàng chờ tin từ Hà Nội, hễ được tin Hà Nội khởi nghĩa thì Xứ uỷ họp lại lập tức để quyết định ngày khởi nghĩa ở Sài Gòn và chỉ định ra Uỷ ban Hành chính lâm thời Nam Bộ.
Sáng ngày 21-8, sau khi được tin Hà Nội đã khởi nghĩa thắng lợi, Hội nghị mở rộng Xứ uỷ Nam Kỳ (Tiền phong) lại được triệu tập tại Chợ Đệm để định ngày giờ phát lệnh khởi nghĩa và chỉ định Uỷ ban Hành chính lâm thời Nam Bộ. Hội nghị quyết định cho Tân An khởi nghĩa thí điểm trong đêm 22 rạng ngày 23 để thăm dò phản ứng của Nhật. Đồng thời, Hội nghị Chợ Đệm định ngày giờ và cách thức khởi nghĩa ở Thành phố Sài Gòn; huy động lực lượng nông dân "vành đai đỏ" vũ trang kéo vào thành phố...
Sáng ngày 23-8, được tin Tân An khởi nghĩa thành công nhanh gọn, quân Nhật không phản ứng, Hội nghị Xứ uỷ mở rộng lập tức quyết định: “Tối 24 phát động khởi nghĩa giành chính quyền, ngày 25 huy động chừng một triệu nhân dân nội, ngoại thành và các tỉnh lân cận, chủ yếu là Gia Định, Chợ Lớn, có cả Tân An, Biên Hoà, Thủ Dầu Một và đoàn các tỉnh lên dự để rút kinh nghiệm và lãnh chỉ thị mới, tất cả làm tổng biểu tình vũ trang xem như hoàn thành việc giành chính quyền ở Thủ phủ miền Nam". Uỷ ban Hành chính Nam Bộ được chỉ định gồm chín đồng chí.
Chấp hành quyết định của Xứ uỷ, Đảng bộ và nhân dân Nam Kỳ, trước hết là Đảng bộ và nhân dân Sài Gòn dốc sức vào công việc chuẩn bị nổi dậy giành chính quyền vào ngày 25-8.
Ngày 16/8/1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp, Uỷ viên Uỷ ban Giải phóng dân tộc Việt Nam, chỉ huy một đơn vị Giải phóng quân, xuất phát từ Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên. Sáng sớm ngày 20-8, lực lượng Việt Nam giải phóng quân chiếm lĩnh các vị trí hình thành thế bị vây thị xã và tiếp nhận sự đầu hàng của Tỉnh trưởng Thái Nguyên, Huyện trưởng Đồng Hỷ và Đồn trưởng bảo an binh. Ngay lập tức 600 khẩu súng tước của Đội bảo an được trang bị cho quân cách mạng. Chính quyền tay sai của Nhật ở thị xã bị sụp đổ. Chính quyền cách mạng tỉnh được thành lập và ra mắt đồng bào trong cuộc mít tinh lớn của nhân dân thị xã và các xã lân cận được tổ chức cùng ngày.
Ngày 18/8/1945, các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam và Mỹ Tho đã phát động và lãnh đạo quần chúng nhân dân nổi dậy giành chính quyền. Trong đó, các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh khởi nghĩa bắt đầu từ xã, huyện lên tỉnh rồi tiếp theo kết thúc ở một số huyện, xã còn lại. Hai tỉnh Quảng Nam và Mỹ Tho khởi nghĩa ở tỉnh lỵ trước rồi lan về các huyện, xã.
Phương thức khởi nghĩa ở các tỉnh này là kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, trong đó lực lượng chính trị đóng vai trò quyết định, lực lượng vũ trang đóng vai trò xung kích, hỗ trợ.
Ngày 19/8/1945, cách mạng tháng Tám giành thắng lợi ở Hà Nội: Ngay từ sáng sớm, Hà Nội đỏ rực màu cờ cách mạng. Hàng vạn nông dân, dân nghèo, với các vũ khí thô sơ từ Láng, Mọc kéo ra chiếm đại lý Hoàn Long, tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng khu vực Ngã Tư Sở, mở đầu cho cuộc khởi nghĩa ở nội thành.
Hàng vạn quần chúng nhân dân ngoại thành, từ các huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, Hoài Đức, Đan Phượng (Hà Đông), Gia Lâm (Bắc Ninh) mang theo cờ Việt Minh, gậy gộc, mã tấu, dao phát bờ, câu liêm tiến vào nội thành với sức mạnh như thác đổ. Tất cả đều tập hợp trước Nhà hát lớn. Cả Thành phố Hà Nội như rung chuyển trong tiếng hô khẩu hiệu: "Ủng hộ Việt Minh", “Chính quyền nhân dân cách mạng", "Cách mạng thành công muôn năm", "Lập uỷ ban dân quân cách mạng", “Việt Nam hoàn toàn độc lập", “Đả đảo các cuộc xâm lăng", “Đả đảo mọi thế lực chống cách mạng Việt Nam”, “Chống xâm lăng"...
Đúng 11 giờ, trước hơn 20 vạn người tập trung trước Nhà hát lớn, Uỷ ban Khởi nghĩa đọc lời kêu gọi khởi nghĩa. Sau đó cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình vũ trang giành chính quyền. Quần chúng cách mạng có các đơn vị võ trang tự vệ dẫn đầu chia thành hai khối lớn đi chiếm các vị trí trọng yếu: Phủ Khâm sai, Sở Bưu điện, Sở Cảnh sát... Trước sức mạnh áp đảo của quần chúng và lực lượng tự vệ kiên cường hầu hết các công sở chính quyền địch đều nhanh chóng về tay nhân dân. Riêng ở trại lính bảo an, quân Nhật cho xe tăng chặn đầu đoàn biểu tình, nhưng trước khí thế sôi sục của quần chúng, lại được các đồng chí ta thuyết phục, nói rõ chính sách của Đảng, Việt Minh, chúng phải rút lui. Ngay khi chiếm được Phủ Khâm sai, đồng chí uỷ viên Thường vụ Xứ uỷ Bắc Kỳ có mặt tại đó gọi điện cho Thị trưởng, Tỉnh trưởng các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định báo tin cách mạng đã thành công ở Hà Nội, ra lệnh cho chúng phải nhanh chóng trao chính quyền cho Việt Minh địa phương. Tối ngày 19-8, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội kết thúc thắng lợi.
Ngày 20-8, Uỷ ban Nhân dân cách mạng Hà Nội được thành lập, Uỷ ban Nhân dân cách mạng lâm thời Bắc Bộ cũng được tổ chức.
Từ ngày 19 đến 22/8/1945, các tỉnh khác khởi nghĩa giành thắng lợi:
Hoà nhịp với cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội, nhân dân các tỉnh Thái Bình, Phúc Yên, Khánh Hoà, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh, vùng lên giành chính quyền thắng lợi ở tỉnh lỵ vào ngày 19-8.
Sau ngày 19-8, các cuộc khởi nghĩa nổ ra đồng loạt, mang tính dây chuyền, thành công nhanh chóng tại các tỉnh Thanh Hoá, Bắc Ninh, Ninh Bình, Thái Nguyên (ngày 20-8); Sơn Tây, Yên Bái, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Nam Định, Nghệ An, Ninh Thuận (ngày 21-8); Cao Bằng, Hưng Yên, Kiến An, Tân An (ngày 22-8).
13 tỉnh: Thanh Hoá, Bắc Ninh, Ninh Bình, Thái Nguyên, Sơn Tây, Yên Bái, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Nam Định, Nghệ An, Cao Bằng, Hưng Yên, Kiến An khởi nghĩa bắt đầu từ xã, huyện lên tỉnh, từ nội ra ngoại thị, rồi tiếp theo kết thúc ở các huyện, xã còn lại. Hai tỉnh Ninh Thuận và Tân An, khởi nghĩa nổ ra ở tỉnh lỵ trước rồi sau đó lan về các xã, huyện.
Ở các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Kiến An, Tân An tấn công vũ trang đóng vai trò chính trong khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lỵ. Các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Sơn Tây, Yên Bái giành chính quyền ở tỉnh lỵ chủ yếu bằng mít tinh hoặc biểu tình của quần chúng cách mạng tuyên bố xoá bỏ chính quyền bù nhìn. Sáu tỉnh còn lại là Thanh Hoá, Bắc Ninh, Hưng Yên, Bắc Cạn, Nghệ An, Ninh Thuận khởi nghĩa có sự kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, trong đó lực lượng chính trị giữ vai trò quyết định, lực lượng vũ trang đóng vai trò xung kích hỗ trợ.
Các tỉnh Thanh Hoá, Nam Định, Tân An do điều kiện thuận lợi, nên lãnh đạo các tỉnh trên kịp thời chớp thời cơ phát động nhân dân trong thành phố, tỉnh lỵ giành chính quyền, không chờ lực lượng ở vùng nông thôn về phối hợp, hỗ trợ 12 tỉnh còn lại đã huy động lực lượng từ các huyện, xã tiến vào tỉnh lộ phối hợp với nhân dân thị xã giành chính quyền.
Ngày 22/8/1945, khởi nghĩa Tân An giành thắng lợi: Thực hiện quyết định của Xứ uỷ Nam Kỳ, Tân An khởi nghĩa "thí điểm" chiếm tỉnh lỵ và giữ hai cầu huyết mạch Bến Lức và Tân An, vào đêm 22 rạng ngày 23-8, để thăm dò phản ứng của Nhật.
Trong khi chờ giờ hành động theo kế hoạch, trưa ngày 21-8, một sự kiện bất ngờ xảy ra. Một tổ chức thân Nhật định cướp chính quyền trước ta bằng cách dùng mưu lừa lính "bảo an" ra khỏi thị xã. Trước tình hình đột biến đó, Tỉnh uỷ Tân An quyết định chớp thời cơ, mạnh dạn hành động ngay. Các đồng chí trong Tỉnh uỷ tương kế, tựu kế, dẫn lực lượng xông vào Trại lính bảo an, ra lệnh cho chúng đầu hàng, chiếm toàn bộ kho súng hơn 140 khẩu. Sau đó, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ đến trụ sở Thanh niên Tiền phong, tuyên bố cách mạng đã giành chính quyền và ra lệnh cho Thanh niên Tiền phong triển khai chiếm các công sở, canh gác các cầu, các đầu mối quan trọng. Một đồng chí Tỉnh uỷ viên đưa lực lượng đi lùng bắt một số tên công chức chóp bu và những tên phản động đầu sỏ. Đến 5 giờ chiều ngày 21-8, toàn bộ chính quyền tỉnh và quận Châu Thành đã về tay cách mạng.
Sáng ngày 22-8, hơn 4000 quần chúng với tầm vông, giáo mác, khẩu hiệu, cờ đỏ sao vàng từ các quận Châu Thành, Thủ Thừa tiến về sân đá bóng thị xã, trước dinh Tỉnh trưởng, tham gia cuộc mít tinh chào mừng cách mạng thắng lợi. Trước dông đảo quần chúng, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời ra mắt nhân dân.
Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi nhanh chóng có một ý nghĩa quan trọng dối với cuộc Tổng khởi nghĩa ở Nam Kỳ và Sài Gòn. Trên cơ sở thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Tân An, Xứ uỷ Nam Kỳ hạ quyết tâm phát động Tổng khởi nghĩa ở Sài Gòn, Nam Kỳ vào ngày 25-8- 1945 và đã thành công rực rỡ.
Ngày 23/8/1945, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Huế: Dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Khởi nghĩa, hơn 15 vạn quần chúng nhân dân tiến công chiếm nốt các cơ sở còn lại của chính quyền địch, rồi kéo về dự cuộc mít tinh khổng lồ tại sân vận động thành phố, chào mừng cách mạng thành công. Tại đây, Uỷ ban Việt Minh và Uỷ ban Khởi nghĩa tỉnh Thừa Thiên tuyên bố xoá bỏ chính quyền bù nhìn, lập chính quyền cách mạng. Uỷ ban Nhân dân cách mạng lâm thời Thừa Thiên - Huế ra đời.
Ý nghĩa: (1) Khởi nghĩa thắng lợi ở Huế tượng trưng cho sự chấm dứt chế độ phong kiến hàng nghìn năm trên đất nước ta; (2) Khởi nghĩa thắng lợi ở Huế đã bồi tiếp một đòn sấm sét vào chính quyền bù nhìn còn lại ở các tỉnh Nam Trung Bộ, động viên, cổ vũ, tạo thêm sức mạnh tinh thần và uy thế cho nhân dân các tỉnh Nam Trung Bộ và cả ở Nam Bộ vùng lên; (3) Bằng cuộc khởi nghĩa thành công ở Huế, ta làm chủ một địa bàn cực kỳ quan trọng, nắm chắc được một đầu mối mà các thế lực đế quốc âm mưu sử dụng để ngăn cản và tước đoạt thành quả cách mạng của nhân dân ta
Từ ngày 24 đến 25/8/1945, 14 tỉnh tiếp theo khởi nghĩa giành thắng lợi: Trong số 14 tỉnh, thành phố nói trên thì 8 tỉnh về cơ bản khởi nghĩa bắt đầu từ xã huyện lên tỉnh, rồi tiếp theo kết thúc ở những xã huyện còn lại, đó là: Hà Đông, Hà Nam, Hoà Bình, Quảng Trị, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Viên và Bạc Liêu; 4 tỉnh Bình Định, Quảng Yên, Quảng Bình, Phú Yên khởi nghĩa từ tỉnh lỵ trước rồi lan về huyện, xã. 2 tỉnh, thành là Gò Công và Hải Phòng khởi nghĩa ở tỉnh lỵ và nông thôn nổ ra cùng một ngày.
Ở hai tỉnh Hà Đông và Phú Yên, tấn công vũ trang đóng vai trò chính trong khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lỵ. Ba tỉnh là Đắk Lắk, Gia Lai, Bạc Liêu khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lỵ chủ yếu bằng biểu tình hoặc mít tinh của quần chúng cách mạng, tuyên bố xoá bỏ chính quyền bù nhìn. Ở Gò Công giành chính quyền theo phương thức bàn giao, thoả thuận. Ở Quảng Yên, khởi nghĩa chỉ là việc lập chính quyền vì trước đó lực lượng cách mạng đã làm chủ hoàn toàn tỉnh lỵ. Các tỉnh, thành còn lại là Hà Nam, Hoà Bình, Quảng Trị, Lâm Viên, Bình Định, Hải Phòng, Quảng Bình khởi nghĩa có sự kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị và vũ trang, trong đó lực lượng chính trị đóng vai trò quyết định, lực lượng vũ trang đóng vai trò xung kích, hỗ trợ.
Trong 14 tỉnh, thành trên, 3 tỉnh Quảng Bình, Phú Yên, Đắk Lắk khởi nghĩa bằng lực lượng trong thị xã, tỉnh lỵ. Hầu hết các tỉnh còn lại huy động lực lượng từ các huyện, xã, tiến vào kết hợp với lực lượng tại chỗ giành chính quyền.
Ngày 25/8/1945, Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi ở Sài Gòn: 18 giờ ngày 24-8, Uỷ ban Khởi nghĩa của Xứ uỷ Nam Kỳ (Tiền phong) phát lệnh khởi nghĩa.
Chấp hành lệnh của Uỷ ban Khởi nghĩa, từ 20 giờ các đội Thanh niên Tiền phong xung kích gồm hàng nghìn đội viên ưu tú, đa số là đoàn viên Tổng công đoàn mà nòng cốt là các đảng viên cộng sản, được vũ trang triển khai lực lượng đánh chiếm các cơ sở trọng yếu trong thành phố. 22 giờ, ngày 24-8, tất cả bộ máy cai trị của chính quyền bù nhìn trong thành phố đã về tay cách mạng, trừ Dinh Toàn quyền, cảng hải quân, Đông Dương ngân hàng, sân bay Tân Sơn Nhất vì Nhật không chịu nhượng bộ. Khâm sai Nguyên Văn Sâm bị bắt tại Dinh Khâm sai lúc 22 giờ cùng ngày. Trước 0 giờ ngày 25-8, một kỳ đài ghi tên các uỷ viên Uỷ ban Hành chính lâm thời Nam Bộ được dựng lên tại ngã tư Đại lộ Bông (Bonnard) - Sácnê (Charner).
Cũng từ nửa đêm 24-8, hàng chục vạn quần chúng, nhân dân từ các vùng ngoại thành Bà Điểm, Hóc Môn, Bình Đông, Bình Xuyên, Chợ Đệm... từ các tỉnh Gia Định, Chợ Lớn, Tân An, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Mỹ Tho, với băng cờ, gậy gộc, dao găm, giáo mác, súng... ồ ạt tiến vào Thành phố Sài Gòn. Cả thành phố vang lên những tiếng hát, tiếng hô khẩu hiệu: “Đả đảo Khâm sai Nguyễn Văn Sâm", "Chính quyền về tay Việt Minh", "Việt Minh độc lập muôn năm" ..
Rạng sáng ngày 25-8, Sài Gòn bừng dậy trong không khí cách mạng hào hùng. Các đường phố tràn ngập cờ, biểu ngữ. Tiếng hô khẩu hiệu quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do vang dội trong thành phố. Cuộc biểu tình tuần hành vĩ đại của trên một triệu người bắt đầu từ Nhà thờ Đức Bà diễu qua các đường phố Catina (Catinat), Bengichcơ (Belgique) Kitsơnê (Kitchener)... tập hợp trước Dinh đốc lý thành phố, nơi được chọn làm trụ sở của Uỷ ban Hành chính lâm thời Nam Bộ. Từ trên bao lơn của trụ sở, đại diện Việt Minh Nam Bộ đọc danh sách Uỷ ban Hành chính lâm thời Nam Bộ trong tiếng hô vang dậy của đồng bào. Đồng chí Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ Trần Văn Giàu, thay mặt Xứ uỷ đọc lời kêu gọi nhân dân quyết tâm ủng hộ bảo vệ cách mạng. Trong không khí hào hùng, đại diện Tổng Công đoàn Nam Bộ đọc lời hứa của giai cấp công nhân, nhân dân lao động cùng toàn thể nông dân sát cánh bên nhau quyết giữ vững chính quyền cách mạng.
* ý nghĩa:
- Thắng lợi đó như một tiếng bom làm rung chuyển cả vùng nông thôn Nam Bộ, làm chính quyền địch ở 15 tỉnh chưa khởi nghĩa hoảng loạn. Cuộc khởi nghĩa ở thủ phủ miền Nam đã động viên, cổ vũ toàn thể nhân dân Nam Bộ vùng lên. Nó như "phát súng lệnh" cho các địa phương Nam Bộ giành chính quyền kịp thời, không đổ máu.
- Nếu như cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội mở đầu và quyết định trong việc triển khai và thắng lợi của Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc thì khởi nghĩa ở Sài Gòn quyết định thắng lợi của Tổng khởi nghĩa ở Nam Bộ, đưa Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 của nhân dân ta đến thành công rực rỡ.
- Thắng lợi của tổng khởi nghĩa ở Sài Gòn đã đặt dấu chấm hết chế độ phát xít, bù nhìn ở nước ta, đồng thời tạo điều kiện cho việc chuẩn bị bảo vệ thành quả cách mạng vĩ đại của nhân dân ta trước âm mưu và hành động xâm lược của thực dân Pháp và các thế lực đế quốc khác.
Ngày 25/8/1945, các tỉnh tiếp tục khởi nghĩa giành thắng lợi:
Trong 15 tỉnh khởi nghĩa trong ngày 25-8 (không tính Sài Gòn) thì có năm tỉnh khởi nghĩa về cơ bản xuất phát từ huyện, xã, lên đến tỉnh là: Chợ Lớn, Long Xuyên, Thủ Dầu Một, Phú Thọ và Lạng Sơn. Bốn tỉnh khởi nghĩa lan từ tỉnh ly về các huyện, xã là Sa Đéc, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bình Thuận; sáu tỉnh khởi nghĩa nổ ra đồng loạt ở cả nông thôn và thành thị trong cùng một ngày: Trà Vinh, Bến Tre, Gia Định, Bà Rịa Tây Ninh và Kon Tum.
Mười tỉnh là Chợ Lớn, Gia Định, Vĩnh Long, Thủ Dầu Một, Trà Vinh, Tây Ninh, Bến Tre, Sa Đéc, Lạng Sơn, Phú Thọ khởi nghĩa có sự kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, trong đó lực lượng vũ trang đóng vai trò xung kích, hỗ trợ, lực lượng chính trị đóng vai trò chủ yếu. Hai tỉnh Kon Tum và Sóc Trăng giành chính quyền ở tỉnh lỵ chủ yếu bằng biểu tình: mít tinh của quần chúng cách mạng, tuyên bố xoá bỏ chính quyền địch.
Ba tỉnh Long Xuyên, Bà Rịa, Bình Thuận giành chính quyền theo cách thức bàn giao thoả thuận. Ở Bà Rịa, Tỉnh trưởng bỏ trốn trước khi khởi nghĩa bùng nổ.
Hầu hết các tỉnh tiến hành đập tan chính quyền địch, sau đó tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng, riêng Sóc Trăng quần chúng tổ chức tuyên bố thành lập chính quyền trước, sau đó tiến hành chiếm các công sở của địch. Trừ hai tỉnh Tây Ninh và Bình Thuận khởi nghĩa bằng lực lượng tại chỗ ở tỉnh lỵ, tất cả các tỉnh khởi nghĩa trong ngày 25-8 đều tiến hành huy động lực lượng từ các huyện, xã tiến vào tỉnh lỵ tham gia giành chính quyền.
Sự phong phú về phương pháp và cách thức tiến hành khởi nghĩa ở các tỉnh nói trên đã thể hiện rõ hơn nữa tính chủ động, sáng tạo của Đảng bộ và nhân dân các địa phương trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945.
Ngày 26/8/1945, khởi nghĩa bước vào giai đoạn cuối ở 5 tỉnh: Trong số năm tỉnh, ba tỉnh Biên Hoà, Sơn La, Châu Đốc khởi nghĩa bắt đầu từ huyện, xã lên đến tỉnh lỵ, tỉnh Rạch Giá khởi nghĩa từ tỉnh lỵ trước rồi lan về các huyện, xã; đặc khu Hồng Gai khởi nghĩa nổ ra ở thị xã và nông thôn cùng một ngày.
Ở Biên Hoà giành chính quyền ở tỉnh lỵ dưới hình thức biểu tình, mít tinh, ở Châu Đốc giành chính quyền bằng bàn giao, thoả thuận; ba tỉnh, đặc khu còn lại là Sơn La, Lai Châu, Hồng Gai khởi nghĩa bằng sự kết hợp giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, trong đó lực lượng vũ trang đóng vai trò xung kích, hỗ trợ, lực lượng chính trị đóng vai trò chủ yếu.
Trừ Biên Hoà khởi nghĩa bằng lực lượng tại chỗ, ở tỉnh lỵ các địa phương còn lại huy động nhân dân từ các huyện, xã kéo về thị xã tham gia giành chính quyền.
Ngày 30/8/1945, Bảo Đại thoái vị: Đêm 23-8, Bảo Đại nhận được điện của Uỷ ban Giải phóng dân tộc Việt Nam từ Hà Nội điện vào yêu cầu nhà vua chính thức tuyên bố thoái vị. Ngày 24-8, Bảo Đại điện trả lời Uỷ ban Giải phóng dân tộc đồng ý tuyên bố thoái vị và “mong ước" Chủ tịch Uỷ ban về Huế để trao quyền.
Chiều ngày 28-8, nhân dân Huế đón Phái đoàn của Chính phủ lâm thời9 do Trần Huy Liệu làm Trưởng đoàn vào Huế để chứng kiến Bảo Đại thoái vị và thu ấn kiếm của vị vua cuối cùng ở Việt Nam.
16 giờ ngày 30-8, hàng vạn nhân dân Huế tụ họp tại Ngọ Môn chứng kiến một sự kiện lịch sử trọng đại: Bảo Đại đọc chiếu thoái vị "nhường quyền điều khiển quốc dân lại cho một chính phủ dân chủ cộng hoà" và tuyên bố "lấy làm vui được làm dân tự do của một nước độc lập"; rồi trao ấn kiếm cho dại diện của Chính phủ lâm thời. Trong không khí nghiêm trang, cờ quẻ ly bị hạ xuống, cờ đỏ sao vàng được kéo lên. Đại diện Chính phủ lâm thời nước Việt Nam tuyên bố xoá bỏ chính thể quân chủ ở Huế cũng như trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, công bố chính sách của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Sự kiện Bảo Đại tuyên bố thoái vị có một ý nghĩa quan trọng, chính thức đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền phong kiến lỗi thời; nhân dân ta đã thực hiện được một bước quan trọng đường lối cách mạng dân chủ mà Đảng ta đề ra từ năm 1930. Việc Bảo Đại tuyên bố thoái vị cũng đã triệt tiêu một đầu mối mà các thế lực đế quốc, phản động muốn duy trì, sử dụng để mưu toan chống phá chính quyền cách mạng, đặt lại ách thống trị lên đất nước ta.
Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập: Từ sáng sớm, cả Hà Nội bừng lên trong màu cờ đỏ sao vàng và đèn, hoa rực rỡ. Những biểu ngữ lớn bằng chữ Việt, Pháp, Nga, Anh, Trung Quốc chăng khắp các đường phố: "Nước Việt Nam của người Việt Nam", "Độc lập hay là chết", “Ủng hộ Chính phủ lâm thời”, “Ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh"...
Từ giữa trưa, nhân dân thành phố và các vùng lân cận cuồn cuộn đổ về vườn hoa Ba Đình, nơi dựng lễ đài Độc lập, tràn ngập các phố xung quanh.
Đúng 14 giờ, các thành viên của Chính phủ lâm thời bước lên lễ đài. Bài Tiến quân ca vang lên hùng tráng, lá cờ đỏ sao vàng được từ từ kéo lên. Một rừng cánh tay giơ lên chào, bàn tay nắm lại.
Trong không khí trang nghiêm, Chủ tịch Hồ Chí Minh trang trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử, tuyên bố với toàn thể nhân dân, với thế giới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà độc lập, tự do ra đời.
Sau lễ tuyên thệ của Chính phủ lâm thời, đồng chí Võ Nguyên Giáp báo cáo về tình hình trong nước và chính sách của Chính phủ; đồng chí Trần Huy Liệu tường trình về sử mệnh của đoàn đại biểu chính phủ vào Huế nhận sự thoát vị của Bảo Đại; đồng chí Nguyễn Lương Bằng kêu gọi toàn dân thống nhất, đoàn kết, ủng hộ Chính phủ.
Đến 15 giờ 30, toàn thể nhân dân tuyên thệ: kiên quyết một lòng ủng hộ Chính phủ Dân chủ Cộng hoà, ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh; cùng Chính phủ giữ quyền độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc, chống mọi mưu mô xâm lược, dù có chết cũng cam lòng; nếu thực dân Pháp đến xâm lược lần nữa thì kiên quyết không đi lính cho Pháp, không làm cho Pháp, không bán lương thực cho Pháp, không đưa đường cho Pháp.
Sau khi quốc dân tuyên thệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với đồng bào: độc lập tự do là của báu, quý giá vô ngần, nay ta đã khổ sở, đau đớn trong bao nhiêu năm mới giành được, cần phải cố gắng giữ gìn bảo vệ.
Cuộc mít tinh kết thúc. Cuộc biểu tình vĩ đại của hàng chục vạn quần chúng bắt đầu. Các đoàn thể lần lượt diễu quanh lễ đài rồi chia làm ba đường diễu hành qua các phố.
Ngày độc lập, mồng 2 tháng 9 năm 1945 là ngày hội lớn của dân tộc ta, ngày Quốc khánh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày Hà Nội trở thành Thủ đô của cả nước; một ngày có "ý nghĩa cực kỳ trọng đại trong đời sống chính trị, tinh thần của dân tộc".
Cuối năm 1945, Đấu tranh giành chính quyền ở một số tỉnh bị bọn phản động chiếm đóng:
Tại Vĩnh Yên, từ khi Nhật đầu hàng, bọn Đại Việt Quốc dân Đảng phản động đã cấu kết với bọn Bảo an binh trong chính quyền bù nhìn bàn cách cướp chính quyền. Ngày 19-8, trong khi Việt Minh khởi nghĩa ở các huyện và tập trung chống lũ lụt cứu dân, bọn phản động buộc tỉnh trưởng giao chính quyền và vũ khí cho chúng; tổ chức một cuộc mít tinh công khai nắm chính quyền tỉnh Vĩnh Yên. Do không đánh giá đúng tình hình, ngày 28-8, hội nghị Tỉnh uỷ quyết định huy động lực lượng quần chúng có lực lượng vũ trang hỗ trợ, biểu tình giành chính quyền ở thị xã Vĩnh Yên vào ngày 31-8. Do bọn phản động chống đối kịch liệt, xả súng bắn chết hàng trăm người, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lỵ Vĩnh Yên theo hình thức biểu tình có vũ trang bị thất bại. Cuối tháng 9-1945, chính quyền cách mạng tỉnh mới được thành lập, đóng tại huyện Yên Lạc. Giữa năm 1946, thị xã Vĩnh Yên mới được giải phóng.
Tại Hà Giang, do phong trào cách mạng còn bó hẹp trong các vùng nông thôn, hẻo lánh, chưa có sự phối hợp chỉ huy nên khi thời cơ xuất hiện, Hà Giang không thực hiện được khởi nghĩa. Chính quyền ở tỉnh ly do bọn Quốc dân Đảng nắm giữ. Bốn tháng sau khi Tổng khởi nghĩa thắng lợi, ngày 24-12-1946, chính quyền cách mạng ở Hà Giang mới được thành lập, qua một quá trình đấu tranh rất gay go, phức tạp.
Tại Lai Châu, do chưa có tổ chức Đảng và tổ chức Việt Minh nên chỉ có châu Quỳnh Mai giành được chính quyền từ sự hỗ trợ của bên ngoài. Sau khi châu Quỳnh Mai khởi nghĩa, Bộ Nội vụ, Uỷ ban Hành chính Bắc Bộ cử phái viên thay mặt Chính phủ lên thương thuyết, lập chính quyền ở thị xã Lai Châu. Song lúc này, quân đội Trung Hoa dân quốc và bọn phản động Quốc dân Đảng đã vào thị xã và nắm được chính quyền bù nhìn, cuộc thương thuyết không đạt kết quả.
Tại Lào Cai, khi cả nước tiến hành Tổng khởi nghĩa, ở đây chưa có đảng viên địa phương cơ sở cách mạng còn yếu. Trong khi đó bọn Việt Nam Quốc dân Đảng theo chân quân Trung Hoa dân quốc đột nhập vào Lào Cai, phá hoại, ngăn chặn phong trào cách mạng; lập chính quyền phản động. Trong tháng 8-1945, Lào Cai không nổ ra khỏi nghĩa. Thấy khởi nghĩa không nổ ra ở Lào Cai, Tỉnh uỷ Yên Bái phát một đơn vị vũ trang và cán bộ lên tiếp quản Lào Cai, song bị quân Tưởng chặn lại ở Phố Lu. Cuối tháng 10-1945, Xứ uỷ và Kỳ bộ Việt Minh Bắc Bộ cử đoàn cán bộ lên Lào Cai để tổ chức lại chính quyền cách mạng ở thị xã Phố Lu bị vỡ do bọn Quốc dân Đảng phá hoại. Cuối năm 1946, sau khi bọn Quốc dân Đảng bị ta tấn công, rút chạy sang Trung Quốc tỉnh Lào Cai được giải phóng.
Ở Móng Cái, sau khi Nhật đầu hàng theo chân quân đội Trung Hoa dân quốc, bọn Việt Cách và thổ phỉ người Hoa từ bên kia biên giới tràn sang cướp chính quyền từ rất sớm. Tháng 4-1946, một tiểu đoàn chủ lực và hai tiểu đoàn du kích của ta tiến ra Móng Cái. Sau khi ta cử đại biểu thương lượng không có kết quả bọn phản động láo xược đòi ta rút quân, lực lượng vũ trang ta nổ súng tấn công địch. Cuộc chiến đấu diễn ra suốt 23 ngày; ta chiếm được phần lớn thị xã. Sau đó do lực lượng quá chênh lệch so với địch, lực lượng vũ trang ta phải rút lui. Sau khi quân đội Trung Hoa dân quốc rút về nước, bọn phản động mất chỗ dựa cũng rút theo. Chính phủ ta cử cán bộ cùng nhân dân địa phương lập Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời ở Móng Cái vào giữa tháng 7-1946. Trong Uỷ ban nhân dân có một số phần tử Việt Cách tiến bộ tham gia. Giải phóng chưa được bao lâu thì quân Pháp đổ bộ lên chiếm thị xã Móng Cái.
Tài liệu tham khảo thêm:
1. Thu Trang: Nguyễn Ái Quốc tại Pari (1917-1923), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002
2. Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb.Thông tin lý luận, Hà Nội, 1992, t.1
3. Nguyễn Thành: Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pháp, Nxb.Thông tin lý luận, Hà Nội, 1988.
4. Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Trẻ, 1999.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.1
6. A.A.Xôcôlốp: Quốc tế Cộng sản và Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, t.1.
7. Nguyễn Thành: Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, Nxb.Thông tin lý luận, Hà Nội, 1985
8. Nguyễn Thành: Về Báo Le Paria, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 1, 1998.
9. Ban Chấp hành Đảng bộ Hải Phòng: Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng, Nxb. Hải Phòng, 1991, t.1
10. Nguyễn Thành: Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội. 1985
11. T. Lan: Vừa đi đường vừa kể chuyện, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1976
12. Nguyễn Văn Khoan: Tham luận của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị Quốc tế Nông dân (1923), Tạp chí Xưa và Nay, số 65, 7-1996
13. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh: Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (1924-1927), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998
14. Nguyễn Văn Khoan: Tìm hiểu những đường dây liên lạc phục vụ cách mạng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1924-1930, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6-1984
15. Dương Trung Quốc: Việt Nam – những sự kiện lịch sử (1919-1945), Nxb.Giáo dục, Hà Nội, 2000
16. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nghệ An, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, t.l,
17. Tiểu ban Nghiên cứu lịch sử Đảng – Tỉnh uỷ Nghệ An: Nghệ An - những tấm gương cộng sản, Nxb. Nghệ An, 1998
18. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Vinh: Những sự kiện Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Vinh, Nxb. Nghệ Tĩnh, 1998
19. Ban Chấp hành Đảng bộ Hải Phòng: Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng, Nxb. Hải Phòng, 1991
20. Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh: Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, Nxb.Thành phố Hồ Chí Minh, 1995, t.1
21. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An: Lịch sử Đảng bộ Nghệ An, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998
22. Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh: Sự truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và các tổ chức cộng sản đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh, Nxb.Thành phố Hồ Chí Minh, 1980
23. Dương Quang Đông: Sự ra đời của Xứ uỷ Nam Kỳ, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2, 1995
24. Đinh Xuân Lâm (chủ biên): Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999, t.2
25. Hồng Vân: Về tờ báo “Hồn nước” của Việt Nam Quốc dân Đảng, Tạp chí Xưa và Nay, số 46, 1997
26. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Vinh: Những sự kiện lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Vinh,Nxb.Nghệ Tĩnh, t.1, 1988, tr.22-23.
27. Ban Chấp hành Đảng bộ Thừa Thiên - Huế: Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên - Huế, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1
28. Lương Cao Khoát: Chi bộ 5D Hàm Long, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 4, 1989
29. Giáo trình lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 2006
30. Khổng Đức Thiêm: Một số tư liệu về An Nam Cộng sản Đảng với việc thống nhất các lực lương cách mạng Việt Nam năm 1930, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 2 (927), 1998, tr.68-77.
31. Nguyễn Nghĩa: Công cuộc hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 59/1964
32. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 21, tr. 904.
33. Tạp chí Lịch sử Đảng số 3-2000.
34. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái (1930-1975), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, t.I.
35. Lê Duẩn: Một vài đặc điểm của cách mạng Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1959.
36. Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Nghệ An: Lịch sử Đảng bộ Nghệ An (1930 - 1954), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, t. I.
37. Hội Nông dân Việt Nam: Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân Việt Nam (1930-1995), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
38. Đức Vượng: Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1930-1931), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999
39. Lê Mậu Hãn: Đảng Cộng sản Việt Nam - các Đại hội và Hội nghị Trung ương, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995
40. Đimitơrốp: Đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, Nxb. Sự thật, Hà Nội 1959.
41. Phong tạo cộng sản, công nhân và giải phóng dân tộc quốc tế, Nxb. Sách giáo khoa Mác-Lênin, Hà Nội, 1981, t. 6, tr. 322-330.
42. Nguyễn Anh Thái: Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb. Giáo dục, 1998, tr. 156-160.
43. K.K. Sinhia: Cơ cấu tổ chức của Quốc tế Cộng sản 1919-1943, Mátxcơva, 1997
44. Tìm hiểu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam qua các Đại hội và Hội nghị Trung ương 1930-2002, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2003
45. Nguyễn Thành: Cuộc vận động Đại hội Đông Dương năm 1936, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1985.
46. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội: Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội (1930-2000), Nxb. Hà Nội, 2004.
47. Ban Chấp hành Đảng bộ Thừa Thiên - Huế. Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên - Huế (1930-1954), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995
48. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Kon Tum (1930-1975), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t. 1.
49. Hội Nông dân Việt Nam: Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân Việt Nam (1930-1995), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998,
50. Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng: Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam – Đà Nẵng (1930-1945), sơ thảo, Nxb. Đà Nẵng, 1991, t. I.
51. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1929-1945), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
52. Trần Văn Giàu: Giai cấp công nhân Việt Nam từ Đảng Cộng sản thành lập đến cách mạng thành công (1936-1939), Nxb. Sử học, Hà Nội, 1962, t. II
53. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1929-1945), Nxb.Chính trị quốc gia Hà Nội, 2005.
54. Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi: Nông dân Quảng Ngãi, những chặng đường lịch sử (1930- 1990), Quảng Ngãi, 1995
55. Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp: Vấn đề dân cày (xuất bản lần thứ hai), Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1959.
56. Võ Nguyên Giáp: Những chặng đường lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994
57. Nguyễn Anh Dũng: Đấu tranh vũ trang trong Cách mạng Tháng Tám, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985
58. Hội đồng chỉ đạo biên soạn lịch sử khởi nghĩa Nam Kỳ: Lịch sử Khởi nghĩa Nam Kỳ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002
59. Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Cao Bằng: Lịch sử Cách mạng Tháng Tám Cao Bằng, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cao Bằng xuất bản, 1995
60. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (1930-2000), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
61. Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Cao Bằng: Bác Hồ với căn cứ địa cách mạng Cao Bằng (1941-1945), Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cao Bằng xuất bản, 1995
62. Nguyễn Thành: Mặt trận Việt Minh, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991
63. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t. 7
64. Lê Quảng Ba: Bác Hồ với đội vũ trang Cao Bằng, Tạp chí Lịch sử quân sự, 9-1987
65. Hoàng Quang Khánh, Lê Hồng, Hoàng Ngọc La: Căn cứ địa Việt Bắc, Nxb. Việt Bắc, 1976, tr. 57-65.
66. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Khu tự trị Việt Bắc: Lịch sử Cứu quốc quân, Nxb Việt Bắc, 1975
67. Ngọn cờ giải phóng, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1974
68. Tạp chí Sự kiện và nhân chứng, số 44, tháng 8-1997.
69. Trường Chính: Hồ Chủ tịch và những vấn đề quân sự của cách mạng Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1971
70. 55 năm Quân đội nhân dân Việt Nam - Miền đất khai sinh và quá trình phát triển (Kỷ yếu hội thảo khoa học), Nxb. Quân đội nhân dân, 1999
71. L.A. Patti: Tại sao Việt Nam? Nxb. Đà Nẵng, 1995
72. Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử Đảng: Lịch sử Cách mạng Tháng Tám 1945, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995
73. Đức Vượng: Đồng chí Trường Chinh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1991, t. II
74. Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2-1992.
75. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình: Lịch sử Đảng bộ Quảng Bình (1930-1954), sơ thảo, Quảng Bình, 1995, t. I.
76. Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh: Lịch sử Đảng bộ Hà Tỉnh (1930-1954), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t. 77. Tỉnh uỷ Ninh Bình: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (1930-1975), Ninh Bình, 1996, t. I.
78. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Hưng: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Hưng (1927-1954), Hải Hưng, 1990, t. I.
79. Ban Chấp hành Đảng bộ Nam Hà: Lịch sử Đảng bộ Nam Hà (1930-1954), Nam Hà, 1996, t. I.
80. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh uỷ Hà Sơn Bình: Lịch sử Đảng bộ Hà Sơn Bình (1926-1945), Hà Sơn Bình, 1986, t. I.
81. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội: Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội (1930-2000), Nxb. Hà Nội, 2004.
82. Trường Chinh: Cách mạng Tháng Tám, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1960
83. Tân Trào 1945-1954, Hội Văn học nghệ thuật Hà Tuyên xuất bản, 1985
84. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Hưng: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Hưng (1927-1954), 1990, t. I.
85. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (1926-1954), Bắc Ninh, 1998, t. I.
86. Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh: Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh (1930- 1954), Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 1993, t. 1.
87. Thạch Phương - Lưu Quang Tuyến (Chủ biên): Địa chí Long An, Nxb. Long An, Nxb. Khoa học xã hội 1989
88. Hội thảo Cách mạng Tháng Tám khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc, 1995, lưu tại Viện Lịch sử Đảng.
Last edited: