- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền


Phần này có 8 vấn đề nhỏ:
- Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam
- Những sự kiện chính trong quá trình Pháp xâm lược Việt Nam (1858 - 1884)
- So sánh tinh thần kháng Pháp của triều đình Huế và nhân dân
- So sánh phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế
- So sánh nguyên nhân và điều kiện bùng nổ phong trào yêu nước ở Việt Nam từ 1885 đến 1930
- Tóm tắt và so sánh các phong trào yêu nước ở Việt Nam (1885 - 1930)
- Hoạt động của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc trong lịch sử Việt Nam (1911 - 1930)
- Vai trò của Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Việt Nam (1911 - 1930)
Chuyên đề rất dài nên viết trong nhiều ngày, viết kỹ để các bạn nào có ôn thi Đại học tổ hợp khối C và các khối liên quan ôn thi cho tốt và đạt kết quả cao. Xin giới thiệu
1. Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam
a. Bối cảnh quốc tế
- Chủ nghĩa tư bản phương Tây sau cách mạng tư sản thành công thì nhu cầu về vốn, nhân công và thị trường rất lớn. Các nước tư bản đang trên đà phát triển mạnh thì đẩy nhanh việc xâm lược để tìm kiếm thị trường rộng lớn để bù đắp cho thị trường châu Âu không đủ tiêu thụ hàng hóa.
- Đông Nam Á đất rộng, dân đông và giàu tài nguyên nên đều bị nhòm ngó và đứng trước nguy cơ bị xâm lược
- Giữa và cuối thế kỷ XIX, phần lớn các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây; Trung Quốc bị các nước xâm lược rồi cuối cùng trở thành nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa; nhiều nước khác ở Đông Nam Á và châu Á đang bị thực dân xâm lược và trở thành thuộc địa. Như vậy các nước châu Á đều đứng trước nguy cơ bị xâm lược, Việt Nam cũng không là ngoại lệ.
- Con đường duy nhất để các nước thoát khỏi nguy cơ xâm lược bằng các chính sách và hành động cụ thể. Ở Nhật và Xiêm tiến hành duy tân cải cách; nhiều nước khác không nhận ra điều này hoặc có nước cải cách nửa vời nhưng vẫn bị thực dân xâm lược
b. Bối cảnh trong nước
- Trước khi Pháp xâm lược, Việt Nam vẫn là một quốc gia độc lập có chủ quyền, nhưng đã lâm vào khủng hoảng suy yếu. Về chính trị, triều đình thiếu sự đoàn kết với nhân dân do bộ máy mang tính chất quân chủ trung ương tập quyền cao độ; triều đình cấm đạo và cản người dân theo đạo; tăng thuế và nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra. Triều Nguyễn không có sự chuẩn bị về quân đội, quân lính lạc hậu và chủ yếu chỉ có bộ binh và tượng binh cùng các binh chủng khác, cứ 10 người thì 1 người có súng, thiếu rèn luyện. Về kinh tế thì "bế quan tỏa cảng" (không buôn bán với các nước phương Tây và các nước khác), coi trọng nông nghiệp và "ức thương"; đối ngoại là thần phục nhà Thanh nhưng xa lánh phương Tây
- Các chính sách của nhà Nguyễn làm sức nước và sức dân suy giảm, nội bộ bị chia rẽ và triều đình Huế trở thành đối tượng xâm lược của thực dân Pháp
c. Âm mưu và nguyên nhân xâm lược của Pháp
- Từ thế kỷ XVII, người Pháp đến Việt Nam tham gia việc buôn bán, đồng thời do thám; sử dụng các giáo dân và giáo sĩ để truyền đạo. Các giáo sĩ Pháp "có công" giúp Nguyễn Ánh đánh thắng nghĩa quân Tây Sơn.
- Tháng 11/1787, Nguyễn Ánh ký với đại diện của chính phủ Pháp bản hòa ước Versailles. Tuy nhiên bản hiệp ước này không thực hiện do Pháp vướng vào Đại cách mạng Pháp (1789 - 1794). Cách mạng Pháp thành công khiến nước này phát triển TBCN, đẩy mạnh việc xâm lược ra bên ngoài và yêu cầu thực hiện Hiệp ước Versailles; tuy nhiên lúc này triều đình Huế khác so với những năm đầu khi thành lập - triều đình Huế thời Gia Long có những giúp đỡ cho thương nhân Pháp buôn bán; nhưng khi Gia Long mất và con thứ là Minh Mạng lên ngôi thì vị tân đế liền cấm đạo và xua đuổi các giáo dân => đây là cớ để Pháp đẩy mạnh việc xâm lược
- Hoàn thành xong các cuộc cách mạng tư sản, kinh tế tư bản Pháp phát triển mạnh nên nhu câu về vốn, nhân công và thị trường. Lúc này, Pháp cùng Anh và các nước châu Âu khác đẩy mạnh xâm chiếm ra bên ngoài. Pháp lo sợ các thuộc địa nếu không xâm lược nhanh thì các thuộc địa này sẽ rơi vào tay thực dân Anh.
=> Nguyên nhân sâu xa, duyên cớ Pháp xâm lươc Việt Nam: triều đình Huế cấm đạo, ngăn cản giáo dân
d. Kết luận
- Việt Nam đang bị nhòm ngó, đứng trước nguy cơ xâm lược là điều tất yếu
- Việt Nam bị mất nước và bị xâm lược là hai điều hoàn toàn khác nhau, vì nguy cơ mất nước là có thật, để mất vào tay thực dân phương Tây không phải là tất yếu vì trong bối cảnh quốc tế lúc bấy giờ, Thái Lan và Nhật Bản trước nguy cơ mất nước thì họ lập tức cải cách duy tân đưa đất nước hùng mạnh.
- Chính sách của nhà Nguyễn làm Việt Nam bị bất lợi khi Pháp nhòm ngó và xâm lược; vì nếu sức nước và sức dân mạnh lên, đoàn kết trong nước và nội bộ tốt, chính sách của nhà nước làm nhân dân yên tâm sản xuất, triều định thực hiện cải cách thì đã khác. Tuy nhiên, chính sách tai hại của nhà Nguyễn cộng với nhu cầu của thực dân phương Tây nên việc nhà Nguyễn chịu trách nhiệm để mất nước là một điều tất yếu (vấn đề chung của vua quan nhà Nguyễn, không riêng gì Hoàng đế)
2. Những sự kiện chính trong quá trình Pháp xâm lược Việt Nam (1858 - 1884)
- Bước 1: Pháp đánh chiếm Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì (1858 - 1862):
+ Rạng sáng ngày 1/9/1858, trên 3.000 liên quân Pháp và Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng với chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh", mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam. Lý do Pháp chọn Đà Nẵng vì: (1) có hải cảng sâu, thuận lợi cho tàu thuyền đi lại (các thương nhân Pháp và giáo sĩ từ lâu đến buôn bán, nhòm ngó vị trí Đà Nẵng rất thuận lợi); (2) từ Đà Nẵng tiến ra Huế dễ dàng vì hai nơi này cách nhau 100 km, dễ dàng buộc triều đình đầu hàng và kết thúc chiến tranh; (3) ở Đà Nẵng thực dân đã có chuẩn bị bên trong là lực lượng nội gián, giáo dân hoạt động sớm nên Pháp hy vọng được họ hưởng ứng. Pháp nổ súng xâm lược, nhưng không thắng được do quan quân triều đình cùng nhân dân lập "vườn không nhà trống" theo sự chỉ huy chung của Nguyễn Tri Phương. Qua 5 tháng chiến tranh, Pháp không tiến sâu vào được đất liền và chúng phải dậm chân tại chỗ; quân Pháp mệt mỏi do khí hậu khắc nghiệt và thất bại bước đầu trong kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh". => như vậy lúc đầu quan quân triều đình Huế và nhân dân ta cùng có sự đoàn kết với nhau, phuong thức tiến hành cuộc kháng chiến đã phù hợp
- Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuyển hướng vào đánh Gia Định. Pháp chọn Gia Định vì: (1) là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam lúc bấy giờ (Pháp cho rằng chiếm được vựa lúa này sẽ cắt đứt dạ dày của triều Nguyễn; thực hiện theo chiến lược "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" - đánh tới đâu là cướp bóc ở đó); (2) nhiều kênh rạch giúp tàu Pháp ra vào thuận lợi, đủ để đánh sang Campuchia; (3) là vùng đất phức tạp với thành phần nhân dân không thuần nhất, là nơi tập hợp của nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống (người Việt, Miên, Hoa, Lào...) nên sự đoàn kết chống giặc là yếu hơn so với Bắc và Trung Kỳ. Khi Pháp đánh Gia Định, triều đình cử Nguyễn Tri Phương vào đánh giặc và kêu gọi nhân dân xây Đại đồn Chí Hòa. Pháp mặc dù chiếm được Gia Định nhưng không dám tiến sâu vì chúng gặp khó khăn ở chiến trường Trung Quốc và Syria, nên chúng để lại 1.000 quân đóng trên dải đất rộng khoảng 1.000 km, còn đại quân đưa sang giải quyết ở Trung Quốc. Lẽ ra, quân triều đình có thể phản công đánh lại Pháp, nhưng Nguyễn Tri Phương lại xây dựng Đại đồn để ngăn chặn bước tiến của giặc. Giải quyết xong Trung Quốc, Pháp kéo đại quân quay lại và chúng phá vỡ Đại đồn Chí Hòa (23 - 24/2/1861) và chính thức chiếm đóng Gia Định. Sau đó, Pháp đem quân đánh chiếm tiếp Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long
=> Kết thúc giai đoạn 1, Pháp đã chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ; lúc này đại diện triều đình là Phan Thanh Giản đã đầu hàng và ký với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) dâng 3 tỉnh cho Pháp, đổi lại Pháp trả tỉnh Vĩnh Long cho triều đình và triều đình phải bù một phần chiến phí Sau sự kiện 1862, Pháp có lợi thế hơn để tiến tới những nơi tiếp theo và nhân dân Việt Nam căm phẫn triều đình Huế đầu hàng
- Bước 2: Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ (1863 - 1867): sau khi đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, Pháp tích cực chuẩn bị lực lượng, đào tạo hàng ngũ tay sai và chuẩn bị kỹ càng để mở rộng đánh chiếm các vùng đất khác. Sau một thời gian chuẩn bị, lấy cớ triều đình ngăn cản các giáo sĩ truyền đạo thì Pháp và triều đình ủng hộ nhân dân đánh Pháp, thực dân Pháp ép triều đình dâng thành Vĩnh Long cho chúng. Trong hoàn cảnh này, đại diện triều đình là Tổng đốc Vĩnh Long Phan Thanh Giản rất lo lắng và hoảng sợ đã vội nộp thành Vĩnh Long cho Pháp, rồi viết thư đề nghị các tỉnh khác làm theo mình để nhân dân đỡ đổ máu. Vì vậy, chỉ trong vòng 4 ngày của tháng 6/1867, Pháp đánh chiếm gọn ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên mà không tốn một viên đạn. Sự kiện này khiến nhân dân rất căm phẫn và họ hô hào: "Phe này ta quyết đánh cả triều lẫn Tây".
- Bước 3: Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất và Hiệp ước 1874: khi quân Pháp của Garnier tiến đánh Hà Nội, quân triều đình do Nguyễn Tri Phương cùng con trai kháng cự rất mạnh mẽ. Nhưng do chênh lệch về lực lượng và vũ khí, quân triều đình thất bại và Nguyễn Tri Phượng bị giặc bắt, ông nhịn ăn rồi hi sinh; con trai ông là Lâm hi sinh tại chiến trường. Tấm gương hi sinh của hai cha con Nguyễn Tri Phuong cổ vũ nhân dân Hà Nội đánh Pháp quyết liệt, bất chấp việc chúng tràn ra đánh chiếm hết các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ. Tinh thần đánh Pháp của nhân dân rất mãnh liệt, đỉnh cao là đội quân triều đình kết hợp quân Cờ đen đánh bại và hạ sát tên chỉ huy Pháp Garnier tại Cầu Giấy (21/12/1873). Tiếc rằng lúc này triều đình Huế muốn chủ hòa và xin chuộc lại đất, đã ngăn cản nhân dân đánh giặc mà ký Hiệp ước Giáp Tuất (1874) - "Pháp như chết đuối vớ phải cọc". Với hiệp ước này, Pháp chấp nhận rút quân khỏi Hà Nội để đổi lại Lục tỉnh Nam Kỳ thuộc Pháp.
- Bước 4: Pháp đánh Hà Nội lần 2, hiệp ước Pathenotre (1882 - 1884): Sau sự kiện 1874, chủ nghĩa tư bản Pháp lúc này phát triển mạnh thành chủ nghĩa tư bản độc quyền (chủ nghĩa đế quốc) nên nhu cầu về vốn, nhân công và thị trường ngày càng cao. Để đánh chiếm toàn bộ Việt Nam, Pháp sử dụng chiêu bài ngoại giao kết hợp quân sự. Tháng 4/1882, quân Pháp của Rivière đánh Hà Nội lần 2. Lúc này Tổng đốc Hoàng Diệu của Hà Nội cũng đánh Pháp quyết liệt nhưng không thành và ông phải tự vẫn. Chiếm xong Hà Nội, quân Pháp tỏa ra đánh chiếm hết các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ. Nhân dân Bắc Kỳ tiếp tục đánh Pháp đến cùng, chiến thắng Cầu Giấy (19/5/1883) tiếp thêm sức mạnh cho nhân dân đánh Pháp; nhưng quan quân triều lúc này hoảng sợ và quá mất tinh thần chiến đấu nên Pháp quyết định đánh thẳng vào Huế. Ngày 20/8/1883, quân Pháp của Courbet đổ bộ vào cửa Thuận An. Triều đình Huế lúc này hoảng sợ cực điểm đúng vào lúc Tự Đức vừa băng hà và lo tìm người kế nhiệm, nên nhanh chóng chấp nhận ký Hiệp ước Harmand (25/8/1883) - đây coi như là sự đầu hàng của triều đình đối với thực dân Pháp. Để giảm bớt tình thần đánh Pháp của nhân dân và hi vọng triều đình Huế có thể ngăn cản nhân dân ngừng đánh Pháp và mua chuộc vua quan đầu hàng, Pháp đề nghị triều đình ký thêm Hiệp ước Pathenotre (6/6/1884), trả lại một số tỉnh ở miền Trung cho triều đình cai quản.
=> Như vậy với hai hiệp ước 1883 và 1884, Pháp đã hoàn thành xâm lược Việt Nam về mặt quân sự. Hiệp ước Pathenotre đánh dấu chấm dứt sự tồn tại của nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia phong kiến độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Với sự kiện này, nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp đã được đặt ra, tuy nhiên nó phải trải qua một thời gian thử thách mới xác định được
3. So sánh tinh thần kháng Pháp của triều đình Huế và nhân dân
a. Về phía triều đình Huế
- Lúc đầu, tinh thần chống Pháp của triều đình rất cao; nhưng nhân dân ta lúc nào cũng đánh Pháp. Khi Pháp chuẩn bị xâm lược thì quân triều đình cũng đã chuẩn bị rất kỹ khi đánh Pháp, điều này khiến tinh thần đoàn kết giữa triều đình và nhân dân rất cao nên quân Pháp nhanh chóng thất bại bước đầu trong chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh".
- Từ tháng 2/1859, do quan quân triều đình mắc sai lầm về đường lối lãnh đạo cuộc kháng chiến (do dự, thiếu quyết tâm đánh giặc) nên sau này trở thành Nguyên nhân quyết định thất bại. Vì cứ khi nào triều đình và nhân dân cùng đánh giặc theo chiến thuật "vận động chiến" (đánh ở bên ngoài) thì đều giành thắng lợi; nhưng nếu đánh cố thủ trong thành thì ta sẽ thua, vì vũ khí của quân dân ta không thể nào so sánh với vũ khí hiện đại của Pháp. Biểu hiện của những sai lầm trong đường lối đánh giặc là:
+ Ở Đà Nẵng, triều đình phối hợp nhân dân làm "vườn không nhà trống" và đắp lũy nên chặn được quân Pháp. Còn Pháp không hiểu cách đánh của ta nên chúng phải thua; khi Pháp chuyển hướng vào Gia Định thì ta vẫn dùng cách đánh cũ. Từ khi Tổng đốc Nguyễn Tri Phương bị thương phải ra Bắc điều trị thì quan quân triều đình mất tinh thần vì họ bị mất đi một tướng giỏi, từng bước đầu hàng. Khi đầu hàng Pháp thì tỏ ra lo sợ rồi tìm cách thương lượng xin chuộc lại đất, trượt dài trên các thất bại. Bốn hiệp ước thể hiện sự nhu nhược, thất bại và lo sợ, sợ giặc của một bộ phận quan quân triều đình. Bản thân vua Tự Đức thiếu kiên định (lúc thì đánh, lúc thì hòa) và có nhiều chính sách đi ngược lòng dân như: không cho nghĩa quân Phạm Văn Nghị từ miền Bắc đem quân vào chi viện miền Nam (không nhận thấy sự đoàn kết của nhân dân hai miền); không cho nhân dân đánh Pháp vi sợ ảnh hưởng đến việc chuộc lại đất của triều đình (tinh thần chiến đấu chống giặc của quân triều đình không kiện định, lúc thì đánh và lúc thì hòa)
b. Về phía nhân dân
Nhân dân trước sau quyết tâm đánh Pháp đến cùng, ngay cả khi triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp với các biểu hiện:
+ nghe theo chỉ đạo của triều đình (chủ động làm "vườn không nhà trống", đắp chiến lũy đánh Pháp)
+ sau khi triều đình bắt đầu đầu hàng nhưng một số quan quân triều đình yêu nước vẫn nổi lên chống giặc, lúc này nhân dân lập tức cổ vũ triều đình; có người còn đem lực lượng khởi nghĩa của mình để phối hợp với các cuộc khởi nghĩa khác để cùng đánh Pháp. Có nhà thơ như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Hữu Huân làm thơ đánh Pháp. Khi Pháp đánh Hà Nội, nhân dân tự tay phá nhà cửa tạo thành chướng ngại vật chặn bước tiến của Pháp
+ Tự tập hợp lực lượng đánh Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tục khiến triều đình phải lo lắng như khởi nghĩa Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực bước đầu thắng lợi ở miền Nam; hoạt động của quan quân triều đình do Hoàng Tá Viêm và quân Cờ đen Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy đánh tan quân Pháp ở hai trận Cầu Giấy, của nghĩa quân Phạm Văn Nghị ở Nam Định... Nghĩa quân đánh giặc rất quyết liệt ngay cả khi triều đình đã đầu hàng.
+ làm kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp bị thất bại, từ chỗ 1 tháng thì Pháp mất 1/4 thế kỉ
Kết luận: việc Việt Nam đứng trước nguy cơ bị xâm lược là có thật, nguy cơ Việt Nam bị xâm lược là không tránh khỏi; những giữa nguy cơ bị mất nước và mất nước là hai điều khác nhau. Chính những chính sách của nhà Nguyễn, việc không kiên quyết đánh Pháp đến cùng của quan lại triều đình và có một phần của vua Tự Đức đã tạo thuận lợi cho Pháp xâm lược Việt Nam. Chính những chính sách này đã làm Việt Nam từ nguy cơ mất nước trở thành mất nước thật sự Như vậy trách nhiệm của vua Tự Đức với mất nước là rõ rệt.
4. So sánh phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế
Sau khi Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam về mặt quân sự, phong trào đấu tranh chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến diễn ra rất sôi nổi, tiêu biểu là phong trào Cần vương của phe chủ chiến, đứng đầu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. Phong trào Cần vương có hai giai đoạn là có vua (1885 - 1888) và không có vua, quy tụ thành các cuộc khởi nghĩa lớn (1888 - 1896). Sau khi khởi nghĩa Hương Khê bị dập tắt thì coi như khuynh hướng phong kiến thất bại. Ngoài ra còn có khởi nghĩa Yên Thế kéo dài 30 năm
[TBODY]
[/TBODY]
[TBODY]
[/TBODY]
[TBODY]
[/TBODY] * Khởi nghĩa Hương Khê là khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương vì:
- Thời gian tồn tại lâu nhất
- Có những cách đánh độc đáo và mang tính chủ động
- Có sự lãnh đạo của những tướng tài giỏi và biết chế tạo được súng trường theo kiểu Pháp
- Làm Pháp tổn thất nặng nề nhất, chậm quá trình bình định của giặc.
=> Các phong trào Cần vương và Yên Thế đều thất bại, chứng tỏ khuynh hướng phong kiến đã hoàn toàn thất bại, độc lập dân tộc không gắn liền với khuynh hướng này nên phải tìm con đường cứu nước mới
5. So sánh nguyên nhân và điều kiện bùng nổ phong trào yêu nước ở Việt Nam từ 1885 đến 1930
[TBODY]
[/TBODY]
[TBODY]
[/TBODY]
[TBODY]
[/TBODY]6. So sánh hai khuynh hướng cứu nước cứu nước đầu thế kỷ XX
a. Tóm tắt về hai xu hướng cứu nước đầu thế kỷ XX
* So sánh về bối cảnh lịch sử của các xu hướng cứu nước cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
+ Phong trào yêu nước theo phạm trù phong kiến (1885 - 1896):
- Về chính trị: triều đình Huế chính thức đầu hàng thực dân Pháp; trừ phe chủ chiến vẫn quyết tâm đánh Pháp đến cùng. Được sự ủng hộ của nhân dân, phe chủ chiến phát động cuộc phản công ở kinh thành Huế (7/1885) và sau khi vua xuất bôn thì phát động phong trào Cần Vương (1885 - 1896)
- Về kinh tế: quan hệ sản xuất phong kiến vẫn bao trùm và chưa có dấu hiệu của phương thức sản xuất mới. Pháp vừa mới hoàn thành xâm lược Việt Nam về quân sự (1884), chưa khai thác thuộc vì lo bình định phong trào đấu tranh của nhân dân
- Về xã hội thì tồn tại hai giai cấp cũ là địa chủ và nông dân; chưa xuất hiện giai tầng mới
- Về tư tưởng: hệ tư tưởng mới chưa du nhập vào, vẫn còn hệ tư tưởng cũ là "trung quân ái quốc" chi phối mạnh đến phong trào đấu tranh của nhân dân
=> Kết luận: tuy tư tưởng phong kiến còn lỗi thời, nhưng phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến vẫn là sự lựa chọn duy nhất lúc này.
+ Phong trào yêu nước theo dân chủ tư sản (1904 - 1920)
- Kinh tế: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào qua hai cuộc khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam. Pháp vẫn dựa vào phong kiến để bóc lột nhân dân thậm tệ, cướp ruộng đất để bắt nông dân làm thuê => vừa có phương thức sản xuất phong kiến, vừa có phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cùng song song tồn tại; nên xã hội Việt Nam là thuộc địa nửa phong kiến. Khi kinh tế TBCN du nhập vào, người dân được tự do buôn bán; xuất hiện nhiều đô thị và cơ sở hạ tầng mới
- Xã hội: nếu như cuối thế kỷ XIX chỉ có địa chủ và nông dân thì đến đầu thế kỷ XX xuất hiện thêm công nhân, một bộ phận tư sản và tiểu tư sản thành thị để bổ sung lực lượng cho phong trào yêu nước
- Tư tưởng: hệ tư tưởng phong kiến lỗi thời không được dân chúng đón nhận nữa, thay vào đó là hệ tư tưởng dân chủ tư sản và hệ tư tưởng vô sản của Nguyễn Ái Quốc truyền bá vào. Cụ thể là tấm gương tự cường của Nhật, ảnh hưởng của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc và tư tưởng "Tam dân" của Trung Quốc. Đến đầu những năm 20 thì tư tưởng vô sản được truyền vào nước ta.
b. Biểu hiện của hai xu hướng cứu nước đầu thế kỷ XX:
Trong một khuynh hướng chính trị có nhiều xu hướng khác nhau.
Cải cách, duy tân là muốn thay đổi ra cái mới; khác với cải lương
[TBODY]
[/TBODY]c. So sánh hai xu hướng cứu nước đầu thế kỷ XX:
[TBODY]
[/TBODY]
[TBODY]
[/TBODY]
[TBODY]
[/TBODY]d. Những đặc điểm của phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX
- Đặc điểm bao trùm: thay đổi phạm trù yêu nước từ phong kiến sang dân chủ tư sản. Sự thay đổi phạm trù yêu nước diễn ra trong bối cảnh phức tạp - cuộc đấu tranh ở ba miền có liên quan trực tiếp đến Việt Nam Quang phục hội, đấu tranh tự phát của công nhân, phong trào "Thiên Địa hội" của Phan Xích Long (1916) cũng bế tắc khi nông dân thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến.
- Quan niệm về phạm trù yêu nước: cuối thế kỷ XIX, quan niệm yêu nước gắn với Vua (phò vua cứu nước, trung quân ái quốc). Đầu thế kỷ XX, yêu nước gắn liền với nhân dân, xây dựng một xã hội tiến bộ (cứu nước, cứu dân), gắn với các khái niệm "dân quyền", "dân chủ" => Yêu nước phải gắn liền với canh tân đất nước
- Về mục tiêu: phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX nhằm đánh Pháp giành độc lập, thiết lập trở lại nhà nước phong kiến (nên còn gọi là "phong trào yêu nước"); đến đầu thế kỷ XX thì phong trào cũng đánh Pháp và cải biên xã hội mới (còn gọi là "phong trào yêu nước và cách mạng")
- Về tư tưởng và lãnh đạo phong trào: Cuối thế kỷ XIX theo tư tưởng phong kiến, đến đầu thế kỷ XX thì theo tư tưởng dân chủ tư sản. Lãnh đạo phong trào cuối thế kỷ XIX là các văn thân, sĩ phu yêu nước; đến đầu thế kỷ XX là các sĩ phu thức thời có tư tưởng tiến bộ (nghĩa là các sĩ phu này gạt bỏ những hạn chế của phong kiến, thay đổi sang cái mới - gọi là "thức thời")
- Về tập hợp lực lượng: cuối thế kỷ XIX phải mượn uy danh của Vua để tập hợp lực lượng thông qua chiếu Cần vương, hoặc thông qua việc phát động các cuộc khởi nghĩa còn lẻ tẻ rời rạc, thiếu gắn kết giữa các địa phương và các vùng miền với nhau. Đầu thế kỷ XX thì cách tập hợp lực lượng có khác - thông qua thành lập các Hội như Duy Tân hội, Việt Nam Quang phục hội của Phan Bội Châu; Phan Châu Trinh hô hào chấn hưng kinh tế thông qua lập hội kinh doanh, hội buôn...
Quy mô có thay đổi: cuối thế kỷ XIX quy mô chỉ tập trung một số tỉnh nhưng đến đầu thế kỷ XX, phong trào rộng khắp ba miền và lan sang hải ngoại nhu phong trào Đông du
- Về hình thức và phương pháp đấu tranh: phong trào cuối thế kỷ XIX chỉ có duy nhất là đấu tranh vũ trang; đầu thế kỷ XX có hai xu hướng với nhiều hình thức đấu tranh: lập các hội, tuyên truyền vận động nhân dân đoàn kết, chuẩn bị thực lực, tìm kiếm sư giúp đỡ từ bên ngoài, vận động cải cách
* Kết luận chung:
- Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX không có sự đối lập giữa hai xu hướng trong khuynh hướng dân chủ tư sản, mà hỗ trợ và thúc đẩy nhau để cùng phát triển ảnh hưởng của mình.
- Hai xu hướng hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển: xu hướng cải cách có điều kiện xâm nhập vào quần chúng, dẫn đến đấu tranh (phong trào chống thuế Trung Kỳ 1908) có tính chất cách mạng; các Hội buôn và Hội kinh doanh ra đời là những cơ quan gây quỹ ủng hộ cho phong trào Đông du (đưa học sinh sang Nhật du học, tuyên truyền văn thơ Phan Bội Châu)
- Đại diện hai xu hướng đều có chung nền tảng yêu nước, đều hướng đến mục tiêu cao nhất: độc lập dân tộc để tiến lên tư bản chủ nghĩa
- Quy mô phong trào yêu nước diễn ra trên khắp cả nước; các lực lượng trong xã hội đã tham gia và đều ủng hộ hai xu hướng này.
e. Những đóng góp của hai xu hướng
* Đối với phong trào giải phóng dân tộc:
- Khởi xướng phong trào giải phóng dân tộc mang khuynh hướng dân chủ tư sản; gắn giải phóng dân tộc với duy tân đất nước, thay đổi chế độ xã hội
- Xác định mục tiêu mới của phong trào: giải phóng dân tộc xong thì xây dựng xã hội mới tiến bộ theo kiểu phương Tây
- Sáng tạo thêm nhiều hình thức đấu tranh mới: bạo động, cải cách; kết hợp bạo động và cải cách; kết hợp chuẩn bị thực lực bên trong với vận động giúp đỡ từ bên ngoài
- Góp phần chuyển biến tư tưởng cho nhân dân Việt Nam: từ lập trường phong kiến sang dân chủ tư sản
* Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:
- Cổ động phát triển kinh tế theo hướng mới: chấn hưng thực nghiệp, lập hội buôn, hội kinh doanh...
- Góp phần xóa bỏ nền kinh tế Việt Nam khép kín, thúc các ngành nghề sản xuất trong nhân dân phát triển - bước đầu đưa kinh tế nước ta hội nhập với thế giới
- Phê phán tư tưởng Nho giáo lỗi thời: lên án các hủ tục phong kiến, đả phá những tệ nạn xã hội, kêu gọi nhân dân thay đổi phong cách và lối sống, mở trường học theo lối mới
(còn tiếp)
- Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam
- Những sự kiện chính trong quá trình Pháp xâm lược Việt Nam (1858 - 1884)
- So sánh tinh thần kháng Pháp của triều đình Huế và nhân dân
- So sánh phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế
- So sánh nguyên nhân và điều kiện bùng nổ phong trào yêu nước ở Việt Nam từ 1885 đến 1930
- Tóm tắt và so sánh các phong trào yêu nước ở Việt Nam (1885 - 1930)
- Hoạt động của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc trong lịch sử Việt Nam (1911 - 1930)
- Vai trò của Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Việt Nam (1911 - 1930)
Chuyên đề rất dài nên viết trong nhiều ngày, viết kỹ để các bạn nào có ôn thi Đại học tổ hợp khối C và các khối liên quan ôn thi cho tốt và đạt kết quả cao. Xin giới thiệu
1. Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam
a. Bối cảnh quốc tế
- Chủ nghĩa tư bản phương Tây sau cách mạng tư sản thành công thì nhu cầu về vốn, nhân công và thị trường rất lớn. Các nước tư bản đang trên đà phát triển mạnh thì đẩy nhanh việc xâm lược để tìm kiếm thị trường rộng lớn để bù đắp cho thị trường châu Âu không đủ tiêu thụ hàng hóa.
- Đông Nam Á đất rộng, dân đông và giàu tài nguyên nên đều bị nhòm ngó và đứng trước nguy cơ bị xâm lược
- Giữa và cuối thế kỷ XIX, phần lớn các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây; Trung Quốc bị các nước xâm lược rồi cuối cùng trở thành nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa; nhiều nước khác ở Đông Nam Á và châu Á đang bị thực dân xâm lược và trở thành thuộc địa. Như vậy các nước châu Á đều đứng trước nguy cơ bị xâm lược, Việt Nam cũng không là ngoại lệ.
- Con đường duy nhất để các nước thoát khỏi nguy cơ xâm lược bằng các chính sách và hành động cụ thể. Ở Nhật và Xiêm tiến hành duy tân cải cách; nhiều nước khác không nhận ra điều này hoặc có nước cải cách nửa vời nhưng vẫn bị thực dân xâm lược
b. Bối cảnh trong nước
- Trước khi Pháp xâm lược, Việt Nam vẫn là một quốc gia độc lập có chủ quyền, nhưng đã lâm vào khủng hoảng suy yếu. Về chính trị, triều đình thiếu sự đoàn kết với nhân dân do bộ máy mang tính chất quân chủ trung ương tập quyền cao độ; triều đình cấm đạo và cản người dân theo đạo; tăng thuế và nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra. Triều Nguyễn không có sự chuẩn bị về quân đội, quân lính lạc hậu và chủ yếu chỉ có bộ binh và tượng binh cùng các binh chủng khác, cứ 10 người thì 1 người có súng, thiếu rèn luyện. Về kinh tế thì "bế quan tỏa cảng" (không buôn bán với các nước phương Tây và các nước khác), coi trọng nông nghiệp và "ức thương"; đối ngoại là thần phục nhà Thanh nhưng xa lánh phương Tây
- Các chính sách của nhà Nguyễn làm sức nước và sức dân suy giảm, nội bộ bị chia rẽ và triều đình Huế trở thành đối tượng xâm lược của thực dân Pháp
c. Âm mưu và nguyên nhân xâm lược của Pháp
- Từ thế kỷ XVII, người Pháp đến Việt Nam tham gia việc buôn bán, đồng thời do thám; sử dụng các giáo dân và giáo sĩ để truyền đạo. Các giáo sĩ Pháp "có công" giúp Nguyễn Ánh đánh thắng nghĩa quân Tây Sơn.
- Tháng 11/1787, Nguyễn Ánh ký với đại diện của chính phủ Pháp bản hòa ước Versailles. Tuy nhiên bản hiệp ước này không thực hiện do Pháp vướng vào Đại cách mạng Pháp (1789 - 1794). Cách mạng Pháp thành công khiến nước này phát triển TBCN, đẩy mạnh việc xâm lược ra bên ngoài và yêu cầu thực hiện Hiệp ước Versailles; tuy nhiên lúc này triều đình Huế khác so với những năm đầu khi thành lập - triều đình Huế thời Gia Long có những giúp đỡ cho thương nhân Pháp buôn bán; nhưng khi Gia Long mất và con thứ là Minh Mạng lên ngôi thì vị tân đế liền cấm đạo và xua đuổi các giáo dân => đây là cớ để Pháp đẩy mạnh việc xâm lược
- Hoàn thành xong các cuộc cách mạng tư sản, kinh tế tư bản Pháp phát triển mạnh nên nhu câu về vốn, nhân công và thị trường. Lúc này, Pháp cùng Anh và các nước châu Âu khác đẩy mạnh xâm chiếm ra bên ngoài. Pháp lo sợ các thuộc địa nếu không xâm lược nhanh thì các thuộc địa này sẽ rơi vào tay thực dân Anh.
=> Nguyên nhân sâu xa, duyên cớ Pháp xâm lươc Việt Nam: triều đình Huế cấm đạo, ngăn cản giáo dân
d. Kết luận
- Việt Nam đang bị nhòm ngó, đứng trước nguy cơ xâm lược là điều tất yếu
- Việt Nam bị mất nước và bị xâm lược là hai điều hoàn toàn khác nhau, vì nguy cơ mất nước là có thật, để mất vào tay thực dân phương Tây không phải là tất yếu vì trong bối cảnh quốc tế lúc bấy giờ, Thái Lan và Nhật Bản trước nguy cơ mất nước thì họ lập tức cải cách duy tân đưa đất nước hùng mạnh.
- Chính sách của nhà Nguyễn làm Việt Nam bị bất lợi khi Pháp nhòm ngó và xâm lược; vì nếu sức nước và sức dân mạnh lên, đoàn kết trong nước và nội bộ tốt, chính sách của nhà nước làm nhân dân yên tâm sản xuất, triều định thực hiện cải cách thì đã khác. Tuy nhiên, chính sách tai hại của nhà Nguyễn cộng với nhu cầu của thực dân phương Tây nên việc nhà Nguyễn chịu trách nhiệm để mất nước là một điều tất yếu (vấn đề chung của vua quan nhà Nguyễn, không riêng gì Hoàng đế)
2. Những sự kiện chính trong quá trình Pháp xâm lược Việt Nam (1858 - 1884)
- Bước 1: Pháp đánh chiếm Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì (1858 - 1862):
+ Rạng sáng ngày 1/9/1858, trên 3.000 liên quân Pháp và Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng với chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh", mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam. Lý do Pháp chọn Đà Nẵng vì: (1) có hải cảng sâu, thuận lợi cho tàu thuyền đi lại (các thương nhân Pháp và giáo sĩ từ lâu đến buôn bán, nhòm ngó vị trí Đà Nẵng rất thuận lợi); (2) từ Đà Nẵng tiến ra Huế dễ dàng vì hai nơi này cách nhau 100 km, dễ dàng buộc triều đình đầu hàng và kết thúc chiến tranh; (3) ở Đà Nẵng thực dân đã có chuẩn bị bên trong là lực lượng nội gián, giáo dân hoạt động sớm nên Pháp hy vọng được họ hưởng ứng. Pháp nổ súng xâm lược, nhưng không thắng được do quan quân triều đình cùng nhân dân lập "vườn không nhà trống" theo sự chỉ huy chung của Nguyễn Tri Phương. Qua 5 tháng chiến tranh, Pháp không tiến sâu vào được đất liền và chúng phải dậm chân tại chỗ; quân Pháp mệt mỏi do khí hậu khắc nghiệt và thất bại bước đầu trong kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh". => như vậy lúc đầu quan quân triều đình Huế và nhân dân ta cùng có sự đoàn kết với nhau, phuong thức tiến hành cuộc kháng chiến đã phù hợp
- Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuyển hướng vào đánh Gia Định. Pháp chọn Gia Định vì: (1) là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam lúc bấy giờ (Pháp cho rằng chiếm được vựa lúa này sẽ cắt đứt dạ dày của triều Nguyễn; thực hiện theo chiến lược "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" - đánh tới đâu là cướp bóc ở đó); (2) nhiều kênh rạch giúp tàu Pháp ra vào thuận lợi, đủ để đánh sang Campuchia; (3) là vùng đất phức tạp với thành phần nhân dân không thuần nhất, là nơi tập hợp của nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống (người Việt, Miên, Hoa, Lào...) nên sự đoàn kết chống giặc là yếu hơn so với Bắc và Trung Kỳ. Khi Pháp đánh Gia Định, triều đình cử Nguyễn Tri Phương vào đánh giặc và kêu gọi nhân dân xây Đại đồn Chí Hòa. Pháp mặc dù chiếm được Gia Định nhưng không dám tiến sâu vì chúng gặp khó khăn ở chiến trường Trung Quốc và Syria, nên chúng để lại 1.000 quân đóng trên dải đất rộng khoảng 1.000 km, còn đại quân đưa sang giải quyết ở Trung Quốc. Lẽ ra, quân triều đình có thể phản công đánh lại Pháp, nhưng Nguyễn Tri Phương lại xây dựng Đại đồn để ngăn chặn bước tiến của giặc. Giải quyết xong Trung Quốc, Pháp kéo đại quân quay lại và chúng phá vỡ Đại đồn Chí Hòa (23 - 24/2/1861) và chính thức chiếm đóng Gia Định. Sau đó, Pháp đem quân đánh chiếm tiếp Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long
=> Kết thúc giai đoạn 1, Pháp đã chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ; lúc này đại diện triều đình là Phan Thanh Giản đã đầu hàng và ký với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) dâng 3 tỉnh cho Pháp, đổi lại Pháp trả tỉnh Vĩnh Long cho triều đình và triều đình phải bù một phần chiến phí Sau sự kiện 1862, Pháp có lợi thế hơn để tiến tới những nơi tiếp theo và nhân dân Việt Nam căm phẫn triều đình Huế đầu hàng
- Bước 2: Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ (1863 - 1867): sau khi đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, Pháp tích cực chuẩn bị lực lượng, đào tạo hàng ngũ tay sai và chuẩn bị kỹ càng để mở rộng đánh chiếm các vùng đất khác. Sau một thời gian chuẩn bị, lấy cớ triều đình ngăn cản các giáo sĩ truyền đạo thì Pháp và triều đình ủng hộ nhân dân đánh Pháp, thực dân Pháp ép triều đình dâng thành Vĩnh Long cho chúng. Trong hoàn cảnh này, đại diện triều đình là Tổng đốc Vĩnh Long Phan Thanh Giản rất lo lắng và hoảng sợ đã vội nộp thành Vĩnh Long cho Pháp, rồi viết thư đề nghị các tỉnh khác làm theo mình để nhân dân đỡ đổ máu. Vì vậy, chỉ trong vòng 4 ngày của tháng 6/1867, Pháp đánh chiếm gọn ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên mà không tốn một viên đạn. Sự kiện này khiến nhân dân rất căm phẫn và họ hô hào: "Phe này ta quyết đánh cả triều lẫn Tây".
- Bước 3: Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất và Hiệp ước 1874: khi quân Pháp của Garnier tiến đánh Hà Nội, quân triều đình do Nguyễn Tri Phương cùng con trai kháng cự rất mạnh mẽ. Nhưng do chênh lệch về lực lượng và vũ khí, quân triều đình thất bại và Nguyễn Tri Phượng bị giặc bắt, ông nhịn ăn rồi hi sinh; con trai ông là Lâm hi sinh tại chiến trường. Tấm gương hi sinh của hai cha con Nguyễn Tri Phuong cổ vũ nhân dân Hà Nội đánh Pháp quyết liệt, bất chấp việc chúng tràn ra đánh chiếm hết các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ. Tinh thần đánh Pháp của nhân dân rất mãnh liệt, đỉnh cao là đội quân triều đình kết hợp quân Cờ đen đánh bại và hạ sát tên chỉ huy Pháp Garnier tại Cầu Giấy (21/12/1873). Tiếc rằng lúc này triều đình Huế muốn chủ hòa và xin chuộc lại đất, đã ngăn cản nhân dân đánh giặc mà ký Hiệp ước Giáp Tuất (1874) - "Pháp như chết đuối vớ phải cọc". Với hiệp ước này, Pháp chấp nhận rút quân khỏi Hà Nội để đổi lại Lục tỉnh Nam Kỳ thuộc Pháp.
- Bước 4: Pháp đánh Hà Nội lần 2, hiệp ước Pathenotre (1882 - 1884): Sau sự kiện 1874, chủ nghĩa tư bản Pháp lúc này phát triển mạnh thành chủ nghĩa tư bản độc quyền (chủ nghĩa đế quốc) nên nhu cầu về vốn, nhân công và thị trường ngày càng cao. Để đánh chiếm toàn bộ Việt Nam, Pháp sử dụng chiêu bài ngoại giao kết hợp quân sự. Tháng 4/1882, quân Pháp của Rivière đánh Hà Nội lần 2. Lúc này Tổng đốc Hoàng Diệu của Hà Nội cũng đánh Pháp quyết liệt nhưng không thành và ông phải tự vẫn. Chiếm xong Hà Nội, quân Pháp tỏa ra đánh chiếm hết các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ. Nhân dân Bắc Kỳ tiếp tục đánh Pháp đến cùng, chiến thắng Cầu Giấy (19/5/1883) tiếp thêm sức mạnh cho nhân dân đánh Pháp; nhưng quan quân triều lúc này hoảng sợ và quá mất tinh thần chiến đấu nên Pháp quyết định đánh thẳng vào Huế. Ngày 20/8/1883, quân Pháp của Courbet đổ bộ vào cửa Thuận An. Triều đình Huế lúc này hoảng sợ cực điểm đúng vào lúc Tự Đức vừa băng hà và lo tìm người kế nhiệm, nên nhanh chóng chấp nhận ký Hiệp ước Harmand (25/8/1883) - đây coi như là sự đầu hàng của triều đình đối với thực dân Pháp. Để giảm bớt tình thần đánh Pháp của nhân dân và hi vọng triều đình Huế có thể ngăn cản nhân dân ngừng đánh Pháp và mua chuộc vua quan đầu hàng, Pháp đề nghị triều đình ký thêm Hiệp ước Pathenotre (6/6/1884), trả lại một số tỉnh ở miền Trung cho triều đình cai quản.
=> Như vậy với hai hiệp ước 1883 và 1884, Pháp đã hoàn thành xâm lược Việt Nam về mặt quân sự. Hiệp ước Pathenotre đánh dấu chấm dứt sự tồn tại của nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia phong kiến độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Với sự kiện này, nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp đã được đặt ra, tuy nhiên nó phải trải qua một thời gian thử thách mới xác định được
3. So sánh tinh thần kháng Pháp của triều đình Huế và nhân dân
a. Về phía triều đình Huế
- Lúc đầu, tinh thần chống Pháp của triều đình rất cao; nhưng nhân dân ta lúc nào cũng đánh Pháp. Khi Pháp chuẩn bị xâm lược thì quân triều đình cũng đã chuẩn bị rất kỹ khi đánh Pháp, điều này khiến tinh thần đoàn kết giữa triều đình và nhân dân rất cao nên quân Pháp nhanh chóng thất bại bước đầu trong chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh".
- Từ tháng 2/1859, do quan quân triều đình mắc sai lầm về đường lối lãnh đạo cuộc kháng chiến (do dự, thiếu quyết tâm đánh giặc) nên sau này trở thành Nguyên nhân quyết định thất bại. Vì cứ khi nào triều đình và nhân dân cùng đánh giặc theo chiến thuật "vận động chiến" (đánh ở bên ngoài) thì đều giành thắng lợi; nhưng nếu đánh cố thủ trong thành thì ta sẽ thua, vì vũ khí của quân dân ta không thể nào so sánh với vũ khí hiện đại của Pháp. Biểu hiện của những sai lầm trong đường lối đánh giặc là:
+ Ở Đà Nẵng, triều đình phối hợp nhân dân làm "vườn không nhà trống" và đắp lũy nên chặn được quân Pháp. Còn Pháp không hiểu cách đánh của ta nên chúng phải thua; khi Pháp chuyển hướng vào Gia Định thì ta vẫn dùng cách đánh cũ. Từ khi Tổng đốc Nguyễn Tri Phương bị thương phải ra Bắc điều trị thì quan quân triều đình mất tinh thần vì họ bị mất đi một tướng giỏi, từng bước đầu hàng. Khi đầu hàng Pháp thì tỏ ra lo sợ rồi tìm cách thương lượng xin chuộc lại đất, trượt dài trên các thất bại. Bốn hiệp ước thể hiện sự nhu nhược, thất bại và lo sợ, sợ giặc của một bộ phận quan quân triều đình. Bản thân vua Tự Đức thiếu kiên định (lúc thì đánh, lúc thì hòa) và có nhiều chính sách đi ngược lòng dân như: không cho nghĩa quân Phạm Văn Nghị từ miền Bắc đem quân vào chi viện miền Nam (không nhận thấy sự đoàn kết của nhân dân hai miền); không cho nhân dân đánh Pháp vi sợ ảnh hưởng đến việc chuộc lại đất của triều đình (tinh thần chiến đấu chống giặc của quân triều đình không kiện định, lúc thì đánh và lúc thì hòa)
b. Về phía nhân dân
Nhân dân trước sau quyết tâm đánh Pháp đến cùng, ngay cả khi triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp với các biểu hiện:
+ nghe theo chỉ đạo của triều đình (chủ động làm "vườn không nhà trống", đắp chiến lũy đánh Pháp)
+ sau khi triều đình bắt đầu đầu hàng nhưng một số quan quân triều đình yêu nước vẫn nổi lên chống giặc, lúc này nhân dân lập tức cổ vũ triều đình; có người còn đem lực lượng khởi nghĩa của mình để phối hợp với các cuộc khởi nghĩa khác để cùng đánh Pháp. Có nhà thơ như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Hữu Huân làm thơ đánh Pháp. Khi Pháp đánh Hà Nội, nhân dân tự tay phá nhà cửa tạo thành chướng ngại vật chặn bước tiến của Pháp
+ Tự tập hợp lực lượng đánh Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tục khiến triều đình phải lo lắng như khởi nghĩa Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực bước đầu thắng lợi ở miền Nam; hoạt động của quan quân triều đình do Hoàng Tá Viêm và quân Cờ đen Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy đánh tan quân Pháp ở hai trận Cầu Giấy, của nghĩa quân Phạm Văn Nghị ở Nam Định... Nghĩa quân đánh giặc rất quyết liệt ngay cả khi triều đình đã đầu hàng.
+ làm kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp bị thất bại, từ chỗ 1 tháng thì Pháp mất 1/4 thế kỉ
Kết luận: việc Việt Nam đứng trước nguy cơ bị xâm lược là có thật, nguy cơ Việt Nam bị xâm lược là không tránh khỏi; những giữa nguy cơ bị mất nước và mất nước là hai điều khác nhau. Chính những chính sách của nhà Nguyễn, việc không kiên quyết đánh Pháp đến cùng của quan lại triều đình và có một phần của vua Tự Đức đã tạo thuận lợi cho Pháp xâm lược Việt Nam. Chính những chính sách này đã làm Việt Nam từ nguy cơ mất nước trở thành mất nước thật sự Như vậy trách nhiệm của vua Tự Đức với mất nước là rõ rệt.
4. So sánh phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế
Sau khi Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam về mặt quân sự, phong trào đấu tranh chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến diễn ra rất sôi nổi, tiêu biểu là phong trào Cần vương của phe chủ chiến, đứng đầu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. Phong trào Cần vương có hai giai đoạn là có vua (1885 - 1888) và không có vua, quy tụ thành các cuộc khởi nghĩa lớn (1888 - 1896). Sau khi khởi nghĩa Hương Khê bị dập tắt thì coi như khuynh hướng phong kiến thất bại. Ngoài ra còn có khởi nghĩa Yên Thế kéo dài 30 năm
So sánh | Phong trào Cần Vương (1885 - 1896) ở miền đất Trung - Bắc Kỳ | khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) của Hoàng Hoa Thám ở Bắc Giang |
Giống nhau | - Chung bối cảnh lịch sử: Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam về mặt quân sự. Việt Nam bị mất nước hoàn toàn, triều đình Huế không còn tồn tại với tư cách là một triều đình của một nhà nước độc lập; thay vào đó thì Việt Nam bị Pháp chính thức bóc lột; nhưng Pháp chỉ chính thức cai trị được Nam Kỳ sau hiệp ước 1874; còn Bắc và Trung Kỳ thì Pháp chiếm xong vào năm 1884 và chúng chưa ổn định được bộ máy cai trị nên chúng phải bình định xong Bắc và Trung Kỳ trước rồi cai trị sau. => Yêu cầu đầu tiên là phải đánh đuổi quân Pháp xâm lược để giành lại độc lập dân tộc - nguyên nhân sâu xa chính là đánh đuổi đế quốc và tay sai để giành lại độc lập dân tộc. Mâu thuẫn đầu tiên là mâu thuận giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc và tay sai. - Khuynh hướng chính trị: khuynh hướng phong kiến; vì Cần vương do các văn thân và sĩ phu có tư tưởng yêu nước lãnh đạo, phong trào Yên Thế chịu ảnh hưởng của khuynh hướng phong kiến. - Mục tiêu cao nhất của hai phong trào là đánh đuổi Pháp và tay sai để giành độc lập dân tộc. Tính chất: phong trào giải phóng dân tộc (tính chất chung của các nước mất độc lập đều là tính chất dân tộc) - Động lực phong trào: nông dân là động lực chính của cả hai phong trào này, ngoài ra còn có một bộ phận là binh lính và các dân tộc ít người - Địa bàn xây dựng căn cứ: đều chon những nơi có địa hình hiểm trở, hiểm yếu để thuận lợi xây dựng căn cứ. Các căn cứ này nặng về phòng thủ và cố thủ, khó có thể mở rộng và phô trương thanh thế. Ví du căn cứ Ba Đình (1886 - 1887) nặng về phòng thủ; căn cứ Bãi Sậy và Hai Sông (1883 - 1892) và căn cứ Hương Khê (1885 - 1896) tương tự. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ nên Pháp dùng chiến thuật "bẻ từng chiếc đũa" và các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị dập tắt. - Hình thức và phương pháp đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang. Quay lại, ở Nam Kỳ có phong trào "tị địa" của nông dân bất hợp tác; chủ đạo là khởi nghĩa vũ trang. - Tác động: đều cổ vũ và nối tiếp truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta; làm chậm quá trình bình định của Pháp (chúng dự định bình định Việt Nam trong 2 năm sau 1884, nhưng chúng phải mất tới 11 năm mới hoàn toàn bình định được Việt Nam (chúng phải lo lắng, tốn nhiều công sức, kinh tế, tài chính, quân sự và cả người để hoàn thành). Ý nghĩa lớn nhất của các phong trào đấu tranh cuối thế kỷ XIX là làm chậm quá trình bình định của Pháp - Kết cục: các phong trào đều thất bại với các nguyên nhân: * Khách quan: + chênh lệch lực lượng (quân Pháp thiện chiến, quân khởi nghĩa được tập hợp vội vã + chênh lệch trình độ sản xuất (Pháp theo TBCN, Việt Nam vẫn là phong kiến) + Chênh lệnh về vũ khí: Pháp là vũ khí hiện đại, Việt Nam là vũ khí thô sơ * Chủ quan: chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn (do thời đại lịch sử, phong kiến bảo thủ lạc hậu, không chịu đổi mới canh tân. Nếu thắng lợi thì không biết hướng tiếp theo, vì phong kiến quá bảo thủ rồi). Các cuộc khởi nghĩa chưa vạch ra một tiền đồ sáng lạn cho Việt Nam |
Khác nhau | - Mục tiêu: muốn khôi phục lại chế độ phong kiến, bên cạnh mục tiêu chính là đánh Pháp giải phóng dân tộc. Phe chủ chiến đưa Hàm Nghi lên nghị với ý định, sau khi đánh bại quân giặc thì khôi phục lại ngôi vua cho Hàm Nghi. - Lãnh đạo phong trào: văn thân, sĩ phu chịu tư tưởng "trung quân ái quốc". Họ kiên quyết đánh Pháp đén cùng, ngay cả khi triều đình đầu hàng nên được sự ủng hộ của binh lính và nông dân để đánh Pháp. - Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương có quy mô rộng lớn, nhưng tập trung chủ yếu ở miền Trung và Bắc Kỳ vì đây là địa bàn hoạt động của triều đình Huế, nơi có truyền thống đấu tranh cách mạng lớn. - Thời gian tồn tại: có khác biệt, ngắn nhất là 2 năm và dài nhất là 11 năm | - Mục tiêu: không rõ ràng. Nó chỉ là cuộc khởi nghĩa của nông dân và nông dân đã đoàn kết lại chỉ để giữ đất và giữ xóm làng. Trước đây, vùng đất Yên Thế bị triều đình coi là "giặc"; khi giặc đến là chống giặc để bảo vệ xóm làng. - Lãnh đạo phong trào: do các thủ lĩnh nông dân lãnh đạo, do nông dân cử lên. Khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối của phong trào Cần vương. - Khởi nghĩa Yên Thế hoạt động với quy mô hẹp hơn nhiều, tập trung ở vùng Bắc Giang. - Thời gian tồn tại: 30 năm |
- Thời gian tồn tại lâu nhất
- Có những cách đánh độc đáo và mang tính chủ động
- Có sự lãnh đạo của những tướng tài giỏi và biết chế tạo được súng trường theo kiểu Pháp
- Làm Pháp tổn thất nặng nề nhất, chậm quá trình bình định của giặc.
=> Các phong trào Cần vương và Yên Thế đều thất bại, chứng tỏ khuynh hướng phong kiến đã hoàn toàn thất bại, độc lập dân tộc không gắn liền với khuynh hướng này nên phải tìm con đường cứu nước mới
5. So sánh nguyên nhân và điều kiện bùng nổ phong trào yêu nước ở Việt Nam từ 1885 đến 1930
Sosánh | Khuynh hướng phong kiến (1885 - 1896) | Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản Việt Nam (1904 - 1930) | Khuynh hướng cách mạng vô sản tồn tại song song với dân chủ tư sản (1920 - 1930) |
Giống nhau | - Có chung nguyên nhân sâu xa: Việt Nam đã mất độc lập từ năm 1884 và quân Pháp đang tiến hành bình định và thực hiện hai cuộc khai thác thuộc địa tại Việt Nam. Nước Việt Nam bị mất tên mà thay vào đó là ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ; cùng với Ai Lao và Cao Miên gộp thành "Đông Dương thuộc Pháp" (Francaise Indochine: 1887 - 1945) => nguyên nhân sâu xa chính là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai. Độc lập dân tộc là nguyện vọng số một của nhân dân Việt Nam. - Đều chịu sự chi phối của các điều kiện lịch sử: chính trị, kinh tế, xã hội, tư tưởng. + Về chính trị thì ta mất độc lập nên yêu cầu số một là phải giải phóng dân tộc; + Về kinh tế là ta có du nhập phương thức sản xuất kinh tế tư bản chủ nghĩa vào hồi đầu thế kỷ XX và tồn tại song song với phương thức sản xuất phong kiến; + Về xã hội thì cuối thê kỷ XIX chỉ có nông dân (chủ yếu), binh lính và dân tộc ít người tham gia phong trào; đến đầu thế kỷ XX thì có nhiều giai tầng mới ra đời để bổ sung lực lượng cho phong trào đấu tranh. + Về tư tưởng, lúc đầu là hệ tư tưởng phong kiến; đến khai thác thuộc địa 1897 thì hệ tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu du nhập vào Việt Nam . |
Khác nhau | 1. Bối cảnh: - Kinh tế: Pháp chưa du nhập nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam - Xã hội và tư tưởng chưa có gì mới => các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đều theo phạm trù phong kiến 2. Khuynh hướng cứu nước phong kiến thất bại vào cuối thế kỷ XIX, độc lập tư do không gắn liền với khuynh hướng này thì khuynh hướng khác sẽ thay thể - Bởi vì khi khuynh hướng phong kiến không đủ sức lãnh đạo dân tộc, đánh đuổi Pháp và tay sai giành độc lập dân tộc, không có tiền đồ và tương lại rõ ràng 3. Cá nhân kiệt xuất: văn thân, sĩ phu yêu nước | 1. Bối cảnh: - Pháp đã tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914). Phương thức sản xuất kinh tế tư bản chủ nghĩa đã du nhập vào nước ta - Các tân văn và tân thư được truyền bá rộng rãi vào nước ta, truyền bá hệ tư tưởng dân chủ tư sản của phương Tây, Trung Hoa vào nước ta; các mô hình của nhà nước dân chủ tư sản được truyền vào nước ta. - Nhiều giai tầng mới ra đời, nổi bật là giai cấp công nhân, một bộ phận của tư sản, tiểu tư sản thành thị cũng xuất hiện Một số trí thức yêu nước phong kiến trước đây thấy sự bế tắc của phong kiến nên họ tiếp thu tư tưởng tiến bộ ở một khía cạnh nào đó, nên họ ủng hộ đi theo => hình thành khuynh hướng cứu nước mới - Nền kinh tế Việt Nam có biến đổi: trước đây là nền kinh tế khép kín; đến đầu thế kỷ XX thì kinh tế tư bản chủ nghĩa được du nhập vào, dẫn tới hình thành các đô thị, ra đời hệ thống giao thông và một số công trình kiến trúc cũng xuất hiện. 2. Khuynh hướng dân chủ tư sản ra đời với các nhà Nho yêu nước Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Họ gạt bỏ tư tưởng "yêu nước gắn với Vua" mà "yêu nước gắn liền với canh tân đất nước". Tuy nhiên khuynh hướng yêu nước mới này cũng lâm vào bế tắc => yêu cầu đặt ra phải có một khuynh hướng mới phù hợp với tình hình cách mạng Việt Nam là giải quyết được giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. 3. Cá nhận, tổ chức kiệt xuất: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Duy Tân hội, Việt Nam Quang phục hội | 1. Bối cảnh: - Sau 1918, Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần 2 với quy mô và tốc độ lớn hơn, đầu tư nhiều nên chuyển biến kinh tế và xã hội cũng lớn hơn - Giai cấp công nhân xuất hiện ngày càng đông đảo - Giai cấp tư sản ra đời trong Thế chiến 1, phân hóa thành 2 bộ phận là tư sản dân tộc (yêu nước) và tư sản mại bản (gắn chặt quyền lợi với Pháp) - Một bộ phận tiểu tư sản trí thức cũng tham gia vào phong trào yêu nước - Xuất hiện đồng thời hai khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản và vô sản cùng đấu tranh lẫn nhau để giành chỗ đứng trong quần chúng 2. Trong những năm 20 của thế kỷ XX, xuất hiện đồng thời khuynh hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản cùng tồn tại song song. Điểm đặc biệt là nếu khuynh hướng dân chủ tư sản được lựa chọn tạm thời thì lịch sử cũng tạo cơ hội cho khuynh hướng này tiếp tục phát huy ảnh hưởng của mình. Trong bối cảnh Pháp đang khai thác thuộc địa mạnh và phong trào cách mạng lên cao; lịch sử Việt Nam rất công bằng khi cho phép khuynh hướng vô sản tồn tại song song với khuynh hướng dân chủ tư sản. Cuối cùng, nếu khuynh hướng nào giải quyết được yêu cầu đặt ra là vừa giải phóng dân tộc, vừa giải phóng giai cấp, vừa vẽ ra được tiền đồ sáng lạn của đất nước thì khuynh hướng đó giành thắng lợi. Khi khởi nghĩa Yên Bái thất bại và Đảng Cộng sản Việt nam ra đời cùng năm 1930, điều này chứng tỏ khuynh hướng vô sản đã thành công trong cuộc đấu tranh "Ai thắng ai" để giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt nam. 3. Cá nhân, tổ chức kiệt xuất: + Nguyễn Ái Quốc, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, phong trào công nhân, các tổ chức Cộng sản xuất hiện + Việt Nam Quốc dân Đảng của tiểu tư sản trí thức, Đảng Tân Việt, Tâm tâm xã |
a. Tóm tắt về hai xu hướng cứu nước đầu thế kỷ XX
* So sánh về bối cảnh lịch sử của các xu hướng cứu nước cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
+ Phong trào yêu nước theo phạm trù phong kiến (1885 - 1896):
- Về chính trị: triều đình Huế chính thức đầu hàng thực dân Pháp; trừ phe chủ chiến vẫn quyết tâm đánh Pháp đến cùng. Được sự ủng hộ của nhân dân, phe chủ chiến phát động cuộc phản công ở kinh thành Huế (7/1885) và sau khi vua xuất bôn thì phát động phong trào Cần Vương (1885 - 1896)
- Về kinh tế: quan hệ sản xuất phong kiến vẫn bao trùm và chưa có dấu hiệu của phương thức sản xuất mới. Pháp vừa mới hoàn thành xâm lược Việt Nam về quân sự (1884), chưa khai thác thuộc vì lo bình định phong trào đấu tranh của nhân dân
- Về xã hội thì tồn tại hai giai cấp cũ là địa chủ và nông dân; chưa xuất hiện giai tầng mới
- Về tư tưởng: hệ tư tưởng mới chưa du nhập vào, vẫn còn hệ tư tưởng cũ là "trung quân ái quốc" chi phối mạnh đến phong trào đấu tranh của nhân dân
=> Kết luận: tuy tư tưởng phong kiến còn lỗi thời, nhưng phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến vẫn là sự lựa chọn duy nhất lúc này.
+ Phong trào yêu nước theo dân chủ tư sản (1904 - 1920)
- Kinh tế: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào qua hai cuộc khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam. Pháp vẫn dựa vào phong kiến để bóc lột nhân dân thậm tệ, cướp ruộng đất để bắt nông dân làm thuê => vừa có phương thức sản xuất phong kiến, vừa có phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cùng song song tồn tại; nên xã hội Việt Nam là thuộc địa nửa phong kiến. Khi kinh tế TBCN du nhập vào, người dân được tự do buôn bán; xuất hiện nhiều đô thị và cơ sở hạ tầng mới
- Xã hội: nếu như cuối thế kỷ XIX chỉ có địa chủ và nông dân thì đến đầu thế kỷ XX xuất hiện thêm công nhân, một bộ phận tư sản và tiểu tư sản thành thị để bổ sung lực lượng cho phong trào yêu nước
- Tư tưởng: hệ tư tưởng phong kiến lỗi thời không được dân chúng đón nhận nữa, thay vào đó là hệ tư tưởng dân chủ tư sản và hệ tư tưởng vô sản của Nguyễn Ái Quốc truyền bá vào. Cụ thể là tấm gương tự cường của Nhật, ảnh hưởng của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc và tư tưởng "Tam dân" của Trung Quốc. Đến đầu những năm 20 thì tư tưởng vô sản được truyền vào nước ta.
b. Biểu hiện của hai xu hướng cứu nước đầu thế kỷ XX:
Trong một khuynh hướng chính trị có nhiều xu hướng khác nhau.
Cải cách, duy tân là muốn thay đổi ra cái mới; khác với cải lương
Xu hướng bạo động | xu hướng cải cách | |
Đại diện | Phan Bội Châu | Phan Châu Trinh cùng một số người khác. |
Biểu hiện | - Năm 1904, ông lập Duy Tân hội với mục đích: "đánh đuổi Pháp, thành lập nền quân chủ lập hiến ở Việt Nam" - Từ năm 1905 đến 1909, ông khởi xướng phong trào Đông Du với hình thức: đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập; nhờ Nhật huấn luyện về quân sự và văn hóa, khi nào có thời cơ thì trở về đánh Pháp để giải phóng dân tộc. Nhưng cụ Phan không nhận thấy bản chất của đế quốc là bóc lột (Nhật với Pháp khác màu da, nhưng đều là đế quốc) nên ông bị chính phủ Nhật trục xuất. Ông sang Xiêm chờ thời. - Đầu năm 1912, do thắng lợi của cách mạng Tân Hơi theo "Tam dân" của Tôn Trung Sơn, Phan Bội Châu từ Xiêm về Trung Quốc thành lập tổ chức Việt Nam Quang phục hội. Tôn chỉ: đánh đuổi giặc Pháp và vua, thành lập nền Cộng hòa dân quốc Việt Nam. Với quan điểm bạo động, Hội thường cử người về nước ám sát những tên tay sai và thực dân đầu sỏ nhằm gây tiếng vang lớn | * Ông cho rằng nhân dân ta lòng yêu nước có thừa, song đánh Pháp thì thất bại vì chúng ta quá kém, chênh lệch Pháp hẳn một phương thức sản xuất, chúng ta nghèo nàn lạc hậu nên không thể thắng Pháp được. Muốn đánh Pháp, ta phải cải cách duy tân và phải làm đất nước đổi mới, phải: "Chấn dân trí, hưng dân khí, hâu dân sinh". Khi nào đất nước mạnh lên thì mới tính đến chuyện đánh Pháp giành lại độc lập. - Ông viết thư đề nghị Tổng thống Pháp giúp mình cải cách. Xóa bỏ những tàn dư của phong kiến lạc hậu để xây dựng đất nước tiến bộ văn minh - Khởi xướng cuộc vận động Duy tân (1906 - 1908). Ông đi nhiều nơi khác nhau để hô hào diễn thuyết, kêu gọi nhân dân xóa bỏ cái cũ lạc hậu và đi theo cái mới tiến bộ - Cổ động nhân dân chấn hưng thực nghiệp theo hướng tư bản chủ nghĩa: lập hội kinh doanh, hội buôn bán, nông hội... - Mở trường dạy học theo lối mới: dạy chữ Quốc ngữ thay cho Tứ thư Ngũ kinh; đưa các môn học văn hóa vào trường dạy học như sử, địa, thường thức cuộc sống... - Vận động nhân dân cải cách trang phục, theo lối sống mới; tham gia các trò chơi hiện đại của phương Tây, không chơi các trò chơi mang tính mê tín dị đoan, bãi bỏ các tệ nạn và thói hư tật xấu trong xã hội |
Kết cục | Các hội đều tan rã. Phan Bội Châu bị bắt năm 1913 và Việt Nam Quang phục hội ngừng hoạt động vào 1916. | - Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ (1908) vượt qua khỏi kiểm soát của người khởi xướng Pháp lo ngại, sau đó đã bắt Phan Châu Trinh hiện ở Hà Nội về cầm tù |
So sánh | Xu hướng yêu nước của cụ Phan Bội Châu (1904 - 1916) ở miền Trung Kỳ | Xu hướng yêu nước của cụ Phan Châu Trinh (1906 - 1908) ở Trung và Bắc Kỳ |
Giống nhau | - Có chung nền tảng của truyền thống yêu nước. Xuất phát điểm của hai xu hướng này đều từ truyền thống yêu nước của dân tộc; yêu nước thương dân; muốn cứu nước cứu nước để giải phóng dân tộc - Có chung bối cảnh lịch sử nước ta đầu thế kỷ XX. Đó là bối cảnh của những cái mới đã xuất hiện, bối cảnh của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào Việt Nam, đó là bối cảnh nhiều giai tầng xã hội mới xuất hiện, - Có chung mục tiêu cao nhất. Hai xu hướng tuy khác nhau về cách thức thực hiện, nhưng chung mục tiêu cao nhất là giành lại độc lập dân tộc cho nhân dân Việt Nam - Có chung tư tưởng chính trị: chung khuynh hướng dân chủ tư sản - Kết cục đều thất bại, không đáp ứng được yêu cầu của lịch sử Việt Nam |
Khác nhau | - Phan Bội Châu theo xu hướng bạo động - Quan niệm: nợ máu phải trả bằng máu, phải đánh Pháp giành độc lập dân tộc - Phương pháp (cách làm): nhờ Nhật giúp đỡ thông qua hội Duy tân và phong trào Đông Du. - Cách làm và biện pháp khác nhau | - Phan Châu Trinh theo xu hướng cải cách (cải lương) - Quan niệm: cải cách, duy tân cho đất nước phát triển cường thịnh - Phương pháp: nhờ Pháp cải cách thông qua vận động Duy tân, thực hiện lối sống mới - Cách làm và biện pháp khác nhau |
- Đặc điểm bao trùm: thay đổi phạm trù yêu nước từ phong kiến sang dân chủ tư sản. Sự thay đổi phạm trù yêu nước diễn ra trong bối cảnh phức tạp - cuộc đấu tranh ở ba miền có liên quan trực tiếp đến Việt Nam Quang phục hội, đấu tranh tự phát của công nhân, phong trào "Thiên Địa hội" của Phan Xích Long (1916) cũng bế tắc khi nông dân thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến.
- Quan niệm về phạm trù yêu nước: cuối thế kỷ XIX, quan niệm yêu nước gắn với Vua (phò vua cứu nước, trung quân ái quốc). Đầu thế kỷ XX, yêu nước gắn liền với nhân dân, xây dựng một xã hội tiến bộ (cứu nước, cứu dân), gắn với các khái niệm "dân quyền", "dân chủ" => Yêu nước phải gắn liền với canh tân đất nước
- Về mục tiêu: phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX nhằm đánh Pháp giành độc lập, thiết lập trở lại nhà nước phong kiến (nên còn gọi là "phong trào yêu nước"); đến đầu thế kỷ XX thì phong trào cũng đánh Pháp và cải biên xã hội mới (còn gọi là "phong trào yêu nước và cách mạng")
- Về tư tưởng và lãnh đạo phong trào: Cuối thế kỷ XIX theo tư tưởng phong kiến, đến đầu thế kỷ XX thì theo tư tưởng dân chủ tư sản. Lãnh đạo phong trào cuối thế kỷ XIX là các văn thân, sĩ phu yêu nước; đến đầu thế kỷ XX là các sĩ phu thức thời có tư tưởng tiến bộ (nghĩa là các sĩ phu này gạt bỏ những hạn chế của phong kiến, thay đổi sang cái mới - gọi là "thức thời")
- Về tập hợp lực lượng: cuối thế kỷ XIX phải mượn uy danh của Vua để tập hợp lực lượng thông qua chiếu Cần vương, hoặc thông qua việc phát động các cuộc khởi nghĩa còn lẻ tẻ rời rạc, thiếu gắn kết giữa các địa phương và các vùng miền với nhau. Đầu thế kỷ XX thì cách tập hợp lực lượng có khác - thông qua thành lập các Hội như Duy Tân hội, Việt Nam Quang phục hội của Phan Bội Châu; Phan Châu Trinh hô hào chấn hưng kinh tế thông qua lập hội kinh doanh, hội buôn...
Quy mô có thay đổi: cuối thế kỷ XIX quy mô chỉ tập trung một số tỉnh nhưng đến đầu thế kỷ XX, phong trào rộng khắp ba miền và lan sang hải ngoại nhu phong trào Đông du
- Về hình thức và phương pháp đấu tranh: phong trào cuối thế kỷ XIX chỉ có duy nhất là đấu tranh vũ trang; đầu thế kỷ XX có hai xu hướng với nhiều hình thức đấu tranh: lập các hội, tuyên truyền vận động nhân dân đoàn kết, chuẩn bị thực lực, tìm kiếm sư giúp đỡ từ bên ngoài, vận động cải cách
* Kết luận chung:
- Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX không có sự đối lập giữa hai xu hướng trong khuynh hướng dân chủ tư sản, mà hỗ trợ và thúc đẩy nhau để cùng phát triển ảnh hưởng của mình.
- Hai xu hướng hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển: xu hướng cải cách có điều kiện xâm nhập vào quần chúng, dẫn đến đấu tranh (phong trào chống thuế Trung Kỳ 1908) có tính chất cách mạng; các Hội buôn và Hội kinh doanh ra đời là những cơ quan gây quỹ ủng hộ cho phong trào Đông du (đưa học sinh sang Nhật du học, tuyên truyền văn thơ Phan Bội Châu)
- Đại diện hai xu hướng đều có chung nền tảng yêu nước, đều hướng đến mục tiêu cao nhất: độc lập dân tộc để tiến lên tư bản chủ nghĩa
- Quy mô phong trào yêu nước diễn ra trên khắp cả nước; các lực lượng trong xã hội đã tham gia và đều ủng hộ hai xu hướng này.
e. Những đóng góp của hai xu hướng
* Đối với phong trào giải phóng dân tộc:
- Khởi xướng phong trào giải phóng dân tộc mang khuynh hướng dân chủ tư sản; gắn giải phóng dân tộc với duy tân đất nước, thay đổi chế độ xã hội
- Xác định mục tiêu mới của phong trào: giải phóng dân tộc xong thì xây dựng xã hội mới tiến bộ theo kiểu phương Tây
- Sáng tạo thêm nhiều hình thức đấu tranh mới: bạo động, cải cách; kết hợp bạo động và cải cách; kết hợp chuẩn bị thực lực bên trong với vận động giúp đỡ từ bên ngoài
- Góp phần chuyển biến tư tưởng cho nhân dân Việt Nam: từ lập trường phong kiến sang dân chủ tư sản
* Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:
- Cổ động phát triển kinh tế theo hướng mới: chấn hưng thực nghiệp, lập hội buôn, hội kinh doanh...
- Góp phần xóa bỏ nền kinh tế Việt Nam khép kín, thúc các ngành nghề sản xuất trong nhân dân phát triển - bước đầu đưa kinh tế nước ta hội nhập với thế giới
- Phê phán tư tưởng Nho giáo lỗi thời: lên án các hủ tục phong kiến, đả phá những tệ nạn xã hội, kêu gọi nhân dân thay đổi phong cách và lối sống, mở trường học theo lối mới
(còn tiếp)