Sử Những sự kiện, nhân vật lịch sử trong ngày 9/4

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

- 9/4/1288 (8 tháng 3 âm lịch), quân dân nhà Trần do hai vua Trần và Trần Hưng Đạo chỉ huy đã đánh tan quân xâm lược Nguyên trên sông Bạch Đằng. Tháng 12/1287, quân xâm lược tiến vào nước ta để trả thù cho hai lần thất bại trước đó, gây ảnh hưởng xuống Đông Nam Á. Trước thế mạnh của giặc, quân Trần chủ động vừa đánh vừa rút, làm kế sách "thanh dã" khiến giặc bị tuyệt lương nhiều tháng. Quân giặc rút lui, nhưng quân Trần làm trận địa cọc ở sông Bạch Đằng rồi nhử quân giặc vào đánh quyết liệt. Quân Nguyên thất bại thảm hại, Ô-mã-nhi bị giết chết và Phàn Tiếp bị bắt sống, tên chỉ huy Thoát Hoan phải chạy trối chết về nước
- 9/4/1682, R. La Salle khám phá ra cửa sông Mississippi và yêu sách giành nó cho Pháp. Vua Louis XIV chấp nhận và cho đặt tên miền đó là Louisiana. Pháp lập tại đó thành phố New Orleans và biến nó thành nơi trung chuyển, buôn bán sầm uất. Sau khi Hoa Kỳ thành lập, các Tổng thống Mĩ đầu tiên rất quan tâm đến vùng đất này và cử người nhiều lần thương lượng với Pháp và Tây Ban Nha cũng đang chiếm hữu vùng đất màu mỡ này. Năm 1800, Napoleon lấy vùng đất này từ tay Tây Ban Nha bởi Hiệp ước San Ildefonso (Louisiana đã là thuộc địa của Tây Ban Nha từ năm 1762). Sau hơn 1 năm nói chuyện với Mĩ, nhà lãnh đạo Pháp là Napoleon Bonaparte ký với Tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ là T. Jefferson đạt được thỏa thuận Hiệp ước về Vùng đất mua Louisiana vào ngày 10/3/1804. Theo Hiệp ước 1804, Hoa Kỳ mua vùng đất Louisiana với giá 15 triệu đô-la. Về phần mình, Napoleon cần thêm tài chính để giải quyết các khó khăn trong nước và dẹp các cuộc nổi dậy của nô lệ ở Mỹ Latinh, chuẩn bị chiến tranh với Anh
- 9/4/1865, Nội chiến Mĩ kết thúc khi tổng chỉ huy quân đội phe Hợp bang chính thức đầu hàng đại diện quân đội thuộc phe Liên minh. Nội chiến Mĩ thực chất là cuộc cách mạng tư sản Mĩ lần thứ hai, nhằm giải quyết nốt vấn đề cốt lõi là giải phóng nô lệ - đây là hạn chế của cuộc cách mạng tư sản lần thứ nhất của Mĩ (1773 - 1781) chưa thực hiện được. Cái vấn đề thứ hai là kinh tế của hai miền phát triển không thống nhất: miền Bắc là kinh tế chủ trại, miền nam là kinh tế đồn điền => vấn đề đặt ra là phải thống nhất về kinh tế, thị trường. Duyên cớ bùng nổ cuộc nội chiến là việc A. Lincoln (người miền Bắc - có tư tưởng chống chế độ nô lệ) của Đảng Cộng hòa lên làm Tổng thống thứ 16 của Mĩ vào tháng 1/1860. Phe miền Nam tuyên bố ly khai, lập chính quyền riêng do Jefferson Davis làm Tổng thống. Nội chiến bùng nổ: lúc đầu phe miền Nam thắng thế do tiềm lực mạnh, có quân Anh ủng hộ. Bước ngoặt cuộc chiến diễn ra khi Tổng thống Lincoln ra Tuyên ngôi Giải phóng nô lệ (1861) hợp lòng dân - nhất là nô lệ và họ tham gia đông. Về sau, quân Liên minh liên tiếp đánh bại Hợp bang ở nhiều nơi, buộc họ đầu hàng năm 1865. Không cam chịu thất bại, phe Hợp bang nhiều lần chống phá và họ thành công khi ám sát được Lincoln, đưa người của phe mình là Andrew Johnson lên thay
- 9/4/1940, phát xít Đức tiến đánh Na-uy và Thụy Điển. Lợi dụng đồng minh mải loay hoay với chính sách ngoại giao nhân nhượng, Đức bất ngờ tấn công Bắc Âu nhằm lập một tiền đồn để đánh Anh quốc; riêng thủ tướng Anh là Churchill đã biết, nhưng không có biện pháp nào hỗ trợ các nước Bắc Âu chống phát xít. Trước sức tấn công vũ bão của Đức, Đan Mạch và Na-uy nhanh chóng đầu hàng; trong khi Thuỵ Điển và Phần Lan bị phong tỏa
- 9/4/2003, quân đội Mĩ với các đồng minh gây chiến tranh xâm lược Iraq, chính thức phát động chiến tranh vùng Vịnh lần 2; mục đích có lẽ là độc chiếm dầu mỏ và thao túng Trung Cận Đông khi Mĩ vu cáo Iraq sở hữu vũ khí giết người hàng loạt (dù trên thực tế thì không có), hơn nữa là muốn "dẹp" chế độ độc tài Saddam Hussein để "khai mở" nền dân chủ
- 9/4/1835, ngày sinh của Leopold II. Ông là con trai của vua Bỉ là Leopold I, lên ngôi năm 1865. Leopold II tiến hành chủ trương mở rộng đế quốc Bỉ với các nước khác, phân chia thuộc địa sau khi đã chiếm xong hết vào năm 1900. Leopold II xâm chiếm nước Congo thuộc Bỉ và thi hành ách áp bức rất tàn bạo. Bị quốc tế phản đối, ông ta rút lui và trả lại cho Congo thuộc Bỉ một cơ chế tự do hơn. Albert I sẽ kế vị ông
- 9/4/88, ngày mất của vua Hán Chương Đế. Ông là con trai thứ 5 của Minh Đế và tên là Lưu Đát, lên ngôi năm 75. Sau khi lên ngôi, Chương Đế khuyến khích phát triển kinh tế và ổn định xã hội, củng cố Nho giáo. Về đối ngoại, Chương Đế cử quân đánh đuổi Hung Nô và duy trì ảnh hưởng của nhà Hán ở Tây Vực
- 9/4/1024, ngày mất của Giáo hoàng Beneditus VIII. Ông tên thật là Theophylactus, lên ngôi Giáo hoàng năm 1012 sau khi người tiền nhiệm là Sergius IV qua đời. Thời Giáo hoàng Beneditus VIII tại vị, La Mã tiến hành chiến tranh với người Hồi giáo (Saracens); cấm giáo sĩ không được lập gia đình; ủng hộ dòng tu Cluny. Ông qua đời năm 1024 và người em trai tên Romanus sẽ kế vị, hiệu John XIX
- 9/4/1322, ngày mất của Lê Văn Hưu, nhà sử học đời nhà Trần, tác giả bộ Đại Việt sử ký, bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam. Ông quê ở Thanh Hóa, đỗ Bảng nhãn năm 1247 lúc mới 17 tuổi. Sau khi thi đỗ, ông được giữ chức Kiểm pháp quan, rồi Binh bộ Thượng thư, sau đó được phong chức Hàn lâm học sĩ kiêm Giám tu quốc sử. Ông cũng là thầy học của Thượng tướng Trần Quang Khải. Trong thời gian làm việc ở Quốc sử viện, theo lệnh vua Trần Thái Tông, Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử viện giám tu Lê Văn Hưu đã hoàn thành việc biên soạn Đại Việt sử (大 越 史) - bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam - ghi lại những sự việc quan trọng chủ yếu trong một thời gian lịch sử dài gần 15 thế kỷ, từ Triệu Vũ đế - tức Triệu Đà - cho tới Lý Chiêu Hoàng. Đại Việt sử, tất cả gồm 30 quyển, hoàn thành năm 1272 và được Trần Thánh Tông xuống chiếu ban khen
- 9/4/1626, ngày mất của nhà triết học Anh là Sir Francis Bacon. Ông sinh ra ở London, là con út của quan đại thủ ấn là Nicholas Bacon. Được giáo dục từ nhỏ, Bacon học rất giỏi và nắm giữ nhiều chức vụ trong triều đình London. Bacon là nhà triết học duy vật, ông thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất. Con người phải là chủ thể thống trị, tri thức là sức mạnh. Ông cũng đề xuất rằng cần có sự kế thừa phương pháp (cũ - mới), áp dụng chủ yếu là quy nạp. Triết học Bacon là triết học duy vật không triệt để khi ông không dám công khai xung đột với tôn giáo. Điều này thể hiện tính thoả hiệp trong triết học của ông. Mặc dù vậy, triết học duy vật của Bacon đã có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của khoa học, nó giáng một đòn rất mạnh vào uy tín của nhà thờ và giáo hội. Ông qua đời vì mắc chứng bệnh viêm phổi trong khi đang nghiên cứu sự ảnh hưởng của đông lạnh đối với quá trình bảo quản thịt.
 
  • Like
Reactions: Trang Vũ 2k5
Top Bottom