- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
- 30/3/1258, ngày vua Trần Thái Tông thoái vị và nhường ngôi cho con trai thứ là Thái tử Trần Hoảng. Trần Thái Tông tên húy là Trần Cảnh, vua đầu tiên của nhà Trần. Ông lên ngôi vào đầu tháng 1/1226, khi vua cuối cùng của nhà Lý là Nữ hoàng Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi. Thời vua Thái Tông cai trị, triều đình Thăng Long của ông được xây dựng và củng cố từ trung ương đến địa phương; dẹp yên các cuộc nổi loạn trong nước để ổn định quốc gia. Ông đã lãnh đạo quân dân nhà Trần đánh bại cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Mông Cổ (1258), với Trần Quốc Tuấn lúc này được nhà vua giao cho chỉ huy một cánh quân chặn giặc - lúc ấy Trần Quốc Tuấn mới khoảng 25 tuổi
- 30/3/1867, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ William H. Seward đàm phán để mua Alaska bằng 7,2 tỷ Mỹ kim từ Đế quốc Nga. Bán đảo này có dân cư từ lâu đời, bị người Nga xâm nhập vào thế kỷ XVII. Thời Tổng thống A. Johnson, chính quyền Mĩ mua lại bán đảo này với mục đích sau này là kiềm chế cường quốc bên kia Thái Bình Dương, tiến tới làm chủ vùng Viễn Đông ở phía nam bán đảo. Năm 1959, Alaska trở thành bang thứ 49 của Mĩ (bang cuối cùng là quân đảo Hawaii)
- 30/3/1912, vua Abd al-Hafid ký Hiệp định Fez, thừa nhận Maroc là thuộc địa Pháp. Ông là con trưởng của vua Hassan I, lên ngôi khi em trai là Abdelaziz thoái vị năm 1908. Khi đã lên ngôi rồi, nhà vua lại tiếp tục tranh chấp với cựu vương Abdelaziz để giữ ngôi vị - điều này tạo điều kiện cho Pháp xâm lược Maroc. Lúc này Maroc bị chia đôi thành vương quốc có thủ đô Rabat và một vương quốc nữa có thủ đô Marrakech. Khi quân kháng chiến Maroc liên tục thất bại, quốc vương Abd al-Hafid ký Hiệp định Fez, thừa nhận Maroc là thuộc địa Pháp. Ít lâu sau, quốc vương đã phải thoái vị, nhường ngôi cho em trai là Yusef và đi sống lưu vong.
- 30/3/1856, Hòa ước Paris được ký kết, kết thúc cuộc chiến tranh Krym (Cơ-rưm). Cuộc chiến tranh này được các đế quốc phát động nhằm ngăn chặn âm mưu mở rộng ảnh hưởng của Nga sang châu Âu thời Sa hoàng Nikolai I, đồng thời ngăn chặn sự thao túng của nước Nga với Đế chế Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) đang trên đà suy yếu. Mở đầu cuộc chiến, quân Nga chiếm thế thượng phong... nhưng về sau, quân đội Anh - Pháp cùng các nước khác (có cả nước Italia đang thống nhất) hợp sức tấn công, buộc Nga phải thoái lui dần dần. Đầu năm 1855, chiến tranh kết thúc với thắng lợi thuộc về phe đồng minh. Sa hoàng Nga sau thất bại này đã đổ bệnh, qua đời vào tháng 3/1855. Con trai cả là Aleksandr II lên ngôi đã vội thương lượng, chấp nhận ký kết Hòa ước Paris. Sau thất bại này, Đế quốc Nga dần dần suy yếu, không còn mạnh như trước kia
- 30/3/1972, quân Giải phóng mở Chiến dịch Xuân - Hè 1972 tiến đánh quân đội Sài Gòn. Nhận thấy tình hình chuyển biến ngày càng có lợi về so sánh lực lượng và về thế chiến lược, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam quyết định xúc tiến việc chuẩn bị để mở cuộc tấn công chiến lược năm 1972 trên toàn miền Nam, trong đó mặt trận Trị - Thiên được chọn là hướng tấn công chủ yếu. Ngày 30/3/1972, quân ta vượt sông Bến Hải tiến đánh các vị trí chiến lược ở khu B2 (vùng Trị - Thiên). Cùng ngày 30/3/1972, quân ta cũng mở luôn chiến dịch Bắc Tây Nguyên nhằm tiến đánh Kontum và một số vị trí chiến lược ở Bắc Tây Nguyên (30/3 - 5/6/1972). Trở lại chiến dịch Trị - Thiên (kéo dài từ 30/3/1972 tới 31/1/1973), quân ta tấn công liên tục và đến đầu tháng 5/1972 thì giải phóng thị xã Quảng Trị. Ở Bắc Tây Nguyên, quân ta tấn công mạnh và đến tháng 4/1972 thì diệt được hai cứ điểm của quân địch là Đăk Tô và Tân Cảnh; buộc quân Sài Gòn rút chạy về Kontum trong hỗn loạn. Trong chiến dịch ở Đông Nam Bộ, quân ta tiến đánh và giải phóng Lộc Ninh (7/4/1972), đồng thời bao vây An Lộc
Kết quả: cả Quân Giải phóng và Quân đội Mỹ đều tuyên bố chiến thắng nhưng thực chất chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ đã chính thức thất bại về cơ bản.
- 30/3/1981, Tổng thống Hoa Kỳ là Reagan bị ám sát hụt ngay khi mới đắc cử chức vụ Tổng thống được 69 ngày. Trong thời gian cầm quyền, Reagan cũng rất bảo thủ khi dây dưa đàm phán với Liên Xô về vấn đề cắt giảm vũ khí hạt nhân; đồng thời cũng là người chủ mưu cho bọn Contras tiến hành bạo loạn lật đổ chính quyền dân chủ Nicaragua vào thập niên 80. Đến cuối nhiệm kỳ 2, Reagan cùng với Gorbachev (Liên Xô) ký Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm trung (còn gọi là START 1) tại Tòa Bạch Ốc năm 1987; đồng thời xúc tiến đàm phán hòa bình nhằm kết thúc Chiến tranh lạnh với Liên Xô
- 30/3/1023, ngày sinh của vua Lý Thánh Tông. Ông tên húy là Lý Nhật Tôn, con trưởng của vua Lý Thái Tông; lên ngôi vào tháng 11/1054. Thời gian ông trị vì nước Đại Việt, nhà vua sống khoan hòa và rất nhân đức với nhân dân - kể cả những kẻ phạm tội. Về nông nghiệp, ông ban hành Chiếu khuyến nông để khuyến khích nhân dân tham gia sản xuất; xây dựng bộ máy chính quyền và một lực lượng quân đội hùng mạnh. Nhà vua cũng là một tín đồ Phật giáo mộ đạo. Ông đã cho xây rất nhiều chùa tháp, trong đó có chùa Thiên Phúc, Thiên Thọ - nơi hoàng gia nhà Trần sau này thường lễ Phật. Ông còn dựng các tượng Đế Thích, Phạm Thiên bằng vàng và đúc chuông đồng lớn. Về đối ngoại, vua Lý đánh tan quân Chiêm Thành năm 1069, nhiều lần ngăn chặn quân Tống xâm nhập vào nửa đầu thế kỷ XI
- 30/3/1035, ngày sinh của triết gia người Do Thái là Maimonides. Ông sinh tại Cordoba, Tây Ban Nha; đến năm 10 tuổi phải lưu lạc do phong trào cải theo đạo Hồi cho dân Do Thái của chính quyền Cordoba. Khi đến định cư tại Ai Cập, ông bắt đầu viết sách nhằm định lại đạo Do Thái, sửa lại một số nội dung của bộ luật Talmud - có ảnh hưởng rất lớn đến các tôn giáo khác
- 30/3/1746, ngày sinh của Francisco de Goya, họa sĩ người Tây Ban Nha gốc Aragon. Ông là đại diện lớn của trường phái mĩ thuật Baroc với các tác phẩm: La maja desnuda, khoảng 1800; La maja vestida, khoảng 1803; El dos de mayo de 1808 en Madrid, 1814; El tres de mayo de 1808 en Madrid, 1814; La familia de Carlos IV, 1798
- 30/3/1853, ngày sinh của họa sĩ người Hà Lan là Vincent Van Gogh. Van Gogh là nghệ sĩ tiên phong của trường phái biểu hiện và có ảnh hưởng rất lớn tới mỹ thuật hiện đại, đặc biệt là tới trường phái dã thú (Fauvism) và trường phái biểu hiện tại Đức. Chỉ trong 10 năm cuối đời, họa sĩ đã sáng tác hơn 2000 tác phẩm, trong đó có khoảng 900 bức họa hoàn chỉnh và 1100 bức vẽ hoặc phác thảo. Phần lớn các tác phẩm nổi tiếng nhất của Van Gogh được sáng tác vào hai năm cuối đời, thời gian ông lâm vào khủng hoảng tinh thần tới mức tự cắt bên tai trái vì tình bạn tan vỡ với họa sĩ Paul Gauguin. Sau đó Van Gogh liên tục phải chịu đựng các cơn suy nhược thần kinh và cuối cùng ông đã tự kết liễu đời mình.
- 30/3/1910, ngày sinh của nhà toán học người Ba Lan là Józef Marcinkiewicz. Ông nghiên cứu chuyên sâu về toán học, công bố định lý nội suy Marcinkiewicz (1939) - một năm trước khi ông qua đời trong chiến trận.
- 30/3/1707, ngày mất của Sébastien Le Prestre, Hầu tước xứ Vauban. Ông là người thiết kế kiểu xây dựng công sự "kiểu vauban" - một kiểu công sự làm đối thủ gặp rất nhiều khó khăn khi phá hủy nó
- 30/3/1980, ngày mất của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Ông sinh ra tại An Giang, tham gia cách mạng thời trai trẻ. Năm 1919, Tôn Đức Thắng tham gia phản chiến chống lại cuộc can thiệp của Đế quốc Pháp vào nước Nga Xô Viết tại Hắc Hải (ngày 20 tháng 4 năm 1919), treo cờ đỏ trên một thiết giáp hạm của Pháp tại đây để ủng hộ Cách mạng Nga. Năm 1920, ông cùng các bạn cách mạng lập ra "Công hội Đỏ" tại Sài Gòn. Năm 1925, ông vận động công nhân tiến hành cuộc bãi công của công nhân Ba Son giành thắng lợi. Năm 1928, ông bị bắt đi đày ra Côn Đảo do dính líu vụ ám sát một viên chức người Việt thân Pháp tên là Phát. Sau cách mạng tháng Tám thành công, ông được cử làm Bí thư Xứ ủy Nam Bộ (bên cạnh Trần Văn Giàu) và nhiều chức vụ trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau khi Bác Hồ qua đời năm 1969, Tôn Đức Thắng được cử làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Khi đất nước đã thống nhất về mặt lãnh thổ năm 1975, Tôn Đức Thắng lên làm chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất (1976 - 1980). Chính Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã phát lệnh Tổng động viên toàn quốc vào tháng 3/1979 khi quân xâm lược Trung Quốc tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta tháng 2/1979. Chủ tịch Tôn Đức Thắng qua đời năm 1980 tại Hà Nội.
- 30/3/1867, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ William H. Seward đàm phán để mua Alaska bằng 7,2 tỷ Mỹ kim từ Đế quốc Nga. Bán đảo này có dân cư từ lâu đời, bị người Nga xâm nhập vào thế kỷ XVII. Thời Tổng thống A. Johnson, chính quyền Mĩ mua lại bán đảo này với mục đích sau này là kiềm chế cường quốc bên kia Thái Bình Dương, tiến tới làm chủ vùng Viễn Đông ở phía nam bán đảo. Năm 1959, Alaska trở thành bang thứ 49 của Mĩ (bang cuối cùng là quân đảo Hawaii)
- 30/3/1912, vua Abd al-Hafid ký Hiệp định Fez, thừa nhận Maroc là thuộc địa Pháp. Ông là con trưởng của vua Hassan I, lên ngôi khi em trai là Abdelaziz thoái vị năm 1908. Khi đã lên ngôi rồi, nhà vua lại tiếp tục tranh chấp với cựu vương Abdelaziz để giữ ngôi vị - điều này tạo điều kiện cho Pháp xâm lược Maroc. Lúc này Maroc bị chia đôi thành vương quốc có thủ đô Rabat và một vương quốc nữa có thủ đô Marrakech. Khi quân kháng chiến Maroc liên tục thất bại, quốc vương Abd al-Hafid ký Hiệp định Fez, thừa nhận Maroc là thuộc địa Pháp. Ít lâu sau, quốc vương đã phải thoái vị, nhường ngôi cho em trai là Yusef và đi sống lưu vong.
- 30/3/1856, Hòa ước Paris được ký kết, kết thúc cuộc chiến tranh Krym (Cơ-rưm). Cuộc chiến tranh này được các đế quốc phát động nhằm ngăn chặn âm mưu mở rộng ảnh hưởng của Nga sang châu Âu thời Sa hoàng Nikolai I, đồng thời ngăn chặn sự thao túng của nước Nga với Đế chế Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) đang trên đà suy yếu. Mở đầu cuộc chiến, quân Nga chiếm thế thượng phong... nhưng về sau, quân đội Anh - Pháp cùng các nước khác (có cả nước Italia đang thống nhất) hợp sức tấn công, buộc Nga phải thoái lui dần dần. Đầu năm 1855, chiến tranh kết thúc với thắng lợi thuộc về phe đồng minh. Sa hoàng Nga sau thất bại này đã đổ bệnh, qua đời vào tháng 3/1855. Con trai cả là Aleksandr II lên ngôi đã vội thương lượng, chấp nhận ký kết Hòa ước Paris. Sau thất bại này, Đế quốc Nga dần dần suy yếu, không còn mạnh như trước kia
- 30/3/1972, quân Giải phóng mở Chiến dịch Xuân - Hè 1972 tiến đánh quân đội Sài Gòn. Nhận thấy tình hình chuyển biến ngày càng có lợi về so sánh lực lượng và về thế chiến lược, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam quyết định xúc tiến việc chuẩn bị để mở cuộc tấn công chiến lược năm 1972 trên toàn miền Nam, trong đó mặt trận Trị - Thiên được chọn là hướng tấn công chủ yếu. Ngày 30/3/1972, quân ta vượt sông Bến Hải tiến đánh các vị trí chiến lược ở khu B2 (vùng Trị - Thiên). Cùng ngày 30/3/1972, quân ta cũng mở luôn chiến dịch Bắc Tây Nguyên nhằm tiến đánh Kontum và một số vị trí chiến lược ở Bắc Tây Nguyên (30/3 - 5/6/1972). Trở lại chiến dịch Trị - Thiên (kéo dài từ 30/3/1972 tới 31/1/1973), quân ta tấn công liên tục và đến đầu tháng 5/1972 thì giải phóng thị xã Quảng Trị. Ở Bắc Tây Nguyên, quân ta tấn công mạnh và đến tháng 4/1972 thì diệt được hai cứ điểm của quân địch là Đăk Tô và Tân Cảnh; buộc quân Sài Gòn rút chạy về Kontum trong hỗn loạn. Trong chiến dịch ở Đông Nam Bộ, quân ta tiến đánh và giải phóng Lộc Ninh (7/4/1972), đồng thời bao vây An Lộc
Kết quả: cả Quân Giải phóng và Quân đội Mỹ đều tuyên bố chiến thắng nhưng thực chất chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ đã chính thức thất bại về cơ bản.
- 30/3/1981, Tổng thống Hoa Kỳ là Reagan bị ám sát hụt ngay khi mới đắc cử chức vụ Tổng thống được 69 ngày. Trong thời gian cầm quyền, Reagan cũng rất bảo thủ khi dây dưa đàm phán với Liên Xô về vấn đề cắt giảm vũ khí hạt nhân; đồng thời cũng là người chủ mưu cho bọn Contras tiến hành bạo loạn lật đổ chính quyền dân chủ Nicaragua vào thập niên 80. Đến cuối nhiệm kỳ 2, Reagan cùng với Gorbachev (Liên Xô) ký Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm trung (còn gọi là START 1) tại Tòa Bạch Ốc năm 1987; đồng thời xúc tiến đàm phán hòa bình nhằm kết thúc Chiến tranh lạnh với Liên Xô
- 30/3/1023, ngày sinh của vua Lý Thánh Tông. Ông tên húy là Lý Nhật Tôn, con trưởng của vua Lý Thái Tông; lên ngôi vào tháng 11/1054. Thời gian ông trị vì nước Đại Việt, nhà vua sống khoan hòa và rất nhân đức với nhân dân - kể cả những kẻ phạm tội. Về nông nghiệp, ông ban hành Chiếu khuyến nông để khuyến khích nhân dân tham gia sản xuất; xây dựng bộ máy chính quyền và một lực lượng quân đội hùng mạnh. Nhà vua cũng là một tín đồ Phật giáo mộ đạo. Ông đã cho xây rất nhiều chùa tháp, trong đó có chùa Thiên Phúc, Thiên Thọ - nơi hoàng gia nhà Trần sau này thường lễ Phật. Ông còn dựng các tượng Đế Thích, Phạm Thiên bằng vàng và đúc chuông đồng lớn. Về đối ngoại, vua Lý đánh tan quân Chiêm Thành năm 1069, nhiều lần ngăn chặn quân Tống xâm nhập vào nửa đầu thế kỷ XI
- 30/3/1035, ngày sinh của triết gia người Do Thái là Maimonides. Ông sinh tại Cordoba, Tây Ban Nha; đến năm 10 tuổi phải lưu lạc do phong trào cải theo đạo Hồi cho dân Do Thái của chính quyền Cordoba. Khi đến định cư tại Ai Cập, ông bắt đầu viết sách nhằm định lại đạo Do Thái, sửa lại một số nội dung của bộ luật Talmud - có ảnh hưởng rất lớn đến các tôn giáo khác
- 30/3/1746, ngày sinh của Francisco de Goya, họa sĩ người Tây Ban Nha gốc Aragon. Ông là đại diện lớn của trường phái mĩ thuật Baroc với các tác phẩm: La maja desnuda, khoảng 1800; La maja vestida, khoảng 1803; El dos de mayo de 1808 en Madrid, 1814; El tres de mayo de 1808 en Madrid, 1814; La familia de Carlos IV, 1798
- 30/3/1853, ngày sinh của họa sĩ người Hà Lan là Vincent Van Gogh. Van Gogh là nghệ sĩ tiên phong của trường phái biểu hiện và có ảnh hưởng rất lớn tới mỹ thuật hiện đại, đặc biệt là tới trường phái dã thú (Fauvism) và trường phái biểu hiện tại Đức. Chỉ trong 10 năm cuối đời, họa sĩ đã sáng tác hơn 2000 tác phẩm, trong đó có khoảng 900 bức họa hoàn chỉnh và 1100 bức vẽ hoặc phác thảo. Phần lớn các tác phẩm nổi tiếng nhất của Van Gogh được sáng tác vào hai năm cuối đời, thời gian ông lâm vào khủng hoảng tinh thần tới mức tự cắt bên tai trái vì tình bạn tan vỡ với họa sĩ Paul Gauguin. Sau đó Van Gogh liên tục phải chịu đựng các cơn suy nhược thần kinh và cuối cùng ông đã tự kết liễu đời mình.
- 30/3/1910, ngày sinh của nhà toán học người Ba Lan là Józef Marcinkiewicz. Ông nghiên cứu chuyên sâu về toán học, công bố định lý nội suy Marcinkiewicz (1939) - một năm trước khi ông qua đời trong chiến trận.
- 30/3/1707, ngày mất của Sébastien Le Prestre, Hầu tước xứ Vauban. Ông là người thiết kế kiểu xây dựng công sự "kiểu vauban" - một kiểu công sự làm đối thủ gặp rất nhiều khó khăn khi phá hủy nó
- 30/3/1980, ngày mất của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Ông sinh ra tại An Giang, tham gia cách mạng thời trai trẻ. Năm 1919, Tôn Đức Thắng tham gia phản chiến chống lại cuộc can thiệp của Đế quốc Pháp vào nước Nga Xô Viết tại Hắc Hải (ngày 20 tháng 4 năm 1919), treo cờ đỏ trên một thiết giáp hạm của Pháp tại đây để ủng hộ Cách mạng Nga. Năm 1920, ông cùng các bạn cách mạng lập ra "Công hội Đỏ" tại Sài Gòn. Năm 1925, ông vận động công nhân tiến hành cuộc bãi công của công nhân Ba Son giành thắng lợi. Năm 1928, ông bị bắt đi đày ra Côn Đảo do dính líu vụ ám sát một viên chức người Việt thân Pháp tên là Phát. Sau cách mạng tháng Tám thành công, ông được cử làm Bí thư Xứ ủy Nam Bộ (bên cạnh Trần Văn Giàu) và nhiều chức vụ trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau khi Bác Hồ qua đời năm 1969, Tôn Đức Thắng được cử làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Khi đất nước đã thống nhất về mặt lãnh thổ năm 1975, Tôn Đức Thắng lên làm chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất (1976 - 1980). Chính Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã phát lệnh Tổng động viên toàn quốc vào tháng 3/1979 khi quân xâm lược Trung Quốc tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta tháng 2/1979. Chủ tịch Tôn Đức Thắng qua đời năm 1980 tại Hà Nội.