- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
1. Giản dị và tiết kiệm
Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng:
Khi làm việc ở văn phòng Bác, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác. Công việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều. Học tập Bác đức tính giản dị, tiết kiệm. Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.
Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác tôi có những kỷ niệm không bao giờ quên.
Bà còn kể rằng:
Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:
- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.
Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền nhỏm dậy bảo bà:
- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.
Câu chuyện bà kể khiến chúng tôi xúc động và thương Bác quá chừng. Bác thật giản dị và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu.
Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch nước có tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con người. Nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang mở cuộc vận động : “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, câu chuyện nhỏ trên đây chính là một nét đẹp về đạo đức Bác Hồ để chúng ta học tập.
- Bài học kinh nghiệm : Qua câu truyện trên ta thấy rằng chúng ta cần noi gương ở Bác tính tiết kiệm. Tiết kiệm có thể giúp những người còn khó khăn hơn chúng ta, giúp cho những người thật thự cần giúp đỡ, như thế ta sẽ vui mà người nhận cũng sẽ cùng vui.
2. Chú còn trẻ, chú vào hầm chú ẩn trước đi
Một ngày tháng 7 năm 1967 ở Hà Nội, đồng chí Mai Văn Bộ được Bác Hồ gọi đến mời cơm tiễn chân trước khi đồng chí lên đường đi Pari nhận nhiệm vụ Tổng đại diện Chính phủ ta bên cạnh Chính phủ Pháp.
Trong bữa cơm, Bác kể chuyện về khu Luýcxămbua, Môngpacnát, nơi Bác có nhiều kỷ niệm. Bác nói Bác rất yêu Pari, Pari đã dạy cho Người nhiều điều...
Bỗng tiếng còi báo động rú lên. Một chiến sĩ bảo vệ yêu cầu Bác và các đồng chí khác xuống hầm. Ít phút sau đã nghe tiếng đạn nổ.
- Thưa Bác, tác chiến báo cáo chúng nó đánh cầu Long Biên. Mời Bác vào hầm trú ngay cho.
Bác quay lại đồng chí Bộ, nói:
- Bác già rồi, chẳng bom đế quốc nào ném đâu. Chú còn trẻ, chú cần vào hầm trú ẩn trước.
Rồi Bác đẩy đồng chí Bộ đi trước, sau đó đến đồng chí Phạm Văn Đồng, đồng chí cảnh vệ.
Bác là người vào hầm trú ẩn sau cùng.
Trích trong Bác Hồ - con người và phong các h, Sđd, t. 1
Nxb Chính trị quốc gia
- Như vậy, câu chuyện đã cho ta một bài học nữa đó là " Phải biết hi sinh vì chung cuộc, không thể sống ích kỉ và chỉ nghĩ cho bản thân của mình". Đúng thế, chúng ta phải biết hi sinh vì mọi người,không nên đắn đo thiệt hơn với mọi người xung quanh mình.
3. Bát chè sẻ đôi
Đồng chí liên lạc đi công văn 10 giờ đêm mới đến. Bác gọi mang ra một bát, một thìa con. Rồi Bác đem bát chè đậu đen, đường phèn, mà anh em phục vụ vừa mang lên, xẻ một nửa cho đồng chí liên lạc.
- Cháu ăn đi!
Thấy đồng chí liên lạc ngần ngại, lại có tiếng đằng hắng bên ngoài, Bác giục:
- Ăn đi, Bác cùng ăn...
Cảm ơn Bác, đồng chí liên lạc ra về. Ra khỏi nhà sàn, xuống sân, đồng chí cấp dưỡng bấm vào vai anh lính thông tin
- Cậu chán quá. Cả ngày Bác có bát chè để bồi dưỡng làm đêm mà cậu lại ăn mất một nửa.
- Khổ quá, anh ơi! Em có sung sướng gì đâu. Thương Bác, em vừa ăn ra rớt nước mắt, nhưng không ăn lại sợ Bác không vui, mà ăn thì biết cái chắc là các anh mắng mỏ rồi...
Trích trong Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh , Sđd, tr. 85. Nxb Chính trị quốc gia
- Câu chuyện "Bát chè sẻ đôi " đã dạy ta, làm người phải biết quan tâm, sẻ chia với người khác. Chúng ta không nên có thói ích kỉ, chỉ nghĩ cho mình mà nên biết có những hành động thể hiện sự quan tâm tình cẩm, qua đó ta sẽ luôn dược mọi người xung quanh yêu quý và kính trọng.
4. Câu chuyện về 3 chiếc ba lô
Trong những ngày sống ở Việt Bắc, một lần Bác đi công tác, có hai đồng chí đi cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai đồng chí định mang hộ ba lô cho Bác, nhưng Bác nói:
- Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một ít.
Khi mọi thứ đã được phân ra cho vào 3 ba lô rồi, Bác còn hỏi thêm:
- Các chú đã chia đều rồi chứ?
Hai đồng chí trả lời:
- Thưa Bác, rồi ạ.
Ba người lên đường, qua một chặng, mọi người dừng chân, Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên.
- Tại sao ba lô của chú nặng mà Bác lại nhẹ?
Sau đó, Bác mở cả 3 chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của Bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác không đồng ý và nói:
- Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.
Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào 3 chiếc ba lô.
Trích trong Bác Hồ - con người và phong cách , Sđd, tr.3
Nxb Chính trị quốc gia
- Câu chuyện trên đã nhắn nhủ tới chúng ta không nên dựa dẫm vào người khác,từ đó sẽ có tính ỷ lại. Như Bác Hồ đã nói "Chỉ có lao đọng mới thực sự đem lại hạnh phúc cho con người" chúng ta nên học hỏi Bác Hồ ở tính cách đáng quý này.
5. Nước nóng, nước lạnh
Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ trung đoàn thường hay quát mắng, đôi khi còn bợp tai chiến sĩ. Đồng chí này đã từng là giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng Tháng Tám.
Được tin nhân dân "dư luận" về đồng chí này, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp khu ATK, dù có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác.
Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ "đồng chí Trung đoàn" vã cả mồ hôi, người như bốc lửa.
Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đã đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, cốc kia là nước lạnh.
Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:
- Chú uống đi.
Đồng chí cán bộ kêu lên:
- Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho ước nóng làm sao cháu uống được.
Bác mỉm cười:
- À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?
- Dạ, có ạ.
Bác nghiêm nét mặt nói:
- Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hòa nhã, điềm đạm cũng như cốc nước mới dễ uống, dễ tiếp thu hơn.
Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa...
Trích trong Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh , Sđd, tr. 125.
Nxb Chính trị quốc gia
-Qua câu chuyện,ta biết được rằng : Khi muốn truyền đạt một việc gì đó cho người khác ta phải giải thích từ từ ; cặn kẽ chớ nên nóng vội mà làm hỏng chuyện.
-
Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng:
Khi làm việc ở văn phòng Bác, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác. Công việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều. Học tập Bác đức tính giản dị, tiết kiệm. Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.
Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác tôi có những kỷ niệm không bao giờ quên.
Bà còn kể rằng:
Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:
- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.
Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền nhỏm dậy bảo bà:
- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.
Câu chuyện bà kể khiến chúng tôi xúc động và thương Bác quá chừng. Bác thật giản dị và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu.
Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch nước có tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con người. Nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang mở cuộc vận động : “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, câu chuyện nhỏ trên đây chính là một nét đẹp về đạo đức Bác Hồ để chúng ta học tập.
- Bài học kinh nghiệm : Qua câu truyện trên ta thấy rằng chúng ta cần noi gương ở Bác tính tiết kiệm. Tiết kiệm có thể giúp những người còn khó khăn hơn chúng ta, giúp cho những người thật thự cần giúp đỡ, như thế ta sẽ vui mà người nhận cũng sẽ cùng vui.
2. Chú còn trẻ, chú vào hầm chú ẩn trước đi
Một ngày tháng 7 năm 1967 ở Hà Nội, đồng chí Mai Văn Bộ được Bác Hồ gọi đến mời cơm tiễn chân trước khi đồng chí lên đường đi Pari nhận nhiệm vụ Tổng đại diện Chính phủ ta bên cạnh Chính phủ Pháp.
Trong bữa cơm, Bác kể chuyện về khu Luýcxămbua, Môngpacnát, nơi Bác có nhiều kỷ niệm. Bác nói Bác rất yêu Pari, Pari đã dạy cho Người nhiều điều...
Bỗng tiếng còi báo động rú lên. Một chiến sĩ bảo vệ yêu cầu Bác và các đồng chí khác xuống hầm. Ít phút sau đã nghe tiếng đạn nổ.
- Thưa Bác, tác chiến báo cáo chúng nó đánh cầu Long Biên. Mời Bác vào hầm trú ngay cho.
Bác quay lại đồng chí Bộ, nói:
- Bác già rồi, chẳng bom đế quốc nào ném đâu. Chú còn trẻ, chú cần vào hầm trú ẩn trước.
Rồi Bác đẩy đồng chí Bộ đi trước, sau đó đến đồng chí Phạm Văn Đồng, đồng chí cảnh vệ.
Bác là người vào hầm trú ẩn sau cùng.
Trích trong Bác Hồ - con người và phong các h, Sđd, t. 1
Nxb Chính trị quốc gia
- Như vậy, câu chuyện đã cho ta một bài học nữa đó là " Phải biết hi sinh vì chung cuộc, không thể sống ích kỉ và chỉ nghĩ cho bản thân của mình". Đúng thế, chúng ta phải biết hi sinh vì mọi người,không nên đắn đo thiệt hơn với mọi người xung quanh mình.
3. Bát chè sẻ đôi
Đồng chí liên lạc đi công văn 10 giờ đêm mới đến. Bác gọi mang ra một bát, một thìa con. Rồi Bác đem bát chè đậu đen, đường phèn, mà anh em phục vụ vừa mang lên, xẻ một nửa cho đồng chí liên lạc.
- Cháu ăn đi!
Thấy đồng chí liên lạc ngần ngại, lại có tiếng đằng hắng bên ngoài, Bác giục:
- Ăn đi, Bác cùng ăn...
Cảm ơn Bác, đồng chí liên lạc ra về. Ra khỏi nhà sàn, xuống sân, đồng chí cấp dưỡng bấm vào vai anh lính thông tin
- Cậu chán quá. Cả ngày Bác có bát chè để bồi dưỡng làm đêm mà cậu lại ăn mất một nửa.
- Khổ quá, anh ơi! Em có sung sướng gì đâu. Thương Bác, em vừa ăn ra rớt nước mắt, nhưng không ăn lại sợ Bác không vui, mà ăn thì biết cái chắc là các anh mắng mỏ rồi...
Trích trong Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh , Sđd, tr. 85. Nxb Chính trị quốc gia
- Câu chuyện "Bát chè sẻ đôi " đã dạy ta, làm người phải biết quan tâm, sẻ chia với người khác. Chúng ta không nên có thói ích kỉ, chỉ nghĩ cho mình mà nên biết có những hành động thể hiện sự quan tâm tình cẩm, qua đó ta sẽ luôn dược mọi người xung quanh yêu quý và kính trọng.
4. Câu chuyện về 3 chiếc ba lô
Trong những ngày sống ở Việt Bắc, một lần Bác đi công tác, có hai đồng chí đi cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai đồng chí định mang hộ ba lô cho Bác, nhưng Bác nói:
- Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một ít.
Khi mọi thứ đã được phân ra cho vào 3 ba lô rồi, Bác còn hỏi thêm:
- Các chú đã chia đều rồi chứ?
Hai đồng chí trả lời:
- Thưa Bác, rồi ạ.
Ba người lên đường, qua một chặng, mọi người dừng chân, Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên.
- Tại sao ba lô của chú nặng mà Bác lại nhẹ?
Sau đó, Bác mở cả 3 chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của Bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác không đồng ý và nói:
- Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.
Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào 3 chiếc ba lô.
Trích trong Bác Hồ - con người và phong cách , Sđd, tr.3
Nxb Chính trị quốc gia
- Câu chuyện trên đã nhắn nhủ tới chúng ta không nên dựa dẫm vào người khác,từ đó sẽ có tính ỷ lại. Như Bác Hồ đã nói "Chỉ có lao đọng mới thực sự đem lại hạnh phúc cho con người" chúng ta nên học hỏi Bác Hồ ở tính cách đáng quý này.
5. Nước nóng, nước lạnh
Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ trung đoàn thường hay quát mắng, đôi khi còn bợp tai chiến sĩ. Đồng chí này đã từng là giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng Tháng Tám.
Được tin nhân dân "dư luận" về đồng chí này, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp khu ATK, dù có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác.
Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ "đồng chí Trung đoàn" vã cả mồ hôi, người như bốc lửa.
Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đã đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, cốc kia là nước lạnh.
Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:
- Chú uống đi.
Đồng chí cán bộ kêu lên:
- Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho ước nóng làm sao cháu uống được.
Bác mỉm cười:
- À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?
- Dạ, có ạ.
Bác nghiêm nét mặt nói:
- Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hòa nhã, điềm đạm cũng như cốc nước mới dễ uống, dễ tiếp thu hơn.
Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa...
Trích trong Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh , Sđd, tr. 125.
Nxb Chính trị quốc gia
-Qua câu chuyện,ta biết được rằng : Khi muốn truyền đạt một việc gì đó cho người khác ta phải giải thích từ từ ; cặn kẽ chớ nên nóng vội mà làm hỏng chuyện.
-