Hóa 12 Những lưu ý khi làm bài toán kim loại

Lindlar Catalyst

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng chín 2018
576
781
161
TP Hồ Chí Minh
Đại học sư phạm tphcm
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

*Nếu có nhiều kim loại trực tiếp tan trong nước tạo thành dung dịch kiềm và sau đó lấy dung dịch kiềm trung hòa bằng hỗn hợp axit thì nên tính theo dạng ion cho đơn giản.
*Khi hòa tan hoàn toàn kim loại kiềm A và kim loại kiềm B hóa trị n vào nước thì có hai khả năng :
-B là kim loại tan trực tiếp như (Ca,Ba) tạo thành kiềm
-B là kim loại có hidroxit lưỡng tính, lúc đó nó sẽ tác dụng với kiềm (do A tạo ra)
*Khi kim loại tan trong nước tác dụng với axit có hai trường hợp xảy ra :
-Nếu axit dư :chỉ có 1 phản ứng xảy ra giữa axit và kim loại
-Nếu kim loại dư :ngoài phản ứng giữa kim loại và axit còn có phản ứng giữa kim loại dư tác dụng với nước
*Nhiều kim loại tác dụng với nhiều axit có tính oxi hóa mạnh (H2SO4 đặc,HNO3) thì lưu ý mỗi chất khí thoát ra ứng với một phản ứng .
*Khi nhúng thanh kim loại A vào dung dịch muối của kim loại B (kém hoạt động hơn A),sau khi lấy thanh kim loại A ra, khối lượng thanh kim loại A so với ban đầu sẽ thay đổi do:
-Một lượng A tan vào dung dịch
-Một lượng B từ dung dịch được giải phóng bám vào thanh A
Tính khối lượng tăng hay giảm của A ,phải dựa vào phương trình phản ứng cụ thể.
*Nếu 2 kim loại thuộc cùng một phân nhóm chính và ở hai chu kì liên tiếp nhau thì đặt khối lượng nguyên tử trung bình ,để chuyển bài toán hỗn hợp thành bài toán một chất giải cho đơn giản
 
  • Like
Reactions: nguyen van ut
Top Bottom