Hóa 12 NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP KHI LÀM BÀI THI

Tâm Hoàng

Cựu Cố vấn Hóa
Thành viên
25 Tháng mười 2018
1,560
1,682
251
27
Quảng Bình
Đại học Sư phạm Huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP KHI LÀM BÀI THI
Không đọc kĩ đề bài

Vì thi trắc nghiệm rất nhiều câu hỏi nên học sinh thường phải đọc đề và trả lời câu hỏi trong thời gian ngắn nên đôi lúc có sự sai sót, không đọc kĩ đề bài đặc biệt trong những câu hỏi dẽ bị lừa dẫn đến trả lời đáp án sai.
VD:Yêu cầu của đề bài là chọn “số phát biểu không đúng” thì học sinh lại đọc thành “chọn số phát biểu đúng”.
=> Đọc sai đề dẫn đến kết quả bài làm sai.
Phân chia thời gian làm bài không hợp lí
Học sinh cần chú ý phân chia thời gian làm các câu trong đề thi
50 phút cho 40 câu trắc nghiệm, tức là trung bình mỗi câu sẽ cần khoảng thời gian là 1 phút 25 giây. Câu hỏi trong đề bài cũng có câu khó, câu dễ. Ta cần có sự phân chia thời gian hợp lý để làm bài tốt.
Theo ý kiến của mình, các bạn nên dành thời gian để làm lý thuyết và các câu hỏi dễ trước, cố gắng làm câu nào, chắc câu đó. Sau đó, dành khoảng thời gian còn lại để làm các câu khó (để tránh trường hợp dành thời gian sa đà vào các câu hỏi khó, dẫn đến thời gian làm bài không đủ), cụ thể:
- Đầu tiên: khoảng 12 - 15 phút đầu bạn cố gắng tập trung làm các câu hỏi lý thuyết, câu hỏi tính toán đơn giản sau đó điền vào phiếu đáp án.
- Thời gian 15 phút sau tập trung thời gian làm các câu vận dung, tính toán không quá phức tạp.
- Thứ ba, dành 10-15 phút làm các câu khó, nhưng thấy vẫn có thể làm được và cuối cùng làm các câu quá khó, thấy không thể làm được.
(Để phân loại được các câu hỏi làm bài thuộc mức nào, bạn nên cố gắng làm nhiều đề (cố gắng làm đề một cách hiệu quả) để có phản xạ và đánh giá được độ khó của câu hỏi).
- 5 phút cuối cùng bạn nên dành thời gian để kiểm tra lại toàn bộ bài thi, xem thử các đáp án đã khoanh đúng chưa, câu nào chưa làm được thì thử đáp án, ...
Chọn nhầm vào ô trả lời
- Cần dò bài kỹ để tránh trường hợp làm đúng mà tô nhầm đáp án trên phiếu trả lời trắc nghiệm.
- Khi tô đáp án thì dùng bút chì tô kín đáp án, nếu muốn thay đổi đáp án thì dùng tẩy xóa sạch đáp án cũ rồi tô vào đáp án mới.
Bỏ sót câu trả lời
- Trong quá trình làm bài, câu hỏi nào chưa làm được thì bạn cần đánh dấu lại để suy nghĩ trả lời sau, tránh bỏ sót.
- Có thể đến cuối giờ làm bài, bạn vẫn chưa làm hết đề thi, nhưng hãy cố gắng khoanh hết đáp án vào tờ làm bài, vì trắc nghiệm với 4 đáp án cho một câu hỏi. Xác suất để có câu trả lời đúng cho một câu hỏi là 1/4, vì vậy hãy cố gắng khoanh hết tất cả các câu hỏi.
Trong quá trình làm bài bạn không nên quan sát xung quanh, tránh tạo áp lực cho bản thân.
Nếu giữa chừng có mệt mỏi, hay không thể suy nghĩ tiếp bạn hãy nhắm mắt, cố gắng tĩnh tâm một chút rồi tiếp tục làm bài.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho các bạn. Chúc các bạn cố gắng trong những ngày nước rút cuối cùng này và đạt được thành tích tốt trong kỳ thi quan trọng sắp tới.
 
Top Bottom