O
obama_pro9x
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Nguyên tắc chung để giải một bài tóan Vật Lý là:
- Vẽ hình, tóm đề, đặt ký hiệu toán học.
- Phân tích bài toán
- Chuyển bài toán Vật Lý thành bài tóan đại số và hình học
- Dùng các kiến thức đại số và hình học để tìm lời giải
- Biện luận để chọn lời giải đúng, bỏ các lời giải bất hợp lý.
Sau đây chúng ta chi tiết hóa các bước nêu trên:
1) Vẽ hình. tóm đề, đặt ký hiệu tóan học.
- Bài toán có bao nhiêu trường hợp phải vẽ bấy nhiêu hình
- Trên mỗi hình phải ký hiệu cho các điểm, đường, vectơ, đại lượng.
- Phần tóm đề phải tóm ý theo từng đối tượng riêng biệt, Mỗi đối tượng có các đại lượng nào.
2) Phân tích bài tóan:
- Phân tích các vectơ thành những vectơ thành phần
- Phân tích quảng đường, thời gian thành các giai đọan
- Phân tích sự cân bằng
- Phân tích sự kết nối các điện trở trên hình theo kiểu gì.
- Phân tích đường đi các tia sáng và các góc tạo thành bởi các tia sáng, xác định vị trí ảnh.
3) Chuyển bài toán Vật Lý thành bài toán đại số và hình học:
- Tìm kiếm một dấu bằng trong các đại lượng đã cho để lập phương trình
- Có bao nhiêu trường hợp thì có bấy nhiêu phương trình.
- Thành phập phương trình hoặc hệ phương trình
4) Dùng các kiến thức đại số và hình học để giải hệ phương trình:
- Khi hệ phương trình đơn giản thì giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng
- Khi hệ phương trìnnh phức tạp, có quá nhiều đại lượng chưa biết thì giải bằng phương pháp thế để triệt tiêu các đại lượng chưa biết giống nhau.
- Nếu là bài tóan hình học thì chú ý các tam giác bằng nhau, tam giác đồng dạng, các góc bằng nhau, các cạnh bằng nhau, dùng sin cos.
5) Biện luận kết quả tìm được:
- Quảng đường phải là số dương, thời gian phải là số dương. . . . do đó khi giài phương trình ta được những số âm thì phải lọai bỏ vì không hợp lý.
- Có khi số tìm được vẫn là số dương nhưng giá trị bất hợp lý thì cũng loại bỏ.
__________________
1) Dạng toán tĩnh học:
- Làm sao biết bài tóan tĩnh học? Đó là hệ vật phải đứng yên hay cân bằng.
- Bài toán này bắt buộc phải vẽ hình và phân tích các vectơ lực. Khi vẽ hình, phân tích lực chính xác thì mới làm được.
- Viết phương trình bằng cách nào? Hãy dựa vào điều kiện cân bằng của hệ vật.
2) Dạng toán vận tốc trung bình:
- Vẽ hình phân tích từng giai đọan chuyển động. Mỗi giai đọan có v1, t1, s1 . . . .
- Bám chặt vào công thức tính vận tốc trung bình.
- Tính toán từng thành phần S1, S2, S3 . . . . t1, t2, t3 . . . . để thế vào công thức
Mỗi thành phần S1, S2, t1, t2 có thể là cả một phương trình.
3) Dạng toán phương trình chuyển động:
- Vẽ hình phân tích từng giai đọan chuyển động và từng đối tượng chuyển động
+ Vẽ biểu đồ không gian
+ Vẽ biểu đồ thời gian
- Chọn chiều dương, chọn gốc tọa độ.
- Tính toán sơ bộ để xử lý các trường hợp 2 đối tượng không đồng thời chuyển động
- Lập phương trình chuyển động bắt đầu khi các đối tượng đồng thời chuyển động.
Hoặc tính toán t hay s cho từng giai đoạn.
- Căn cứ theo biểu đồ thời gian, biểu đồ không gian, tìm đại lượng bằng nhau để lập phương trình hay hệ phương trình
- Giải phương trình ( hệ phưong trình ) để tìm ra kết quả.
- Phân tích kết quả để đưa ra đáp số.
4) Dạng toán bình thông nhau :
- Phải vẽ nhiều hình binh thông nhau. Mỗi trường hợp vẽ 1 hình.
- Trong mỗi hình. chọn điểm bằng nhau theo hàng ngang để tính áp suất
Viết phương trình cho mỗi hình:
pA=pB
Trong đó, pA là tổng áp suất của nhánh A . . .
- Lập hệ phương trình từ các hình khác nhau. Mỗi hình có một phương trình.
- Giải hệ phưong trình thì tìm được kết quả.
5) Dạng toán các máy cơ đơn giản :
a) Đối với hệ nhiều ròng rọc thì chỉ chú ý số lượng ròng rọc động và đếm số sợi dây nối của nó để biết ta được lợi bao nhiêu lần về lực và thiệt bao nhiêu lần về đường đi.
b) Đối với đòn bẩy thì hãy dùng điều kiện cân bằng của Moment.
M1 = M2
Trong đó M1 là tổng các Moment làm đòn bẩy quay theo chiều kim đồng hồ, M2 là tổng các momen làm đòn bẩy quay theo chiều ngược lại.
c) Đối với mặt phẳng nghiêng thì tính công nâng vật theo 2 con đường:
A1 theo mặt phẳng nghiêng là F.l ( công tòan phần)
A2 theo phương thẳng dứng ( công có ích )
Khi không có ma sát thì lập phương trình A1=A2
Khi có ma sát thì A toàn phần = A có ích + A hao phí
6) Dạng toán phương trình cân bằng nhiệt :
- Phải tóm đề cho từng đối tượng và từng giai đọan. Bài tóan sẽ phức tạp nếu có nhiều giai đọan các đối tượng tiếp xúc nhiệt với nhau.
- Phân biệt cho rõ Q tỏa và Q thu.
- Viết phương trình cân bằng nhiệt cho từng giai đọan
- Tập hợp các phương trình cân bằng nhiệt để lập hệ phương trình
- Giải hệ phương trình ta tìm được kết quả theo yêu cầu
7) Dạng toán chuyển thể các chất :
- Tóm đề cho từng đối tượng vả từng giai đọan
- Mỗi giai đoạn ta tính tóan nhiệt lượng cho nó
- Cộng dồn nhiệt lượng cho từng giai đọan và áp dụng phương trình cân bằng nhiệt.
Dạng toán gương phẳng :
- Đây là bài toán hình học thật sự. Nên phải vẽ hình chính xác và dùng các kiến thức hình học để giải. Cách trình bày giống như bài toán hình học nhưng không cần nêu rõ các luận chứng.
- Khi có vị trí vật thì phải vẽ ngay vị trí ảnh để từ đó vẽ tia phản xạ.
- Áp dụng tam giác đồng dạng, các góc bằng nhau, các đọan thẳng bằng nhau . . . .
9) Dạng toán thấu kính :
- Đây là bài tóan hình học thật sự. Phải vẽ hình chính xác mới làm được. Dùng các kiến thức hình học để giải.
- Khi vẽ hình thì phải vẽ 3 tia đặc biệt: tia song song với trục chính thì hội tụ tại tiêu điểm, tia đi qua quang tâm thì đi thẳng, tia đi qua tiêu điểm thì song song với trục chính. Sự hội tụ của 3 tia này là ảnh cần phải vẽ
- Chú ý dùng tam giác đồng dạng để tìm ra kết quả.
10) Dạng toán phân tích mạch điện :
- Phải vẽ lại mạch thì mới làm được.
- Phải tóm đề theo từng đối tượng. Khi giải cần chú ý đối tượng của ta quan tân đã có những số liệu nào rồi
- Nếu có Ampe kế thì xem nó có điện trở bằng không. Nó chỉ như 1 sợi dây dẫn.
- Nếu có Vôn kế thì xem nó có điện trở cực lớn. Xem nó như không có trên hình.
11) Dạng toán điện trở suất :
- Chú ý lý luận : R tỉ lệ thuận với chiều dài
R tỉ lệ nghịch với tiết diện
- Bài toán này dễ sai ở chỗ tính toán các lũy thừa cơ số 10. Và dễ sai ở chổ tính diện tích của tiết diện là một hình tròn. Đặc biệt chú ý phải đổi đơn vị ra m bằng cách nhân lũy thừa cơ số 10.
12) Dạng toán thiết kế mạch :
- Dạng tóan là: Hãy vẽ ra một mạch điện đáp ứng các yêu cầu đề ra.
- Bài tóan 1: Cho một hệ thống các bóng đèn, hãy mắc chúng vào một hiệu điện thế rất lớn sao cho chúng sáng bình thường.
- Bài tóan 2: Cho một số công tắc, hãy thiết kế các công tắc sao cho khi bật công tắc này các các đèn này sáng, đèn kia không sáng . . . .
Bài toán này dễ sai khi gặp trường hợp đoản mạch.
ai thấy có ích cho mình thì thanks em cái
- Vẽ hình, tóm đề, đặt ký hiệu toán học.
- Phân tích bài toán
- Chuyển bài toán Vật Lý thành bài tóan đại số và hình học
- Dùng các kiến thức đại số và hình học để tìm lời giải
- Biện luận để chọn lời giải đúng, bỏ các lời giải bất hợp lý.
Sau đây chúng ta chi tiết hóa các bước nêu trên:
1) Vẽ hình. tóm đề, đặt ký hiệu tóan học.
- Bài toán có bao nhiêu trường hợp phải vẽ bấy nhiêu hình
- Trên mỗi hình phải ký hiệu cho các điểm, đường, vectơ, đại lượng.
- Phần tóm đề phải tóm ý theo từng đối tượng riêng biệt, Mỗi đối tượng có các đại lượng nào.
2) Phân tích bài tóan:
- Phân tích các vectơ thành những vectơ thành phần
- Phân tích quảng đường, thời gian thành các giai đọan
- Phân tích sự cân bằng
- Phân tích sự kết nối các điện trở trên hình theo kiểu gì.
- Phân tích đường đi các tia sáng và các góc tạo thành bởi các tia sáng, xác định vị trí ảnh.
3) Chuyển bài toán Vật Lý thành bài toán đại số và hình học:
- Tìm kiếm một dấu bằng trong các đại lượng đã cho để lập phương trình
- Có bao nhiêu trường hợp thì có bấy nhiêu phương trình.
- Thành phập phương trình hoặc hệ phương trình
4) Dùng các kiến thức đại số và hình học để giải hệ phương trình:
- Khi hệ phương trình đơn giản thì giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng
- Khi hệ phương trìnnh phức tạp, có quá nhiều đại lượng chưa biết thì giải bằng phương pháp thế để triệt tiêu các đại lượng chưa biết giống nhau.
- Nếu là bài tóan hình học thì chú ý các tam giác bằng nhau, tam giác đồng dạng, các góc bằng nhau, các cạnh bằng nhau, dùng sin cos.
5) Biện luận kết quả tìm được:
- Quảng đường phải là số dương, thời gian phải là số dương. . . . do đó khi giài phương trình ta được những số âm thì phải lọai bỏ vì không hợp lý.
- Có khi số tìm được vẫn là số dương nhưng giá trị bất hợp lý thì cũng loại bỏ.
__________________
1) Dạng toán tĩnh học:
- Làm sao biết bài tóan tĩnh học? Đó là hệ vật phải đứng yên hay cân bằng.
- Bài toán này bắt buộc phải vẽ hình và phân tích các vectơ lực. Khi vẽ hình, phân tích lực chính xác thì mới làm được.
- Viết phương trình bằng cách nào? Hãy dựa vào điều kiện cân bằng của hệ vật.
2) Dạng toán vận tốc trung bình:
- Vẽ hình phân tích từng giai đọan chuyển động. Mỗi giai đọan có v1, t1, s1 . . . .
- Bám chặt vào công thức tính vận tốc trung bình.
- Tính toán từng thành phần S1, S2, S3 . . . . t1, t2, t3 . . . . để thế vào công thức
Mỗi thành phần S1, S2, t1, t2 có thể là cả một phương trình.
3) Dạng toán phương trình chuyển động:
- Vẽ hình phân tích từng giai đọan chuyển động và từng đối tượng chuyển động
+ Vẽ biểu đồ không gian
+ Vẽ biểu đồ thời gian
- Chọn chiều dương, chọn gốc tọa độ.
- Tính toán sơ bộ để xử lý các trường hợp 2 đối tượng không đồng thời chuyển động
- Lập phương trình chuyển động bắt đầu khi các đối tượng đồng thời chuyển động.
Hoặc tính toán t hay s cho từng giai đoạn.
- Căn cứ theo biểu đồ thời gian, biểu đồ không gian, tìm đại lượng bằng nhau để lập phương trình hay hệ phương trình
- Giải phương trình ( hệ phưong trình ) để tìm ra kết quả.
- Phân tích kết quả để đưa ra đáp số.
4) Dạng toán bình thông nhau :
- Phải vẽ nhiều hình binh thông nhau. Mỗi trường hợp vẽ 1 hình.
- Trong mỗi hình. chọn điểm bằng nhau theo hàng ngang để tính áp suất
Viết phương trình cho mỗi hình:
pA=pB
Trong đó, pA là tổng áp suất của nhánh A . . .
- Lập hệ phương trình từ các hình khác nhau. Mỗi hình có một phương trình.
- Giải hệ phưong trình thì tìm được kết quả.
5) Dạng toán các máy cơ đơn giản :
a) Đối với hệ nhiều ròng rọc thì chỉ chú ý số lượng ròng rọc động và đếm số sợi dây nối của nó để biết ta được lợi bao nhiêu lần về lực và thiệt bao nhiêu lần về đường đi.
b) Đối với đòn bẩy thì hãy dùng điều kiện cân bằng của Moment.
M1 = M2
Trong đó M1 là tổng các Moment làm đòn bẩy quay theo chiều kim đồng hồ, M2 là tổng các momen làm đòn bẩy quay theo chiều ngược lại.
c) Đối với mặt phẳng nghiêng thì tính công nâng vật theo 2 con đường:
A1 theo mặt phẳng nghiêng là F.l ( công tòan phần)
A2 theo phương thẳng dứng ( công có ích )
Khi không có ma sát thì lập phương trình A1=A2
Khi có ma sát thì A toàn phần = A có ích + A hao phí
6) Dạng toán phương trình cân bằng nhiệt :
- Phải tóm đề cho từng đối tượng và từng giai đọan. Bài tóan sẽ phức tạp nếu có nhiều giai đọan các đối tượng tiếp xúc nhiệt với nhau.
- Phân biệt cho rõ Q tỏa và Q thu.
- Viết phương trình cân bằng nhiệt cho từng giai đọan
- Tập hợp các phương trình cân bằng nhiệt để lập hệ phương trình
- Giải hệ phương trình ta tìm được kết quả theo yêu cầu
7) Dạng toán chuyển thể các chất :
- Tóm đề cho từng đối tượng vả từng giai đọan
- Mỗi giai đoạn ta tính tóan nhiệt lượng cho nó
- Cộng dồn nhiệt lượng cho từng giai đọan và áp dụng phương trình cân bằng nhiệt.
- Đây là bài toán hình học thật sự. Nên phải vẽ hình chính xác và dùng các kiến thức hình học để giải. Cách trình bày giống như bài toán hình học nhưng không cần nêu rõ các luận chứng.
- Khi có vị trí vật thì phải vẽ ngay vị trí ảnh để từ đó vẽ tia phản xạ.
- Áp dụng tam giác đồng dạng, các góc bằng nhau, các đọan thẳng bằng nhau . . . .
9) Dạng toán thấu kính :
- Đây là bài tóan hình học thật sự. Phải vẽ hình chính xác mới làm được. Dùng các kiến thức hình học để giải.
- Khi vẽ hình thì phải vẽ 3 tia đặc biệt: tia song song với trục chính thì hội tụ tại tiêu điểm, tia đi qua quang tâm thì đi thẳng, tia đi qua tiêu điểm thì song song với trục chính. Sự hội tụ của 3 tia này là ảnh cần phải vẽ
- Chú ý dùng tam giác đồng dạng để tìm ra kết quả.
10) Dạng toán phân tích mạch điện :
- Phải vẽ lại mạch thì mới làm được.
- Phải tóm đề theo từng đối tượng. Khi giải cần chú ý đối tượng của ta quan tân đã có những số liệu nào rồi
- Nếu có Ampe kế thì xem nó có điện trở bằng không. Nó chỉ như 1 sợi dây dẫn.
- Nếu có Vôn kế thì xem nó có điện trở cực lớn. Xem nó như không có trên hình.
11) Dạng toán điện trở suất :
- Chú ý lý luận : R tỉ lệ thuận với chiều dài
R tỉ lệ nghịch với tiết diện
- Bài toán này dễ sai ở chỗ tính toán các lũy thừa cơ số 10. Và dễ sai ở chổ tính diện tích của tiết diện là một hình tròn. Đặc biệt chú ý phải đổi đơn vị ra m bằng cách nhân lũy thừa cơ số 10.
12) Dạng toán thiết kế mạch :
- Dạng tóan là: Hãy vẽ ra một mạch điện đáp ứng các yêu cầu đề ra.
- Bài tóan 1: Cho một hệ thống các bóng đèn, hãy mắc chúng vào một hiệu điện thế rất lớn sao cho chúng sáng bình thường.
- Bài tóan 2: Cho một số công tắc, hãy thiết kế các công tắc sao cho khi bật công tắc này các các đèn này sáng, đèn kia không sáng . . . .
Bài toán này dễ sai khi gặp trường hợp đoản mạch.
ai thấy có ích cho mình thì thanks em cái