Hóa Những điều thú vị này liệu bạn có biết?

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Thể tích nước khi đông đặc

Phần lớn các chất khi đông đặc có sự giảm thể tích do khoảng cách giữa các phân tử trong chất đó giảm đi. Nhưng nước rất đặc biệt. Các phép đo chính xác cho thấy cứ 100 cm3 nước khi đông đặc ở 0 độ C sẽ cho 109 cm3 nước đá. Như vậy, khi nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn thì thể tích tăng lên thêm 9%.
Điều này cũng lý giải cho các hiện tượng lon nước để trong ngăn đá có lúc bị vỡ, nổ vì khi nhiệt độ xuống tới 0 độ C, nước đóng thành băng, lúc đó thể tích nước tăng lên và gây ra những lực rất lớn.

2. Muối ăn (NaCl)

Khi được thêm vào nước, sẽ phân ly thành 2 ion: Na+ và Cl-, các phân tử nước sau đó sẽ liên kết ngay với những ion này, liên kết hóa học đã làm giảm khoảng cách giữa các phân tử muối và nước làm cho thể tích của nước bị giảm đi. Vậy nên, khi chúng ta cho 0,5 lít rượu vào 0,5 lít nước thì thể tích dung dịch thu được sẽ luôn bé hơn 1 lít, khác hẳn với những tính toán lý thuyết.
3. Hyđrô

Lượng Hyđrô ước tính nhiều hơn gấp 10 lần Heli và 1,000 lần Ôxy. Hyđrô là nguyên tố duy nhất không có neutron và là nguyên tố đơn giản nhất trong vũ trụ với cấu tạo hóa học chỉ bao gồm 1 proton và 1 electron. Thực thế đã chứng minh, nguyên tố có càng nhiều số hạt trong cấu tạo nguyên tử thì càng ít phổ biến. Đây chính là lý do tại sao nguyên tố này phổ biến nhất trong vũ trụ.
4. Phân tử nước

Giả sử 1 thùng chứa được 1 lít nước. Khối lượng riêng của nước là 1 g/ml, tức là ta có 1 kilogam nước chứa trong một thùng. Nước có khối lượng phân tử là 18 g/mol, suy ra ta có 55,56 mol H2O. 1 mol của bất kì chất nào chứa 6.022×10^23 nguyên tử hay phân tử chất. Vì vậy ta sẽ có 3,35×10^25 phân tử nước trong 1 thùng nước, 1 phân tử nước có 3 nguyên tử. Tuy nhiên, chỉ có 1,23 x10^21 lít nước trên toàn bộ trái đất.
5. Khí Oxy- rừng Amazon

Nói đến những cánh rừng nổi tiếng nhất thế giới, Amazon là cánh rừng nổi tiếng nhất thế giớ, là cái tên đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến khi nói về lá phổi xanh của trái đất. Đây chính là khu rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới hiện nay, một khu rừng lá rộng ẩm thuộc lưu vực sông Amazon của Nam Mỹ. Rừng Amazon trải dài thuộc lãnh thổ của 9 quốc gia: Chủ yếu là Brazil (với 60 % rừng mưa), Peru (13 %), các phần còn lại thuộc Colombia, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Suriname cùng Guiana thuộc Pháp. Rừng nhiệt đới Amazon chiếm hơn 50 % diện tích rừng nhiệt đới trên Trái Đất, là nơi có hệ động thực vật vô cùng phong phú.
6. Khí Heli

Heli là nguyên tố dồi dào thứ hai trong Vũ trụ (sau hydrogen), chiếm 23% vật chất của vũ trụ. Trên Trái đất, helium có mặt trong một số khoáng chất nhưng phần lớn helium có nguồn gốc từ khí thiên nhiên.
7. Tốc độ đóng băng của nước nóng và nước lạnh

Erasto Mpemba và bạn cùng lớp của mình thường làm kem bằng sữa đun sôi, trộn với đường và để nguội trước khi cho vào tủ lạnh để đông. Vào một ngày, Mpemba cảm thấy không đủ kiên nhẫn chờ hỗn hợp sữa nguội trước khi cho vào tủ lạnh, ông đã đưa sữa vẫn còn nóng vào trong tủ lạnh và hy vọng nó sẽ đông nhanh hơn. Điều này khiến rất nhiều người cảm thấy ngạc nhiên khi kem của Mpemba đông nhanh hơn so với bạn cùng lớp. Năm 1969, Mpemba đã hợp tác với một giáo sư vật lý để đưa ra bài báo mô tả về hiện tượng rõ ràng này. Cho đến nay, hiện tượng này vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.
8. Nguyên tố Brom và Thủy ngân

Ở điều kiện thường (20⁰C, 1atm) thì chỉ có Brom và Thủy ngân là đơn chất tồn tại ở thể lỏng. Gali là nguyên tố có nhiệt độ nóng chảy 29,76°C nên nó có thể dễ dàng nóng chảy ở trong lòng bàn tay người.
9. Các nguyên tố phóng xạ thường phát sáng trong bóng tối

Phóng xạ là hiện tượng một số hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân (thường được gọi là các tia phóng xạ). Các nguyên tử có tính phóng xạ gọi là các đồng vị phóng xạ, còn các nguyên tử không phóng xạ gọi là các đồng vị bền. Các nguyên tố hóa học chỉ gồm các đồng vị phóng xạ (không có đồng vị bền) gọi là nguyên tố phóng xạ.
10: “J” là chữ cái duy nhất không xuất trong bảng HTTH

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa hóa học là tài liệu rất hữu ích cho tất cả các bạn học hóa, mang đến cho người số lượng nguyên tố có trong hóa học. Hiện nay, Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có 118 nguyên tố. Trong số đó, người ta đã từng gợi ý Japonium là tên nguyên tố thứ 113. Tuy nhiên, khi tìm được người ta lại đặt tên là Ununtrium (Uut), thế là chữ J “vẫn ế”.
 

NGÔ TRÍ TIẾN - ĐÓM

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng chín 2020
714
1,049
146
Nghệ An
A3K101 THPT HUỲNH THÚC KHÁNG
1. Thể tích nước khi đông đặc

Phần lớn các chất khi đông đặc có sự giảm thể tích do khoảng cách giữa các phân tử trong chất đó giảm đi. Nhưng nước rất đặc biệt. Các phép đo chính xác cho thấy cứ 100 cm3 nước khi đông đặc ở 0 độ C sẽ cho 109 cm3 nước đá. Như vậy, khi nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn thì thể tích tăng lên thêm 9%.
Điều này cũng lý giải cho các hiện tượng lon nước để trong ngăn đá có lúc bị vỡ, nổ vì khi nhiệt độ xuống tới 0 độ C, nước đóng thành băng, lúc đó thể tích nước tăng lên và gây ra những lực rất lớn.

2. Muối ăn (NaCl)

Khi được thêm vào nước, sẽ phân ly thành 2 ion: Na+ và Cl-, các phân tử nước sau đó sẽ liên kết ngay với những ion này, liên kết hóa học đã làm giảm khoảng cách giữa các phân tử muối và nước làm cho thể tích của nước bị giảm đi. Vậy nên, khi chúng ta cho 0,5 lít rượu vào 0,5 lít nước thì thể tích dung dịch thu được sẽ luôn bé hơn 1 lít, khác hẳn với những tính toán lý thuyết.
3. Hyđrô

Lượng Hyđrô ước tính nhiều hơn gấp 10 lần Heli và 1,000 lần Ôxy. Hyđrô là nguyên tố duy nhất không có neutron và là nguyên tố đơn giản nhất trong vũ trụ với cấu tạo hóa học chỉ bao gồm 1 proton và 1 electron. Thực thế đã chứng minh, nguyên tố có càng nhiều số hạt trong cấu tạo nguyên tử thì càng ít phổ biến. Đây chính là lý do tại sao nguyên tố này phổ biến nhất trong vũ trụ.
4. Phân tử nước

Giả sử 1 thùng chứa được 1 lít nước. Khối lượng riêng của nước là 1 g/ml, tức là ta có 1 kilogam nước chứa trong một thùng. Nước có khối lượng phân tử là 18 g/mol, suy ra ta có 55,56 mol H2O. 1 mol của bất kì chất nào chứa 6.022×10^23 nguyên tử hay phân tử chất. Vì vậy ta sẽ có 3,35×10^25 phân tử nước trong 1 thùng nước, 1 phân tử nước có 3 nguyên tử. Tuy nhiên, chỉ có 1,23 x10^21 lít nước trên toàn bộ trái đất.
5. Khí Oxy- rừng Amazon

Nói đến những cánh rừng nổi tiếng nhất thế giới, Amazon là cánh rừng nổi tiếng nhất thế giớ, là cái tên đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến khi nói về lá phổi xanh của trái đất. Đây chính là khu rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới hiện nay, một khu rừng lá rộng ẩm thuộc lưu vực sông Amazon của Nam Mỹ. Rừng Amazon trải dài thuộc lãnh thổ của 9 quốc gia: Chủ yếu là Brazil (với 60 % rừng mưa), Peru (13 %), các phần còn lại thuộc Colombia, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Suriname cùng Guiana thuộc Pháp. Rừng nhiệt đới Amazon chiếm hơn 50 % diện tích rừng nhiệt đới trên Trái Đất, là nơi có hệ động thực vật vô cùng phong phú.
6. Khí Heli

Heli là nguyên tố dồi dào thứ hai trong Vũ trụ (sau hydrogen), chiếm 23% vật chất của vũ trụ. Trên Trái đất, helium có mặt trong một số khoáng chất nhưng phần lớn helium có nguồn gốc từ khí thiên nhiên.
7. Tốc độ đóng băng của nước nóng và nước lạnh

Erasto Mpemba và bạn cùng lớp của mình thường làm kem bằng sữa đun sôi, trộn với đường và để nguội trước khi cho vào tủ lạnh để đông. Vào một ngày, Mpemba cảm thấy không đủ kiên nhẫn chờ hỗn hợp sữa nguội trước khi cho vào tủ lạnh, ông đã đưa sữa vẫn còn nóng vào trong tủ lạnh và hy vọng nó sẽ đông nhanh hơn. Điều này khiến rất nhiều người cảm thấy ngạc nhiên khi kem của Mpemba đông nhanh hơn so với bạn cùng lớp. Năm 1969, Mpemba đã hợp tác với một giáo sư vật lý để đưa ra bài báo mô tả về hiện tượng rõ ràng này. Cho đến nay, hiện tượng này vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.
8. Nguyên tố Brom và Thủy ngân

Ở điều kiện thường (20⁰C, 1atm) thì chỉ có Brom và Thủy ngân là đơn chất tồn tại ở thể lỏng. Gali là nguyên tố có nhiệt độ nóng chảy 29,76°C nên nó có thể dễ dàng nóng chảy ở trong lòng bàn tay người.
9. Các nguyên tố phóng xạ thường phát sáng trong bóng tối

Phóng xạ là hiện tượng một số hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân (thường được gọi là các tia phóng xạ). Các nguyên tử có tính phóng xạ gọi là các đồng vị phóng xạ, còn các nguyên tử không phóng xạ gọi là các đồng vị bền. Các nguyên tố hóa học chỉ gồm các đồng vị phóng xạ (không có đồng vị bền) gọi là nguyên tố phóng xạ.
10: “J” là chữ cái duy nhất không xuất trong bảng HTTH

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa hóa học là tài liệu rất hữu ích cho tất cả các bạn học hóa, mang đến cho người số lượng nguyên tố có trong hóa học. Hiện nay, Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có 118 nguyên tố. Trong số đó, người ta đã từng gợi ý Japonium là tên nguyên tố thứ 113. Tuy nhiên, khi tìm được người ta lại đặt tên là Ununtrium (Uut), thế là chữ J “vẫn ế”.
Những cái mình đã biết là 1,3,5,6,8,9,10. Thông tin tuyệt vời quá :MIM46:MIM46:MIM46
 
  • Like
Reactions: Nguyễn Linh_2006
Top Bottom