Những đề bài tổng hợp

T

trang4t

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1: Nghệ thuật trong truyện kiều đạt đến trình độ bậc thầy bằng những câu thư tiêu biểu hãy chứng minh

Đề 2: Phân tích vẻ đẹp của Kiều trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều

Đề 3: Tâm trạng Thuý Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Đề 4: Cảm nhận của e về Nhận vật Lục Vân Tiên

Đề 5: Nêu ý chính trong VB Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

* Làm giúp mình nhé, mình sẽ tks ạ :khi (79):
 
D

diamond_jelly95

Đề 2: Phân tích vẻ đẹp của Kiều trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều

* Làm giúp mình nhé, mình sẽ tks ạ :khi (79):
Không phải ngẫu nhiên ND mtả Thuý Vân trc Thuý Kiều mà đó là dụng ý nghệ thuật xuất sắc, phương pháp đòn bẩy rất hiệu quả mà ND sử dụng khi khắc hoạ nàng Kiều.Khác với Thuý Vân, khi mtả Thuý Kiều, tg ko đi vào nhiều chi tiết mà chỉ tập trung vào đôi nét khái quát, lấy vẻ đẹp nàng Vân làm nền để nàng Kiều xuất hiên trên cái nền ấy nổi trội hơn, sắc nét hơn: (trích thơ)
Về sắc đẹp, tg chú ý đến đôi mắt của nàng, đôi mắt trong và sâu thăm thẳm như làn nc mùa thu, với đôi lông mày cong, sắc sảo, tươi rói đầy vẻ quyến rũ như sắc xuân về trên núi.Thêm nụ môi hồng thắm đỏ, mái tóc xanh óng ả, thướt tha kiều diễm...Điển cố ''nghiêng nc nghiêng thành'' thay cho lời khẳng định của tg về vẻ đẹp của nàng Kiều hơn hẳn cô em gái mình. Còn về tài năng, đó là tài cầm kì thi hoạ, khả năng xuất chúng hơn ng của nàng đã đc tg hoàn thiên để tôn thêm vẻ đẹp cho nàng. Như vậy vẫn là nhữg h/ả thiên nhiên giàu ý nghĩa tượn trưng, cách lựa chọn từ ngữ tinh tế, bậc thầy ND ko chỉ vẽ lên 1 bức chân dung tài sắc vẹn toàn ,mà còn dự báo cho ng đọc về 1 tương lai, số phận, cuộc đời của 1 ng con gái ''hồng nhan đa truân'', ''hồng nhan bạc mệnh''. Với 4 câu thơ cuối (trg đoạn trích), dường như tg đã nghiêng về Thuý Kiều, dành cho nàng sự ưu ái đặc biệt, để khắc hoạ 1 mẫu nhân vật theo tiêu chuẩn ''công dung ngôn hạnh''. Đó là vẻ đẹp đức hạnh của 1 ng con gái quý tộc pk: kín đáo, khép mình, khuân mẫu, nề nếp(trích thơ)
nhớ thanks mình nha
viết mỏi tay quá hic.....
 
B

bengoc5

Đề 4 bạn vào đây xem nhé
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=121474
Đề 3 dàn ý nhé. Bài văn thì hơi dài đấy nếu muốn thì mình sẽ post lên không thì bạn dùng chức năng tìm kiếm của 4rum nhé

I. MB :
-ND nhà thơ đại tài,người đã đưa tác phẩm“Truyện Kiều”lên hàng văn học thế giới
- Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” miêu tả tâm trạng và nỗi buồn của TK khi bị giam ở lầu Ngưng Bích.
- Nó còn nêu lên được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của ND.
II. TB :
1.Nỗi cô đơn buồn tủi của TK
- Nhà thơ ND đã thành công khi miêu tả tâm trạng đau khổ của Kiều bằng nét bút tả cảnh ngụ tình điêu luyện.“Trước...lòng”.
- Những từ ngữ “non xa,trăng gần” gợi tả khung cảnh hoang vu vắng lặng.
- Câu thơ “ bẻ bàng... khuya” diễn tả tâm trạng cô đơn buồn khổ của Kiều.Nàng đã phải lâm vào cảnh cá chậu chim lồng,biết bao giờ thoát ra được.
2. Nỗi nhớ của TK :
-Các ĐT“tưởng,trông,chờ trong ngôn ngữ độc thoại của Kiều biểu đạt nội tâm nhân vật đang thương nhớ khôn nguôi.
-Cách nói ẩn dụ “tâm son... cho phai”miêu tả tấm lòng chung thủy của Kiều,nỗi nhớ thương ,đau khổ vì phải lỡ hẹn với chàng.
-Các từ chỉ thời gian “hôm mai,cách mấy nắng mưa” miêu tả nhớ mong khi phải xa cách cha me.
-Nhưng điển cố “Sân Lai , gốc tử” nói lên tấm lòng hiếu thảo của Kiều đối với cha mẹ,lo lắng ko được ở cạnh phụng dưỡng
3. Nỗi buồn của TK :
- ND đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình khi miêu tả những nỗi buồn khác nhau của Kiều.Chỉ có 8 câu mà nhà thơ sử dụng 4 lần hai từ “buồn trông” khắc họa những nỗi buồn khác nhau của Kiều.
-“Buồn trông” là điệp ngữ liên hoàn miêu tả tâm trạng buồn lo của nàng.
-Nhìn cảnh biển chiều hôm, lòng Kiều lo lắng nhớ thương cha mẹ,nỗi nhớ quê nhà da diết .
-Hình ảnh “ngọn ... sa” diễn tả tâm trạng lo sợ cho thân phận mình như bèo dạt “hoa ...mác” không biết trôi về đâu.
-Nhìn nội cỏ “rầu rầu”,TK cảm thấy cuộc sống của nàng giờ đây tẻ nhạt vô vị “chân...đất,một... xanh” không còn một chút hi vọng gì.
- Hai câu thơ cuối cùng miêu tả nỗi lo sợ của Kiều.Nhìn “gió cuốn mặt duềnh” nàng lo lắng không biết rồi đời nàng như thế nào.
III. KB :
- Qua đoạn trích ta thương cho tâm trạng cô đơn lạc lõng của Kiều khi bị giam ở lầu Ngưng Bích.ND đã thành công khi miêu tả cảnh ngụ tình thể hiện những nỗi buồn thương của con người khi phải xa cách nhau.
 
C

crabkute147

Các bạn đã làm hết rồi, vậy mình làm đề 1 thôi nhé!

Đề 1: Nghệ thuật trong truyện kiều đạt đến trình độ bậc thầy bằng những câu thư tiêu biểu hãy chứng minh

MB: ( Bằng cách nào cũng được miễn là hướng vào luận đề và phải dẫn luận đề, mình thử làm qua loa nhá) "TRuyện Kiêu" của Nguyễn Du là một công trình nghệ thuật bằng thơ lục bát chứa chan tinh thần nhân đạo. Và nghệ thuật cũng là một thành công đặc sắc, đạt đến trình dộ bậc thầy, đặc biệt bút pháp chấm phá, bút pháp ước lệ tượng trưng, bút pháp tả thực, tả cảnh ngụ tình

TB:
- Bút pháp chấm phá ( miêu tả thiên nhiên) : Lây dẫn chứng là 2 câu thơ trong bài "Cảnh mùa xuân" để phân tích : " Cỏ non xanh tận chân trời- Cành lê trắng điểm một vài bông hoa." Đặc biệt chú trngj vào chữ "điểm" - chữ đạt đến mức tuyệt diệu, làm cho bức tranh xuân có sự phối màu rất tươi tắn, êm dịu và sinh động.
- Bút pháp ước lệ ( gợi tả vẻ đẹp của nhân vật chính diện) : Có thể lấy ví dụ là đoạn thơ miêu tả vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều và mở rộng ra là Kim Trọng.
- Bút pháp tả thực ( miêu tả các nhân vật phản diện): Lấy dẫn chứng là câu tả MGS trong đoạn "MGS mua Kiều" và mở rộng ra có cả Tú Bà ( mình không nhớ rõ câu này hình như là "...trông nhờn nhợt màu da- Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao.") và Sở Khanh ( " Hình dung chải chuốt áo ăn dịu dàng"). Chú trọng phân tích vào các từ như "nhẵn nhụi", "bảnh bao", "nhờn nhợt", ...
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình ( tả cảnh để miêu tả tâm trạng) Nguyễn Du đã viết "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu- Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ", phân tích 2 câu cuối bào "cảnh mùa xuân" và 8 câu cuối bài "Kiều ở lầu Ngưng Bích"...

KB:
Nhấn mạnh lại luận đề, và ca ngợi ngòi bút thơ của Nguyễn Du.

P/s: Mình cũng không chắc lắm là bài làm của mình có đúng không, hình như phải bổ sung thêm cả nghệ thuật dùng từ của ND nữa.
 
B

boy8xkute

Đề 1:

Theo tớ nghệ thuật của truyện kiều đạt tới trình độ bậc thầy là 6 câu tả cảnh cuối bài "Kiều ở lầu Ngưng Bích"

Tớ sẽ không đi chứng minh mà phân tích một chút về 6 câu này (vì tớ cực kì thích mấy câu này):


6 câu thơ cuối bài "Kiều ở lầu Ngưng Bích" đã đạt tới trình độ bậc thầy khi tác giả Nguyễn Du sử dụng phương pháp "tả cảnh ngụ tình" mà trước đó chưa có ai có thể sử dụng và tới bây giờ cũng chưa có ai bằng ông - chứng tỏ rằng ông là 1 thiên tài văn học xuất sắc khi biến một "Kim vân kiều truyện" không chút tiếng tăm của Thanh Tâm Tài Nhân trở thành một áng văn thư đc mọi người trên thế giới biết đến và đi sâu vào phân tích.

Lưu ý: Nguyễn Du đã có 1 khoảng thời gian sống trong nhân gian nên đã thông cảm sâu sắc cho số phận của những con người bị áp bức đau khổ trong xã hội phong kiến đang dần sụp đổ và đặc biệt là số phận bi kịch của những người phụ nữ.

6 câu thơ của Nguyễn Du, cứ 2 câu là tạo thành 1 bức tranh (tương ứng 4 hướng mà Kiều nhìn), sau một bức tranh là cảm giác buồn của Thúy Kiều lại tăng lên, tăng cho đến bức tranh cuối cùng thì lên đến cao trào, người và cảnh hòa làm 1

Nói tới 2 từ: "Buồn trông"

2 từ "Buồn trông" được lặp đi lặp lại mang ý nghĩa : Buồn mới trông, nhưng càng trông thì càng buồn, rồi lại vì buồn mà tiếp tục trông nhưng càng trông lại càng buồn, sự buồn đó tích tụ dần và tăng lên theo, tăng đến bức tranh cuối cùng thì người và cảnh hòa làm 1

Có người hỏi tại sao tới "Lầu Ngưng Bích" thì Kiều mới buồn.
Tôi xin trả lời:
- Trong cuộc sống có rất nhiều sự việc diễn ra quá nhanh, nhanh tới nỗi chúng ta không có thời gian để buồn mà phải lo giải quyết mọi việc trước , tới khi có 1 khoảng thời gian yên tĩnh ngồi lại suy nghĩ thì lúc đó ta mới thấy buồn , thấy buồn gặm nhấm ta.
Và Kiều cũng như vậy, từng biến biến cố đến quá nhanh, khiến Kiều chỉ có thể lo giải quyết những việc đó, đến lúc ở "Lầu ngưng bích" thì Kiều mới suy nghĩ lại và cảm thấy buồn thật sự.

2 câu đầu , Kiều buồn nên mới trông, trông ra biển thì thấy một bóng thuyền thấp thoáng xa xa và lại đúng vào buổi chiều, khiến Kiều không thể không đặt ra câu hỏi đúng với tâm trạng của Kiều: " Chiếc thuyền
đó sao lại đi 1 mình trên biển rộng, không biết chiếc thuyền đó có kịp về tới bến trong khi giờ đã hoàng hôn ?"
Kiều cảm giác chiếc thuyền đó giống với cảnh ngộ của mình đang đi lạc không biết phương hướng, không biết đi đâu về đâu , không biết có kịp về bến(nhà) hay không ?

2 câu sau tả Kiều nhìn ra biển buồn nên đã quay sang 1 hướng khác. Kiều nhìn qua rừng, thấy trên dòng tháp có những đóa hoa sắp rơi xuống.

Đặc biệt ở đây có một điểm là Nguyễn Du đã không dùng từ tan tác (vì thường là tốc độ nc' rơi xuống thác là rất lớn, các đoá hoa đều tan tác) mà lại dùng từ man mác cũng là dự đoán số phận Kiều chưa chấm dứt tại đây, mà còn phải đi tiếp.

2 câu tiếp theo, Nguyễn Du cũng không dùng từ xanh tươi mà lại dùng từ xanh xanh (rồi còn là "chân mây mặt đất 1 màu xanh xanh") chứng tỏ ở bức tranh này Kiều đã bắt đầu sợ hãi.

2 câu cuối cùng , Kiều đã buồn đến cực độ, người và cảnh hòa chung làm 1.
Đến nỗi có thể nghe thấy "ầm ầm tiếng sóng vây quanh ghế ngồi"
Ở 2 câu này Kiều cũng đã sợ hãi tột cùng, rất muốn thoát khỏi tình cảnh hiện tại , thậm chí có thể dùng cái chết để kết thúc ngay lập tức.

Ở đoạn truyện tiếp theo đã chứng minh cho nhận xét trên, khi mà thấy Sở Khanh tới thì Kiều đã không hề nghi ngờ mà đi theo Sở Khanh , để rồi mắc mưu Tú Bà


Mình làm tới đây là hết , trình độ văn học, cũng như làm văn của mình không đc giỏi nên mọi người xem xong thì cho góp ý giúp mình nha.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom