Những câu chuyện về Vật lý

0

0872

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Kì 1

Khoa học giải thích: Hồn ma không tồn tại

Lý thuyết của nhà vật lý Einstein từng chứng minh ma có thật, nhưng luận điểm mới đây của các nhà khoa học đã giải thích điều ngược lại.
Hiện tượng ma quỷ và những con số

Năm 2005, một khảo sát của hãng Gallup đã đưa ra kết quả: 37% người lớn Mỹ tin vào các ngôi nhà ma; khoảng $\dfrac{1}{3}$ dân số Mỹ tin vào quỷ, linh hồn, phép thuật và có trên 2.000 nhóm săn ma nghiệp dư đang hoạt động ở Mỹ...

Quả thực, các bóng ma chiếm được sự quan tâm của rất nhiều người. Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình tượng ma quỷ trong vô số câu chuyện đời thường, trong Kinh Thánh, sách, báo, phim ảnh… Tuy nhiên, lời giải thật sự về hiện tượng ma quỷ hay các linh hồn, cuộc sống sau khi chết, sự báo ứng vẫn khiến các nhà nghiên cứu phải đau đầu.

Phần lớn những người tin vào sự tồn tại của ma quỷ cho rằng, mỗi cá thể đều có hai phần linh hồn và thể xác. Khi chết, phần hồn sẽ tách rời ra ngoài và lưu lạc ở cõi chết. Những linh hồn này có thể tự do đi lại giữa hai thế giới và có khả năng tác động đến tâm trí người đang sống.

Các nhà khoa học nhận thấy điểm chung ở những người tin vào ma quỷ: Hầu hết họ đều đã có kinh nghiệm nhìn thấy hoặc cảm nhận được một hiện tượng khó giải thích xảy đến với mình.


Khoa học và những bóng ma

Khó khăn lớn nhất để nghiên cứu về hiện tượng này là không có một định nghĩa cụ thể: “Như thế nào là một hồn ma?”. Một số người cho rằng, đó là linh hồn của người chết không được siêu thoát, người khác tin, bóng ma là các thực thể có khả năng thần giao cách cảm, dễ dàng xâm nhập vào thế giới tâm trí của con người.

Nhiều người khác lại chia ma thành các loại khác nhau như ma chó, ma mèo, ma lưỡi dài… và ở mỗi dân tộc, tôn giáo lại có những loại ma riêng, đại diện cho văn hóa và lịch sử nơi ấy.

Có khá nhiều mâu thuẫn về sự tồn tại của ma. Nó có phải là vật chất hay không? Vì sao qua các câu chuyện, bóng ma có thể di chuyển qua các vật thể rắn như cơn gió mà không ai biết, hay đóng sầm cửa?

Nếu bóng ma là phần linh hồn con người thoát ra khỏi xác sau khi chết, vậy tại sao chúng xuất hiện mà mặc quần áo, đội mũ, mang gậy như người thường? Hay nếu là linh hồn của những người bị chết oan, ở lại trần gian để ám ảnh mọi người nhờ khả năng thần giao cách cảm, vậy tại sao bóng ma không dùng khả năng ấy để giúp cảnh sát phá án?

Một số người săn ma ở châu Âu sử dụng máy phát hiện điện trường (EMF), máy dò ion, camera hồng ngoại để chứng minh sự tồn tại của những bóng ma. Nhưng trên thực tế, trong quá trình chuyển hóa, con người và những sinh vật khác cũng tạo ra dòng điện yếu nên sự phát hiện dòng điện trong không khí là điều bình thường.

Bất chấp niềm tin có sự tồn tại ma quỷ của hàng triệu người, các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy được bằng chứng rõ ràng về điều đó, tất cả vẫn là con số 0. Tuy nhiên, cũng có nhà nghiên cứu khoa học thực sự tin vào ma.


Lý thuyết của Einstein chứng minh ma có thật?

Nhà vật lý học Albert Einstein đã từng đề xuất một cơ sở khoa học về các bóng ma. Ông chứng minh rằng, mọi năng lượng trong vũ trụ là không đổi và nó cũng không tự nhiên sinh ra hay mất đi…

Vậy thì điều gì xảy ra khi con người chết đi? Nếu năng lượng của chúng ta không bị mất đi thì phải được chuyển hóa thành dạng năng lượng khác. Loại năng lượng mới đó là gì? Liệu chúng ta có thể gọi đó là ma hay không?

Albert Einstein còn cho rằng, năng lượng không thể được tạo ra hay bị phá hủy, nó chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Khi chúng ta còn sống, chúng ta có năng lượng điện trong cơ thể. Điều gì xảy ra với nguồn năng lượng giúp tim chúng ta đập và phổi hô hấp sau khi con người chết đi?

Tuy nhiên, câu trả lời cho suy luận của Einstein lại bị các nhà khoa học bác bỏ bằng một luận điểm rất hợp lý. Sau khi một người chết đi, năng lượng từ cơ thể người đó tỏa ra môi trường. Năng lượng cơ thể sau khi con người chết được giải phóng dưới dạng nhiệt và được chuyển sang những động vật ăn xác người.

Ví dụ, những động vật hoang dã ăn xác nếu người chết không được chôn cất, hay những côn trùng, vi khuẩn ăn xác sau khi tử thi được chôn và những thực vật hấp thu chúng ta. Nếu con người được hỏa táng, năng lượng trong cơ thể được giải phóng dưới dạng nhiệt và ánh sáng.

Khi con người ăn thực vật và động vật, chúng ta hấp thu năng lượng của chúng và chuyển sang năng lượng để cơ thể con người sử dụng. Thức ăn được chuyển hóa sau khi cơ thể con người tiêu hóa, và các phản ứng hóa học giúp giải phóng năng lượng mà động vật cần để sống, di chuyển và sinh sản… Năng lượng đó không tồn tại dưới dạng sống, năng lượng ma hay điện từ, mà tồn tại dưới dạng năng lượng nhiệt và hóa học.

Tất nhiên, dù các nhà khoa học nói gì thì mỗi năm vẫn có hàng triệu người trên thế giới lao mình vào những nơi nguy hiểm để chứng minh sự tồn tại của các bóng ma.


Sưu tầm
Nguồn: Kênh14​
 
N

nganha846

Cung cấp cho chủ pic 1 thông tin nhỏ về đề tài này nhé.

Đây là ảnh về hồn ma dưới nước đầu tiên trên thế giới được ghi nhận.

Ảnh này do một nhóm thợ lặn chụp được khi nghe một tiếng thét rất thống thiết. Được biết, đây là hồn ma của một người thợ lặn đã bị chết trước đó tại khu vực này.



Nhìn kĩ bức ảnh, bạn có thấy một khuôn mặt người đang nhìn chằm chặp vào mình không?
 
S

scientists

Những câu chuyện Vật lí (kì 2)

Xem Kì 1

Nhằm tiếp nối Những câu chuyện Vật lí (kì 1)- một loại chủ đề rất hay của 0872. Hôm nay, em mở topic tiếp theo là Những câu chuyện Vật lí (kì 2). Mong được ủng hộ của mọi người và của 0872 ! :)

NÓNG VÀ LẠNH​

Nóng và lạnh là hai trong những thứ cơ bản nhất mà chúng ta từng trải nghiệm trong cuộc sống – nhưng bạn có biết, chỉ một trong hai cảm giác đó thật sự tồn tại mà thôi.

r531878_3029936.jpg

Nhận thêm nhiệt – khoảng 16 triệu độ Kelvin – và các chất khí trên mặt trời chuyển thành plasma. (Ảnh: Hinode JAXA/NASA)

Bạn không cần phải sống ở Australia hay châu Phi để biết thế nào là nóng bức. Nó là năng lượng thuần túy, và khi bạn muốn làm cho cái gì đó nóng lên, bạn chỉ việc thêm năng lượng vào chúng.

Nhưng chẳng có cái gì lạnh cả: lạnh chỉ một sự thiếu nhiệt mà thôi. Cho nên, khi bạn làm một cái gì đó lạnh đí, bạn chẳng thêm lạnh vào cho nó, mà bạn đang lấy nhiệt ra khỏi nó.

Đó là nguyên lí hoạt động của tủ lạnh – chúng rút nhiệt ra khỏi thực phẩm và tống chúng ra ngoài phía sau tủ. Nhiệt liên tục di chuyển từ những vật nóng hơn sang những vật lạnh hơn, và điều đó sẽ vẫn diễn ra cho đến khi mọi thứ trong vũ trụ là một khối băng giá có nhiệt độ bằng nhau hết.

Không có giới hạn trên cho độ nóng mà mọi vật có thể đạt tới, nhưng cho dù bạn là ai và bạn đang ở đâu, không gì có thể lạnh hơn -273 ° C. Để tìm hiểu nguyên do, bạn cần biết xem cái gì thật sự xảy ra khi mọi thứ nóng lên hoặc “không nóng lên”.

r531885_3029968.jpg

Các nguyên tử bên trong các chất rắn như đá chẳng hạn bị khóa tại chỗ nên khó di chuyển ở nhiệt độ phòng. (iStockphoto)

Cái gì xảy ra khi mọi thứ nóng lên ?

Khi bạn thêm nhiệt vào cái gì đó là bạn cấp thêm năng lượng cho các nguyên tử của nó. Các nguyên tử không có pin nguồn hay bộ phận nào tương ứng như vậy, nên chúng không thể dự trữ phần năng lượng thêm vào. Mọi thứ chúng có thể là sử dụng nó để tiến thẳng tới. Và chúng dùng nó để chuyển động. Nếu bạn cấp cho chúng thêm một ít năng lượng, thì chúng dao động nhanh hơn một chút. Cho chúng nhiều năng lượng thì chúng thật sự được giải phóng.

Nghe thì có vẻ không giống lắm, nhưng chuyển động ở cấp độ nguyên tử là cái làm cho các chất rắn tan chảy, và chất lỏng bay hơi.

Các nguyên tử sử dụng năng lượng từ nhiệt cung cấp để vượt qua một trong thực tế không thể phủ nhận của cuộc sống: chúng đều bị hút lẫn nhau. Không phải loại lực hút mạnh dẫn tới các liên kết hóa học, giống như liên kết giữa các nguyên tử hydrogen và oxygen trong nước. Nó giống với một loại lực hút thoáng qua hơn.

Lực hút đó có nguồn gốc từ các lực Van der Waals tồn tại giữa mọi nguyên tử và phân tử. Và cách duy nhất để thắng chúng là sử dụng năng lượng.

r531890_3030050.jpg
Ngay cả trong mùa đông Nam cực lạnh lẽo nhất, các phân tử vẫn có đủ năng lượng để chuyển động. (iStockphoto)

Một lực phổ biến trong vạn vật

Các nguyên tử không có đủ năng lượng để thắng các lực Van der Waals giữa chúng đi đến co cụm lại với nhau và bị khóa trong không gian. Và đó chính là cái bạn thấy nếu bạn có thể trông vào các nguyên tử trong bất kì chuyển động nào như một hòn đá, một miếng kim loại hay một miếng nước đá. Chúng bị khóa chân tại chỗ với không gian di chuyển rất chật chội. Nhưng không hoàn toàn giẫm chân tại chỗ, vì ngay cả trong mùa đông Nam Cực băng giá nhất, các nguyên tử vẫn có đủ năng lượng để làm cho chúng dao động và ngúc ngoắc.

Nếu bạn làm một chất rắn nóng lên, các nguyên tử của nó dao động rộng hơn một chút. Chúng vẫn bị khóa tại chỗ của chúng, nhưng lúc lắc càng lúc càng nhanh hơn cho đến khi nhiệt độ đạt tới điểm tan chảy của chúng. Nhiệt độ là một số đo xem các nguyên tử có bao nhiêu năng lượng để chuyển động ra xung quanh. Đó là động năng trung bình của chúng. Điểm nóng chảy của một chất là nhiệt độ ở đó các nguyên tử hay phân tử của nó có đủ năng lượng để dao động ra khỏi giàn khung rắn chắc của chúng.

Một khi chúng được giải phóng khỏi cấu trúc chất rắn của chúng, các nguyên tử có thể chuyển động tự do hơn nhiều – đó là nguyên do vì sao các chất lỏng tùy tiện hơn và kém trật tự hơn các chất rắn. Sự khác biệt duy nhất giữa chất rắn và chất lỏng là ở mức độ tự do mà các nguyên tử của chúng di chuyển. Và chúng biến đổi như thế nào trước lượng năng lượng nhiệt mà chúng hấp thụ từ môi trường xung quanh. Khi nhiệt bị lấy ra, chất lỏng của bạn sẽ sớm đông đặc trở lại thành dạng chất rắn của nó khi các nguyên tử không còn thoát khỏi lực hút Van der Waals nữa.

Nếu bạn cấp nhiệt cho một chất lỏng, năng lượng thêm vào làm cho các nguyên tử của nó chuyển động càng nhanh hơn, va chạm vào nhau mạnh hơn và thường xuyên hơn. Các phản ứng hóa học chỉ phục thuộc vào các nguyên tử và phân tử va chạm lên nhau, nên việc làm một chất lỏng nóng lên sẽ làm cho phản ứng hóa học xảy ra nhanh hơn.

r531902_3030160.jpg
Điểm nóng chảy là nhiệt độ tại đó các phân tử và nguyên tử được giải phóng khỏi cấu trúc rắn chắc của chúng. (iStockphoto)

‘Vận tốc thoát’ của hơi nước

Điểm sôi của một chất lỏng hơi giống với vận tốc thoát của một tên lửa – nó là nhiệt độ mà ở đó các nguyên tử hay phân tử có đủ năng lượng để hoàn toàn thoát khỏi sức hút lẫn nhau của chúng.

Các lực Van der Waals không còn địch nổi với một hạt có nhiều động năng – nó thoát ra ngoài. Đó là nguyên do vì sao chất khí hòa trộn vào nhau một cách dễ dàng: chúng choán đầy bất cứ hình dạng gì, và chúng phân tán rộng khắp cho đến khi chúng có mặt ở mọi nơi.

Không có giới hạn trên đối với nhiệt độ, cho nên bạn có thể làm nóng một chất khí lên mãi mãi. Nhưng cuối cùng nó sẽ đạt tới một điểm tại đó động năng của nó lớn đến mức nó thật sự xé toạc các phân tử ra và sau đó xé toạc các electron ra khỏi từng nguyên tử. Đó là một plasma – một phiên bản tích điện năng lượng cao của chất khí gây ra ánh sáng chói chang ở những ngôi sao, tia sét và chất khí nằm giữa các bản thủy tinh ở màn hình ti vi plasma.ư

r531911_3030296.jpg

Tại điểm sôi, các phân tử và nguyên tử thoát khỏi lực hút lẫn nhau của chúng và các chất lỏng trở thành chất khí. (iStockphoto)

Lạnh quá!

Trong khi không có giới hạn trên nào đối với nhiệt độ, thì có một điểm dừng rất xác định trong thế giới lạnh lẽo. Nhiệt độ tại đó mọi nguyên tử trong vũ trụ dừng bước hành trình của nó được gọi là độ không tuyệt đối, và nó sẽ xảy ra ở -273.15 ° C.

Tại nhiệt độ này, động năng của mỗi nguyên tử trong vũ trụ sẽ bằng không. Sẽ không còn có dấu hiệu nhỏ nhoi nhất nào của một sự lúc lắc. Mọi thứ sẽ dừng lại. Không có phản ứng hóa học nào nữa vì các nguyên tử sẽ không có năng lượng để co cụm với nhau làm cho chúng xảy ra. Không còn có chuyển động nữa, và không có chất lỏng hay chất khí vì mỗi nguyên tử sẽ bị khóa chặt tại chỗ cố định của nó.

Thật may cho mọi thứ là tự nhiên chẳng thể ở trạng thái không năng lượng không chuyển động, chúng ta sẽ không bao giờ đạt tới không độ tuyệt đối.

Vì nhiệt luôn luôn chảy từ nơi nóng hơn sang nơi lạnh hơn, nên bạn phải lấy hết nhiệt ra khỏi toàn bộ vũ trụ để làm cho thậm chí một phần nhỏ bé của nó lạnh xuống tới -273.15 ° C.
Thuvienvatly.com
 
S

scientists

Những câu chuyện Vật lí (kì 3)

Ánh sáng truyền đi ở tốc độ gần như vô hạn trong thủy tinh bọc bạc​

Một thanh thủy tinh cỡ nano mét bọc trong lớp bạc cho phép ánh sáng nhìn thấy truyền qua với tốc độ gần như vô hạn. Kĩ thuật có thể thúc đẩy những tiến bộ trong lĩnh vực điện toán quang học.

Siêu chất liệu là những chất liệu tổng hợp có những tính chất không tìm thấy trong tự nhiên. Kim loại và thủy tinh đã được kết hợp trong những siêu chất liệu trước đây để bẻ cong ánh sáng theo chiều nghịch hoặc để chế tạo áo tàng hình. Những chất liệu này có được những hiệu ứng kì lạ của chúng là do sự xử lí chiết suất, một số đo khả năng của một chất làm thay đổi quang trình và tốc độ của ánh sáng.

Trong chân không chiết suất là 1, và tốc độ ánh sáng không thể vượt quá giới hạn vạn vật của Einstein là 300.000 km/s. Những chất liệu bình thường có chiết suất dương, và chúng cho truyền ánh sáng ở tốc độ bằng tốc độ ánh sáng trong chân không chia cho chiết suất của chúng. Thủy tinh thường, chẳng hạn, có chiết suất khoảng 1,5 nên áp dụng chuyển động trong nó ở tốc độ khoảng 200.000 km/s.

tocdovohan.jpg

Không đe dọa gì với Einstein

Chất liệu mới có chứa một cấu trúc cỡ nano dẫn hướng sóng ánh sáng đi trong thủy tinh mạ kim loại. Nó là chất liệu đầu tiên có chiết suất dưới 0,1 – nghĩa là ánh sáng truyền qua nó ở tốc độ gần như vô hạn, theo lời Albert Polman thuộc Viện FOM Institute AMOLF ở Amsterdam, Hà Lan. Nhưng tốc độ ánh sáng không hề bị vượt quá về mặt kĩ thuật. Sóng ánh sáng đó di chuyển nhanh, nhưng “vận tốc nhóm” của nó – tốc độ thông tin được truyền đi – thì gần như bằng không.

Là một thành tựu nghiên cứu thuần túy, nhóm của Polman đã làm một công việc hay ho là chứng minh những đặc tính kì lạ của những chất liệu chiết suất thấp, theo lời Wenshan Cai thuộc Viện Công nghệ Georgia ở Mĩ, người không có liên quan gì với nghiên cứu trên.

Những ứng dụng thực tế cũng đang được nêu ra. Thành phần kim loại làm giảm chiết suất cũng làm tăng sự hấp thụ, nên ánh sáng đó không thể truyền đi xa. Tuy nhiên, chất liệu có thể được sử dụng để truyền ánh sáng đi nhanh trên những cự li rất ngắn trong các mạch tích hợp quang điện tử.
Thuvienvatly.com
 
Top Bottom