những bài viết số 1 các bạn có thể tham khảo

T

tieuhoalong_102_galucsi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tuổi học sinh có bao nhiêu chuyện đáng nhớ, nhớ vì hay cũng có mà nhớ vì dở cũng nhiều. Dù năm tháng đã trôi qua nhưng với chúng tôi - những học sinh ngày ấy - thì không thể nào quên được câu chuyện ấy cùng hình ảnh những người thầy đáng kính của mình.
Hôm đó, giờ Toán của thầy Thanh, như thường lệ thầy giở sổ điểm gọi học sinh lên chữa bài tập. Bạn Nga lên bảng, sau một lúc loay hoay, bạn cũng làm xong. Thầy bảo bạn về chỗ. Không như mọi khi, lần này bạn có dáng đi thật lạ. Hai tay vung vẩy như hai mái chèo, bước đi khệnh khạng, đã thế mặt lại vênh lên ra chiều tự đắc lắm. Cả lớp bật cười ồ. Thầy Thanh nghiêm mặt yêu cầu bạn đi lại. Nga vẫn giữ nguyên dáng điệu ấy đi lên bảng rồi lại đi về chỗ ngồi. Lần thứ ba thầy yêu cầu bạn đi lại. Cả lớp không còn ai cười nữa, mắt dõi theo bạn. Nga đứng vào chỗ bàn học của mình mặc cho thầy yêu cầu, bạn không đi lại nữa. Bất thình lình Nga cầm cái bút con ném viu lên chỗ thầy gióa. Quá bất ngờ, cả lớp như nín thở, thật may cái bút không bay vào người thầy. Cả lớp ngồi im, nghe được cả nhịp thở của từng bạn, chuẩn bị nghe thầy chỉnh cho một trận đáng đời. Nhưng cũng thật bất ngờ, sau những phút giây căng thẳng nặng nề, thầy cất tiếng ôn tồn: "Các em mở vở ra chúng ta học bài mới".
Hôm đó, giờ Toán của thầy Thanh, như thường lệ thầy giở sổ điểm gọi học sinh lên chữa bài tập. Bạn Nga lên bảng, sau một lúc loay hoay, bạn cũng làm xong. Thầy bảo bạn về chỗ. Không như mọi khi, lần này bạn có dáng đi thật lạ. Hai tay vung vẩy như hai mái chèo, bước đi khệnh khạng, đã thế mặt lại vênh lên ra chiều tự đắc lắm. Cả lớp bật cười ồ. Thầy Thanh nghiêm mặt yêu cầu bạn đi lại. Nga vẫn giữ nguyên dáng điệu ấy đi lên bảng rồi lại đi về chỗ ngồi. Lần thứ ba thầy yêu cầu bạn đi lại. Cả lớp không còn ai cười nữa, mắt dõi theo bạn. Nga đứng vào chỗ bàn học của mình mặc cho thầy yêu cầu, bạn không đi lại nữa. Bất thình lình Nga cầm cái bút con ném viu lên chỗ thầy gióa. Quá bất ngờ, cả lớp như nín thở, thật may cái bút không bay vào người thầy. Cả lớp ngồi im, nghe được cả nhịp thở của từng bạn, chuẩn bị nghe thầy chỉnh cho một trận đáng đời. Nhưng cũng thật bất ngờ, sau những phút giây căng thẳng nặng nề, thầy cất tiếng ôn tồn: "Các em mở vở ra chúng ta học bài mới".
 
T

tieuhoalong_102_galucsi

ông nội tớ

ÔNG NGOẠI TÔI
Tôi được sinh ra trong một gia đình trí thức. Ba mẹ tôi đều là cán bộ nhà nước nên cuộc sống tôi cũng không vất vả như các bạn cùng tuổi.
Thuở nhỏ, vì mẹ tôi còn đi học xa nên tôi sống với ông bà ngoại. Nhà ông bà ngoại rất nghèo. Ông tôi là một người đàn ông tầm thước, hiền hậu nhưng tiếc một nỗi mắt ông đã mù. Mặc dù vậy, ông tôi vẫn không khó khăn lắm trong việc thực hiện các công việc gia đình. Đặc biệt ông tôi có đôi tai rất thính. Chỉ cần nghe tiếng dép lê trên nền nhà ông tôi đã biết có ai đang tới và người đó là đàn ông hay đàn bà.
Có một hôm, bà nội tôi vào thăm ông bà ngoại. Lúc đó chỉ có ông tôi ở nhà, bà nội tôi giả vờ nhón gót chân, tay cầm đôi dép lên bước nhẹ nhàng. Không ngờ ông tôi với tay cầm lấy cây gậy và quát:
- Ai đó?
Bà nội tôi vẫn yên lặng nhón chân đi tới. Đi được vài bước nữa, ông tôi giá gậy lên quát tiếp:
- Có lên tiếng không? Không lên tiếng tôi đập cho vài gậy bây giờ.
Bà nội tôi hoảng quá vội vàng lên tiếng:
- Tôi đây anh sui. Tôi đến thăm anh chị, thấy chị không có ở nhà nên tôi định thử xem anh có trông nhà được không thôi.
Ngày đó tôi mới 5 tuổi, cái tuổi còn trẻ con chẳng biết gì, chỉ biết chạy theo bà tôi để xách nước cám cho heo. Một hôm, ông tôi muốn qua nhà ông Sáu mù ở đối diện nhà chơi nên bảo tôi:
- Con Bi đâu! Dẫn ông đi qua nhà ông Sáu coi.
Tôi đang chơi ngoài sân, nghe ông gọi thì chạy vội vàng vào nhà. Chưa kịp nghe ông nói rõ, tôi đã dắt ông đi. Đi được một đoạn xa, ông hỏi tôi:
- Con Bi, mày dẫn ông đi đâu đó?
- Dạ con dẫn ông đi lên Ủy ban Huỵên - Tôi nhanh nhảu trả lời.
- Ông bảo mày dẫn ông qua nhà ông Sáu chứ có bảo mày dắt ông lên Uỷ ban đâu! - Ông tôi gắt
- Vậy hả ông, con đâu biết, để con dẫn ông về nhà ông Sáu nha. Công nhận ông ngoại hay ghê vậy đó.
- Bày đặt nịnh ông đó hả - Ông ngoại nhướng đôi mắt mờ đục lên cười khe khẽ, chòm râu của ông rung rung.
Nhà ông Sáu có cây dâu tằm trái chín đỏ cả cây.Sau khi buông tay ngoại, tôi chạy tìm ghế leo lên hái một đống cho vào vạt áo cuộn trước bụng. Còn luyến tiếc, tôi hái thêm một nắm nhét đầy miệng. Nước dâu đỏ ối dính đầy cả miệng mồm, chảy ra hai bên mép nhểu xuống ngực áo lấm lem. Ông tôi và ông Sáu đều mù nên không biết. Khi về nhà, bà ngoại tôi thấy miệng mồm dơ bẩn, bà cằn nhằn ông:
- Ông cho nó ăn cái gì mà miệng mồm nó tèm lem thế?
- Có ai cho nó ăn gì đâu mà dơ - Ông tôi càu nhàu.
- Nó đi với ông mà ông không biết là sao? - Bà ngoại lại tiếp tục cằn nhằn. Sợ bị đòn, tôi lẻn ra ngoài chơi tới tối mịt, đến khi nghe tiếng bà gọi tôi mới dám về.
Một năm sau, ông tôi bệnh và qua đời. Lúc đó tôi chỉ thấy ông nằm bất động trên giường, không thấy ông nói chuyện gì nữa, cũng chẳng thấy ông tôi bảo dẫn ông đi chơi. Tôi nhảy lên giường, cái giường mà người ta để ông tôi nằm, lay ông dậy và nói:
- Ông ngoại dậy đi, người ta khiêng ông đi đâu kìa. Dậy đi con dẫn đi qua nhà ông Sáu. Ông ngủ lâu quá không ăn cơm gì cả đói bụng sao?
Tôi cứ ngồi đó lay ông tôi hoài chẳng thấy ông tôi trả lời. Bà ngoại thì xỉu lên xỉu xuống, má tôi và các cậu thì khóc lóc inh ỏi. Tôi chẳng biết gì cứ ngồi gọi ông dậy. Một lúc sau có vài người đến khiêng ông tôi bỏ vào cái thùng dài bằng gỗ. Tôi kéo chân họ lại.
- Đừng bỏ ông ngoại vào cái thùng đó, ông đang ngủ mà.
Nhưng tiếng tôi gọi dường như không ai quan tâm. Tôi cứ gọi réo ầm ĩ
- Trả ông ngoại tôi đây! Trả ông ngoại tôi đây! Mấy người mang ông tôi đi đâu đó? Ông tôi đang ngủ mà. Để cho ông tôi ngủ!
Tôi không khóc vì không biết ông đã chết, chỉ gào thét khản cổ mà chẳng thấy người ta nói gì. Và ông tôi đã nằm dưới lòng đất, tôi không thể đào lên vì nó sâu quá. Má tôi cứ gào khóc thê thảm, bà tôi ngất đi, các cậu tôi thì nước mắt nước mũi sụt sùi, còn tôi cứ đứng bên cái hố mà cái thùng có ông tôi được đặt xuống.
Bảy năm đã trôi qua kể từ ngày ông ngoại bỏ tôi mà đi. Tôi vẫn khắc ghi trong lòng hình ảnh thân thương của ông. Vẫn với dáng người tầm thước mặc bộ bà ba trắng chống cây gậy tầm vông đã lên nước bóng lưỡng, vẫn đôi mắt mờ đục nhìn vào cõi xa xăm, vẫn chòm râu trắng rung rung mỗi khi ông khe khẽ mỉm cười... Ông ngoại ơi, Biết bao giờ con mới được thấy lại ông!
 
T

tieuhoalong_102_galucsi

cũng là bài về người thầy nhưng mở rộng hơn

Bồng trên tay khi tôi mới chào đời
Hôn lên môi những ngón tay bé xíu
Yêu tôi nhiều nên cha không sợ mệt
Bồng bế tôi suốt từ sáng đến chiều!
Rồi tháng năm đưa tôi lên sáu tuổi
Biết đến trường và biết sợ thầy cô..."

Và như thế, thấm thoát gần mười hai năm tôi cắp sách đến trường, đối với tôi thì cái ngày đầu tiên đi học đã xa thật rồi, cái cảm giác gặp thầy cô không còn như trước nữa... Mà bây giờ trong lòng tôi vẫn mãi in một bóng hình của một người thầy, người cha đã tần tảo suốt đời dìu dắt tôi nên người. Tôi rất hạnh phúc và may mắn khi có ba làm giáo viên, mặc dù cái nghề này không làm tôi sung sướng như các bạn có ba làm giám đốc, ông chủ... Nhưng nó lại là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề, đôi lúc tôi thầm kiêu hãnh về điều đó! Ba tôi là một người thầy đã gắn bó rất lâu trong ngôi trường này, nơi đã bao lớp người trưởng thành từ đây. Nhưng dù họ ở bất cứ phương trời nào thì trong tâm trí của mỗi người vẫn mãi mãi một hình dáng người thầy năm xưa, người đã từng ngày mở ra kho tàng kiến thức đã xây dựng biết bao công trình thành đạt cho họ như bây giờ. Một người thầy không vì đồng lương trong cái thời bao cấp bóp nghẹt cuộc sống, mà lại quên đi vai trò làm thầy của mình - không vì cái bụng đói cồn cào khi đứng trên bục giảng mà lại nhăn nhó với mấy đứa con - bữa ăn thanh đạm của thầy đơn thuần chỉ là bo bo, khoai mì hay sướng hơn một ít là mấy lạng thịt heo, mấy lon gạo vào dịp Tết. Trong lúc đó, những thầy cô khác vì hoàn cảnh nên đã bỏ nghề tìm kế mưu sinh khác, cho cuộc sống đỡ phần vất vả, còn thầy thì không, dù cho có khó khăn, nghèo khổ thì thầy vẫn theo nghề, vì đàn con thương yêu cho đến nay đã hơn ba mươi năm trôi qua...!

Gần nửa đời người, mà tâm huyết của thầy dành cho chúng con chưa ngày nào vơi đi. Hằng ngày thầy vẫn đến lớp dù nắng hay mưa cũng không ngăn được bước chân thầy đến với đàn con. Mỗi lúc được ngồi trong lớp nghe thầy giảng bài, tôi ngỡ như mình đang chìm đắm trong một cái thế giới thu nhỏ chứa đựng muôn vàn kiến thức, những dòng chữ trong sách như muốn nhún nhảy theo bài giảng của thầy, có một sức hút kì lạ làm cho bọn tôi trở nên thích thú hơn trong bài mới. Bên cạnh đó thì những lúc thầy ân cần đến chỉ bảo cho từng đứa con nhỏ thì chao ôi! Thầy trở thành người cha lúc nào không biết, ấm áp làm sao! Vì tương lai của bọn tôi nên thầy chẳng thèm để ý đến những hạt bụi phấn vô ý bám trên tóc và áo thầy hay những giọt mồ hôi trĩu nặng rơi xuống trang sách từ trán thầy, lắm lem trên vai áo. Ôi...! Những lúc ấy tôi mới thấy thương thầy làm sao, người đang vun bón cho từng mầm xanh lớn lên từng ngày.

Mỗi khi ở nhà, thì thầy là ba của tôi, người ba luôn thương yêu con cái, không vì mệt mỏi, mà ba lại càng vui vẻ khi thấy tôi cũng từng ngày lớn khôn, có đầy đủ như con người ta... Đối với ba, tôi là tài sản vô giá trên đời này. ba vẫn có thói quen thức dậy thật sớm, để soạn giáo án cho ngày hôm sau trong khi tôi vẫn còn ngủ say trong chiếc chăn ấm áp, chú gà trống vẩn còn im lìm trong giấc ngủ ở cái tổ ấm cúng. Tôi vẫn nhớ như in những lúc mình nghịch ngợm, quậy phá làm cho ba bực mình nhưng ba vẫn không dùng đòn roi để đánh tôi, mà ba vẫn rất dịu dàng dạy bảo tôi bằng những lời từ một người thầy đối với cô học trò lém lĩnh. Ba vẫn dạy cho tôi những đạo lí làm người trước khi làm một điều gì đó. Phải biết lấy lòng nhân đạo đạo làm gốc, thương yêu bạn bè và giúp đỡ những người xung quanh mình... Đó cũng chính là đạo lí mà ba đã làm suốt cả đời người cho sự nghiệp. Mai đây, tôi cũng sẽ tiếp tục tâm huyết của ba, tôi sẽ trở thành cô giáo để ươm mầm sống cho đời sau. Dù cho con đường tôi đặt chân đến có vất vả đầy chông gai dù cho tôi có phải ngã nhiều lần, té thật đau, nhưng tôi biết bên cạnh tôi, trong trái tim tôi vẫn có một người thầy, người cha luôn mòn mỏi dõi theo từng bước tôi đi, luôn động viên mỗi khi tôi ngã, luôn là nguồn ánh sáng vô tận rọi bước chân tôi đi đến tương lai tươi sáng, mặc dù nơi đó không có ba cầm tay tôi, mỗi khi tôi sợ - nhưng trong trái tim tôi vẫn lời động viên của ba năm xưa như là động lực thôi thúc tôi mãi mãi.

"Cõi lòng con mong manh
Có cha luôn che chở
Cha là người nâng đỡ
Nâng con bước vào đời"


Tôi viết bài văn này không phải thầy là ba của tôi, mà ba là người thầy vĩ đại nhất trong lòng tôi, trong tất cả mọi người. Tôi cũng chẳng mong gì, vì nó để đạt giải mà tôi chỉ ước muốn được một lần đọc to nó trước mọi người, và người đặc biệt nhất của tôi là "thầy", để mọi người thấy được tấm lòng của một cô con gái hay nhỏng nhẻo, nghịch ngợm đối với ba, của một cô học trò hay quậy phá đối với thầy và đạy cũng chính là món quà quý giá nhất, ý nghĩa nhất mà tôi muốn dâng lên thầy trong Ngày Nhà Giáo Việt Nam, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp "trồng người".​
 
T

tieuhoalong_102_galucsi

đây là một số đề nâng cao các bạn cũng có thể tham khảo đề ( em hãy kể lại câu chiện khiến thầy lòng

Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có lần mắc khuyết điểm. Nhưng có những khuyết điểm khiến ta luôn ray rức mãi. Đó là trường hợp của tôi. Đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in chuyện của ngày hôm ấy. Tôi ân hận đã khiến cô buồn phiền vì lỗi lầm của mình nhưng tôi tin rằng Cô sẵn sàng cảm thông và tha thứ cho tôi.
Tôi vốn là một học sinh giỏi Toán của lớp. Bài kiểm tra nào tôi cũng đạt điểm chín, điểm mười. Mỗi lần, cô gọi điểm, tôi luôn tự hào và trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, tôi chủ quan không xem lại bài cũ. Theo thường lệ, cô sẽ gọi các bạn lên bnảg làm để lấy điểm. Tôi khăng khăng nghĩ rằng cô sẽ không gọi đến tôi đâu, bởi tôi đã có điểm kiểm tra miệng rồi. Vì vậy, tôi ung dung ngắm trời qua khung cửa sổ và thả hồn tưởng tượng đến trận kéo co mà đội lớp tôi và lớp bảy năm sẽ diễn ra chiều nay. Nhưng chuyện bất ngờ đã xảy ra, một tin “chấn động” làm lớp tôi nhốn háo cả lên. Cô giáo yêu cầu chúng tôi lấy giấy ra làm bài kiểm tra. Biết làm sao bây giờ? Tôi vẫn chưa ôn bài cũ. Mỗi khi làm bài, cô thường báo trước để chúng tôi chuẩn bị mà. Còn hôm nay sao lại thế này? Tôi ngơ ngác nhìn quanh một lượt và chợt bừng tỉnh khi nhỏ Hoa ngồi cạnh huých tay nvào sườn nhắc tôi chép đề và lo làm bài. Tôi loay hoay mãi cứ viết rồi lại xóa. Nhìn quanh tôi thấy các bạn chăm chú làm bài. Về phía tôi, đầu óc tôi quay cuồng như muốn vỡ tung, tôi hoàn toàn mất bình tĩnh và không thể suy nghĩ được cách làm bài. Thời gian đã hết, tôi nộp bài mà lòng cứ thấp thỏm, không yên. Tôi nghĩ đến lúc phát bài ra, bài tôi bị điểm kém tôi sẽ ra sao đây? Tôi sẽ mất mặt trước lớp, lại bị cô giáo khiển trách, chưa nói đến việc thế nào bố mẹ cũng la rầy. Bố mẹ sẽ đốt sạch sành sanh kho tàng truyện tranh của tôi cho mà xem. Tôi phải làm gì đây ? Tôi phải làm gì đây? Các câu hỏi dồn dập ấy đạt ra khiến tôi càng lo lắng hơn.
Rồi thời khắc định mệnh đã đến. Như mọi lần, tôi nhận bài từ tay cô để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, con số ba khiến tim tôi thắc lại. Tôi đã cố không để ai nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên. Vẻ mặt ấy che giấu biết bao sóng gió đang quay cuồng, đang nổi lên trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Tôi biết ăn nói làm sao với cô, với bố mẹ, với bạn bè bây giờ ? Tôi lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý… Cô giáo bắt đầu gọi điểm vào sổ. Đến tên tôi, tôi bình tĩnh xướng to “Tám ạ!”. Cô giáo dường như không phát hiện. Tôi thở phào nhẹ nhõm và tự nhũ : “Chắc cô không để ý đâu ví có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!” . Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy tôi làm lại bài khác rồi lấy bút đỏ ghi điểm “tám” theo nét chữ của cô. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc cô giáo đòi xem lại bài, tôi lạnh cả người. Trời hỡi, đúng như lời “tiên tri”, trời xuôi đất khiến làm sao ấy, cô thật sự muốn xem lại bài chúng tôi vì đểm tám không khớp vời con số cô tổng kết trước khi trả bài. Cả người tôi lạnh run, mặt tôi tái mét. Tôi chỉ muốn trốn ra khỏi lớp mà thôi. Và tôi càng hốt hoảng hơn khi nghe cô gọi tên tôi. Cô đã phát hiện ra tôi sửa điểm. Cô gọi tôi lên và đưa giấy mời phụ huynh ngay. Cả lớp tôi như bị bao trùm bởi cái không khí nặng nề, khô khốc ấy. Cô chẳng nói lời nào với tôi khiến tôi càng sợ và càng bối rối hơn. Tôi không còn tâm trạng để học các môn khác. Cô cảm thấy “ghét” cô biết bao! Tôi mới vi phạm lần đầu đầu thôi mà sao cô không tha thứ cho tôi. Tôi sẽ ghi nhớ điều này và chỉ muốn trả thù cô. Sự việc tiếp theo đó thì ba mẹ tôi đã phạt tôi suốt mấy tuần lễ không cho xem truyện, bắt tôi làm bài tập Toán miệt mài. Tôi lại càng “ghét” cô hơn…Và thế là một ngày nọ, khi hết giờ đến giờ ra chơi, các bạn chạy lên bàn hỏi bài cô, tôi đã nhanh tay giấu đi quyển số chủ nhiệm và một quyển sổ tay của cô. Tôi chỉ nghĩ làm cô tức và lo lắng… Tôi thấy cô quay lại lớp tìm và thông báo cho cả lớp. Nhưng không một ai biết… Cô không hề mảy may nghi ngờ đến những cô cậu học trò bé bỏng của cô. Đúng như tôi dự đoán, cô phải nộp sổ chủ nhiệm cho nhà trường. Cô làm mất sổ nên bị nhà trường khiển trách. Trên môi cô không nở được nụ cười nào, trông cô buồn rười rượi. Cô phải mất thời gian làm lại quyển số ấy. Điều ấy làm tôi thấy hả dạ.
Một hôm, tôi tình cờ giở quyển sổ tay của cô ra xem. Từng trang, từng trang là những ghi nhận về công việc, có cả những trang cô kỉ niệm của lớp. Cô ghi lại tên các bạn bị ốm, nhận xét` bạn này cần giúp đỡ về môn nào, bạn nào tiến bộ… Tôi cảm thấy bất ngờ quá. Thì ra cô đã rất chăm chút, yêu thương chúng tôi. Tôi lật đến trang gần cuối, cô viết về bài kiểm tra Toán gần đây của lớp. Tôi hết sức ngạc nbhiên khi có một đoạn nhỏ cô viết về tôi :“Không hiểu sao khôn ghiểu sao con bé Trinh làm bài tệ quá nhỉ? hay nó gặp chuyện gì không vui? Mình phải tìm hiểu nguyên nhân xem có giúp em ấy được gì không? Thường trò này rất chăm ngoan, luôn giúp đỡ bạn bè và lễ phép…” Đọc những dòng tâm tình của cô, tôi thấy khóe mắt mình cay cay, lòng tôi như thắt lại. Giờ đây tôi mới boết cô luôn xem tôi là đứa trò ngoan, luôn lễ phép và tôn trọng cô. Cô luôn nghĩ vì lí do nào đó khiến tôi khiến tôi không làm bài được chứ có nghĩ vì tôi lười học bài đâu. Cô cho tôi điểm ba cũng đáng thôi. Điểm ba ấy khiến tôi khiến tôi phải nhắc nhở mình… Tôi biết làm gì để chuộc lỗi ngoài việc đem trả sổ cho cô và xin lỗi cô. Mong sao cô có thể tha thứ cho tôi. Nghĩ vậy, sáng hôm sau, tôi định đem sổ vào trả cô thì hay tin cô phải về quê gấp vì mẹ cô đang bệnh nặng không có người chăm sóc. Cô đã nộp đơn xin nghỉ việc một thời gian… Cía tin ấy làm tôi sửng sốt. Hai quyển sổ vẫn còn nguyên trongt cặp của tôi. Tôi không biềt làm thế nào để liên lạc với cô đây? Mọi thứ giờ đã quá muộn. Giá như lúc ấy tôi không sửa điểm thì có lẽ tôi sẽ không gây nên bao lỗi lầm, bao buồn phiền cho cô đâu. Và tôi cũng không phải ray rức như bây giờ. Tôi chẳng biết làm gì hơn, chỉ biết dày vò chính bản thân. Bao cảm xúc đè nén trong tôi làm tôi muốn vỡ tung. Tại sao ngày ấy tôi lại có những suy nghĩ sai lầm và ngốc nghếch đến thế để rồi bây giờ ân hận mãi. Tôi không còn gặp cô nữa và chẳng biết làm sao để xin lỗi cô. Tôi chỉ còn biết gìn giữ quyển sổ của cô và mong một ngày gần đây tôi sẽ gặp lại cô, sẽ trả sổ cho cô và kèm lời xin lỗi chân thành của tôi. Cô ơi…
Thời gian không dừng lại. Giờ đây tôi đã xa cô. Chiếc ghế cô ngồi giờ đã có ngưới thầy khác. Tôi dẫu biết người thầy ấy cũng sẽ yêu thương, lo lắng cho chúng tôi nhưng tôi chỉ mong tìm lại bóng dáng của cô ngày nào. Tôi mong có thể gặp lại cô để xin lỗi, để nhận được sự tha thứ, bao dung củ cô. Cô ơi, con thật lòng xin lỗi cô….
 
Top Bottom