Những bài văn phân tích, cảm nhận các tác phẩm văn học trong SGK Ngữ Văn 9

O

ooookuroba

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tình hình là chẳng còn bao lâu nữa là thi tốt nghiệp rồi, mình có "gom góp" được một số bài văn (Net có, sách có, tự làm có) phân tích các tác phẩm văn học trong sách Văn 9 (t1,t2), sẵn đây post lên cho mọi người cùng xem và cho ý kiến nữa |-)


1/ Về bài thơ "Đồng chí" của Chính hữu
Bài thơ, nhìn một cách tổng quát có vẻ đẹp của một làoi hoa đồng nội. Ấy thế mà vẫn tốt tươi, càng ngắm nhìn càng đẹp, một vẻ đẹp đến khiêm nhường và giản dị.
- Vậy, nó bắt đầu từ đâu?


"Quê hương anh đất mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá"




Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần giuộc năm xưa. đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. "Anh" và "tôi", hai người bạn mới quen, đều xuất than từ những vùng quê nghèo khó. Hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họp tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu,họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tổ quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:


"Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau


Súng bên súng, đầu sát bên đầu


Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ"




Họ đến với Cách mạng cũng vì lý tưởng muốn dâng hiến cho đời. "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình". Chung một khát vọng, chung một lý tưởng, chung một niềm tin và khi chiến đấu, họ lại kề vai sát cánh chung một chiến hào....Dường như tình đồng đọi cũng xuất phát từ những cái chung nhỏ bé ấy. Lời thơ như nhanh hơn, nhịp thơ dồn dập hơn,câu thơ cũng trở nên gần gũi hơn:


"Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ


Đồng chí !..."




Một loạt từ ngữ liệt kê với nghệ thuật điệp ngữ tài tình, nhà thơ không chỉ dưa bài thơ lên tận cùng của tình cảm mà sự ngắt nhịp đột ngột, âm điệu hơi trầm và cái âm vang lạ lùng cũng làm cho tình đồng chí đẹp hơn, cao quý hơn. Câu thơ chỉ có hai tiếng nhưng âm điệu lạ lùng đã tạo nên một nốt nhạc trầm ấm, thân thương trong lòng người đọc. Trong muôn vàn nốt nhạc của tình cảm con người phải chăng tình đồng chí là cái cung bậc cao đẹp nhất, lí tưởng nhất. Nhịp thở của bài thơ như nhẹ nhàng hơn, hơi thở của bài thơ cũng như mảnh mai hơn.. Dường như Chính Hữu đã thổi vào linh hồn của bài thơ tình đồng chí keo sơn, gắn bó và một âm vang bất diệt làm cho bài thơ mãi trở thành một phần đẹp nhất trong thơ Chính Hữu.
Hồi ức của những người lính, những kỉ niệm riêng tư quả là vô cùng bất tận:


"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay"




Cái chất nông dân thuần phác của những anh lính mới đáng quý làm sao ! Đối với những người nông dân, ruộng nương, nhà cuarwlaf những thứ quý giá nhất. Họ sống nhờ vào đồng ruộng,họ lớn lên theo câu hát ầu ơ của bà của mẹ.Họ lơn lên trong những "gian nhà không mặc kẹ gió lung lay". Tuy thế, họ vẫn yêu, yêu lắm chứ những mảnh đất thân quen, những mái nhà thân thuộc....Nhưng...họ đã vượt qua chân trời của cái tôi bé nhỏ để đến với chân trời của tất cả. Đi theop con đường ấy là đi theo khát vọng, đi theo tiếng gọi yêu thương của trái tim yêu nước. Bỏ lại sau lưng tất cả nhưng bóng hình của quê hương vẫn trở thành nỗi nhớ khôn nguôi của mỗi người lính. Dẫu răng" mặc kệ" nhưng trong lòng họp vị trí của quê hương vẫn bao trùm như muốn ôm ấp tất cả mọi kỉ niệm. Không liệt kê, cũng chẳng phải lối đảo ngữ thường thấy trong thơ văn,nhưng hai câu thơ cũng đủ sức lay đọng hồn thơ, hồn người:


"Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"


Sự nhớ mong chờ đợi của quê hương với những chàng trai ra đi tạo cho hồn quê có sức sống mãnh liệt hơn. Nhà thơ nhân hóa"gieengs nước gốc đa" cũng có nỗi nhớ khôn nguôi với những người lính. Nhưng không kể những vật vô tri, tác giả còn sử dụng nghệ thuật hoán dụ để nói lên nỗi nhớ của những người ở nhà, nỗi ngóng trông của người mẹ đối với con, những người vợ đối với chòng và những đôi trai gái yêu nhau....

Bỏ lại nỗi nhớ, niềm thương, rời xa quê hương những người lính chiến đấu trong gian khổ:

"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán đẫm mồ hôi


Áo anh rách vai


Quần anh có vài mảnh vá


Miệng cười buốt giá


Chân không giày"




Câu thơ chầm chậm vang lên nhưng lại đứt quãng, phải chăng sự khó khăn, vất vả, thiếu thốn của những người lính đã làm cho nhịp thơ Chính Hữu sâu lắng hơn. Đất nước ta còn nghèo, những người linha còn thiếu thốn quân trang, quân dụng,phải đối mặt với sốt rét rừng,cái lạnh giá của màn đêm.....Chỉ đôi mảnh quần vá,cái áo rách vai, người lính vẫn vững lòng theo kháng chiến, mặc dù nụ cười ấy là nụ cười giá buốt, lặng câm. Tình đồng đội quả thật càng trong gian khổ lại càng tỏa sáng,nó gần gũi mà chân thực, không giả dối, cao xa....Tình cảm ấy lan tỏa trong lòng của tất cả những người lính. Tình đồng chí:


"Là hớp nước uống chung, năm cơm bẻ nửa

Là chia nhâu một trưa nắng, một chiều mưa


Chia khắp anh em một mẩu tin nhà


Chia nhau đứng trong chiến hào chặt hẹp


Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết"


( Nhớ- Hồng Nguyên)




Một nụ cười lạc quan, một niềm tin tất thắng, một tình cảm chân thành đã được Chính Hữu cô lại chỉ với nụ cười - biểu tượng của người lính khi chiến đấu, trong hòa bình cũng như khi xây dựng Tổ quốc, một nụ cười ngạo nghễ, yêu thương, một nụ cười lạc quan chiến thắng...
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giác tới"
Nhịp thơ đều đều 2/2/2 - 2/2/3 cô đọng tất cả nét đẹp của những người lính. Đó cũng chính là vẻ đẹp ngời sáng trog gian khổ của người lính. Vượt lên trên tất cả, tình đồng đội, đồng chí như được sưởi ấm bằng những trái tim người lính đầy nhiệt huyết. Vẫn đứng canh giư cho bầu trời Việt Nam
dù đêm đã khuya, sương đã xuống, màn đêm cũng chìm vào quên lãng. Hình ảnh người lính bỗng trở nên đẹp hơn, thơ mộng hơn. Đứng cạnh bên nhau sẵn sàng chiến đấu. Xem vào cái chân thực của cả bài thơ,câu thơ cuối cùng vẫn trở nên rất nên thơ:



" Đầu súng trăng treo"


Ánh trăng gần như gắn liền với người lính:


" Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ"


( Ánh trăng- Nguyễn Duy)




Một hình ảnh nên thơ, lãng mạn nhưng cũng đậm chất chân thực, trữ tình. Một sự quyện hòa giữa không gian, thời gian,ánh trăng và người lính. Cái thực đan xen vào cái mộng, cái dũng khí chiến đấu đan xen vào tình yêu làm cho biểu tượng người lính không những chân thực mà còn rực rỡ đến lạ kì. Chất lính hòa vào chất thơ, chất trữ tình hòa vào chất Cách mạng, chất thép hòa vào chất thi ca. Độ rung động và xao xuyến của cả bài thơ có lẽ chỉ nhờ vào hình ảnh ánh trăng này. Tình đồng chí cũng thế, lan tỏa trong không gian, xoa dịu nỗi nhớ, làm vơi đi cái giá lạnh của màn đêm. người chiến sĩ như cất cao tiếng hát ngợi ca tình đồng chí. Thiêng liêng biết nhường nào, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội cụ Hồ sát cạnh vai nhau " kề vai sát cánh" cùng chiến hào đấu tranh giành độc lập.

Quả thật, một bài thơ là một xúc cảm thiêng liêng, là một tình yêu rộng lớn, trong cái lớn lao nhất của đời người. Gặp nhau trên cùng một con đường Cách mạng, tình đồng chí như được thắt chặt hơn bằng một sợi dây yêu thương vô hình.

Bài thơ " Đồng chí" với ngôn ngữ chân thực, hình ảnh lãng mạn, nụ cười ngạo nghễ của các chiến sĩ đã lay động biết bao trái tim con người. Tình đồng chí ấy có lẽ sẽ sống mãi với quê hương, với Tổ quốc, với thế hệ hôm nay, ngày mai hay mãi mãi về sau.....

(Nguồn: In-tơ-nét)
(CÒN TIẾP.....)
 
O

ooookuroba

3/ Về bài thơ "Đòan thuyền đánh cá" của Huy Cận

Trước đây nữa thế kỉ, khi mới cầm bút, nhà thơ Huy Cận trình làng bài "Tràng giang với khổ thơ đầu rất đặc sắc:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả,
Củi một cành khô lạc mấy dòng

Giữa cái mênh mông, rộng dài của sông nước, con thuyền và cành củi khô - biểu tượng cho kiếp sống con người - trôi xuôi, bơ vơ, vô định. Trước cái bơ vơ, vô định ấy, thi sĩ đã bâng khuâng thương mình, thương người, muốn chia sẻ tấm lòng "sầu trăm ngả" tới chúng ta. Và, từ đó trở đi, hình tượng thơ: "vũ trụ" và "con người" trở thành một nét rất riêng, rất riêng trong thi pháp Huy Cận.
Và sau đó, từ cái "riêng" ấy, Huy Cận làm cho nó ngày một rõ rệt hơn qua "Đòan thuyền đánh cá". Cảm hứng của nhà thơ vè thiên nhiên, vũ trụ, về người lao động luôn luôn hài hòa theo 3 nhịp.
Khúc ca khởi hành đc cất lên ở 2 câu thơ đầu:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa

Biển hòang hôn - Mặt Trời lặn, như "hòn lửa" bị nhúng nước. Sóng cồn lên, cài chặt then, nhốt ánh sáng vào một vùng tối bí mật. Đêm bao trùm. Khuya. Vũ trụ đẹp huyền bí, mênh mang đầy thử thách. Vậy mà con người - những ngư dân - không ngại ngần, e sợ. Xưa kia, khi đất nước chìm đắm trong bóng đem xâm lược, con người thường rợn người, hãi hùng trước cái bao la rộng lớn của vũ trụ. Ngày nay, đất nước đc giải phóng, con người đc làm chủ, thì vũ trụ, thiên nhiên trở thành nơi vươn tới những ước mơ:

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Hát rằng cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đòan thoi
Đêm ngày dệt biểng muôn luồn sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi

Nhịp thơ nhanh. mạnh như 1 quyết định dứt khóat. Đòan ngư dân ào xuống, đẩy thuyền ra khơi va cất cao khúc ca khởi hành. Niềm vui và quyết tâm của họ tràn ngập cà không gian, vũ trụ, đánh thức tất cả. Họ gọi cá như bạn bè gọi nhau, họ gọi biển, tiếng gọi vô vàn trìu mến.. Những cánh tay săn chắc cuồn cuộn sức người, sôi nổi hào hứng như trong một trận đấu vậy. Gió khơi, biển cả, nhất là trăng sao - những vùng sáng thay thế Mặt Trời - tất cả đã hiệp đồng để động viên, giúp đỡ con người. Vũ trụ không đối lập mà trở thành bố mẹ, bạ bè thân thương của con người:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ta đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
...
Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhip trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự thuở nào.

Dường như công việc lao động giữa biển khơi đầy sóng gió vốn vất vả, đầy thử táhch đã trở thành môt niềm vui, niềm say mê hào hứng. Nhip sống của con người hài hòa với nhau đã tạo cho ngôn ngữ thơ những vẻ đẹp kì diệu, âm hưởng của thơ ngân vang, xáo động, h`ả trog thơ mỗi lúc một lớn lao, bay bổng, ngòi bút tả thực hài hòa với ngòi bút lảng mạn, bút pháp tượng trưng. T`yêu c.sống, yêu biển trời quê hương xứ sở của ~ ng` LĐ đã đc vũ trụ, thiên nhiên đền đáp xứng đáng:

Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm căng đón nắng hồng.

Vẩy cá, đuôi cá bắt a's', lóe sắc vàg sắc bạc, hay chính là bạc vàng trog kho trời vô tận thưởg côg cho ng`? tài sd ngôn từ, phép liên tưởg, ví von cùg với t`cảm mê say, hào hứng của nhà thơ đã hòa nhập vs c.sống, đem lại cho nhà thơ ~ t` cảm thú vị. Nhạc thơ lên đến cao trào.
Và bài ca của đòan ngư dân chuyển dần vào đọan cuối, đọan khải hòan tràn ngập niềm vui chiến thắng:

Câu hát căng buồm với gió khơi
Đàon thuyền chạy đua cùng Mặt Trời
Mặt Trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hòang muôn dặm phơi.\

Thi sĩ như người trọng tài đang nhìn đòan thuyền, chuyển sang phía Mặt Trời, rồi từ Mặt Trời nhìn lại. Đội biển nhô cao, MT tới đích...thì đòan thuyền đã tới lâu rồi! Trang trải mênh mang muôn dặm chỉ thấy cá và cá. Cá nhiều, chen chít nhau, xếp dày, không tách ra đc, chỉ thấy "mắt cá huy hòang" nhấp nháy theo trời, hóa thành triệu bụi màu nhỏ, huy hoàng, ấm áp cả 0 gian. Nghệ thuệt nhân hóa và điểm nhìn linh họat của nhà thơ khiến cho MT nơi xa xôi trở nên gần gũi, hiền hòa, và cái chân dung con người bỗng dưng trở nên lớn lao, kì vĩ...

Phải có một t`yêu sâu nặng, sự gắn bó lâu dài bền chặt cùng cuộc sống, cùng qhương, đnước, Huy Cận mới biểu hiện một cách thấm thía sảng khoái đến tếh niềm vui, lòng mến phục và tự hào trc thiên nhiên kì ảo, trc sức sống và bàn tay LĐ of c.ng`.\..

(CÒN TIẾP)
 
O

ooookuroba

4/ Về bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt

Hẳn ai cũng có một quá khứ bên người thân, gia đình. Trong thời kỳ đất nước chống giặc ngoại xâm, biết bao người đã rời khỏi gia đình để nhập ngũ, dốc sức vì đất nước. Nhà thơ Bằng Việt cũng có một tuổi thơ mà bố mẹ ông đều đi đánh giặc. Một mình sống với bà nhưng ông không hề cảm thấy cô đơn mà còn rất tự hào và vui sướng vì được sống bên bà. Ông đã sáng tác nên bài thơ “Bếp lửa” để nói lên tình cảm của ông giành cho bà cũng như khẳng định rằng bếp lửa không chỉ làm ấm tình cảm bà cháu mà còn sưởi ấm một đời người.

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa


Ngay ba câu thơ đầu, điệp ngữ “một bếp lửa” đã đi liền với các từ láy chờn vờn, ấp iu… gợi cho ta cái cảm giác ấm áp với tình cảm chứa chan. Và ngay lập tức, hình ảnh người bà đã hiện lên. Ở đây, bà không hiện lên như một bà tiên mà hiện lên trong trái tim của người cháu nhớ về người bà gian nan.

Từ hồi ức dần dần trở về dưới những dòng thơ của tác giả:

“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay


Trong tình cảnh nạn đói của đất nước, gia đình tác giả cũng không phải là ngoại lệ. Bố ông còn con ngựa để đi đánh xe là may mắn lắm. Nhưng cái không khí nghèo túng của toàn xã hội đã bao phủ tất cả. Gần hai mươi năm sau, khói vẫn làm cay mắt tác giả. Cái “cay” này không phải là cái “cay” do củi ướt, củi tươi mà cái cay đắng cuả những kỉ niệm đói khổ của nhiều người, trong đó có hai bà cháu tác giả.

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”


“Cháu cùng bà nhóm lửa”, nhóm lên ngọn lửa củasự sống và của tìng yêu bà cháy bỏng của một cậu bé hồn nhiên, trong trắng như một trang giấy.Chính hình ảnh bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu đó đã gợi nên một liên tưởng khác, một hồi ức khác trong tâm trí thi sĩ thuở nhỏ. Đó là tiếng chim tu hú kêu. Tiếng tu hú kêu như giục giã lúa mau chín, người nông dân mau thoát khỏi cái đói, và dường như đó cũng là một chiếc đồng hồ của đứa cháu để nhắc bà rằng: “Bà ơi, đến giờ bà kể chuyện cho cháu nghe rồi đấy!”. Từ “tu hú” được điệp lại ba lấn làm cho âm điệu cấu thơ thêm bồi hồi tha thiết, làm cho người đọc cảm thấy như tiếng tu hú đang từ xa vọng về trong tiềm thức của tác giả.Tiếng “tu hú” lúc mơ hà, lúc văng vẳng từ nững cánh đồng xa lâng lâng lòng người cháu xa xứ. Tiiếng chim tu hú khắc khoải làm cho dòng kỉ niệm của đứa cháu trải dài hơ, rộng hơn trong cái không gian xa thẳng của nỗi nhớ thương.

“Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa!”


Qua đoạn thơ này ta thấy hiện lên một căn nhà quạnh quẽ giữa đồng, chỉ hẩm hút có một già một trẻ. Đứa trẻ thì “ăn chưa no, lo chưa tới”, còn bà thì ốm yếu hom hem. Bà phải xoay sở nuôi thân mình và nuôi cả cháu. Vậy mà bà còn “bảo cháu làm, chăm cháu học” bên cạnh cái bếp lửa. Hình ảnh bếp lửa ở đây không ghi dấu đắng cay nữa mà đó là hình ảnh của một căn nhà ấm áp, nương náu để hai bà cháu sinh sống.

Trong tám năm ấy, đất nước có chiến tranh, hai bà cháu phải rời làng đi tản cư, bố mẹ phải đi công tác, cháu vì thế phải ở cùng bà trong quãng thời gian ấy, nhưng dường như đối với đứa cháu như thế lại là một niềm hạnh phúc vô bờ.? cùng bà, ngày nào cháu cũng cùng bà nhóm bếp. Và trong cái khói bếp chập chờn, mờ mờ ảo ảo ấy, người bà như một bà tiên hiện ra trong câu truyện cổ huyền ảo của cháu. Nếu như đối với mỗi chúng ta, cha sẽ là cánh chim để nâng ước mơ của con vào một khung trời mới, mẹ sẽ là cành hoa tươi thắm nhất để con cài lên ngực áo thì đoiá với Bằng Việt, người bà vừa là cha, vừa là mẹ, vừa là cách chim, là một cành hoa của riêng ông. Cho nên, tình bà cháu là vô cùng thiêng liêng và quý giá đối với ông. Trong những tháng năm sống bên cạnh bà, bà không chỉ chăm lo cho cháu từng miếng ăn, giấc ngủ mà còn là người thầy đầu tiên của cháu. Bà dạy cho cháu những chữ cái, những phép tính đầu tiên. Không chỉ thế, bà còn dạy cháu những bài học quý giá về cách sống, đạo làm người. Nững bài học đó sẽ là hành trang mang theo suốt quãng đời còn lại của cháu. Người bà và tình cảm mà bà dành cho cháu đã thất sự một chỗ dựa vững chắc về cả vật chất lẫn tinh thần cho đứa cháu be ùbỏng. Cho nên khi bây giờ nghĩ về bà, nhà thơ càng thương bà hơn vì cháu đã đi rồi, bà sẽ ở với ai, ai sẽ người cùng bà nhóm lửa, ai sẽ cùng bà chia sẻ những câu chuyện những ngày ở Huế,... Nhà thơ bổng tự hỏi lòng mình: “Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà?”. Một lời than thở thể hiện nỗi nhớ mong bà sâu sắc của đứa cháu nơi xứ ngươi. Chỉ trong một khổ thơ mà hai từ “bà”, “cháu” đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lấn gợi lên hình ảnh hai bà cháu sóng đôi, gắn bó, quấn quýt không rời.

Chiến tranh, một danh từ bình thườnh nhưng sức lột tả của nó thì khốc liệt vô cùng, nó đã gây ra đau khổ cho bao người, bao nhà. Và hai bà cháu trong bài thơ cũng trở thành một nạn nhân của chiến tranh: gia đình bị chia cắt, nhà bị giặc đốt cháy rụi...

“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở vế lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lếu tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”​

Cuộc sống càng khó khăn, cảnh ngộ càng ngặt ngèo, nghị lứccủa bà càng bền vững, tấm lòng ủa bà càng mênh mông. Qua đó, ta thấy hiện lên một người bà cần cù, nhẫn nại và giàu đức hi sinh. Dù cho ngôi nhà, túp lều tranh của hai bà cháu đã bị đốt nhẵn, nơi nương thân của hai bà cháu nay đã khong còn, bà dù có đau khổ thế nào cũng không dám nói ra vì sợ làm đứa cháu bé bong của mình lo buồn. Bà cứng rắn, dắt cháu vượt qua mọi khó khăn, bà không đứa con đang bận việc nước phải lo lắng chuyện nhà. Điều đó ta có thể thấy rõ qua lới dặn của bà: “Mày có viết thư chớ kể này kể nọ. “Cứ bảo nhà vẫn đươc bình yên!”. Lới dăn của bà nôm na giản dị nhưng chất chứa biết bao tình. Gian khổ, thiếu thốn, bao nỗi nhớ thương con bà đều phải nén vào trong lòng để yên lòng người nơi tiền tuyến. Hình ảnh người bà không chỉ còn là người bà của riêng cháu mà còn là một biểu tượng rõ nét cho nhữnh người phụ nữa Việt Nam giàu đức hi sinh, thương con qúy cháu.

Kết thúc khổ thơ, Bằng Việt đã nâng hình ảnh bếp lửa trở thành hình ảnh ngọn, một ngọn lửa:

“Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”.


Hình ảnh ngọn lửa toả sáng trong câu thơ, nó có sức truyền cảm mạnh mẽ. Ngọn lửa của tình yên thương, ngọn lửa của niềm tin, ngọn lửa ấm nồng như tình bà cháu, ngọn lửa đỏ hồng si sáng cho con đường đứa cháu. Bà luôn nhắc cháu rằng: nơi nào có ngọn lửa, nơi đó có bà, bà sẽ luôn ở cạnh cháu.
Những dòng thơ cuối bài cũng chính là những suy ngẫm về bà và bếp lửa mà nhà thớ muốn gửi tới bạn đọc, qua đó cũng là những bài học sâu sắc từ công việc nhỏ, lửa tưởng chừng đơn giản:

“ Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm”​
Một lấn nữa, hình ảnh bếp lửa “ ấp iu”, “nồng đượm” đã được nhắc lại ở cuối bài thơ như một lần nữa khẳng định lại cái tình cảm sâu sắc của hai bà cháu.

“Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi”​

Nhóm lên bếp lửa ấy, người bà đã truyền cho đứa cháu một tình yêu thương những người ruột thịt và nhắc cháu rằng không bao giờ được quên đi những năm tháng nghĩ tình, những năm tháng khó khăn mà hai bà cháu đã sống vơi nhau, những năm tháng mà hai bà cháu mình cùng chia nhau từng củ sắn, củ mì.

“Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui”
“Nồi xôi gạo mới sẻ chung vui”​
của bà hay là lời răng dạy cháu luôn phải mở lòng ra với mọi người xung quanh, phải gắn bó với xóm làng, đừng bao giờ có một lối sống ích kỉ:

“Nhóm dậy cả những tâm tinh tuổi nhỏ”.​

Bà không chỉ là người chăm lo cho cháu đấy đủ về vật chất mà còn là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp, thêm huyền ảo như trong truyện. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người. Người bà kì diệu như vậy ấy, rất giản dị nhưng có một sức mạnh kì diệu tứ trái tim, ta có thể bắt gặp người bà như vậy trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh:

“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.”​

Suốt dọc bài thơ, mười lần xuất hiện hình ảnh bếp lửa là mười lần tác giả nhắc tới bà.Âm điệu những dòng thơ nhanh mạnh như tình cảm dâng trào lớp lớp sóng vỗ vào bãi biển xanh thẳm lòng bà. Người bà đã là, đang là và sẽ mãi mãi là người quan trọng nhất đối với cháu dù ở bất kì phương trời nào. Bà đã trờ thành một người không thể thiếu trong trái tim cháu.

Giờ đây, khi đang ở xa bà nửa vòng trái đất, nhà thơ Bằng Việt vẫn luôn hướng lòng mình về bà:

“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lưả trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”​
Xa vòng tay chăm chút cuả bà để đến vơí chân trơì mới, chính tình cảm cuả hai bà chaú đã sưởi ấm lòng tác giả trong cái muà đông lạnh giá cuả nước Nga. Đứa cháu nhỏ cuả bà ngàu xưa giờ đã trưởng thành nhưng trong lòng vần luôn đinh ninh nhớ về góc bếp, nới nắng mưa hai bà cháu có nhau. Đưá cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ cuả đưá chaú đã được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó.

Qua bài thơ, bạn sẽ hình dung thấy ngay hình ảnh bếp lửa hồng và dáng người bà lặng lẽ ngồi bên. Bếp lửa là hình ảnh đẹp nhằm gợi tả sự ấm áp của gia đình đối với mỗi người. Bài thơ “Bếp lửa” sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc nhờ sức truyền cảm sâu sắc cuả nó. Bài thơ đã khơi dậy trong lòng chúng ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, với những người đã tô màu lên tuổi thơ trong sáng cuả ta.

[RIGHT](Nguồn: In-Tơ-Nét, có bổ sung và chỉnh sửa)[/RIGHT]
 
O

ooookuroba

Tóm tắt các văn bản truyện: Làng (Kim Lân), Lặng lẽ Sa Pa (Ng~Thành Long), Chiếc lược ngà (Ng~ Quang Sáng)

(Vì khi thi có lẽ ng` ta sẽ ko cho phân tích cả văn bản truyện, nên đây là phần tóm tắt các t/p, còn phân tích các nv tớ sẽ nói sau vậy).

1/ Làng
Ông Hai là người nông dân tha thiết yêu làng Chợ Dầu của mình. Làng như nguồn mạch tình cảm của ông. Do yêu cầu của Uỷ ban kháng chiến, ông Hai phải cùng gia đình tản cư lên làng Thắng. Xa làng, ông nhớ làng da diết nên thường kể về làng mình một cách đầy tự hào. Nhưng rồi một hôm, một tin đồn quái ác- Làng Chợ Dầu làm Việt gian theo Tây- khiến ông Hai vô cùng buồn khổ, tủi nhục suốt mấy hôm, không dám bước chân ra ngoài, chỉ biết tâm sự với thằng con út. Ông Hai nhất định không muốn quay về làng vì theo ông : "Làng thì yêu thật nhưng làng đã theo Tây rồi thì phải thù".

Sau đó, có người ở làng lên kể chuyện chiến đấu anh dũng của làng mình, cải chính lại tin đồn thất thiệt đó, ông hết sức vui mừng vì biết làng mình không theo giặc, ông đã hồ hởi đi khắp nơi khoe tin này cho mọi người, dù chính cái nhà của ông đã bị Tây đốt cháy.

2/ Lặng lẽ Sa Pa
Trên chuyến xe từ Hà Nội đến Lào Cai, bác lái xe, ông họa sĩ lão thành và cô kĩ sư nông nghiệp trẻ vui vẻ trò chuyện. Chiếc xe dừng lại 30 phút để hành khách nghỉ ngơi. Nhân dịp đó, bác lái xe giới thiệu với mọi người anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn.
Anh thanh niên mời ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Mặc dù chịu nhiều gian khổ nhưng anh vẫn tích cực làm việc góp phần vào công việc lao động sản xuất và chiến đấu. Ông họa sĩ cảm nhận được nét đẹp của người lao động mới qua hình ảnh anh thanh niên. Ông định vẽ chân dung anh nhưng anh từ chối và giới thiệu 2 người khác xứng đáng hơn, đó là ông kĩ sư trồng rau và người cán bộ nghiên cứu sét. Ông họa sĩ và cô gái chia tay anh để tiếp tục cuộc hành trình với bao tình cảm lưu luyến. (Nguồn: Net)

3/ Chiếc lược ngà
Sau nhiều năm xa cách vợ con, ông Sáu được về nhà nghỉ phép. Thế nhưng, con gái ông là bé Thu lại không nhận ra cha mình do có vết sẹo mới trên mặt khiến ông không giống như trong ảnh. Trong ba ngày nghỉ phép ngắn ngủi đó, ông ở nhà suốt để vỗ về con và cho con cái cảm giác có cha ở bên. Thế nhưng bé Thu không chịu nhận cha, càng ngày càng ương bướng, thậm chí lúc được cha gắp cho cái trứng cá, bé đã hất ra. Ông Sáu nổi giận, đánh cho. Bé buồn chạy sang nhà bà, kể hết mọi chuyện cho bà. Được bà giải thích, bé hiểu ra và trong giây phút cuối cùng trước khi cha trở lại chiến trường, bé đã nhận cha trong sự xúc động của mọi người và bé đã vòi cha mua cho mình một chiếc lược.
Xa con, ông Sáu nhớ mãi lời dặn của con mình. Tình cờ một lần cả tiểu đội săn được con voi, anh cưa lấy khúc ngà, và ngày ngày tỉ mẩn làm cho con gái cây lược. Ngày ngày, ông đem chiếc lược ra ngắm cho đỡ nhớ.
Trong một trận càn của địch, ông Sáu hy sinh. Trước lúc hy sinh, ông Sáu dặn và giao lại cây lược cho một người đồng đội của mình là ông Ba (hình như là ông Ba) nhờ chuyển cho Thu - con gái của ông.
Chiếc lược ngà được người đồng đội ấy trao tận tay cho Thu một cách rất tình cờ, khi cô làm giao liên dẫn đường cho đồng chí ấy trong kháng chiến chống Mĩ.

(Thế là hết HK1 ròy !!, các tp văn học nước ngoài tớ sẽ post sau vậy ) :D
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: anht7541@gmail.com
Top Bottom