những bài thi hóa siêu khủng đêy

Status
Không mở trả lời sau này.
I

inujasa

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Cho 3,16 g hh A gồm Fe và Mg vào 250ml dd Cu(NO3)2 khuâý đều hh cho đến khi p/u kết thúc thu dc dd B và 3,84 g chất rắn D. thêm vào dd B 1 lượng NaOH dư rồi lọc kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu dc 1,4 g rắn E gồm 2 oxit.
a)Tính tp % theo khối lượng mỗi kim loại trong hhh A
b)Tính nồng độ mol của dd Cu(NO3)2.
Câu 2:Có 2 dd NaOH (B;C) và dd H2SO4 (A)
Trộn B và C theo tỉ lệ thể tích 1:1 thì dc dd X. Trung hòa 1 thể tích dd X cần 1 thể tích dd A.
Trộn B và C theo tỉ lệ thể tích 2:1 thì dc dd Y. Trunng hòa 30 ml dd Y cần 32,5 ml dd A.
Tính tỉ lệ thể tích B và C phải trộn để sao cho khi trung hòa 70 ml dd mới có (Z) cần 67,5 ml dd A.
Câu 3:Hòa tan hoàn toàn7,74 g 1 hh gồm Al và Mg bằng 500 ml dd H2SO4 0,28M và HCl 1M thu dc 8,736 l H2 và dd X.Thêm V l dd chứa đồng thời NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M vào dd X thu dc lượng kết tủa lớn nhất.
a)Tính số g muối trong dd X
b)Tính V
c)Tính lượng kết tủa
 
Y

yoshitopshi

Bài 1Vì chất rắn gồm 2 oxit nên sẽ có 2 trường hợp xảy ra
1.Cu(NO3)2 hết cho ra 2 muối và 1 kim loai\
2. Mg phản ứng hết,Fe vẫn còn dư.SP gồm 2 muối và 2 kim loai

TH1
PT: Fe +Cu(NO3)2---->Fe(NO3)2 + Cu
a a a a
Mg+Cu(NO3)2---->Mg(NO3)2+Cu

D là Cu
nCu=0.06 mol
suy ra a+b=0.06
và 56a+24b=3.16
----->a=0.05375
b=0.00625
Fe(NO3)2+2NaOH---->Fe(OH)2+2NaNO3
a a
Mg(NO3)2+2NaOH----->Mg(OH)2+2NaNO3
b b
2Fe(OH)2+1/2 O2----->Fe2O3+ 2 H20
a 0.5a
suy ramFe203=4.3g
Mg(OH)2---->MgO+H20
b b
mMgO=0.253g
Nên msau phản ứng lớn hơn mE.Loại

TH2:Mg+Cu(NO3)2----->Mg(NO3)2+Cu
x x x
Fe+Cu(NO3)2---->Fe(NO3)2+Cu
y y y
3.84gD gồm =64x+64y+mFe dư(64z)
Mg(NO3)2+2NaOH---->MgO+2NaNO3+H20
x x
2Fe(NO3)2+2NaOH+1/2 H20---->Fe2O3+2NaNO3+2 H20
y 0.5y

Ta có hệ phương trình 40x+80y=1.4
64x+64y+56z=3.84
24x+56y+56z=3.16

Giải ra ta đc x=0.015. y=0.01. z=0.04

Bạn j đó tự suy ra % nhan :))
Lười mỏi tay quá.
Mà thấy có ích thì ấn thanks nha.Để từ từ tui làm 2 bài kia
 
J

january_angel

Câu 1: Cho 3,16 g hh A gồm Fe và Mg vào 250ml dd Cu(NO3)2 khuâý đều hh cho đến khi p/u kết thúc thu dc dd B và 3,84 g chất rắn D. thêm vào dd B 1 lượng NaOH dư rồi lọc kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu dc 1,4 g rắn E gồm 2 oxit.
a)Tính tp % theo khối lượng mỗi kim loại trong hhh A
b)Tính nồng độ mol của dd Cu(NO3)2.

Theo mình bài này không cần xét đến 2 trường hợp đâu!

Vì rắn E chứa 2 oxit => Cu(NO3)2 phản ứng hết, trong dd B có chứa Fe(NO3)2 và Mg(NO3)2!

Còn rắn D chứa Cu và có thể có Fe dư

a) Gọi số mol của của Mg và Fe lần lượt có trong 3,16 g là a,b mol (a,b>0)

Số mol Fe tham gia phản ứng với Cu(NO3)2 là c mol ( c>0, nhỏ hơn or bằng b)

Vì Mg mạnh hơn Fe => Mg phản ứng trước

Mg + Cu(NO3)2 ----> Mg(NO3)2 + Cu (1)
a.............a......................a.............a mol

Fe + Cu(NO3)2 ---> Fe(NO3)2 + Cu (2)
c...........c........................c..............c mol

Theo đầu bài và (1), (2) ta có

24a + 56b = 3,16 (I)

64(a+c) + 56(b-c) = 3,84 <=> 64a + 56b + 8c=3,84 (II)

Mg(NO3)2 + 2NaOH ---> Mg(OH)2 + 2NaNO3 (3)
.....a.....................................a mol

Fe(NO3)2 + 2NaOH ---> Fe(OH)2 + 2NaNO3 (4)
.....c.....................................c mol

Mg(OH)2 --t*--> MgO + H2O (5)
..a........................a.mol

2Fe(OH)2 + 1/2O2 --t*--> Fe2O3 + 2H2O (6)
....c.........................................1/2c mol

Từ (5), (6) ta có 40a + 80c=1,4

<=> a + 2c = 0,07 => c = (0,07 - a)/2

Thay 2c=0,07 - a vào (II) ta được:

64a + 8(0,07-a)/2 + 56b = 3,84

<=> 64a + 0,28 - 4a + 56b=3,84

<=> 60a + 56b = 3,56 (III)

Từ (I) và (III) ta có hệ phương trình 24a + 56b = 3,16

.........................................................60a + 56b = 3,56

Giải hệ trên ta được a=0,011 mol, b=0,052 mol

=> mMg=24.0,011= 0,264 g => %Mg=8,3544 %

=> %Fe=91,6456%

b) Theo a ta có c=(0,07-a)/2=(0,07-0,01)/2=0,03 mol

Theo (1) (2) ta có nCu(NO3)2=a+c=0,01+0,03=0,04 mol

=> Nồng độ mol dd Cu(NO3)2 là 0,04/0,25=0,16M
 
J

january_angel

Câu 3:Hòa tan hoàn toàn7,74 g 1 hh gồm Al và Mg bằng 500 ml dd H2SO4 0,28M và HCl 1M thu dc 8,736 l H2 và dd X.Thêm V l dd chứa đồng thời NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M vào dd X thu dc lượng kết tủa lớn nhất.
a)Tính số g muối trong dd X
b)Tính V
c)Tính lượng kết tủa

Nói thật là dạng bài hỗn hợp kim loại tác dụng với hỗn hợp axit rất khó

viết phương trình hoá học vì ta không thể xác định kim loại nào phản ứng trước

axit nào phản ứng trước. Nếu viết PT bình thường thì phải chia ra làm nhiều trường hợp

phức tạp. Mình có một số sách nêu có phương pháp phương trình ion thu gọn giúp

chúng ta dễ viết các PTPU hơn. Mình thử áp dụng bài này xem sao!

a)Ta có nH2SO4=0,5.0,28=0,14 mol

=> nH+ (H2SO4)=0,14.2=0,28 mol , nSO4 = 0,14 mol

nHCl=0,5.1=0,5 mol => nH+(HCl)= 0,5 mol, nCl-=0,5 mol

nH2( khí thoát ra) = 8,736/22,4=0,39 mol

Gọi số mol của Mg và Al lần lượt có trong hh là a,b mol

Ta có phương trình ion thu gọn sau

Mg + 2H+ ----> Mg2+ + H2 (1)
...a.......2a..............a.............a mol

2Al + 6H+ ----> 2Al3+ + 3H2 (2)
...b.......3b.................b................1,5b

Vì phản ứng xảy ra hoàn toàn nên ta có:

24a + 27b = 7,74

a + 1,5b= 0,39 ( hay 2a +3b=0,78) (vì tổng nH+=0,78)

Giải hệ 3 phương trình trên ta được a=0,12 và b=0,18

Nhận thấy khối lượng muối trong dd X chính bằng

k. lượng kim loại + khối lượng Cl+ và SO4 2-

=> Khối lượng muối trong dd X là 7,74 + 35,5.0,5 + 96.0,14=38,93 gam

b) Gọi thể tích của hỗn hợp dd chứa NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M là x lít

=> nNaOH= x (mol) => nOH-=x (mol)

nBa(OH)2= 0,5x (mol) => nOH- = x (mol)

=> Tổng số mol OH- là 2x mol

Ta có PTPU khi cho dd X vào NaOH và Ba(OH)2 là

Mg2+ + 2OH- ---> Mg(OH)2
..0,12.............0,24.............0,12 mol ( vì nMg2+=nMg=0,12)

Al3+ + 3OH- ----> Al(OH)3
..0,18............0,54............0,18

Ba2+ + SO4 2- -----> BaSO4
..0,14..........0,14.............0,14 ( vì nSO4 2- =0,14 )

Tổng số mol OH- cần để được khối lượng kết tủa lớn nhất là

0,24 + 0,54 = 0,78 mol

=> 2x =0,78 => x=0,39 lít

=> Thể tích ( V) cần để có khối lượng kết tủa lớn nhất là 390 ml

c) Khối lượng kết tủa lớn nhất bằng:

mMg(OH)2 + mAl(OH)3 + mBaSO4

0,12.58 + 0,18.78 + 0,14.233

= 53,62 gam

Vì chưa được học kĩ phương pháp này nên trong quá trình làm bài

không tránh khỏi thiếu sót, mong được mọi người góp ý! ;)

Chú thích: Mg2+ là muối Mg, Al3+ là muối nhôm
 
J

january_angel

Câu 2:Có 2 dd NaOH (B;C) và dd H2SO4 (A)
Trộn B và C theo tỉ lệ thể tích 1:1 thì dc dd X. Trung hòa 1 thể tích dd X cần 1 thể tích dd A.
Trộn B và C theo tỉ lệ thể tích 2:1 thì dc dd Y. Trunng hòa 30 ml dd Y cần 32,5 ml dd A.
Tính tỉ lệ thể tích B và C phải trộn để sao cho khi trung hòa 70 ml dd mới có (Z) cần 67,5 ml dd A.

Mình làm thử nhé!

Gọi nồng độ mol của dung dịch B (NaOH) là x M

......Nồng độ mol của dung dịch C (NaOH) là y M

......Nồng độ mol của dung dịch A (H2SO4) là z M


2NaOH + H2SO4 ----> Na2SO4 + 2H2O (1)

TN1: Gọi thể tích của từng dung dịch B, C là V (lít)

=> Tổng số mol NaOH = Vx + Vy = 2nH2SO4=2Vz

<=> x + y = 2z (1)

TN2: Gọi thể tích của dd C là V1 (lít) => Thể tích dd B là 2V1 (lít)

=> ta có V1 + 2V1 = 0,03 (đổi sang lít nhá) => V1= 0,01 lít

Lại có 2V1x + V1y = 0,0325z => 2x + y = 3,25z (2)

Từ (1), (2) ta có hệ PT: x + y =2z và 2x + y = 3,25z

Giải hệ trên ta được x = 1,25z và y=0,75z

TN3: Gọi thể tích của dd B phải trộn là V2 (lít)

..............Thể tích của dd C phải trộn là V3 (lít)

=> V2x + V3y = 0,0675z.2= 0,135z

<=> V2.1,25z + V3.0,75z =0,135z

<=> 0,75z(5/3V2 + V3) = 0,135z

<=> 5/3V2 + V3 = 0,18

<=> 5V2 + 3V3 = 0,54 (3)

Lại có V2 + V3 = 0,07 (4)

=> Giải hệ gồm 2 PT (3), (4) ta được V2 = 0,165 lít, V3= -0,095 lít

Sao lại âm nhỉ, đề sai hay tớ sai ở đâu?
 
I

inujasa

Tớ mượn tạm bài của cậu nhé:
Mình làm thử nhé!

Gọi nồng độ mol của dung dịch B (NaOH) là x M

......Nồng độ mol của dung dịch C (NaOH) là y M

......Nồng độ mol của dung dịch A (H2SO4) là z M


2NaOH + H2SO4 ----> Na2SO4 + 2H2O (1)

TN1: Gọi thể tích của từng dung dịch B, C là V (lít)

=> Tổng số mol NaOH = Vx + Vy = 2nH2SO4=2Vz

<=> x + y = 2z (1)

TN2: Gọi thể tích của dd C là V1 (lít) => Thể tích dd B là 2V1 (lít)

=> ta có V1 + 2V1 = 0,03 (đổi sang lít nhá) => V1= 0,01 lít

Lại có 2V1x + V1y = 0,0325z => 2x + y = 3,25z (2)

Từ (1), (2) ta có hệ PT: x + y =2z và 2x + y = 3,25z
Theo tớ thì số mol của H2SO4 gấp 2 làn số mol của NaOH vậy nên pt phải là 2x + y = 6,5z chứ
 
Last edited by a moderator:
J

january_angel

Uhm, thế nên tớ mới nói với các bạn là xem thử tớ có sai sót gì không?

( Dạo này đầu óc tớ hay lú lẫn lắm :)) )

Sau một thời gian suy nghĩ, xem lại đầu bài bài 2 và cách làm của mình ( thông cảm dạo này tớ hơi mê Văn)

tớ đã làm lại bài, và nghĩ là sẽ đúng!

Ta luôn có phương trình: 2NaOH + H2SO4 ----> Na2SO4 + H2O

=> Ta luôn có nNaOH: nH2SO4 = 2:1

Gọi dung dịch NaOH trong B và C có nồng độ mol lần lượt là a M và b M

Nồng độ mol của dd H2SO4 (A) là c M

Thí ngiệm 1: Trộn theo tỉ lệ 1:1

Vì tỉ lệ thể tích của B:C là 1:1 và để trung hòa 1 thể tích X cần 1 thể tích A

mà nNaOH = 2nH2SO4

=> Va/2 + Vb/2 = 2Vc

<=> a + b = 4c (1)

Thí nghiệm 2: Trộn theo tỉ lệ 2:1

Gọi thể tích dung dịch C là V(1) ---> Thể tích dd B là 2V(1)

=> 2V(1) + V(1) = 0,03 ( đổi sang lít) => V(1) = 0,01

và 2V(1)a + V(1)b = 0,0325c.2= 0,065c (2)

Thay V(1) bằng 0,01 vào (2) ta được 0,02a + 0,01b= 0,065c

.......................................................<=> 2a + b = 6,5c (3)

Từ (1) và (3) => a=2,5c và b= 1,5c

Thí nghiệm 3:

Gọi m, n (lít) lần lượt là thể tích của dd B và C

=> m + n = 0,07 và ma + mb = 0,0625.2c = 0,135c

hay m + n = 0,07

.......2,5m + 1,5n = 0,135 (thay a,b vào thui, chia cả 2 vế cho c)

Giải hệ trên ta được m = 0,03 (lít) và n = 0,04 (lít)

=> Tỉ lệ thể tích B:C phải trộn là 0,03:0,04

hay VB:VC = 3:4

Chắc lần này đúng rồi! :D

 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom