Những bài tập cực khó trong đề thi thử trường chuyên Nguyễn Huệ

H

hoangtucatvu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,02kg và lò xo có độ cứng 1N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục là xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0.1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Độ giảm thế năng của con lắc trong giai đoạn từ khi thả tay đến lúc nó tơí vị trí mà tốc độ dao động của con lắc cực đai lần đầu là:
A.5mJ B.0,2mJ C.4,8mJ D.2mJ
Câu 2:Trong thí nghiệm về sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi có chiều dài 2,4m. Biết khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là 0,05s , tốc độ truyền sóng trên dây là 8 m/s. Gọi 2a là biên độ dao động của bụng sóng . Tìm điểm trên dây dao động với biên độ a?
A.12 B24 C.6 D.7
Câu 3: Gọi t là khoảng thời gian để số hạt nhân của một đồng vị phóng xạ giảm đi 4 lần. Sau thời gian 2t số hạt nhan còn lại của đồng vị đó bằng bao nhiêu phần trăm số hạt nhân ban đầu:
A.13,5% B.25,28% C.93,75% D.6,25%
 
V

van_toan

Câu 1: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,02kg và lò xo có độ cứng 1N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục là xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0.1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Độ giảm thế năng của con lắc trong giai đoạn từ khi thả tay đến lúc nó tơí vị trí mà tốc độ dao động của con lắc cực đai lần đầu là:
A.5mJ B.0,2mJ C.4,8mJ D.2mJ
Câu 2:Trong thí nghiệm về sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi có chiều dài 2,4m. Biết khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là 0,05s , tốc độ truyền sóng trên dây là 8 m/s. Gọi 2a là biên độ dao động của bụng sóng . Tìm điểm trên dây dao động với biên độ a?
A.12 B24 C.6 D.7
Câu 3: Gọi t là khoảng thời gian để số hạt nhân của một đồng vị phóng xạ giảm đi 4 lần. Sau thời gian 2t số hạt nhan còn lại của đồng vị đó bằng bao nhiêu phần trăm số hạt nhân ban đầu:
A.13,5% B.25,28% C.93,75% D.6,25%
câu 2: T/2=0.05s=>T=0.1s=>f=10hz=>lamda=0.8m. ta có l=n.lamda/2. với n là số bó sóng. ta tìm được n bằng 6=> 2 đầu dây cố định. mà cứ 1 bó sóng thì có hai điểm dao động với biên độ a=> có 12 điểm

b-(
 
R

rocky1208

Câu 1: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,02kg và lò xo có độ cứng 1N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục là xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0.1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Độ giảm thế năng của con lắc trong giai đoạn từ khi thả tay đến lúc nó tơí vị trí mà tốc độ dao động của con lắc cực đai lần đầu là:
A.5mJ B.0,2mJ C.4,8mJ D.2mJ

Bài này tương tự 1 bài a đã chữa, bài kia thì nó hỏi [TEX]v_{max}[/TEX] bằng bao nhiêu. Bài này nhàn hơn được tý :)

[TEX]v_{max}[/TEX] khi [TEX]a=0[/TEX]. Tức hợp lực lên vật bằng 0 [TEX]\Rightarrow F_{ms}=F_{dh} \Rightarrow \mu mg=kx \Rightarrow x=\frac{\mu mg}{k} = 0,02 (m) = 2(cm)[/TEX]. Chú ý là [TEX]x=0,02 m[/TEX] này nằm giữa biên mà lò xo bị nén với vị trí lò xo ko nén giãn, như thế thì [TEX]F_{ms}[/TEX] và [TEX]F_{dh}[/TEX] mới ngược chiều (hình vẽ)
26.png


Độ giảm thế năng : [TEX]\Delta W=\frac{1}{2}k(0,1^2-0,02^2)=4,8 .10^{-3} J=4,8 mJ[/TEX]

Câu 2:Trong thí nghiệm về sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi có chiều dài 2,4m. Biết khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là 0,05s , tốc độ truyền sóng trên dây là 8 m/s. Gọi 2a là biên độ dao động của bụng sóng . Tìm điểm trên dây dao động với biên độ a?
A.12 B24 C.6 D.7

Thời gian liên tiếp giữa hai lần dây duỗi thẳng là [TEX]\frac{T}{2} \Rightarrow T=0,1 s[/TEX]
[TEX]\lambda=vT=0,8 m[/TEX]

Điều kiện để có sóng dừng: [TEX]l=\frac{k\lambda}{2} \Rightarrow k=6[/TEX] -> 6 bó sóng.

Biên độ của bụng là 2a. Vậy mỗi bó sẽ có 2 điểm dao động với biên độ a nằm đối xứng nhau qua bụng của bó. Vậy 12 điểm.


Câu 3: Gọi t là khoảng thời gian để số hạt nhân của một đồng vị phóng xạ giảm đi 4 lần. Sau thời gian 2t số hạt nhan còn lại của đồng vị đó bằng bao nhiêu phần trăm số hạt nhân ban đầu:
A.13,5% B.25,28% C.93,75% D.6,25%

t là thời gian số hạt nhân giảm 4 lần -> 2 t sẽ giảm 16 lần. Vậy còn lại [TEX]\frac{1}{16} =0,0625[/TEX] so với ban đầu. Vậy là 6,25 % ban đầu.
 
Last edited by a moderator:
H

hoangtucatvu

Thêm 1 số bài nữa:
Câu 4: Cho một con lắc lò xo , để đo chu kì dao động của con lắc người ta lắp cổng quang điện của đồng hồ hiện số tại vị trí câv bằng của con lắc và kích thích cho con lắc dao động , khi ấy đồng hồ chỉ 0.1s. Khối lượng quả nặng của con lắc bằng 100g.Tính độ cứng lò xo?
A.200N/m B.250N/m C.100N/m D.50N/m
Câu 5: Một bệnh nhân được trị xạ bằng đồng vị phóng xạ để dùng tia gamma diệt tế bào bệnh. Thời gian chiếu lần đầu là t1=10phút . Cứ sau 5 tuần thì bệnh nhân phải tới bệnh viện khám lại và tiếp tục tri xạ. Biet chu kì bán rã của chất phóng xạ là T=70ngay và vẫn dùng nguồn phóng xạ đã sử dụng trong lần đầu. Vậy lần trị xạ thứ 2 phải tiến hành trong bao lâu để bệnh nhân được trị xạ với cùng một lượng gamma như lần 1?
A.20phút B17phut C.14phút D.10phút
Cau 6: Một con lắc lò xo dao động trên mặt phẳng ngang không ma sát, lò xo nhẹ, gốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật. Tại thời điểm t=0 tốc độ vật nặng cực đại, đến thời điểm t1=0,8s thì tốc độ của vật bằng nửa giá trị cực đai lần thứ nhất. Tinh từ thời điểm t=0 , khoảng thời gian ngắn nhất để một nữa động năng của vật nặng chuyển hoá thành thế năng của lò xo là:
A.0,4s B.0,2s C.0,6s D.1,2s
 
N

nhoc_maruko9x

Câu 4: Cho một con lắc lò xo , để đo chu kì dao động của con lắc người ta lắp cổng quang điện của đồng hồ hiện số tại vị trí câv bằng của con lắc và kích thích cho con lắc dao động , khi ấy đồng hồ chỉ 0.1s. Khối lượng quả nặng của con lắc bằng 100g.Tính độ cứng lò xo?
A.200N/m B.250N/m C.100N/m D.50N/m
Bài này không nói rõ kích thích dao động tại đâu thì sao mà tính dc? Hay cái kiểu lắp cổng quang điện này thì lúc nào cũng kích thích vị trí cb?

Thời gian đồng hồ chỉ là từ lúc bắt đầu dao động đến lúc đi qua đồng hồ lần thứ nhất. Vậy là [TEX]T/2 = 0.1s \Rightarrow k = m\omega^2 = 100N/m[/TEX]

Câu 5: Một bệnh nhân được trị xạ bằng đồng vị phóng xạ để dùng tia gamma diệt tế bào bệnh. Thời gian chiếu lần đầu là t1=10phút . Cứ sau 5 tuần thì bệnh nhân phải tới bệnh viện khám lại và tiếp tục tri xạ. Biet chu kì bán rã của chất phóng xạ là T=70ngay và vẫn dùng nguồn phóng xạ đã sử dụng trong lần đầu. Vậy lần trị xạ thứ 2 phải tiến hành trong bao lâu để bệnh nhân được trị xạ với cùng một lượng gamma như lần 1?
A.20phút B17phut C.14phút D.10phút
Sau 5 tuần 35 ngày = 1/2 chu kì bán rã, lúc đó độ phóng xạ của chất px giảm [TEX]\sqr{2}[/TEX] lần, cần chiếu thời gian gấp [TEX]\sqr{2}[/TEX] lần so với ban đầu = 14 phút.

Cau 6: Một con lắc lò xo dao động trên mặt phẳng ngang không ma sát, lò xo nhẹ, gốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật. Tại thời điểm t=0 tốc độ vật nặng cực đại, đến thời điểm t1=0,8s thì tốc độ của vật bằng nửa giá trị cực đai lần thứ nhất. Tinh từ thời điểm t=0 , khoảng thời gian ngắn nhất để một nữa động năng của vật nặng chuyển hoá thành thế năng của lò xo là:
A.0,4s B.0,2s C.0,6s D.1,2s
Ban đầu vật ở vị trí cân bằng. Sau T/6 = 0.8s thì tốc độ của vật = 1/2 ban đầu \Rightarrow T = 4.8s.

Vị trí mà động năng = thế năng là [TEX]\fr{A}{\sqr{2}}[/TEX] tức là sau T/4 = 1.2s
 
P

phoxanh2

câu này thì sao bạn:
mắc một tải thuần trở 3 pha, đối xứng tam giác vào ba dây phacuar mạng điện xoay chiều ba pha, toàn tải tiêu thụ công suất 600w. nếu đứt một dây pha thì toàn tải tiêu thụ công suất:
A.200w B.400W C.300W D.500W:|
 
N

nhoc_maruko9x

câu này thì sao bạn:
mắc một tải thuần trở 3 pha, đối xứng tam giác vào ba dây phacuar mạng điện xoay chiều ba pha, toàn tải tiêu thụ công suất 600w. nếu đứt một dây pha thì toàn tải tiêu thụ công suất:
A.200w B.400W C.300W D.500W:|
Đứt 1 dây pha khi đó sẽ có 2 tải cùng dùng chung 1 dây, còn 1 tải vẫn dùng 1 dây như thường. Vậy coi như chỉ có 2 tải, 1 tải là R và 1 tải là 2R.
Tải R vẫn tiêu thụ 200W, nhưng tải 2R tiêu thụ 100W (do P tỉ lệ nghịch với R). Vậy toàn tải tiêu thụ 300W.
 
H

hoangtucatvu

Bài này không nói rõ kích thích dao động tại đâu thì sao mà tính dc? Hay cái kiểu lắp cổng quang điện này thì lúc nào cũng kích thích vị trí cb?

Thời gian đồng hồ chỉ là từ lúc bắt đầu dao động đến lúc đi qua đồng hồ lần thứ nhất. Vậy là [TEX]T/2 = 0.1s \Rightarrow k = m\omega^2 = 100N/m[/TEX]


Sau 5 tuần 35 ngày = 1/2 chu kì bán rã, lúc đó độ phóng xạ của chất px giảm [TEX]\sqr{2}[/TEX] lần, cần chiếu thời gian gấp [TEX]\sqr{2}[/TEX] lần so với ban đầu = 14 phút.


Ban đầu vật ở vị trí cân bằng. Sau T/6 = 0.8s thì tốc độ của vật = 1/2 ban đầu \Rightarrow T = 4.8s.

Vị trí mà động năng = thế năng là [TEX]\fr{A}{\sqr{2}}[/TEX] tức là sau T/4 = 1.2s
Hai câu trước thì đáp án của bạn là chính xác rồi còn câu cuối cùng thì đáp án là 0,6s.Mình nghĩ vị trí không phai ở động năng bằng thế năng. Nhưng dù sao cũng cám ơn bạn về lời giải trên!!!!!!!!!!!!!!!!:)
 
V

van_toan

Hai câu trước thì đáp án của bạn là chính xác rồi còn câu cuối cùng thì đáp án là 0,6s.Mình nghĩ vị trí không phai ở động năng bằng thế năng. Nhưng dù sao cũng cám ơn bạn về lời giải trên!!!!!!!!!!!!!!!!:)


bạn xác định được T=4.8s rồi. khoảng thời gian để một nửa động năng của vật chuyển hoá hết thành thế năng là T/8. nghĩa là vật đi từ vị trí động năng bằng thế năng đến vị trí biên. =>t=4.8/8=0.6s
 
N

nhoc_maruko9x

Nhầm góc! Là [tex]45^o[/tex] mà tưởng [tex]60^o[/tex] :|.........................................................
 
Last edited by a moderator:
T

toanmb

nho moi nguoi giai giup cau nay voi nhe:
hai nguon ket hop A,B co phuong trinh Ua=2cos40pitva Ub=2cos(40pit+pi),AB=20cm, v= 30cm/s. diem M co bien do cuc tieu nam tren duong vuong goc voi AB tai B( M khong trung B,va gan B nhat ) .khoang cach tu M den A la :
A. 20,006cm B.30cm C40cm D. 15cm
(cau 1 de 15 o de tu luyen cua hocmai.vn) minh giai khong co dap an dung!?

--------------------------------------------------------------------------------
 
M

m4_vu0ng_001

Đứt 1 dây pha khi đó sẽ có 2 tải cùng dùng chung 1 dây, còn 1 tải vẫn dùng 1 dây như thường. Vậy coi như chỉ có 2 tải, 1 tải là R và 1 tải là 2R.
Tải R vẫn tiêu thụ 200W, nhưng tải 2R tiêu thụ 100W (do P tỉ lệ nghịch với R). Vậy toàn tải tiêu thụ 300W.
may mà nhìn thấy bạn giải không là mình nhầm rồi,hehe,cảm ơn bạn
 
M

m4_vu0ng_001

nho moi nguoi giai giup cau nay voi nhe:
hai nguon ket hop A,B co phuong trinh Ua=2cos40pitva Ub=2cos(40pit+pi),AB=20cm, v= 30cm/s. diem M co bien do cuc tieu nam tren duong vuong goc voi AB tai B( M khong trung B,va gan B nhat ) .khoang cach tu M den A la :
A. 20,006cm B.30cm C40cm D. 15cm
(cau 1 de 15 o de tu luyen cua hocmai.vn) minh giai khong co dap an dung!?

--------------------------------------------------------------------------------
câu này mình ra đáp án A
bạn xem có phải không?
bài này áp dụng cách tính như tính số điểm dao động với biên độ cực đại(cực tiểu)trên 1 đoạn không nằm trên AB thôi,lưu ý thêm là 2 nguồn ngược pha nữa
 
Top Bottom