Nhôm Và hợp chất của nhôm

G

giangbeo12

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1) Nhúng 1 thanh nhôm kim loại vào dung dịch chứa 0,03 mol CuSo4 sau khi phản ứng hoàn toàn lấy Al ra khỏi dung dịch .Hỏi khối lượng dung dịch và thanh Al tăng bao nhiêu , dung dịch và Al có màu gì?

Bài 2) Cho m gam Al vào 100ml dd Cu(NO3)2 0,3 M và AgNo3 0,3M thu dc chất rắn A .khi cho A tác dụng vào dd HCL dư thu được 0,336 lít khí (đktc) .Tính khối lượng Al đã dùng và khối lượng chất rắn A.

Bài 3)Một hỗn hợp Al và Fe chia làm 2 phần bằng nhau .phần 1 hoàn toàn tan vào dung dịch HCL dư cho ra 44,8 lít khí H2(đktc) .Phần 2 cho vào dung dịch NAOH dư cho ra 3,36 lít khí H2(đktc) Tính khối lượng Al và Fe có trong hỗn hợp A.

Bài 4) Trộn 5,4 gam Al với 4,8 gam Fe2O3 rồi nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng ta thu được m gam hốn hợp chất rắn .Giá trị của m là:

Bài 5) Nung nóng hốn hợp gồm 10,8 gam bột Al với 16 g bột Fe2O3( không có trong không khí) nếu hiệu suất phản ứng là 80% thì khối lượng Al2O3 thu được là.

Bài 6) Cho a gam Al tác dụng với b gam Fe2O3 ở nhiệt độ cao thu được 1 hợp X.Hoà tan X trong HNO3 dư, thu được 2,24 lít (đktc) không màu hoá nâu trong không khí ,khối lượng nhôm đã dùng là:

Bài 7) Điện phân nóng chảy Al2O3 với cường độ dòng điện I=9,65A, trong thời gian 3000s thì được 2,16 gam Al .Tính hiệu suất điện phân.
 
H

hacute.199

BÀI 1: 2AL+3CUSO4===AL2(SO4)3+CU r
0,02.................................. 0,01
mAl saupư=0,01.64-0,02.27=9,6-8,1= 0,1g


lý thuyết:
mkltăng=mklgiải phóng -mkltan
mklgiảm=mkltan- mkl giải
.....=====tương tự

bài làm của mjk còn nhiều thiếu sót góp ý nhé
 
A

acidnitric_hno3

Bài 1) Nhúng 1 thanh nhôm kim loại vào dung dịch chứa 0,03 mol CuSo4 sau khi phản ứng hoàn toàn lấy Al ra khỏi dung dịch .Hỏi khối lượng dung dịch và thanh Al tăng bao nhiêu , dung dịch và Al có màu gì?
2Al + 3CuSO4--->Al2(SO4)3 + 3Cu
0,02<--0,03------>0,01-------->0,03
Có mAl tăng = mCu tạo thành - mAl tan = 0,03.64-0,02.27=1,38g
m dung dịch giảm= mCUSO4 - mAl2(SO4)3= 0,03.160-0,01.342 =1,38g
Al có màu đỏ của Cu bám vào, dung dịch chuyển từ xanh lam sang trong ( hoặc trắng đục )
Bài 3)Một hỗn hợp Al và Fe chia làm 2 phần bằng nhau .phần 1 hoàn toàn tan vào dung dịch HCL dư cho ra 44,8 lít khí H2(đktc) .Phần 2 cho vào dung dịch NAOH dư cho ra 3,36 lít khí H2(đktc) Tính khối lượng Al và Fe có trong hỗn hợp A.
nAl: x, nFe:y
P1: 3x+2y = 0,4 ( bảo toàn e cũng được mà viết PT cũng OK)
P2: Al tan và nAl = 2/3nH2 = 0,1mol
=> y= 0,05mol=> mFe=2,8g
x=0,1 =>m= 2,7
Tổng KL: mAl =5,4g
mFe = 5,6g
Bài 2) Cho m gam Al vào 100ml dd Cu(NO3)2 0,3 M và AgNo3 0,3M thu dc chất rắn A .khi cho A tác dụng vào dd HCL dư thu được 0,336 lít khí (đktc) .Tính khối lượng Al đã dùng và khối lượng chất rắn A.
Cho A vào dung dịch HCl mà có khí => Al dư và n dư = 2/3 nH2 = 0,01mol
=> muối hết.
2Al +3Cu2+ --->2Al3+ +3 Cu
0,02<--0,03--------------->0,03
Al +3 Ag+ -->Al3+ +3 Ag
0,01<---0,03----------->0,03
CÓ nAl đã dùng = 0,02+0,01+0,01 = 0,04=>m=1,08g
mA = mAl +mCu +mAg = 5,43g
Bài 4) Trộn 5,4 gam Al với 4,8 gam Fe2O3 rồi nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng ta thu được m gam hốn hợp chất rắn .Giá trị của m là:
Nhiệt nhôm : nAl=0,2. nFe2O3=0,03
2Al + Fe2O3 ---> Al2O3 +2 Fe
0,06<--0,03-------->0,03--->0,06
Sau pu hỗn hợp rắn gồm 0,14mol AL dư, 0,03ml Al2O3. 0,06molFe=>m=10,2g
Đi học đã. Về chém sau:D
 
Top Bottom