Theo yêu cầu của
Chủ Nhóm thì mình xin mạn phép Post 1 bài hướng dẫn cơ bản về lập trình
Pascal cho người mới bắt đầu nha. Có sai sót gì mọi người chỉ ra dùm nhé. Tại mình còn gà lắm.HIHI
VÔ ĐỀ NÈ
Pascal là một ngôn ngữ lập trình thông dụng, được sử dụng phổ biến rộng rãi nhất là trong việc dạy học ở nước ta.
Pascal được coi là ngôn ngữ là ngôn ngữ nền tảng cho bước tiến mới sang một ngôn ngữ khác. Nói xơ xơ vậy thôi nhé. Giờ mình vào đầu bài
Trước tiên, mình học về hàm (hay còn gọi là lệnh)
1/ Hàm VAR
1/ hàm READ and READLN
2/ hàm WRITE and WRITELN
+ Công dụng và cú pháp:
1/ Hàm VAR: là hàm khai báo biến
cú pháp: VAR <biến 1>,<biến 2>,<...>:<Kiểu dữ liệu>;
Trong đó:
+x: là biến.
+real là kiểu dữ liệu, tạm thời ta sẽ cố định xài kiễu dữ liệu này đối với "số" nói rõ hơn là kiểu số thực còn các kiểu khác sẽ nói ở bài sau
tương tự ở trên:
+ x,y: là biến
+ real: là kiểu dữ liệu
2/ Hàm READ: dùng để đọc hay nói khác là nhập số liệu/yêu cầu của người dùng từ bàn phím vào máy tính
Cú pháp: READ(<biến>);
Lưu ý: biến này phải được khai báo bởi lệnh VAR nhé
3/ Hàm READLN: công dụng như READ nhưng khác ở chỗ là nó sẽ xuống dòng sau khi thực hiện công việc đọc dữ liệu
Cú pháp: READLN(<biến>);
4/ Hàm WRITE: Dùng để xuất dữ liệu vừa xử lí xong ra màn hình.
Cú pháp: WRITE('<chuỗi>'); {Chuỗi : là kiễu chữ đó. VD: a,b,c là chuỗi}
hoặc WRITE(biến); {dùng cái này để xuất kết quả vừa tính toán}
VD: WRITE(' huong dan Pascal ');
trong đó:
"huong dan Pascal" : là chuỗi
5/ Hàm WRITELN: tương tự WRITE nhưng sau khi xuất ra màn hình thì sẽ xuống dòng
Cú pháp và VD thì tương tự READ và READLN nhé.
Ôi Lý thuyết thì dài dòng. Đọc riết khó hiểu. hihi. Giờ mình vào 1 VD thực tế cụ thế nhé
VD1: xuất 1 câu ra màn hình
Begin
write(' bai VD1 don gian');
End.
-----> Kết quả sau khi xử lí: bai VD1 don gian
Note: bắt đầu chương trình thì mình phải dùng đến
Begin và kết thúc thì phải có
End. nha
VD2: Thưc hiện phép tính cộng
VAR a,b,tong :real; {Khai báo biến a,b}
Begin
Write('Nhap a: '); {xuất câu "nhập a" yêu cầu người dùng nhập giá trị a}
Read(a); {máy tính đang đọc dữ liệu từ bàn phím}
Write('Nhap b: ');
Read(b);
tong:=a+b; {tong là biến Tổng để cộng 2 số vừa nhập là a và b}
Writeln(tong:5:2) {xuất kết quả vừa tính xong}
readln; {trước lệnh End. phải dùng readln;. Cái này sẽ giải thích sau nhé}
End.
Ở VD2 này ta học đc điều gì nào ?
1/ cách khai báo biến
VAR
2/ Cách dùng
xuất và
nhập
3/ Cách gán giá trị: là gán 1 giá trị nào đó cho một biến đã được khai báo, và phía sau biến được gán là "
:="
trong đó :
tong: la biến gán
a+b: là giá trị hay biểu thức cần gán
và ta nhìn thấy rõ.Phía sau biến
tong là dấu
:=
4/ Cái "
:5:2", tạm thời mình chấp nhận nó khi xài kiểu dữ liệu là
Real đi nhé. Cái này mình sẽ giải thích sau.
Vậy tóm lại. Hết bài này ta học được
1/ cách khai báo biến
VAR
2/ Cách dùng
xuất (write,writeln) và
nhập (read, readln)
3/ Cách gán giá trị và thực hiện 1 phép tính đơn giản
Giờ là phần bài tập
bài 1: viết một chương trình thực hiện phép tính trừ hoặc nhân hoặc chia được nhập từ bàn phím
bài 2: Viết một chương trình thực hiện các phép tính cộng,trừ,nhân và chia được nhập từ bàn phím (Nhớ là 4 phép tính này chung 1 chương trình nhé)
Có gì thắc mắc hay sai sót thì liên hệ liền nhé. HIHI. Giờ phải ăn cơm rồi
>-