Nhóm thế của nhân benzen !!

F

funface029

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

cho em hỏi tí ạ !

những nhóm thế thường gặp nào khi liên kết với nhân benzen của phenol thì làm tăng tính axit và những nhóm thế thường gặp nào khi liên kết với nhân benzen của phenol thì làm tăng tính bazơ ạ ?!@-)

và cũng cấu hỏi tương tự thì đối với hiđrôcacbon mạch hở thì sao ạ ?

Với lại em có mấy câu trắc nghiệm không biết làm, giúp em với ạ !/:)(Nhớ giải thích dùm em tại sao lại chọn đáp án đó với , em cảm ơn rất nhiều!!)

câu 1:
X là hợp chất hữu cơ chứa halogen. Đun X với nước rồi cho tiếp vào đó vài giọt dung dịch AgNO3 thấy xuất hiện kết tủa màu trắng . X là:
A.CH3-CH=CH-CH2-Cl C.C6H5-Cl
B.CH2=CH-CH2-CH2-Cl D.CH2=CH-CH2-Br

câu 2:
Dãy gồm các nhóm thế khi liên kết với nhân benzen của phenol , đều có tác dụng làm tăng tính axit của nó là:
A.CH3O-, -NH2, -F C.-NO2, -Cl, -COOH
B.-CH3, -NO2, -OH D.CF2H-, -CHO, -COOH
 
T

tranchicong8544

Theo mình nghĩ thì tính axit càng cao thì sự phân li càng lớn nói cách khác thì nhóm nào đẩy e thì làm tăng tính axit do phân cực lớn
VD: gốc metyl.etyl..,NH2, gốc halogenn,Br-,Cl-.....,OH-
Còn 1 số nhóm hút e như -COOH,NO2,.....

Câu 1

Câu 2 chọn a vì mấy nhóm đó dều đẩy e!
 
Last edited by a moderator:
V

vanthu.hoang

Tôi xin trả lời câu 1:
Chọn đáp án D vì dẫn xuất halogen của nhóm alyl thuận lợi hơn khi phản ứng thế tạo alcol, đó là các chất A,D nhưng tôi chọn D.Còn 2 nhóm còn lại chỉ pứng khi đun nón với NaOH trong Mtrường H2O
 
H

huong_dung

cho em hỏi tí ạ !


câu 1:
X là hợp chất hữu cơ chứa halogen. Đun X với nước rồi cho tiếp vào đó vài giọt dung dịch AgNO3 thấy xuất hiện kết tủa màu trắng . X là:
A.CH3-CH=CH-CH2-Cl C.C6H5-Cl
B.CH2=CH-CH2-CH2-Cl D.CH2=CH-CH2-Br
Dẫn xuất halogen của h-c bị phân hủy ngay khi đun nóng đun nóng
Hơn nữa đây là kết tủa trắng nên là câu A
câu 2:
Dãy gồm các nhóm thế khi liên kết với nhân benzen của phenol , đều có tác dụng làm tăng tính axit của nó là:
A.CH3O-, -NH2, -F C.-NO2, -Cl, -COOH
B.-CH3, -NO2, -OH D.CF2H-, -CHO, -COOH
Để tăng tính axit của phenol thì nhóm thế và nhân benzen phải có tính hút e để tăng độ phân cực của liên kết O-H
Vậy phải là D
 
P

pttd

cho em hỏi tí ạ !

những nhóm thế thường gặp nào khi liên kết với nhân benzen của phenol thì làm tăng tính axit và những nhóm thế thường gặp nào khi liên kết với nhân benzen của phenol thì làm tăng tính bazơ ạ ?!@-)

và cũng cấu hỏi tương tự thì đối với hiđrôcacbon mạch hở thì sao ạ ?

Với lại em có mấy câu trắc nghiệm không biết làm, giúp em với ạ !/:)(Nhớ giải thích dùm em tại sao lại chọn đáp án đó với , em cảm ơn rất nhiều!!)

câu 1:
X là hợp chất hữu cơ chứa halogen. Đun X với nước rồi cho tiếp vào đó vài giọt dung dịch AgNO3 thấy xuất hiện kết tủa màu trắng . X là:
A.CH3-CH=CH-CH2-Cl C.C6H5-Cl
B.CH2=CH-CH2-CH2-Cl D.CH2=CH-CH2-Br

câu 2:
Dãy gồm các nhóm thế khi liên kết với nhân benzen của phenol , đều có tác dụng làm tăng tính axit của nó là:
A.CH3O-, -NH2, -F C.-NO2, -Cl, -COOH
B.-CH3, -NO2, -OH D.CF2H-, -CHO, -COOH

@tính axit của phenol càng mạnh khi có nhóm thế hút e,vì khi có nhóm thế hút e gắn ở vòng benzen thì nó làm cho liên kết O-H phân cực mạnh hơn=>H dễ bứt ra hơn=>thể hiện tính axit mạnh hơn,
@ tính axit của phenol giảm dần khi có nhóm thế đẩy e,giải thích ngược lại ở trên=>liên kết O-H có độ phân cực giảm=>H khó tách ra=>tính axit giảm,mà tính axit giảm có nghĩa là tính bazơ tăng....ok?
các nhóm thế hút e,đẩy e được đề cập trong sgk phần benzen ấy...
@phần trắc nghiệm thì dựa vào sgk là ổn rùi
 
Last edited by a moderator:
T

tung_cuc

có ai làm bt này chưa vậy ?
cùng làm nha
trong tinh dầu bạc hà có mentol, tinh dầu hoa hồng có gẻaniol. Công thức thu gọn nhất của chúng cho ở bài têcpen.
a. Hãy viết công thức thu gọn, phân loại và gọi tên chúng theo tên thay thế
b. Viết phương trình hoá học của phản ứng khi cho tác dụng với br2 dư và với CuO đun nóng.
 
H

huong_dung

@tính axit của phenol càng mạnh khi có nhóm thế hút e,vì khi có nhóm thế hút e gắn ở vòng benzen thì nó làm cho liên kết O-H phân cực mạnh hơn=>H dễ bứt ra hơn=>thể hiện tính axit mạnh hơn,
@ tính axit của phenol giảm dần khi có nhóm thế đẩy e,giải thích ngược lại ở trên=>liên kết O-H có độ phân cực giảm=>H khó tách ra=>tính axit giảm,mà tính axit giảm có nghĩa là tính bazơ tăng....ok?
các nhóm thế hút e,đẩy e được đề cập trong sgk phần benzen ấy...
@phần trắc nghiệm thì dựa vào sgk là ổn rùi
Câu 2 : X- (halogen) là nhóm đẩy e mà bạn
Nếu thế thì đi ngược lại lời giải thích cuả bạn đấy
Câu 1: AgCl có kết tủa màu trắng mà còn AgBr có kết tủa màu hơi vàng chứ
CH3-CH=CH-CH2-Cl cũng là nhóm anlyl mà
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom