[Nhóm]Ôn thi HSG và chuyên

H

hv4mevn

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn
Như mình có trao đổi với nhocken_cucumber và beconvao lớp.Hôm nay xin được lập topic để trao đồi về vật lý nâng cao 9
Topic hoạt động như sau
-Một tuần mình sẽ post một đề
-T2 đầu tuần post thì chủ nhật post đáp án
-Làm đến phần nào ta nhắc đến lý thuyết cộng phần nâng cao luôn
Tạm thời nhóm mình
-Nhocken-cucumber và beconvaolop
Bạn nào muốn làm thì cũng vô đây giải nhá
 
  • Like
Reactions: KZero00
P

peiu_sanhdieu_8x

minh cung~ tham gia nhe'[/FONT][/SIZE]:khi (4)::khi (86):

Không xài quá nhìu icon nha bạn.
 
Last edited by a moderator:
H

hv4mevn

Thời gian làm bài: 150 phút

1. Một nồi nhôm nặng 0,5kg đựng 6kg nước ñaù đang ở nhiệt độ -5oC. Để làm nóng chảy hoàn toàn khối lượng nước đá ở trong nồi nhôm ở 0oC thì cần phải cung cấp nhiệt lượng bao nhiêu? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa hệ với môi trường ngoài.
Cho biết nhiệt dung riêng của nhôm là cnhôm= 880J/(kg.K), của nước cnđ = 1800J/(kg.K) và nhiệt nóng chảy của nước đá là [TEX]\lambda = 3,4.105J/kg[/TEX]
2. Lúc 6 giờ sáng, một taxi đi từ TPHCM về Vũng Tàu. Cùng lúc đó, một người đi xe đạp từ Vũng Tàu về TPHCM. Họ di chuyển ngược chiều nhau và gặp nhau lúc 7 giờ 15 phút. Sau đó taxi tiếp tục đi về Vũng Tàu và quay lại TPHCM ngay lập tức với vận tốc cũ. Taxi gặp lại người đi xe đạp sau 37 phút 30 giây kể từ lần gặp trước. Xem chuyển động của taxi, xe đạp là đều và khoảng cách giữa TPHCM và Vũng Tàu là 120km, tìm vận tốc của taxi và của xe đạp.
3 Một khối gỗ hình lập phương cạnh 12cm được thả vào hồ nước sâu. Cho Dg = 800 kg/m3 và Dnc = 1000 kg/m3
a) Tìm chiều cao phần nổi của khối gỗ trong hồ nước.
b) Thay khối gỗ bằng một ống sắt rỗng hình trụ, một đầu hở, đầu kia - gọi là đáy - được bịt kín bằng một miếng sắt mỏng có khối lượng không đáng kể. Tiết diện thẳng vành ngoài của ống là S1 = 10cm2, của vành trong là S2 = 9cm2. Người ta thả ống sắt này vào trong một hồ nước sao cho phần đáy ống sắt quay xuống dưới. Cho Ds = 7800kg/m3. Hãy xác định chiều cao phần nổi của ống sắt khi ống sắt ở trong hồ nước.
4
Ghép 2 gương phẳng G1, G2 có các mặt phản xạ hướng vào nhau hợp thành một góc [TEX]120^o[/TEX]. Nguồn sáng S đặt giữa và cách đều 2 gương.
a) Hỏi hệ 2 gương trên cho bao nhiêu ảnh của S? Vẽ hình.
b) Ghép thêm gương phẳng G3 sao cho góc hợp bởi từng 2 gương vẫn là 120o. Nguồn sáng S đặt giữa và cách đều 3 gương (hình vẽ). Hỏi hệ 3 gương cho bao nhiêu ảnh của S? Vẽ hình. Để trông thấy tất cả các hình của S cùng một lúc thì mắt phải đặt ở vùng nào?
h%C3%ACnh%204.JPG

5
Cho mạch điện như hình vẽ bên. Hiệu điện thế của nguồn là U = 6V không đổi. Các ampe kế là lí tưởng. Các dây nối và khóa K có điện trở không đáng kể. Biết R1 = 6, R2 = 4 R4 = 3 và R5 = 6.
a) Khi khóa K mở, ampe kế A1 chỉ 0,5A. Tìm độ lớn điện trở R3.
b) Tìm số chỉ của các ampe kế khi khóa K đóng.
h%C3%ACnh%205.JPG






6. Một nhiệt lượng kế bằng nhôm nặng 1,5kg đựng 12kg nước đang ở 32oC. Người ta thả vào nhiệt lượng kế một khối nước đá nặng 2kg đang ở nhiệt độ -5oC. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường ngoài.
a) Hỏi khối nước đá đó có tan hết không? Giải thích? Tìm nhiệt độ của hệ khi cân bằng nhiệt.
b) Nếu người ta không thả khối nước đá vào nhiệt lượng kế mà thả vào đó một quả cầu bằng sắt đặc, có bán kính R = 5cm, đang ở nhiệt độ 90oC thì khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của hệ là bao nhiêu?
Cho cn = 880J/(kg.K), cnñ = 1800J/(kg.K), cnc = 4200J/(kg.K), cs = 460J/(kg.K), Ds = 7800kg/m3 và nhiệt nóng chảy của nước đá là [TEX]\lambda = 3,4.105 J/kg.[/TEX]
 
T

trieutulong_98

Nhiệt lượng cần cung cấp để làm tan hoàn toàn khối nước đá:
I)
Qnhôm= mnhômcnhôm (t2-t1) = 0,5.880[0 – (-5)]= 2 200 (J)
Qnướcđá = mnướcđácnướcđá (t2-t1) + mnướcđánướcđá= 6.1800[0 – (-5)] + 6. 3,4.105= 2094000 (J)
Q = Qnhôm + Qnướcđá = 2 200 + 2 094 000 = 2 096 200 (J)
 
T

trieutulong_98

III)
a/ Khối gỗ lơ lửng trong nước, nghĩa là:
FA = P
 dnước. a2.hchìm = dgỗ.a3
 10. 103. hchìm = 8. 103.12.10-2
 hchìm= 0,096 (m) = 9,6 (cm)
Chiều cao phần nổi: h = a- hchìm= 12 - 9,6 = 2,4 (cm)

b/ Khối sắt lơ lửng trong nước, nghĩa là:
FA = P
Với: FA = dnước.Vchìm = dnước.S1.hchìm
P = dsắt.Vsắt = dsắt (S1-S2) .h
 dnước. S1.hchìm = dsắt. (S1-S2) .h
 10.103. 10.10- 4 hchìm = 78.103(10 – 9) 10- 4. 20.10- 2
 hchìm= 0,156 (m) = 15,6 (cm)
Chiều cao phần nổi: hnổi = h- hchìm= 20 - 15,6 = 4,4 (cm)
 
T

trieutulong_98

III)
a/ Khối gỗ lơ lửng trong nước, nghĩa là:
FA = P
=>dnước. a2.hchìm = dgỗ.a3
=> 10. 103. hchìm = 8. 103.12.10-2
=> hchìm= 0,096 (m) = 9,6 (cm)
Chiều cao phần nổi: h = a- hchìm= 12 - 9,6 = 2,4 (cm)

b/ Khối sắt lơ lửng trong nước, nghĩa là:
FA = P
Với: FA = dnước.Vchìm = dnước.S1.hchìm
P = dsắt.Vsắt = dsắt (S1-S2) .h
=> dnước. S1.hchìm = dsắt. (S1-S2) .h
=> 10.103. 10.10- 4 hchìm = 78.103(10 – 9) 10- 4. 20.10- 2
 hchìm= 0,156 (m) = 15,6 (cm)
Chiều cao phần nổi: hnổi = h- hchìm= 20 - 15,6 = 4,4 (cm)
 
T

trieutulong_98

VI)
/ Giả sử khối nước đá vừa tan hết, nhiệt độ của hệ là t = 0oC
Nhiệt lượng do nhiệt lượng kế và nước tỏa ra khi giảm từ 32oC xuống 0oC:
Qtỏa = Qnhôm + Qnước = ( mnhcnh + mncn) ( t1 –t) = ( 1,5.880 + 12.4200)(32- 0) = 1 655 040 (J)
Nhiệt lượng do nước thu vào để tăng từ -5oC lên đến 0oC và tan hoàn toàn:
Qthu = mnđá cnđá (t – t2) + mnđá.(landa)nđá = 2. 1800 [ 0 – ( -5)] + 2. 340 000 = 698 000 (J)
Ta thấy Qtỏa > Qthu nên nước đá không những tan hết mà còn có nhiệt độ t’ > 0oC
Gọi t’(oC) là nhiệt độ của hệ khi cân bằng nhiệt và t’ > 0oC
Theo PTCBN, ta có Qtỏa = Qthu
( mnhcnh + mncn) ( t1 – t’) = mnđá cnđá (t – t2) + mnđá.(landa)nđá + mnđá cnđá (t’ – t)
( 1,5.880 +12.4200)( 32 – t’) = 2.1800[ 0 - (-5)] + 2.340000 + 2.4200 (t’- 0)
51720 (32 – t’) = 698 000 + 8400 t’
t’ = 15,9 (oC)
b/ Gọi t (oC) là nhiệt độ của hệ khi cân bằng nhiệt và t > 0oC
Theo PTCBN, ta có Qtỏa = Qthu
msắtcsắt ( t2 – t) = ( mnhcnh + mncn) ( t - t1 )
Dsắt( 4/3.3,14.R^3) csắt ( t2 – t) = ( mnhcnh + mncn) ( t - t1 )
7800. . 3,14 .(5.10- 2)3. 460( 90 – t) = (1,5.880 +12.4200)( t – 32)
1877,72 ( 90 – t) = 51720 ( t – 32)
t = 34,03 (oC)
 
T

trieutulong_98

VI)
/ Giả sử khối nước đá vừa tan hết, nhiệt độ của hệ là t = 0oC
Nhiệt lượng do nhiệt lượng kế và nước tỏa ra khi giảm từ 32oC xuống 0oC:
Qtỏa = Qnhôm + Qnước = ( mnhcnh + mncn) ( t1 –t) = ( 1,5.880 + 12.4200)(32- 0) = 1 655 040 (J)
Nhiệt lượng do nước thu vào để tăng từ -5oC lên đến 0oC và tan hoàn toàn:
Qthu = mnđá cnđá (t – t2) + mnđá.(landa)nđá = 2. 1800 [ 0 – ( -5)] + 2. 340 000 = 698 000 (J)
Ta thấy Qtỏa > Qthu nên nước đá không những tan hết mà còn có nhiệt độ t’ > 0oC
Gọi t’(oC) là nhiệt độ của hệ khi cân bằng nhiệt và t’ > 0oC
Theo PTCBN, ta có Qtỏa = Qthu
( mnhcnh + mncn) ( t1 – t’) = mnđá cnđá (t – t2) + mnđá.(landa)nđá + mnđá cnđá (t’ – t)
( 1,5.880 +12.4200)( 32 – t’) = 2.1800[ 0 - (-5)] + 2.340000 + 2.4200 (t’- 0)
51720 (32 – t’) = 698 000 + 8400 t’
t’ = 15,9 (oC)
b/ Gọi t (oC) là nhiệt độ của hệ khi cân bằng nhiệt và t > 0oC
Theo PTCBN, ta có Qtỏa = Qthu
msắtcsắt ( t2 – t) = ( mnhcnh + mncn) ( t - t1 )
Dsắt( 4/3.3,14.R^3) csắt ( t2 – t) = ( mnhcnh + mncn) ( t - t1 )
7800. . 3,14 .(5.10- 2)3. 460( 90 – t) = (1,5.880 +12.4200)( t – 32)
1877,72 ( 90 – t) = 51720 ( t – 32)
t = 34,03 (oC)
 
H

hv4mevn

Đề 2
Bài 1:
Một bình hình trụ có chiều cao h1 = 20cm, diện tích đáy trong là S1 = 100cm2 đặt trên mặt bàn nằm ngang. Đổ vào bình 1 lít nước ở nhiệt độ t1 = 80oC. Sau đó, thả vào bình một khối trụ đồng chất có tiết diện đáy là S2 = 60cm2, chiều cao là h2 = 25cm và nhiệt độ t2. Khi cân bằng thì đáy dưới của khối trụ song song và cách đáy trong của bình là x = 4cm. Nhiệt độ nước trong bình khi cân bằng là t = 65oC. Bỏ qua sự nở vì nhiệt, sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh và với bình. Biết khối lượng riêng của nước là D = 1000kg/m3, nhiệt dung riêng của nước là c1 = 4200J/(kg.K), của chất làm khối trụ là c2 = 2000J/(kg.K).
1. Tìm khối lượng của khối trụ và nhiệt độ t2.
2. Phải đặt thêm lên khối trụ một vật có khối lượng tối thiểu là bao nhiêu để khi cân bằng thì khối trụ chạm đáy.
Bài 2
Một thanh cứng AB đồng chất, tiết diện đều, có khối lượng riêng D = 1,5g/cm3, có chiều dài L = 21cm. Đặt thanh tì lên mép một chậu nước rộng và không đầy, sao cho đầu B trong chậu thì thanh ngập 1/3 chiều dài trong nước. Biết khối lượng riêng của nước là D0 = 1g/cm3. Bỏ qua lực đẩy Acsimet của không khí. Hãy xác định khoảng cách từ điểm tì O đến đầu A của thanh.
Bài 3
Cho mạch điện có sơ đồ như Hình 1. Biết:
UAB = 10V, R1 = 2 , R2 = 9 , R3 = 3 , R4 = 7 .
a/ Ampe kế có điện trở không đáng kể, tính
số chỉ của ampe kế.
b/ Thay ampe kế bằng vôn kế có điện trở
RV = 150Ω. Tìm số chỉ của vôn kế.
a484b467735d62970275064c58546dcd_52217569.cuckho.jpg


Bài 4
Người ta tìm thấy trong ghi chép của nhà vật lí Snell một sơ đồ quang học. Khi đọc mô tả kèm theo thì biết được trên sơ đồ đó vẽ hai ảnh A1’B1’ và A2’B2’ của hai vật A1B1 và A2B2 qua thấu kính. Hai vật này là hai đoạn thẳng có cùng độ cao, đặt song song với nhau, cùng vuông góc với trục chính và ở trước thấu kính (A1 và A2 nằm trên trục chính của thấu kính, B1 và B2 nằm về cùng một phía so với trục chính). Độ cao hai ảnh tương ứng A1’B1’ và A2’B2’ cũng bằng nhau. Do lâu ngày nên các nét vẽ bị nhòe và trên sơ đồ chỉ còn rõ ba điểm quang tâm O, các ảnh B1’ và B2’ của B1 và B2 tương ứng. (Hình H.2)
a. Bằng cách vẽ hãy xác định vị trí của trục chính, của các tiêu điểm của các vật A1B1 và A2B2. Nêu rõ cách vẽ.
b. Cho khoảng cách giữa hai vật là A1A2 = 20cm và giữa hai ảnh của chúng A1’A2’ = 80cm. Xác định tiêu cự của thấu kính.
e74f044f912aab191fb0ec2750399786_52217603.ffff.jpg
 
Top Bottom