Nhờ thầy và mọi người giúp

L

lache

H

hocmai.toanhoc

bài giảng 8 (tìm số giao điểm với đồ thị hàm bậc 3). phần tự luyện bài 2 ở chương trình cơ bản không có điểm uốn thì nếu không giải như gợi ý thì có cách giải khác như thế nào ạ
Chào em!
Hocmai.toanhoc giúp em cách khác nhé!
Dạng bài tìm m để hàm bậc 3 có 3 nghiệm phân biệt sao cho AB = BC hay 3 điểm này cách đều nhau.
Ta có thể làm theo cách sau:
- Trước tiên em cũng tìm điều kiện để hàm số có 3 điểm phân biệt.(dạng này làm nhiều rồi)
- Để AB = BC hay ta gọi hoành độ tương ứng của 3 điểm đó là [TEX]x_1; x_2; x_3[/TEX]
Yêu cầu bài toán tương đương [TEX]2x_2=x_1+x_3[/TEX]. Sau đó em áp dụng Viet mở rộng cho hàm bậc 3.
Chú ý: Vì định lý Viét không có trong chương trình sách giáo khoa nên khi dùng em phải chứng minh.
Chính vì vậy bài này em dùng theo cách của thầy theo tọa độ điểm uốn (Cơ bản và nâng cao đều có trong bài đọc thêm) nên em hoàn toàn được sử dụng.
 
L

lache

thưa thầy ở bài này nếu chứng minh phương trình có 3 nghiệm thì trong trường hợp này không nhẩm được nghiệm thì chứng minh có 3 nghiệm ta cminh deta>o và (y(x1)*y(x2) <0 để chứng minh điều này thì thay toa độ x1,x2 vào ra phưong trình rất to và tính rất lâu ) có cách khác chứng minh có 3 nghiệm không ạ
 
H

hocmai.toanhoc

thưa thầy ở bài này nếu chứng minh phương trình có 3 nghiệm thì trong trường hợp này không nhẩm được nghiệm thì chứng minh có 3 nghiệm ta cminh deta>o và (y(x1)*y(x2) <0 để chứng minh điều này thì thay toa độ x1,x2 vào ra phưong trình rất to và tính rất lâu ) có cách khác chứng minh có 3 nghiệm không ạ

Chào em!
Hocmai.toanhoc giúp em nhé!
Bài này em làm theo cách bài 4 của thầy đó.
[TEX]y(x_1).y(x_2)<0[/TEX] em không nên thay [TEX]x_1, x_2[/TEX] vào phương trình y ban đầu. Mà ở đây, em lập phương trình đường thẳng đi qua hai điểm cực trị (lấy y chia y' ra phần dư là đường thẳng đi qua 2 cực trị). Sau đó em thay vào đường cực trị này rồi ứng dụng Viet.
Em xem bài 4 ở dưới Thầy có dạng này.
 
Top Bottom