nhờ thầy và các bạn giải giúp em

A

ailinh95

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CÂU 1: Khối chóp SABCD có đáy là hình bình hành, M là trung điểm của SC. Mặt phẳng (P) đi qua AM, song song với BD chia khối chóp làm 2 phần. Tính tỉ số thể tích 2 phần đó.
CÂU 2: Cho hình chóp tứ giác đều có cạnh bằng a.
a) Tính thể tích khối chóp
b) Tính khoảng cách từ tâm mặt đáy đến các mặt của hình chóp.
CÂU3: Khối chóp SABCD có đáy là hình vuông cạnh a. SA vuông góc với (ABCD); SA=2a. Gọi E,F là hình chiếu của A trên SB và SD. I là giao điểm của SC và (AEF). Tính thể tích khối chóp SAEIF.
CÂU 4: Cho lăng trụ đứng ABCA1B1C1 đáy là tam giác đều. Mặt phẳng (A1BC) tạo với đáy 1 góc 30 độ và tam giác A1BC có diện tích bằng 8. Tính thể tích khối lăng trụ.
CÂU 5: Khối lăng trụ ABCA1B1C1 có đáy là tam giác vuông cân, cạnh huyền AB=căn2. Mặt phẳng (AA1B)vuông góc với mặt phẳng (ABC), AA1=căn3; góc A1AB nhọn, góc tạo bởi (A1AC)và mặt phẳng (ABC) bằng 60 độ. Tính thể tích khối lăng trụ.
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.toanhoc

Chào em!
Hocmai.toanhoc hướng dẫn em một số bài nhé!
Bài 1: Trong mặt phẳng (SAC) SM cắt SO (O là giao điểm của AC và BD)) tại I.
Trong mặt phẳng (SBD) kẻ từ I đường thẳng // với BD. Vậy ta có thiết diện cần tìm.
Chú ý I là trọng tâm tam giác. Từ đó tính tỉ số thể tích dựa theo định lí Simson.
Bài 2: Hình chóp đều nên SO là chiều cao khối chóp.
a) Thể tích khối chóp đơn giản rồi.
b) Khoảng cách từ O đến mặt bên: Ví dụ xét mặt bên SCD.
Kẻ OI vuông góc với CD, nối S với I. Kẻ OH vuông góc với SI.
Từ đó OH là khoảng cách từ O đến (SCD).
Các bài còn lại em xem lại lý thuyết rồi làm tiếp nhé!
 
Top Bottom