nhờ thầy cho em đáp án mấy bài này

9

944716

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mấy bài này em giải ra nhưng không biết đúng hay sai, nhờ thầy cho em cách giải và đáp án cảm ơn thầy
1)
Cho 12 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 tan vừa hết trong
400 ml dung dịch HCl 1M thu được 3,36 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với
NaOH dư, lọc kết tủa và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối
lượng là
A. 16 gam. B. 32 gam. C. 8 gam. D. 24 gam.
2)
Cho 1 lít dung dịch HCl vào dung dịch chứa 0,2 mol NaAlO2, lọc, nung kết tủa đến khối lượng
không đổi được 7,65 gam chất rắn. Nồng độ mol của dung dịch HCl là
A. 0,15M hoặc 0,35M. B. 0,15M hoặc 0,2M.
C. 0,2M hoặc 0,35M. D. 0,2M hoặc 0,3M.
3)
Cho tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp bột gồm S, FeS và FeS2 trong dung dịch HNO3 thu được
0,48 mol NO2 và dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, lọc và nung
kết tủa đến khối lượng không đổi, được m gam hỗn hợp rắn. Giá trị của m là
A. 15,145. B. 17,545. C. 2,400. D. 2,160.
4)
Cho ankan X tác dụng với brom, đun nóng thu được 12,08 gam một dẫn xuất monobrom duy
nhất. Để trung hoà hết HBr sinh ra cần vừa đúng 80 ml dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của X là
A. n-pentan. B. 2-metylbutan.
C. 2,2-đimetylpropan. D. 2,2,3,3-tetrametylbutan.
5)
Hỗn hợp khí X gồm hiđro, etan và axetilen. Cho từ từ 6,0 lít X đi qua bột Ni nung nóng thì thu
được 3,0 lít một chất khí duy nhất (các thể tích khí được đo ở đktc). Tỉ khối hơi của X so với hiđro
bằng
A. 15. B. 7,5. C. 10. D. 9,0.
nhờ thầy giải giúp em
 
M

man_buonvedem

nếu thầy bận thì lát nữa mình đi học về mình giải hết cho bạn nhé :
bây giờ mình làm bài 1 rồi bạn tham khảo trước :Nhớ khi nung trong không khí đến khối lượng ko đổi thì sắt lên Fe3+
câu 1 / ta tóm tắt sau : sản phẩm tạo khí H2 là do fe + hcl. mà số mol H2 thu được là : 3.36/22.4 = 0.15 mol --->> Hcl đã phản ứng với Fe là 2*0.15 = 0.3 mol . vậy số mol HCl còn lại để phản ứng với các oxit là 0.4 - 0.3 = 0.1 mol ----> số mol H2O sinh ra = số mol Oxi = 0.1/2 = 0.05 mol ( chính là lượng oxi có trong oxit sắt), vậy ta có m Fe ( trước phản ứng ) = 12 - 0.05 *16 = 11.2 g ---> n Fe = 11.2/56 = 0.2 mol , theo Bt mol NT thì ta tính được n ( Fe2O3 ) sau khi nung = 0.2/2 = 0.1mol ----> m( Fe2O3) = 0.1*160 = 16g ---> đáp án A . chúc bạn học tốt
 
T

truonga3vodoidz

bài 2,3,4,5 mình làm như sau:
bài 2:gọi nồng độ của HCl là xM=>n(HCl)=x mol.n(AlO2-)=0,2 mol
n(Al2O3)=0,075 mol=>n(Al(OH)3)=0,15 mol
ta có pt phản ứng sau:
AlO2- + H+ H2O = Al(OH)3
vậy theo ptpu thì n(Hcl)tối thiểu phải dùng là =n(Al(OH)3)=0,15=>CM=0,15M
mặt khác ta lại có pt tan của Al(OH)3 như sau:
Al(OH)3 + 3H+ =Al3+ +3H2O
để số mol kết tủa là 0,15 mol thì Al(OH)3 phải tan 0,05 mol=>cần 0,05*3 mol axit=>n(HCl)=0,2+0,15=0,35 mol=>CM=0,35 M.
chọn A
bài 3:bài này mình đã làm rất chi tiết ở bài lần trc bạn hỏi!bạn xem lại đi nhé!
bài 4:CnH2n+2 + Br2 =CnH2n+1Br +HBr
từ ptpu ta thấy n(HBr)=n(hchc)=n(NaOH)=0,08 mol
=>M(CnH2n+1Br)=12,08/0,08=151
ta có pt:14n+1+81=151=>n=5
C5H12 chỉ có 1 đồng phân duy nhất khi tác dụng vs ddd Br cho 1 sp đó là hợp chất CH3C(CH3)3
đáp án C
bài 5:goij: n(H2)=x lít
n(C2H6)=y l
n(C2H2)=z l
tỉ lệ về số mol cũng là tỉ lệ về thể tích:ta có các pt sau:
x+y+z=6(1)
x=2z(2)
z+y=3(3)
=>x=3,y=z=1,5
(vì theo dữ liệu đề bài có 1 chất khí duy nhất nên ta có pt 2 và tổng số mol C2H6 chính là pt 3)
=>dX/H2=[2*3+1,5*30+1,5*26]/6*2=7,5 đáp án B
 
M

man_buonvedem

giải nhanh vậy !! truonga3vodoidx cho minh xin sô phone hoăc yahoo mà , để mình hỏi bài với .
 
T

truonga3vodoidz

k dám!mình chỉ dám giải mấy bài bt bình thường thui!mình còn kém mà!
 
Last edited by a moderator:
M

man_buonvedem

.............................................ok !!! khe` khe`.......................
 
Top Bottom