Nhớ rừng

B

bachoc9x

B

babykeobong_97

trả lời nè!!!!!!!!!!!!!!

mình làm như thế nầy nhưng chẳng bết có đúng ko nữa
Hai câu thơ trên trích trong bài thơ nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ đã diễn tả sâu sắc nỗi nhớ thời oanh liệt huy hoàng của con hổ. Nó thèm muốn được tự do trở về với cuộc sông khi xưa khi còn sống trong thời khắc huy hoàng trong khu rừng hoang vu rậm rạp. Con hổ khát khao muốn thoat khỏi cũi sắt để có thể quay về rừng làm một vị chúa tể sơn lâm được ngắm trăng thưởng thức vẻ đẹp của chính nơi mình làm chủ.
cậu xem có được ko nha
:):):khi (8)::khi (8)::khi (8)::khi (8):
 
T

thuyhoa17

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan


Những hình ảnh thiên nhiên đẹp đễ là những kí ức của con hổ trong vườn bách thú nhớ lại - một thời tung hoành ngang tàng, ngạo nghễ, gắn bõ với trăng với suối "đêm vàng", "bờ suối", "say mồi" , "uống ánh trăng tan". Những đêm trăng sáng, "ta" hiên ngang đứng bên bờ suói với miếng mồi "say" uống ánh trăng tan.
Những hình ảnh đẹp đẽ, đêm vàng với trăng, của thiên nhiên trong kí ức của con hổ như là một điều tuyệt đẹp, nó khác hẳn với cảnh giả tạo trong vườn bách thú.
Một sự nhấn mạnh cho tình cảm của con hổ, như mọt lời gửi gắm về một điều gì đó tốt đẹp của Thế Lữ ở ngoài đó, thoát li khỏi sự bức bách, tù túng giả tạo ở nơi đây.
"Nào đâu" - cụm từ làm nổi bật hình ảnh thiên nhiên và làm cho giá trị biểu cảm được dâng lên nhiều hơn khi giọng điệu của nó là khiến cho cả câu thơ được dâng lên như tâm hồn con hổ bây giờ.


Một điều nên chú ý nữa là Thế Lữ là một trong những nhà thơ đi đầu trong phong trào thơ mới.
 
Last edited by a moderator:
N

nhoaucruco

bạn nào giúp mình làm bai tập làm văn số 5 với đề bài:
Giới thiệu môt loài hoa(như hoa đào,hoa mai,...) hoặc một loài cây(như cây táo, cây bưởi,...)
Cảm ơn cac bạn nhiều
 
R

ruacon_a4

Mai vàng là một loại hoa mai có hoa màu vàng thuộc chi Ochna của họ Ochnaceae, khác với các loại hoa mai ở Trung Quốc, hay nhắc đến trong thi ca cổ là có màu trắng. Trên thế giới có ít nhất là 50 loài mai vàng phân bố rải rác ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, song chủ yếu tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Á và châu Phi.
Ở Việt Nam mai vàng phổ biến nhất là mai vàng năm cánh, có tên khoa học là Ochna integerrima và mai vàng có từ 5 đến 9 cánh, gọi là "mai núi" (Ochna integerrima (lour.)Merr.). Ở Tây Nguyên và Campuchia, mai núi phân bố khá rộng khắp. Ngoài ra còn có các loại mai vàng nhiều cánh do lai tạo, chọn giống cải tạo dần, hiện tại có những loài lên tới 120 cánh gọi là mai cúc, vì cánh lúc này chỉ còn bé tí như nhụy hoa.

Ở Việt Nam, mai vàng là một loài cây cảnh rất phổ biến ở từ miền Trung trở vào. Nó được trồng rộng rãi trong vườn nhà, làm cây cảnh trồng chậu, bonsai. Nhưng sử dụng nhiều nhất vẫn là vào dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền vì đây là một loài hoa chưng tết chủ đạo. Cây mai ngày tết được xem như là vật mang lại may mắn cho năm mới nên người ta rất kị nếu chưng cành mai mà đúng mùng một không nở hoặc héo rũ.

Việc miền Bắc chơi đào, trong miền Nam chơi mai trong dịp Tết được giải thích là sau khi mở rộng bờ cõi về phương Nam vốn có khí hậu nóng hơn không thích hợp với việc trồng Đào, mỗi khi Tết đến, những người đi mở đất nhớ đến cành đào ngoài Bắc nhưng không thể có được đã chọn mai (một cây hoa rất phổ biến ở trong Nam, đẹp, nhiều hoa lại nở đúng mùa Tết) để thay thế.

Còn đây là hoa sen
cây hoa sen ở nước ta thuộc họ sen có giống màu đỏ, cánh kép gọi là quý, một giống thân,lá,hoa đều nhỏ gọi là sen tịch thượng(ngồi trên) vì nó thường được trồng vào chậu nước hay bể cạn,ở ấn độ và bắc mĩ còn có giống hoa sen màu vàng
hoa sen đã thơm thanh khiết lại không có thứ gì trong cây bỏ đi,ngó sen gọi là liên ngẫu-một thứ sen cao cấp,thân cây phơi khô đốt hút trừ bệnh viêm mũi nhẹ, lá sen là liên diệp dùng để gói hàng tươi,ngày xưa các cụ cầu kì còn lấy nước mưa đọng trên lá để đun nước pha trà cho mùi thơm tự nhiên từ trong nước, bát sen là liên phòng,nhị sen là liên tụ, nhân sen là liên tâm,đều là những vị thuốc bắc, hạt sen đã thông tâm gọi là liên nhục làm một vị thuốc bổ, đến nước hồ sen uống vào cũng chống bệnh mất ngủ
cây sen tuy thân mềm nhưng lại rất cứng cỏi và có sức sống mãnh liệt,có thể chui qua bờ hồ,bờ ao đểmọc lên ,rất ưa ánh sáng, cây sen sống trong hồ vài ba chục năm không cần đổ phân
trồng sen bằng hạt được, song phải viên hạt vào giữa viên bùn gần khô kèo cá to ăn mất khi chưa mọc mầm,trồng bằng ngó cây mau lớn song chuyên chở đi xa thì phải ngâm trong bùn, ngó sen đem lên bờ bị khô rất dễ chết,trồng sen bằng hạt lúc nào cũng được,nếu trồng củ(ngó) thì chỉ trồng khoảng tháng 3-4 lúc cây sắp mọc lại lá
cây sen chẳng những được xếp vào bộ tứ quý(bốn mùa)lan,sen,cúc mai mà sen là biểu tượng của mùa hạ và sen còn được xếp vào bộ tứ quân tử tùng trúc sen cúc,sở dĩ được coi là quân tử vì nó " gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn " ^.^

cuối cùng là hoa hồng
Hoa hồng được coi là loài hoa đẹp nhất trong các loại hoa bởi nó tượng trưng cho tình yêu mãnh liệt.
Hoa hồng như cái tên của nó -rất đẹp ,nhưng cũng rất "nhọn".Từ gốc đến ngọn được bao trùm bởi gai nhọn.
Lá hoa hồng tròn trịa được viền răng cưa xung quanh .
Nụ hồng chúm chím thường được như đôi môi đỏ hồng của các cô thiếu nữ.
Dĩ nhiên ,HOA HỒNG còn đẹp bởi mùi hương quyến rũ,mê hoặc. Hương hoa hồng vô cùng dễ chịu,nồng nàn ,lan tỏa...
Hoa hồng đỏ được xem là hoa thánh dành riêng cho thần Vệ nữ.Truyền thuyết về hoa hồng gắn liền với truyền thuyết về tình yêu của thần thánh.
Hoa hồng không chỉ là nữ hoàng các loài hoa bởi vẻ đẹp kiêu sa và hương thơm quyến rũ, mà còn là một dược phẩm quý của thiên nhiên với những công dụng làm đẹp.
"Hoa hồng có gai"vinh dự được gán cho những người đẹp .
Trong khi mỗi loài hoa đều có một câu chuyện tuyệt vời để kể, hoa hồng lại riêng biệt với vô vàn truyền thuyết và ý nghĩa. Nhiều đến độ chúng ta không thể không dành cho hoa hồng một cách đối xử ưu ái và một không gian riêng biệt với những biểu tượng phong phú của mình.

Được sử dụng từ hàng trăm năm nay để truyền tải thông điệp tình yêu phi ngôn ngữ, hoa hồng là một biểu tượng của niềm tin. Cụm từ tiếng Latinh sub rosa – dưới hoa hồng, ám chỉ một điều đang được giữ trong bí mật.

Chưa kể tới màu sắc, vẻ đẹp độc nhất vô nhị của hoa hồng và hương thơm tinh tế của nó khơi gợi niềm vui cho người nhận và sự ganh tỵ từ những người khác. Nếu bạn đang tìm một cách để thêm chút truyền cảm từ nỗi đam mê thầm lặng của mình, chúng ta hãy cùng xem hàng loạt những ý nghĩa được kết hợp với màu sắc của hoa hồng.
 
R

ruacon_a4

Dừa (Cocos nucifera), là một loài cây trong họ Cau với các lá đơn xẻ thùy lông chim 1 lần, cuống và gân chính dài 4–6 m các thùy với gân cấp 2 có thể dài 60–90 cm; lá kèm thường biến thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân; các lá già khi rụng để lại vết sẹo trên thân.
Nguồn gốc và canh tác

Nguồn gốc của loài thực vật này là chủ đề gây tranh cãi, trong đó một số học giả cho rằng nó có nguồn gốc ở khu vực đông nam châu Á trong khi những người khác cho rằng nó có nguồn gốc ở miền tây bắc Nam Mỹ. Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở New Zealand chỉ ra rằng các loại thực vật nhỏ tương tự như cây dừa đã mọc ở khu vực này từ khoảng 15 triệu năm trước. Thậm chí những hóa thạch có niên đại sớm hơn cũng đã được phát hiện tại Rajasthan và Maharashtra, Ấn Độ. Không phụ thuộc vào nguồn gốc của nó, dừa đã phổ biến khắp vùng nhiệt đới, có lẽ nhờ có sự trợ giúp của những người đi biển trong nhiều trường hợp. Quả của nó nhẹ và nổi trên mặt nước và có lẽ đã được phát tán rộng khắp nhờ các dòng hải lưu: quả thậm chí được thu nhặt trên biển tới tận Na Uy cũng còn khả năng nảy mầm được (trong các điều kiện thích hợp). Tại khu vực quần đảo Hawaii, người ta cho rằng dừa được đưa vào từ Polynesia, lần đầu tiên do những người đi biển gốc Polynesia đem từ quê hương của họ ở khu vực miền nam Thái Bình Dương tới đây.

Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như nó ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường (750–2.000 mm hàng năm), điều này giúp nó trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng. Dừa cần độ ẩm cao (70–80%+) để có thể phát triển một cách tối ưu nhất, điều này lý giải tại sao nó rất ít khi được tìm thấy trong các khu vực có độ ẩm thấp (ví dụ khu vực Địa Trung Hải), thậm chí cả khi các khu vực này có nhiệt độ đủ cao. Nó rất khó trồng và phát triển trong các khu vực khô cằn.

Hoa của dừa là loại tạp tính (có cả hoa đực lẫn hoa cái và hoa lưỡng tính), với cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cụm hoa. Dừa ra hoa liên tục với hoa cái tạo ra hạt. Người ta cho rằng dừa là loại cây thụ phấn chéo là chủ yếu, mặc dù một vài giống lùn lại là tự thụ phấn.

Quả dừa

Quả dừa đang chín trên câyVề mặt thực vật học, dừa là loại quả khô đơn độc được biết đến như là quả hạch có xơ. Vỏ quả ngoài thường cứng, nhẵn, nổi rõ 3 gờ, lớp vỏ quả giữa là các sợi xơ gọi là xơ dừa và bên trong nó là lớp vỏ quả trong hay gáo dừa hoặc sọ dừa, lớp vỏ quả trong hóa gỗ, khá cứng, có ba lỗ mầm có thể nhìn thấy rất rõ từ phía mặt ngoài khi bóc hết lớp vỏ ngoài và vỏ giữa (gọi là các mắt dừa). Thông qua một trong các lỗ này thì rễ mầm sẽ thò ra khi phôi nảy mầm. Bám vào thành phía trong của lớp vỏ quả trong là vỏ ngoài của hạt với nội nhũ dạng anbumin dày, là lớp cùi thịt, gọi là cùi dừa, nó có màu trắng và là phần ăn được của hạt.

Khi nhìn từ một đầu, vỏ quả trong và các lỗ mầm trông giống như mặt của khỉ, từ trong tiếng Bồ Đào Nha để gọi nó là macaco, đôi khi được viết tắt thành coco, từ đây mà có tên gọi khoa học của dừa. Nucifera là từ trong tiếng Latinh để chỉ mang theo hột.

Khi quả dừa còn non, nội nhũ bên trong còn mỏng và mềm và có thể nạo dễ dàng. Nhưng lý do chính để hái dừa vào giai đoạn này là để lấy nước dừa làm thức uống; những quả to có thể chứa tới 1 lít nước uống bổ dưỡng. Khi quả đã già và lớp vỏ ngoài chuyển thành màu nâu (khoảng vài tháng sau) thì nó sẽ rụng từ trên cây xuống. Vào thời điểm đó nội nhũ đã dày và cứng hơn, trong khi nước dừa sẽ có vị nồng hơn. Khi đó nếu uống nhiều có thể bị tiêu chảy, chỉ sau khoảng 15 phút.


Vị trí gân chính

Dừa được bổ đôi đúng cáchĐể lấy nước của quả dừa cần loại bỏ lớp vỏ ngoài và lớp xơ dừa sau đó dùng đũa/que chọc vào mắt lớn nhất của quả rồi đặt ống hút vào. Người ta có thể lấy nước bằng cách chặt bỏ một phần vỏ ở phần đối diện với cuống dừa để phần vỏ cứng bên trong phơi ra, sau đó vạt đi phần của lớp vỏ cứng đó và rót nước dừa vào vật chứa (cốc, chén, bát, v.v.). Ngày nay, người ta còn dùng dao/máy bào bớt đi lớp vỏ bên ngoài làm gần lộ ra phần vỏ cứng phía đối diện cuống dừa, rồi cũng vạt bỏ đi phần này khi muốn lấy nước. Do quả dừa có điểm rạn tự nhiên nên có thể bổ quả dừa bằng các loại dao to, chẳng hạn dao mác, dao phay hay các loại tuốc vít bản bẹt và búa. Trên quả dừa đã lột bỏ vỏ có 3 lằn gân ứng với 3 mắt, kinh nghiệm cho thấy khi dùng sống dao hoặc lưỡi dao hơi cùn đập vuông góc vào gân chính (ứng với mắt lớn nhất - như chỉ bởi mũi tên đỏ trong hình) thì quả dừa sẽ bể đôi dễ dàng, đường bể thường thẳng và đều. Các nông dân ở Bến Tre thường dùng một loại dao đặc biệt lưỡi không bén (sắc)lắm gọi là cái rựa để bổ dừa.

Khi quả còn non thì lớp vỏ rất cứng, nhưng quả dừa non hiếm khi rụng, ngoại trừ khi bị bệnh như nấm chẳng hạn hoặc do chuột, dơi ... phá hoại. Trong thời gian quả rụng tự nhiên, lớp vỏ trở thành màu nâu và xơ dừa trở nên mềm và khô hơn, như thế quả sẽ ít bị hư hại khi rụng. Có một vài trường hợp quả dừa rụng đột ngột và có thể gây thương vong cho người. Đây là chủ đề của bài báo ấn hành năm 1984 và đã được trao giải Ig Nobel năm 2001. Số lượng tử vong do dừa rơi được dùng để so sánh với số lượng các vụ tấn công của cá mập, với kết quả đưa ra là người ta bị chết do dừa rụng nhiều hơn là do bị cá mập tấn công. Tuy nhiên, chưa có chứng cứ nào cho thấy người ta bị tử vong theo kiểu này. [1] Tuy nhiên, William Wyatt Gill, một nhà truyền giáo của Hiệp hội truyền giáo London (LMS) tới Mangaia đã ghi lại một chuyện trong đó Kaiara, người thiếp yêu của vua Tetui, đã bị chết do một quả dừa non bị rụng. Cây "tội phạm" này đã bị chặt bỏ ngay lập tức. Điều này xảy ra vào khoảng năm 1777, cùng thời gian viếng thăm của thuyền trưởng Cook.


Hoa dừaTại một số khu vực trên thế giới, những con khỉ đã huấn luyện được dùng vào việc hái dừa. Các trường huấn luyện khỉ vẫn tồn tại ở miền nam Thái Lan. Các cuộc thi được tổ chức hàng năm để tìm ra con khỉ hái dừa nhanh nhất.

Tại Việt Nam, dừa được trồng nhiều ở nhiều nơi từ Bắc chí Nam, nhất là các vùng duyên hải. Tỉnh Bến Tre có diện tích trồng dừa lớn nhất được mệnh danh là "xứ dừa". Cây dừa đã trở thành biếu tượng tại đây.
 
N

nhoaucruco

:Dcam ơn bạn ruacon-a4 nhiều nha. Chắc bạn học giỏi văn lắm nhỷ.
bí quyết là gì vậy. mình học hỏi với.:-*:khi (101):
 
Last edited by a moderator:
R

ruacon_a4

Nhà văn Hoài Thanh có nói: “Thơ Bác đầy trăng”. Thật vậy, Bác đã viết nhiều bài thơ trăng. Trong số đó, bài “Ngắm trăng” là bài thơ tuyệt tác, mang phong vị Đường thi, được nhiều người ưa thích. Nguyên tác bằng chữ Hán, đây là bản dịch bải thơ:

NGẮM TRĂNG

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết. Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện.

Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cúng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng tăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.

Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hản rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?

“Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.

Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghia sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”…

Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lý, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần” ở ngoài lao”

Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỷ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hoà giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kỳ diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đầy, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.

Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng,… Túi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ…”, “… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng thưo…” Trăng tròn, trăg sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp.

Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao ói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi, trăng thề nguyền, trăng chia ly, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều. “Song thưa để mặc bóng trăng vào”… của Tam Nguyên Yên Đổ, v.v….

Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.
 
N

nhoaucruco

bạn nào có thể giúp mình làm bài này thì làm hộ mình nha.
Phân tích các câu thơ sau:
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướnn thân trắng bao la thâu góp gió...

-Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

Lối nói ẩn dụ và biện pháp so sánh ở những câu này có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

:khi (100): làm giúp mình nha cả nhà.:khi (110):
:D thank you :)
bạn ruacon_a4 giúp mình một lần nữa nha. thanks nhiều lắm
 
Last edited by a moderator:
R

ruacon_a4

Hai câu trên : Hình ảnh cánh buồm trắng chính là biểu tượng tâm hồn của làng chài. Hình ảnh so sánh đó không những làm cho việc miêu tả được cụ thể hơn mà còn gợi ra 1 vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng .

* Hai câu dưới : Người dân làng chài - những đứa con của biển khơi với nước da ngăm rám nắng, thân hình vạm vỡ, thấm đẫm vị mặn mòi của biển cả, "nồng thở vị xa xăm" của biển. Hình ảnh người dân chài vừa chân thực vừa lãng mạn.
 
N

nhoaucruco

Hai câu trên : Hình ảnh cánh buồm trắng chính là biểu tượng tâm hồn của làng chài. Hình ảnh so sánh đó không những làm cho việc miêu tả được cụ thể hơn mà còn gợi ra 1 vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng .

* Hai câu dưới : Người dân làng chài - những đứa con của biển khơi với nước da ngăm rám nắng, thân hình vạm vỡ, thấm đẫm vị mặn mòi của biển cả, "nồng thở vị xa xăm" của biển. Hình ảnh người dân chài vừa chân thực vừa lãng mạn.


:D Thanks, thanks và thanks bạn ruacon_a4 nhìu lém. bạn ở đâu vậy? cho mình biết tên, tuổi và nơi bạn ở dược không?;)
 
Last edited by a moderator:
R

ruacon_a4

hi
ban nhan tin vao phan tin nhắn trong trang cá nhân cho mình ý nha.
nói o đay ko ten lam
 
N

nhoaucruco

Hai câu trên : Hình ảnh cánh buồm trắng chính là biểu tượng tâm hồn của làng chài. Hình ảnh so sánh đó không những làm cho việc miêu tả được cụ thể hơn mà còn gợi ra 1 vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng .

* Hai câu dưới : Người dân làng chài - những đứa con của biển khơi với nước da ngăm rám nắng, thân hình vạm vỡ, thấm đẫm vị mặn mòi của biển cả, "nồng thở vị xa xăm" của biển. Hình ảnh người dân chài vừa chân thực vừa lãng mạn.

còn câu dưới mà...bạn có thể giải thích thêm không..
 
M

mina_bear

Mik tiếp nhe:
" Dân chài lưới làng da ngăm rám nắng" => hình ảnh dân chài vạm vỡ khoẻ khoắn, vượt qua bao gian nan khốn khó nhưng nó còn nói lên sức mạnh tinh thần, lòng cương nghị quyết tâm làm chủ biên khơi.
" Cả thân hình nồng thở vị xa xăm" => mùi vị mặn nồng của muối biển
___________________nhớ thanks nhe
 
Top Bottom