Văn Nhớ Rừng - Thế Lữ

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Phân tích đoạn thơ 2,3 trong bài thơ nhớ rừng Thế Lữ
Chị gợi ý e hướng làm bài nhé ^^
- Khổ 2:
+ Thể hiện niềm nuối tiếc về nơi trước đây hổ đã từng một thời "anh hùng hống hách những ngày xưa".
+ Cảnh vật hiện lên qua tâm tưởng thật hùng vĩ, âm u và huyền bí "cây cao, bóng cả, cây già", tiến "gió gào ngàn thét núi" rồi cả tiếng rừng khi tấu lên khúc trường ca "dữ dội".
+ Hình ảnh con hổ - chúa sơn lâm hiện lên thật oai hùng
- Khổ 3:
+ Cảnh vật núi rừng hiện lên thật thơ mộng hiền hòa và gần gũi như bức tranh
+ Sự nuối tiếc thể hiện qua lời cảm tán trực tiếp "Than ôi!"
+ Một câu hỏi tu từ thể hiện nỗi xót xa, đau đớn của chúa sơn lâm oai hùng một thời
=> Khổ 2 và 3 là những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ. Trong nỗi đau sa cơ, thất thế có niềm kiêu hãnh tự hào. Bài thơ như một lời nhắn gửi thiết tha về tình yêu thương đất nước. Tư tưởng lớn nhất của bài thơ là nói lên cái giá tự do và khát vọng tự do.
 

hoangnga2709

Giải Danh dự "Thử thách cùng Box Hóa 2017"
Thành viên
3 Tháng chín 2014
1,028
1,241
389
Bình Định
Phân tích đoạn thơ 2,3 trong bài thơ nhớ rừng Thế Lữ
muốn phân tích được một bài thơ:
Bước 1: Dẫn dắt và dẫn nhập khổ 2 và khổ 3 của bài thơ vào
"Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể của muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? "
Bước 2: Phân tích giá trị nghệ thuật và nội dung từng khổ thơ. Chú ý cần phải xen vào phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm nữa cho hay bạn nhé
Bước 3: TỔng kết lại toàn bộ. Nêu cảm nghĩ của mình về 2 khổ trên.
 
  • Like
Reactions: baochau1112

Hoàng Anh Minh

Học sinh chăm học
Thành viên
8 Tháng bảy 2014
300
164
141
Đắk Nông
Thế Lữ đã sử dụng động từ “gậm” để thể hiện sự bức bối lâu dài, dai dẳng, nó không thể nguôi ngoai mà luôn tồn tại, hiển hiện khiến tâm trạng luôn bị vây hãm trong bế tắc, cần được giải thoát. “Khối căm hờn” là những thù hằn, căm giận mà con hổ luôn”gậm” trong mình. “Trong cũi sắt” lại tái hiện chân thực không gian sống giam hãm, nhỏ hẹp khiến cho con hổ bị mất tự do. Như vậy, chỉ một câu thơ đầu nhà thơ Thế Lữ đã tái hiện được trọn vẹn hoàn cảnh đáng thương cũng như sự u uất của con hổ. Trong hoàn cảnh bị giam hãm ấy, dù cho lòng hừng hực lòng căm thù, dù muốn thoát ra khỏi chốn tù đầy này nhưng không thể làm theo ý muốn, nguyện vọng của mình. Vì vậy, con hổ chỉ có thể “nằm dài” trong chán chường đau khổ mà lặng lẽ “trông ngày tháng dần qua.

Càng tù túng bao nhiêu, càng uất hận bao nhiêu thì sự khinh bỉ dành cho những con người ngoài kia càng nhiều bấy nhiêu “Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ”. “Lũ người” ở đây ta có thể hiểu là những người đã bắt giam, đẩy con hổ vào chốn tù đầy mất tự do này. Thế giới của con người và loài vật hoàn toàn khác nhau, nhưng vì sự tham lam, tham vọng không bờ bến của con người mà con hổ phải chịu cảnh giam hãm phi lí này, lũ người này trong cái nhìn của con hổ chỉ là lũ “ngạo mạn ngẩn ngơ”, cậy vào sức mạnh mà dương dương tự đắc, không biết xấu hổ. Đặt câu thơ vào trong mối quan hệ với con người ta có thể thấy Thế Lữ thể hiện niềm phẫn uất khi lũ quân cướp nước trắng trợn xâm phạm hòa bình, độc lập của dân tộc, đẩy nhân dân vào cuộc sống tù túng, mất tự do. Nhà thơ cũng thể hiện rõ thái độ của mình ở đây, đó là sự coi thường, chế giễu những hành động phi lí của chúng: “khinh”, “giễu” : “Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm” câu thơ là sự thể hiện cái tinh thần ngạo nghễ, kiêu hùng của con hổ về chốn “oai linh rừng thẳm”.
 

Ngọc Hiếu

Học sinh mới
Thành viên
12 Tháng tư 2017
28
3
16
21
muốn phân tích được một bài thơ:
Bước 1: Dẫn dắt và dẫn nhập khổ 2 và khổ 3 của bài thơ vào
"Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể của muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? "
Bước 2: Phân tích giá trị nghệ thuật và nội dung từng khổ thơ. Chú ý cần phải xen vào phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm nữa cho hay bạn nhé
Bước 3: Tồng kết
 
Top Bottom