Nhờ mọi người giúp đỡ giải thích một vài câu hỏi ôn tập

  • Thread starter p3kut3_43v3rlove4
  • Ngày gửi
  • Replies 1
  • Views 3,730

P

p3kut3_43v3rlove4

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Giải thích vì sao dân gian ta có câu: "Lôi thôi như cá trôi lòi ruột"?

2. Vì sao thức ăn thực vật chứa rất ít protein nhưng thức ăn thực vật vẫn được cung cấp đầy đủ protein cho quá trình sống?

3. Giải thích vì sao lượng oxi trong nước rất thấp nhưng cá vẫn hô hấp đạt hiệu quả cao?

4. Tại sao bề mặt trao đổi khí của chim, thú phát triển hơn lưỡng cư, bò sát?

5. Hãy cho biết sự tiến hóa về cấu trúc của hệ tuần hoàn của nghành động vật có xương sống?

6. Vì sao động vật hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?

7. Giải thích vì sao hệ tuần hoàn hở thường gặp ở động vật có kích thước nhỏ?

8. Loài SV nào có hệ tuần hoàn chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết, không tham gia vận chuyển Oxi và khí Cacbonic?tại sao?

9. Loài cá nào có hệ tuần hoàn chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết, không tham gia vận chuyển Oxi và khí Cacbonic?tại sao?

10. Vì sao con người ăn nhiều chất đờng bột lâu dài sẽ có nguy cơ bị bệnh *** tháo đường?

11. Hãy giải thích tại sao người ta thường có cảm giác khát nước khi nào?
 
L

l0v3_sweet_381

Câu 1: Thành phần thức ăn của động vật ăn thực vật chủ yếu là xenlulôzơ. Xenlulôzơ chịu sự biến đổi sinh học nhờ hệ vi sinh vật sống trong hệ tiêu hoá ở vật chủ (trong dạ dày của động vật nhai lại hoặc trong ruột tịt của động vật ăn thực vật có dạ dày đơn). Vi sinh vật tiết ra enzim xenlulaza để tiêu hoá xenlulôzơ, tạo nên các sản phẩm dùng làm nguyên liệu tổng hợp nên chất sống của bản thân chúng. Chính vi sinh vật là nguồn bổ sung prôtêin cho cơ thể vật chủ.
Câu 2: Vì khối lượng thức ăn hàng ngày lớn. (chắc zậy ='))
Câu 3: Vì:
+ Miệng và nắp mang đóng mở nhịp nhàng làm cho dòng nước chảy 1 chiều và liên tục từ miệng qua khe mang
+ Dòng máu trong mao mạch chảy song song và ngược chiều với dòng nước chảy qua mang
Câu 4: Bề mặt trao đổi khí của chim, thú lại phát triển hơn của lưỡng cư và bò sát là vì chim và thú là lớp động vật tiến hóa hơn lưỡng cư bò sát. Chúng là những sinh vật hoạt động mạnh và phức tạp, nhu cầu năng lượng cho cơ thể lớn cho nên mặt trao đổi khí lớn hơn mới đáp ứng được nhu câu O2 cho cơ thể.
Câu 5: Tim của động vật có xương sống tăng dần về số ngăn. Như cá. tim chỉ có hai ngăn (tâm thất và tâm nhĩ), hệ tuần hoàn một vòng duy nhất. Đến ếch, tim 3 ngăn (2 tâm thất, một tâm nhĩ), xuất hiện vòng tuần hoàn phổi. Rồi đến bò sát, tim xuất hiện vách hụt ở tâm thất (vẫn 3 ngăn như ếch), máu pha nhưng ít hơn vì có vách hụt (cá sấu có 4 ngăn, đặc biệt duy nhất ở bò sát). Đến chim và thú thì tim 4 ngăn hoàn chỉnh(2 tâm thất+2 tâm nhĩ).



Câu 6: Theo e nghĩ câu hỏi là vì sao tim động vật hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi chứ nhỉ?
Tim co,dãn có tính chu kỳ
Chu kì tim là (0,8s):
Bắt đầu là pha co tâm nhĩ: 0,1s( nghỉ 0,7s)
Tâm thất co:0,3s( nghỉ 0,5s)
Pha dãn chung:0,4s( nghỉ 0,4s)
Nhịp tim = 75 chu kì trong 1'.
Câu 10:Đái tháo đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng của insulin (đề kháng với insulin) .
Insulin, được sản xuất từ tuyến tuỵ , một tuyến nằm sau dạ dày, giúp cho các tế bào của cơ thể sử dụng đường từ máu của bạn.Glucose là một nguồn năng lượng cho các tế bào. Glucose được tạo ra từ thức ăn (tinh bột) và thức uống ngọt.
Câu 11: Trong cơ thể người thì nước chiếm tỷ lệ khá cao, nước cũng giúp máu thành thể lỏng, khi thiếu nước, não sẽ gởi tín hiệu báo cho ta biết để cung cấp thêm nước.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom