Nhớ mái trường xưa

P

phamminhkhoi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ta viết lên hàng cây những kỷ niệm
Và ngày dài qua đi

Tặng mái trường tiểu học rất dấu yêu nhân ngày kỷ niệm thành lạp trường

Phamminhkhoi

Truớc tiên tôi xin thuật qua vài nét về trường cũ của mình:

Trường của tôi nằm giữa một con hẻm đâm sâu vào lòng một khu phố trầm uất của dân Kẻ Chợ sầm uất, ngày ấy ngiười ta gọi là ngõ (…). Con ngõ hẹp và nhiều ngóc ngách, có ngóc đâm ra thẳng một cái hồ nước lớn, nơi bọn chúng tôi vẫn hè nhau xô nhau xuống đấy hoặc là chạy giỡn chơi cả buổi trươc khi thất thểu kéo nhau về và lơ lửng kéo theo là những buổi phe bình cứ nối nhau hàng tháng . Đầu ngõ, là lỏng chỏng những mủng, nhữg hàng, những thúng, những gánh rong của một hai bà hàng nưóc những hành bánh kẹo truỵen tranh xanh đỏ, Nhật có, Âu có, Mĩ có. Tôi nhớ còn một hàng con giống, chứa đấy những đồ chơi Trung Quốc, bọn trẻ con chỗ tôi hồi đó, không có tiền mà cứ đứng đó nhìn cả buổi. Ông chủ hàng người Hoa, tóc muối tiêu, tính hièn lành và dễ dãi, chỉ bảo chúng tôi đứng tránh ra xa chứ không nỡ đuổi, như nhiều người bán quán bây giờ.

Tôi nhớ đó là vào năm 1998, năm vào cái thời giao giữa hai thiên nien kỷ, năm mà bắt đầu internet và những trò chơi diện tử băng đang tràn ngập khắp các hàng quán. Gần trường tôi cũng có một quán điện tử, loại máy bật được nắp lên mà lắp đĩa vào, thời ấy đã là quý lắm. Tiền chơi cũng rẻ, chỉ dăm bảy trăm hay lúc nào xôm lắm cũng chỉ 1000 một giờ là hét nước. Cũng thật kỳ là cái thú vui của những đứa trẻ con lớp 1, lớp 2 chúng tôi luc đó, chỉ là vài cái băng hình, vài cuộc vidéo, những cuốn truyện thiếu nhi và những con giống dủ kích cỡ, vạy mà tuổi thơ vãn cứ trôi qua nhẹ nhàng như vậy. Lúc đó, cả những đứa trẻ lớn hơn, lớp 7, lớp 8, cũng chưa biết đến phim Hàn Quốc đến nhuộm đàu xanh dỏ và điện thoại di động. Thời học sinh hồi đó trôi qua rất đúng nghĩa, những mối quan hệ thật đẹp và không hê vướng chút gì là gia đình, là tiền bạc, là giàu có, là nổi bật. Nhiều lúc nhìn lại bây giờ bỗng thấy buồn vô hạn, như có một cái gì từ quá khứ đang rên rỉ rồi cứ thế chết dần chết mòn.

Nhà tôi hồi đo còn có cái sân vườn rộng chứng trăm mét vuông làm chỗ học thêm cho các anh chị lớp 8 (những người đó bây giờ chắc cũng sắp ra truờng đến nơi rồi). Cứ buổi trưa trưa tiếng cô giaó đọc bài và tiếng ngòi bút gột lên mặt giấy học sinh nghe rồn rột những căn bậc hai, bạc ba, phương tình rồi nghiệm đơn, nghiệm kép. Cho đến giờ, mỗi khi ngồi vào bàn học, những tiếng dọc bài đó lại văng vằng bên tai, như một cái gì đó đã lùi về tít tắp phía sau mà cũng lại lờ mờ ở phía trước một thứ ánh sáng mờ tỏ và xiêu vẹo. những đường thẳng cứ xô vào nhau, chồng chéo lộn lẫn một âm thanh, một tiếng gọi , một tiếng cười dùa ý ới của bạn trai, bạn gái và cái nhíu mày nghiêm nghị của thầy cô.

Năm đó, tôi vừa vào lớp 1. Ngày khai giảng, bố tôi chở tôi ra hồ Hoàn Kiếm. Đó là lần đầu tiên tôi ở gần hồ đến vậy (lúc bé tôi rất ít khi ra khỏi nhà). Giữa mùa thu, nắng trùm lên càu thê húc đỏ ối vắt giữa bờ với đảo Ngọc Sơn xanh xanh một màu cây cuối hạ. Cứ thế ngắm những đoàn học sinh đi học về ngang qua đấy, cứ hai ngươì một đi sắp thành hàng đôi, lớp trưởng đi đầu giơ cao cái biẻn đề tên lớp; phía dưới, mặc kệ cô giáo những học sinh cứ huých vào nhau chỉ chực dợi dịp là trào ra để trèo lên những yên xe đợi sẵn của bố mẹ. Đến bây giờ, 12 năm trôi qua tôi vẫn không sao quên cái cảnh buồn cười ấy, liên tưởng đến một đàn kiến đang đi có hàng lối bỗng dưng đụng phải một phién lá. Và thế là hỗn loại không ngừng.

(Còn tiếp)


 
P

phamminhkhoi

Cũng trong năm 1998 tôi còn có một cái vinh dự đặc biệt và cũng là duy nhất với tôi từ bấy đến nay. Lần đầu tiên tôi được lên báo ! Báo Hoạ Mi dành cho trẻ con nhi đồng lúc ấy mỗi tuần ra hai số., hình lứop tôi ngay trên bài số thứ nhất của tuần đầu tháng 9. Bàn tôi có 2 người, tôi nhỏ nhất, bên cạnh là L, mái tóc cắt lém và có vẻ nghịch ngợm. Nhớ thời ấy tôi đã bao lần cãi nhau với cô bạn ngồi cạnh, đến nỗi có lần suýt…đánh nhau nữa, ma mà cô giáo can kịp. nghĩ lại, vừa hối hận vừa buồn cười.

Sân trường tôi ngày ấy tôi còn nhơ có một cái vòi phun nứoc, mùa hè, trời nắng chang chang cái nắng tháng 6, nước cứ phun ra từng chùmn, từng chùm, lấp lánh những chòm sáng bảy màu. Thay nhau ẩn hiện. lấp ló trong những chùm snág ấy là gương mặt những áưc học sinh lớp 1, đứa cười, đưa khóc oà len, có đưa lủi thủi đứng vô một góc nhìn các bạn chơi đùa, trông tội nghiệp đến lạ. Bên ngoài, chỗ giáp với một khu chợ đông đúc, là một cái toa- lét, cũ ẩm và mùi nước thải nồng nặc. Chỗ dó chúng tôi vẫn thường đồn nhau là có một con ma trong đó sẽ bắt tất cả nhữung đứa nào vô ý thò đầu vào. Đua vậy thôi, chứu người sợ thì ít lắm, TV hồi đó đnag sùng thê loại phim trinh thám hành động, và thế là các “đội bắt ma’ cứ thi nhau ra đời. Đã có đội bắt ma thì sẽ có một đưa giả làm ma. Thằng T, gầy còm nhom như que cuỉu, cứ vén thốc áo mà giơ ra bộ xương sườn chẳng chịt mà lừ lừ đi lại, vào lúc vô ý cũng có đứa giật mình chạy cuống cuồng.

Lớp tôi có 45 người,trong đó có những ngwoif đến gờ vãn còn học với tôi chung một trường và tôi còn gặp họ thường xuyên: P, K., P.L, D…Nhát là D, hồi đó tôi chơi thân nhất với anh bạn này. D gầy gò, nhưung thông minh và tinh nghịch. Cứ giừo ra chơi của lớp mà có giọng bông phèng của nó, thế nào cũng có đứa rũ ra vì cười…

Còn thằng L nữa, thằng bé lúc nào cũng kè kè cái kính cận 4 đi ốp và nom lúc nào cũng thơ thơ thẩn thẩn. Nhà L giàu, đi về trường đều bằng xe Mẹc đời mới hẳn hoi. Sợ con hư, bố mẹ L kiên quýet giam nó trong nhà, thành ra trông nó lúc nào cũng như ngưưoì mất hồn, ai doạ cái gì cũng sợ. Lên lứop 6, không biết vì sao đó tôi không còn gặp nó nữa, ở bất cư snơi đâu, nó chuyển trường, cũng có lẽ, nhưng tôi nghĩ rằng nhiều khả năng nó đã vi vu sang tận bên tây bên Tàu tự bao gìơ rồi.
 
Top Bottom