Văn 7 "Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng."

minhthu2k5

Học sinh tiến bộ
Thành viên
31 Tháng năm 2018
1,070
1,095
201
Quảng Nam
Hogwarts
I/Mở bài:
- Nêu vắn tắt khái niệm của ca dao dân ca.
- Từ đó giới thiệu câu ca dao dân ca:
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"

- Nêu ý nghĩa của câu ca dao dân ca đó.
- Dẫn đến thân bài.
II/Thân bài:
1. Giải thích nghĩ đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ:
"Nhiễu" là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. "Điều" là màu đỏ. "Nhiễu điều" là một thứ vải quý, được dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những đồ quý. "Giá gương" là cái khung bằng gỗ để người ta đặt cái gương lên…
Thông qua những hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm của câu ca dao muốn ca ngợi những tình cảm trong sáng như tấm lụa điều và chiếc gương. Hãy nghĩ đến tình đồng hương, đồng bào, để rồi nhiệt tình cứu giúp nhau…
2. Ý nghĩa của câu ca dao dân ca trên
3. Truyền thống đã được nhân dân ta thể hiện như thế nào?
- Tình làng nghĩ xóm…
- Mọi người tương trợ lẫn nhau qua chiến dịch "Mùa hè xanh"…
- Giúp đỡ đồng bào bị lũ lũt…
4. Người học sinh đã thể hiện tốt truyền thống ấy như thến nào trong gia đình, nhà trường?
- Thể hiện lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết qua những việc gì?
- Còn ngoài xã hội? (nêu dẫn chứng)
III/ Kết bài:
- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.
- Từ đó rút ra bài học cho bản thân.
Nguồn: sưu tầm
 

Lê Khánh Chi

Tài năng đoàn viên
Thành viên
18 Tháng mười một 2017
482
311
101
19
Lâm Đồng
Trường .......
Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.
Mọi người giúp mình với!
Từ 60 năm trước người ta biết đến VN một quốc gia lạc hậu nghèo đói và non trẻ nhưng đã phải bước vào chiến tranh chống thực dân Pháp và Mỹ. Có người đã tự hỏi: " Tại sao VN lại dành chiến thắng trong khi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thời bấy giờ là hai cường quốc mạnh bậc nhất trên thế giới? Và câu trả lời thì thật là giản đơn vì nhân dân ta có tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau của một cộng động. Tinh thần đó đã được thể hiện qua câu ca dao:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước thì thương nhau cùng”.

Trước hết, để hiểu nội dung của câu tục ngữ trên cũng như cảm nhận về ý nghĩa mà ông cha ta đã truyền lại từ nó, ta phải đi tìm hiểu về nghĩa của nó cái đã. Sau khi đọc xong 2 câu văn trên, ta đã thấy một hình ảnh xinh đẹp hiện trong đầu. Đó là hình ảnh một tấm nhiễu điều, một tấm vải đỏ, mềm, mịn và hình ảnh một cái giá đỡ chiếc gương, chiếc giá gương ấy đã đỡ chiếc gương và tấm vải xinh đẹp ấy, mỗi ngày, mỗi ngày đều che phủ chiếc giương, bảo vệ chiếc giương khỏi sự bẩn nhơ của cuộc sống, để cho chiếc gương luôn luôn sang mãi theo thời gian. Hình ảnh ấy thể hiện một tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau của 2 đồ vật bình thường, qua đó thể hiện một chân lí về con người cần phải hiểu: mọi người cần phải yêu thương lẫn nhau, đùm bọc lẫn nhau, và sự yêu thương ấy sẽ tạo ra sự đoàn kết, sự đoàn kết tạo ra chiến thắng và thành công trong cuộc sống.

Sâu xa hơn, mở rộng hơn cho câu tục ngữ đó là tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của con người trong một nước. Điều đó được thể hiện trong câu cuối sau “Người trong nước phải thương nhau cùng”. Từ câu đó đã thể hiện một ý muốn của ông cha ta, mong mỏi con cháu ta phải đùm bọc lẫn nhau, người giúp đỡ người, trong mọi trường hợp thế nào. Chúng ta là người trong một nước mà, giúp đỡ nhau là chuyện thường thôi. Mọi người đã biết đấy, khi ta yêu thương, yêu quý ai đó, quan tâm ai đó khi người đó khó khăn thì khi ta khó khăn, chắc chắn người ta sẽ giúp đỡ lại, không chỉ một lần thôi, người ta sẽ giúp ta mỗi lần ta thất bại, và tất cả chúng ta hợp lại, nó thành sức mạnh, sức mạnh đó sẽ đánh bại mọi kẻ thù, chúng ta sẽ đánh ta giặc ngoại xâm, nó làm nên chiến thắng, thành công, và đất nước đã được yên bình như ngày nay.

Như mở bài ta đã giới thiệu, dù phải chống lại với Pháp và Mĩ, là cường quốc mạnh nhất thế giới, song, người dân ta vẫn chiến thắng, đó là nhờ sự yêu thương con người, đùm bọc của người dân trong nước, đã tạo ra sự đoàn kết chiến thắng mọi thứ. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, trong lịch sử của ta, có rất nhiều sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau tạo nên chiến thắng, thành công của nhân dân ta đã được ghi lại. Nhờ sự đùm bọc mà ta đã thoát khỏi 1000 năm đô hộ của quân nhà Nam Hán, nhờ sự đùm bọc lẫn nhau mà ta đã chiến thắng tất cả các cuộc chiến tranh của Trung Quốc, nó rất muốn xâm lược nước ta thành thuộc địa của nó mà không thể từ trước tới giờ, và gần nhất là cuộc chiến tranh chống lại Pháp và Mĩ, 2 cường quốc của thế giới, ta vẫn chiến thắng. Và trong chữ Quốc Ngữ chúng ta đã thể hiện sự yêu thương, đùm bọc của nhân dân ta qua 2 từ “đồng bào”, có nghĩa là “người cùng một bào thai, người cùng một bọc trăm trứng” bắt nguồn từ câu chuyện “Lạc Long Quân và Âu Cơ” được truyền lại cho đến ngày nay.

Trên đời này, ai cũng có khó khăn, thất bại, mà có bao nhiêu người dám đứng lên sau lần thất bại ấy? Lúc đó, chắc chắn ai cũng mong một người sẽ nắm tay ta, dẫn bước ta đến thành công. Và khi đó bạn nắm tay người đó, là ánh sáng của người đó khi người đó đang nằm trong một bóng tối thật sâu thẳm, đó chính là sự giúp đỡ, sự yêu thương của bạn dành cho người đó. Chắc chắn người đó sẽ luôn giữ mãi khoảng khắc được bạn giúp đỡ, sẽ giúp đỡ lại bạn như thể cảm ơn điều tốt lành mà bạn đã ban cho họ. Đó là sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người và người.

Giúp đỡ người khác, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau không phải là phải đòi sự trả ơn từ người kia. Yêu thương, đùm bọc con người phải xuất phát từ tình yêu thương thật lòng. Và chẳng ai quên sự yêu thương từ bạn cả. Chỉ cần một hành động nhỏ nhoi trên thôi, sẽ giúp cho người với người yêu thương nhau, từ đó tạo ra sự đoàn kết, sự đoàn kết ở trong một tổ, một lớp, một vùng miền và cả một quốc gia, đoàn kết đó sẽ là đại thành công của con người trong cuộc sống.

Ngoài những người biết giúp đỡ, yêu thương nhau mỗi lúc khó khăn, còn có những loại người vô cảm, chỉ nghĩ cho lợi ích của cá nhân, không biết giúp đỡ người khác khi thấy người ta khó khăn, mà còn dẫm đạp, cười cợt trên sự thất bại của người khác. Ngoài ra còn có những loại người giông ơn bội nghĩa, ăn cháo đá bát, khi được người ta giúp đỡ khi ra vẻ cảm ơn, khi không được người ta giúp đỡ nữa thì quay ra phản bội người mà đáng ra mình phải mang ơn họ suốt đời. Những hành vi đó thật đáng chê trách, tất cả chúng ta cần không nên học theo những hành vi ấy.

Tóm lại, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là điều tốt, đó là điều mà ông cha ta muốn răn dạy cho chúng ta. Mà không chỉ ngoài câu trên thôi, trong kho tàng văn học Việt Nam còn có rất nhiều câu tục ngữ khuyên răng chúng ta cần yêu thương nhau, cụ thể như câu: “Thương người như thể thương thân”, cũng mong con cháu ta có tinh thần yêu thương nhau, giúp đỡ lẫn nhau.
[TEX][SPOILER="Bài văn 2"][B]Dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn có truyền thống đoàn kết, sống ân tình ân nghĩa, yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, đó là 1 truyền đạo lý tốt đẹp đáng noi theo, được ông cha ta đúc kết thành câu ca dao tục ngữ như những lời dạy, lời nhắn nhủ đến thế hệ tương lai: " Nhiễu điều phủ lấy giá gương[/B] [B]Người trong một nước phải thương nhau cùng"[/B] [B]Đúng là như vậy, đã là con người thì cần phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Vậy thì "nhiễu điều" là gì? Nhiễu điều là một loại hàng tơ quý, là một tấm vải đỏ mềm mại được dệt từ tơ tằm. Nhiễu điều được dùng để phủ, che lên những vật có giá trị như bàn thờ tổ tiên,... Còn giá gương là chiếc khung gương được làm bằng gỗ, bảo vệ cho gương được an toàn. "Người trong một nước" là nhưng người tuy có dân tộc khác nhau nhưng cùng sống chung trên mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc, cùng sống chung 1 mái nhà Việt Nam. Từ đó ta thấy được hình ảnh "nhiễu điều" và 'giá gương" hiện ra 1 cách quen thuộc,h[B]ai tiếng phủ lấy thể hiện được sự[/B] gắn bó khăng khít của nhiều điều và giá gương. Tấm nhiễu điều phủ lấy để bảo vệ, che chở cho giá gương khỏi những bụi bặm, để cho giá gương mãi trong sạch và thêm phần đẹp đẽ. Nhờ hai hình ảnh gắn bó đó, ông cha ta đã đưa ra lời khuyên: " Người trong một nước phải thương nhau cùng". Mọi người đã sống trong xã hội phải biết yêu thương, đoàn kết với nhau, không nên sống đơn độc, một mình trong xã hội.[/B] [B]Vậy tại sao người xưa lại nhắc nhở ta cần phải sống yêu thương lẫn nhau? Trước tiên, ta thấy rằng yêu thương, che chở là một truyền thống quý báu bao đời nay của dân tộc ta được thể hiện qua bao nhiêu giai đoạn lịch sử. Ngoài ra chúng ta là người trong 1 nước, cùng có chung nguồn gốc lịch sử, là thành viên trong đại gia đình CHXHCN Việt Nam. Hơn nữa, tổ tiên chúng ta còn là những người anh em được sinh ra trong bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, cùng chung dòng máu Lạc Hồng chảy trong người. Vậy đã là anh em trong 1 nhà, trong 1 nước, có cùng dòng máu với nhau thì phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau là việc vô cùng cần thiết và đáng quý. Sự thương yêu đoàn kết sẽ tạo cho ta 1 sức mạnh vô cùng to lớn vượt qua mọi khó khăn, thử thách hiểm trở, cho ta năng lực phi thường để chiến thắng mọi kẻ thù, thiên tai tiến tới xây dựng tương lai tươi sáng, cuộc sống tốt đẹp.Tình yêu thương, đùm bọc còn giống như 1 sợi dây vô hình thắt chặt, gắn kết trái tim của con người với con người lại với nhau, làm quan hệ mọi người đang gắn bó, nay lại gắn bó hơn, ân tình ân nghĩa hơn. Trong cuộc sống này có bao nhiêu người khó khăn, cần được giúp đỡ, cần được yêu thương, nếu họ được ta giúp đỡ, họ sẽ cảm thấy rất hạnh phúc và cảm thấy nỗi khó khăn, buồn bã và càng có thêm năng lượng để vượt lên. Chúng ta cũng vậy, nếu ta yêu thương, giúp đỡ người khác bằng chính tấm lòng, trái tim của mình thì chắc chắn cuộc sống của ta sẽ càng thêm rạng rỡ, tươi đẹp và ý nghĩa hơn. Yêu thương, giúp đỡ những trẻ em tàn tật, những nạn nhân chất độc màu da cam, những người nghèo khó,...Hay có những chương trình truyền hình ta hay xem trên ti vi như " Ngôi nhà ước mơ", " Lục lạc vàng," Vượt lên chính mình",... đều thể sự tương thân tương ái, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, khốn khổ, đồng thời thể hiện cái tâm của người làm chương trình. Ngay trong cuộc kháng chiến của nhân dân ta cũng đã chiến thắng nhờ tinh thần yêu thương, đoàn kết. Không chỉ trong đời sống mà trong kho tàng ca dao tục ngữ cũng có nhiều câu thơ thể hiện tình yêu thương: " Lá lành đùm lá rách" " Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ" hay câu ca dao " Bầu ơi..... 1 giàn" Tuy vậy, bên cạnh đó trong xã hội vẫn có nhiều người giữ lối sống độc lập, ko hòa hợp với mọi người, tập thể, mọi người mà lại đi chia rẽ, ganh tị, ko biết đoàn kết, yêu thương nhau. Vẫn còn nhiều người phân biệt màu da, chủng tộc... Một nhà triết học vĩ đại đã tổng kết rằng: " Xét về bản chất thì con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội".Đúng vậy, con người được sinh ra đều thuộc vào 1 tập thể nào đó và có trách nhiệm phải hòa hợp, tương trợ với các thành viên khác trong tập thể để xây dựng cuộc sống tốt đẹp, tươi sáng hơn. Tình yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau quan trọng đến nhường nào, vì vậy chúng ta cần phải làm theo bằng cách tham gia các hoạt động phong trào ủng hộ người nghèo, người miền Trung bị lũ lụt, quyên góp sách vở cho các em hs miền núi, biết đoàn kết xóm giềng, giúp đỡ lẫn nhau, tránh suy nghĩ " Đèn nhà ai nhà nấy rạng". Là hs trong 1 lớp, 1 trường, ta cần phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, tích cực xây dựng tập thể trở thành 1 lớp ngoan, học tập tốt. Qua những gì vừa phân tích trên đã khẳng định rằng tình yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là 1 truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, Chúng ta- những hạt mầm cho thế hệ tương lai có nghĩa vụ phải nỗ lực phát huy truyền thống ấy mãi rạng rỡ, sáng ngời.[/B][/SPOILER][/TEX]
Link tham khảo: https://diendan.hocmai.vn/threads/v...i-trong-mot-nuoc-phai-thuong-nhau-cung.83134/
 

Timeless time

Cựu Phụ trách nhóm Toán
Thành viên
19 Tháng tám 2018
2,749
6,038
596
23
Thái Bình
Đại học Y Dược Thái Bình
Mỗi con người khi sinh ra đều có cho mình một Tổ Quốc, một quê hương. Là một người con của dân tộc ấy, ai cũng cần thực hiện và đảm bảo vai trò, nghĩa vụ của mình, trong đó, cần biết đoàn kết, đùm bọc với chính đồng loại, những người trong cùng một đất nước với mình. Điều này đã được ông cha ta thể hiện rất rõ qua câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Trước hết ta cần hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ. “Nhiễu điều” ở đây là một tấm vải dùng để phủ lên gương để tránh bụi bẩn, giữ cho gương luôn sáng bóng và “giá gương” chính là vật dụng mà cần có tấm “nhiễu điều” để bảo vệ. Từ hai hình ảnh trên, ông cha ta đã liên tưởng sâu xa đến tình cảm của những người dân trong cùng một dân tộc, cùng một nước, đã chảy chung một dòng máu quê hương, có mục đích chung thì cần biết thương yêu nhau, đùm bọc, gắn bó, sẻ chia , giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh để cùng vượt qua khó khăn, thử thách, có như thế mới giúp đất nước phát triển và đi lên.

Quan niệm của ông cha ta là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc. Trước hết, mỗi người đều có cội nguồn, đều có một Tổ Quốc thiêng liêng mà thân thương như là nhà, là nơi vững chãi để con người ta sống và hoạt động. Từ xa xưa, truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra chiếc bọc trăm trứng đã thể hiện sự liên kết, mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa người với người trong cùng một dân tộc, có chung nhau tổ tiên, nguồn cội, có chung dòng máu dân tộc trong huyết quản. Vậy nên, sự đoàn kết, gắn bó là điều không thể thiếu trong cuộc sống. Nó chính là nguồn sức mạnh để một đất nước đi lên vững chãi, là nguồn sức mạnh mà trong quá khứ, khiến bao kẻ thù xâm lăng đã ngã gục trên mảnh đất quê ta, cũng là nguồn sức mạnh để con người cùng nhau xây dựng đất nước, xây dựng cuộc sống mới. Một đất nước có phát triển là một đất nước có sự đồng lòng, đoàn kết của mọi người dân trong đất nước ấy, mà để có được điều ấy, trước hết con người với con người phải biết yêu thương, chở che, đùm bọc lẫn nhau.

Xã hội của chúng ta hôm nay vẫn còn tồn tại rất nhiều những hoàn cảnh, những mảnh đời khó khăn, bất hạnh, không nơi nương tựa cần sự giúp đỡ từ chính những người dân cùng chung dòng máu với mình. Và nhìn chung, dù là thời trước hay thời nay, nhân dân ta vẫn đã và đang phát huy tốt tinh thần “lá lành đùm lá rách” với đồng bào. Nếu khi xưa, Bác Hồ vận động kêu gọi lập hũ gạo cứu đói trong giai đoạn 1945 với khẩu hiệu “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, thì hôm nay, thế hệ con cháu vẫn phát huy tốt truyền thống ấy bằng việc tổ chức các hoạt động thiện nguyện, các tổ chức từ thiện từ quy mô nhỏ đến lớn nhằm giúp các hoàn cảnh sống nghèo khổ, khó khăn, giúp đỡ bà con đồng bào miền núi, vùng lũ lụt...Nhờ đó mà chất lượng cuộc sống được cải thiện, đất nước có thể xóa đói giảm nghèo, tập trung vào những lĩnh vực trọng điểm.

Tinh thần đoàn kết, sự sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau sẽ giúp một tập thể, một dân tộc cùng nhau đi lên, cùng nhau phát triển vì một mục đích chung. Là một người con của mảnh đất hình chữ S này, mỗi người cần tự ý thức được vai trò và trách nhiệm của chính mình không chỉ đối với sự phát triển của đất nước mà còn là trách nhiệm đối với chính những mảnh đời xung quanh ta, cần biết sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, cho đi để rồi nhận lại, không sống vô cảm, thờ ơ với các hoàn cảnh sống khó khăn, mở rộng lòng mình bằng một trái tim vàng son luôn đập rộn ràng với cuộc sống xung quanh.

Là những trái bầu và trái bí trên cùng một giàn cây, cũng giống như những người trong cùng một dân tộc, tuy có thể khác biệt về hình thức, giọng nói, tính cách, nơi sống,..thế nhưng một điều vĩnh viễn không thể phủ nhận đó là mỗi người đều có chung duy nhất một cội nguồn dân tộc, một Tổ Quốc vẫy gọi. Sự yêu thương, sẻ chia, đùm bọc sẽ giúp con người xích lại gần nhau hơn, tạo thành một khối trụ vững bền.
nguồn : Internet
 
Top Bottom