- 10 Tháng tám 2021
- 1,501
- 1
- 1,435
- 231
- 19
- Cà Mau
- Trường THPT Thới Bình
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Cuộc cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau chiến tranh.
a. Nội dung.
- Ban hành hiến pháp 1946 với nhiều nội dung tiến bộ.
- Cải cách ruộng đất (1946 – 1949).
- Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị tội phạm chiến tranh.
- Giải giáp lực lượng vũ trang.
- Giải thể các công ty độc quyền lớn.
- Thanh lọc các phần tử phát xít ra khỏi cơ quan nhà nước.
- Ban hành các quyền tự do dân chủ.
b. Ý nghĩa:
- Chuyển từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ, tạo nên sự phát triển thần kì về kinh tế.
- Mạng lại niềm hi vọng mới đối với các tầng lớp nhân dân, là nhân tố quan trọng đưa nước Nhật phát triển sau này.
2. Tình hình kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai.
a. Thuận lợi:
+ Chính phủ Nhật Bản tiến hành một loạt các cải cách dân chủ.
+ Nhờ những đơn đặt hàng "béo bở" của Mĩ trong hai cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam. Đây được coi là "ngọn gió thần" đối với kinh tế Nhật.
b. Thành tựu:
- Từ những năm 50, 60 của thế kỉ XX trở đi, nền kinh tế Nhật tăng trưởng một cách "thần kì", vượt qua các nước Tây Âu, Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa:
+ Về tổng sản phẩm quốc dân: năm 1950 chỉ đạt được 20 tỉ USD, nhưng đến năm 1968 đó đạt tới 183 tỉ USD, vươn lên đứng thứ hai thế giới sau Mĩ. Năm 1990, thu nhập bình quân đầu người đạt 23.796 USD, vượt Mĩ đứng thứ hai thế giới sau Thuỵ Sĩ (29.850 USD)
+ Về công nghiệp, trong những năm 1950-1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 15%, những năm 1961-1970 là 13,5%.
+ Về nông nghiệp, những năm 1967-1969, Nhật tự cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước...
- Tới những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
c. Nguyên nhân của sự phát triển đó:
+ Vai trò điều tiết của nhà nước: đề ra các chiến lược phát triển kinh tế vĩ mô, biết sử dụng, tận dung hợp lý các nguồn vay, vốn đầu tư nước ngoài..
+ Bản tính con người Nhật: cần cù, chịu khó, ham học hỏi, có trách nhiệm, biết tiết kiệm, lo xa...
+ Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quẩn lý tốt, tập trung sản xuất cao.
+ Áp dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật vào sản xuất.
+ Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác: truyền thống văn hoá - giáo dục lâu đời, nhờ chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam; chi phí ít cho quân sự, đầu tư nước ngoài…
- Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật có hạn chế: Nghèo tài nguyên, hầu hết năng lượng, nguyên vật liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Nền kinh tế mất cân đối, thường xuyên vấp phải những cuộc suy thoái, Mặt khác Nhật Bản vấp phải sự cạnh tranh, chèn ép của Mĩ, Tây Âu và nhiều nước công nghiệp mới nổi...
Có thể nói, sự tăng trưởng của nền kinh tế Nhật hơn nửa thập kỉ qua đã để lại sự kính nể của bạn bè thế giới. Bài học về khắc phục chiến tranh, thúc đẩy kinh tế phát triển của Nhật là bài học quý giá đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay...
3. Chính sách đối nội, đối ngoại.
a. Chính sách đối nội.
- Vai trò của Nhật hoàng chỉ còn trên danh nghĩa
- Các đảng phái công khai hoạt động, phong trào bãi công và phong trào dân chủ phát triển mạnh.
b. Chính sách đối ngoại.
- Nhật Bản hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ về chính trị và an ninh, kí với Mĩ “Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật”, chấp nhận đặt dưới “ô bảo hộ hạt nhân” của Mĩ, để Mĩ đóng quân, xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản. Nhờ đó, đầu tư cho chi phí quân sự của Nhật Bản rất hạn chế, tạo điều kiện cho Nhật tập trung vào việc phát triển kinh tế.
- Trong những năm gần đây, giới cầm quyền Nhật Bản thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị, tiến hành đầu tư và viện trợ cho các nước, đặc biệt là các nước ĐNA.
- Ngày nay, Nhật Bản đang nổ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế của mình, như: phấn đấu trở thành ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, giành quyền đăng cai các hội nghị quốc tế, tích cực đóng góp tài chính cho những hoạt động quốc tế của LHQ.
a. Nội dung.
- Ban hành hiến pháp 1946 với nhiều nội dung tiến bộ.
- Cải cách ruộng đất (1946 – 1949).
- Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị tội phạm chiến tranh.
- Giải giáp lực lượng vũ trang.
- Giải thể các công ty độc quyền lớn.
- Thanh lọc các phần tử phát xít ra khỏi cơ quan nhà nước.
- Ban hành các quyền tự do dân chủ.
b. Ý nghĩa:
- Chuyển từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ, tạo nên sự phát triển thần kì về kinh tế.
- Mạng lại niềm hi vọng mới đối với các tầng lớp nhân dân, là nhân tố quan trọng đưa nước Nhật phát triển sau này.
2. Tình hình kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai.
a. Thuận lợi:
+ Chính phủ Nhật Bản tiến hành một loạt các cải cách dân chủ.
+ Nhờ những đơn đặt hàng "béo bở" của Mĩ trong hai cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam. Đây được coi là "ngọn gió thần" đối với kinh tế Nhật.
b. Thành tựu:
- Từ những năm 50, 60 của thế kỉ XX trở đi, nền kinh tế Nhật tăng trưởng một cách "thần kì", vượt qua các nước Tây Âu, Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa:
+ Về tổng sản phẩm quốc dân: năm 1950 chỉ đạt được 20 tỉ USD, nhưng đến năm 1968 đó đạt tới 183 tỉ USD, vươn lên đứng thứ hai thế giới sau Mĩ. Năm 1990, thu nhập bình quân đầu người đạt 23.796 USD, vượt Mĩ đứng thứ hai thế giới sau Thuỵ Sĩ (29.850 USD)
+ Về công nghiệp, trong những năm 1950-1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 15%, những năm 1961-1970 là 13,5%.
+ Về nông nghiệp, những năm 1967-1969, Nhật tự cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước...
- Tới những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
c. Nguyên nhân của sự phát triển đó:
+ Vai trò điều tiết của nhà nước: đề ra các chiến lược phát triển kinh tế vĩ mô, biết sử dụng, tận dung hợp lý các nguồn vay, vốn đầu tư nước ngoài..
+ Bản tính con người Nhật: cần cù, chịu khó, ham học hỏi, có trách nhiệm, biết tiết kiệm, lo xa...
+ Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quẩn lý tốt, tập trung sản xuất cao.
+ Áp dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật vào sản xuất.
+ Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác: truyền thống văn hoá - giáo dục lâu đời, nhờ chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam; chi phí ít cho quân sự, đầu tư nước ngoài…
- Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật có hạn chế: Nghèo tài nguyên, hầu hết năng lượng, nguyên vật liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Nền kinh tế mất cân đối, thường xuyên vấp phải những cuộc suy thoái, Mặt khác Nhật Bản vấp phải sự cạnh tranh, chèn ép của Mĩ, Tây Âu và nhiều nước công nghiệp mới nổi...
Có thể nói, sự tăng trưởng của nền kinh tế Nhật hơn nửa thập kỉ qua đã để lại sự kính nể của bạn bè thế giới. Bài học về khắc phục chiến tranh, thúc đẩy kinh tế phát triển của Nhật là bài học quý giá đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay...
3. Chính sách đối nội, đối ngoại.
a. Chính sách đối nội.
- Vai trò của Nhật hoàng chỉ còn trên danh nghĩa
- Các đảng phái công khai hoạt động, phong trào bãi công và phong trào dân chủ phát triển mạnh.
b. Chính sách đối ngoại.
- Nhật Bản hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ về chính trị và an ninh, kí với Mĩ “Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật”, chấp nhận đặt dưới “ô bảo hộ hạt nhân” của Mĩ, để Mĩ đóng quân, xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản. Nhờ đó, đầu tư cho chi phí quân sự của Nhật Bản rất hạn chế, tạo điều kiện cho Nhật tập trung vào việc phát triển kinh tế.
- Trong những năm gần đây, giới cầm quyền Nhật Bản thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị, tiến hành đầu tư và viện trợ cho các nước, đặc biệt là các nước ĐNA.
- Ngày nay, Nhật Bản đang nổ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế của mình, như: phấn đấu trở thành ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, giành quyền đăng cai các hội nghị quốc tế, tích cực đóng góp tài chính cho những hoạt động quốc tế của LHQ.