Sử 12 Nhật Bản

Quả táo nhỏ

Học sinh
Thành viên
13 Tháng chín 2020
86
36
21
TP Hồ Chí Minh
shhhh!
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ 1952-2000 có những thay đổi gì và điều gì vẫn luôn được giữ ?

p/s câu sau mình trả lời là: Dù mở rộng đối ngoại nhưng Nhật vẫn liên minh chặt chẽ với Mỹ .
vậy là đủ chưa??
Cảm ơn nhiều ạ
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ 1952-2000 có những thay đổi gì và điều gì vẫn luôn được giữ ?

p/s câu sau mình trả lời là: Dù mở rộng đối ngoại nhưng Nhật vẫn liên minh chặt chẽ với Mỹ .
vậy là đủ chưa??
Cảm ơn nhiều ạ
Những thay đổi:
  • Qua hai học thuyết 1993 và 1997, Nhật coi trọng quan hệ với Tây Âu, mở rộng đối ngoại trên hạm vi toàn cầu, chú trọng phát triển quan hệ với Đông Nam Á
  • Đầu những năm 90, Nhật đang nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.
Điều vẫn luôn được giữ đó là: Nhật tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ. Điều này được thể hiện ở sự kiện vào tháng 4-1996, Mỹ - Nhật tuyên bố kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật.
 

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
* Chính sách đối ngoại của Nhật Bản :
+
Từ sau năm 1945, Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mỹ với các nước Tây Âu, thể hiện qua các hiệp ước Hòa Bình Xan Phranxixcô và hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật.
+ Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, bên cạnh việc liên minh chặt chẽ với Mỹ, chính sách đối ngoại của Nhật Bản có sự điều chỉnh theo xu hướng về châu Á, biểu hiện:
+ Nă,m 1973 Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đồng thời bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.
+ Năm 1977, Nhật Bản cho ra đời Học thuyết Phucưđa, mặc dù vẫn coi trọng quan hệ với Mỹ và Tây Âu. Thủ tướng Nhật công khai xin lỗi nhân dân các nước trên truyền hình về những hành động của quân Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đồng thời mong muốn được đẩy mạnh hợp tác, giúp đỡ các nước . Nội dung chủ yếu của học thuyết Phucưđa là tăng cường quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN, đánh dấu sự trở về "châu Á" của Nhật Bản sau nhiều năm gián đoạn, căng thẳng.
+ Năm 1991, Nhật Bản cho ra đời học thuyết Kaiphu, được phát triển lên từ học thuyết Phucưđa trong bối cảnh trật tự hai cực sụp đổ và chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu tan rã.
+ Từ năm 1993 đến năm 1997, Nhật Bản đưa ra hai học thuyết Miyadaoa và học thuyết Hasimôtô. Hai học thuyết này vẫn coi trọng quan hệ với Tây Âu và Mỹ, đồng thời mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới, chú trọng phát triển mối quan hệ với các nước Đông Nam Á, ASEAN là một trọng tâm trong chính sách đối ngoại của mình.
* Chính sách của Nhật Bản không thay đổi : Vẫn tiếp tục coi trọng quan hệ với Mỹ và Tây Âu
Trên đây là đáp án tham khảo của mình, nếu có thắc mắc bạn có thể cmt ngay bên dưới topic nhé!

=> Bạn có thể tham khảo thêm: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại: Sử Tổng hợp những topic học thuật tại box sử
 
Top Bottom