Văn 10 Nhàn

BạchVũDiệpkt99

Học sinh mới
Thành viên
25 Tháng hai 2020
3
0
1
19
Kon Tum
thpt Kon Tum
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn năng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.
( Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm, Theo Ngữ Văn 10, tập 1, tr 128, NXBGD, năm 2015)
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.
Câu 2. Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Câu 3. Bức tranh thôn quê hiện lên như thế nào trong cách nhìn của tác giả qua hai câu thơ?:
Thu ăn năng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Câu 4. Em hiểu như thế nào về lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ?
 

Lê Uyên Nhii

Yêu lao động | Cựu TMod Văn
Thành viên
2 Tháng ba 2017
2,534
5,850
719
18
Thanh Hóa
THPT Lê Văn Hưu
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn năng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.

( Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm, Theo Ngữ Văn 10, tập 1, tr 128, NXBGD, năm 2015)
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.
Thất ngôn bát cú đường luật
Câu 2.
Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.

- Biện pháp tu từ: Phép đối ( "ta - người", "dại" - "khôn", "vắng vẻ" - "lao xao")
- Tác dụng
+ Làm câu thơ tăng sức gợi hình, gợi cảm, sinh động, hấp dẫn, thuyết phục người đọc người nghe
+ Khẳng định tuyên ngôn sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm những năm tháng sau khi cáo quan về ở ẩn: Xa lánh chốn quan trường hiểm ác, tìm về nơi vắng vẻ, sống hòa hợp với thiên nhiên để “di dưỡng tinh thần”.

Câu 3.
Bức tranh thôn quê hiện lên như thế nào trong cách nhìn của tác giả qua hai câu thơ?:
Thu ăn năng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

- Bức tranh thôn quê gói gọn trong 2 câu thơ hiện lên trong cả 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.
- Cho ta thấy một cuộc sống giản dị không cần những thứ giàu sang, hào nhoáng chỉ là sản vật từ nhiên nhiên “măng trúc”, “giá”.Cùng với đó là lối sinh hoạt hết sức bình dị tắm hồ sen ( mùa xuân ) , tắm ao ( mùa hạ ).
- Một cuộc sống giản dị như bao người bình thường khác nhưng không gian khổ mà thanh cao
=> Bức tranh thôn quê có sự hòa hợp với con người với lối sống hòa hợp với thiên nhiên


Câu 4. Em hiểu như thế nào về lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ?
Nguyễn Bỉnh Khiêm cảm thấy an nhiên, vui vẻ bởi thi sĩ được hoà hợp với tự nhiên, nương theo tự nhiên để di dưỡng tinh thần, đồng thời giữ được cột cách thanh cao, không bị cuốn vào vòng danh lợi tầm thường.Thú Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là dấuấn của một thờiđại lịch sử, thể hiện cách ứng xử của người trí thức trước thời loạn: giữ tròn thanh danh khí tiết.
 
  • Like
Reactions: machung25112003
Top Bottom