Sử [Nhân vật & Sự kiện]Tổng hợp về các nền văn minh cổ đại phương Đông

S

scientists

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BÀI NGHIÊN CỨU BOX SỬ

LỊCH SỬ NỀN VĂN MINH CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
I. Quá trình hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông
+Các nền văn minh ở phương Đông đều được hình thành trên cơ sở quy tụ những cộng đồng người ở những nơi có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi (so với các vùng xung quanh nó, có nguồn nước, đất đai, khí hậu không quá khắc nghiệt,...) nhằm hỗ trợ nhau trong sản xuất và đời sống.
+Các nền văn minh phương Đông ra đời trên một vùng đất đai màu mỡ ven các con sông lớn, có điều kiện rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Do đó, con người ta liên kết với nhau nhằm 2 mục đích là Trị thủy và Sản xuất nông nghiệp. Cơ sở hình thành đó đã định hình các nền văn minh phương Đông là văn minh nông nghiệp.


- Đầu thiên niên kỉ thứ III TCN những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên đã hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn
+ Ai Cập (sông Nin) : cư dân Ai Cập cổ đại sống tập trung theo từng công xã. Khoảng 3200 TCN nhà nước Ai cập thống nhất được thành lập.
Các công xã kết hợp thành liên minh công xã, gọi là các “Nôm”, khoảng 3200 TCN , một quý tộc có thế lực đã chinh phục được tất cả các “Nôm” thành lập nhà nước Ai cập thống nhất.
300px-Egypt_Nil.jpg

Sông Nin
+ Lưỡng Hà (Ơ-Phơ-rat [Euphrates] và Ti-gơ-rơ [Tigris]) : hàng chục nước nhỏ người Su me đã hình thành .

288px-Tigr-euph.png


Bản đồ lưu vực sông Ơ-Phơ-rat và Ti-gơ-rơ



600px-ArRaqqahEuphrates.jpg


Sông Euphrates ở gần Ar Raqqah, Syria.

Tigris_river_Mosul.jpg


Sông Tigris ở Mosul, Iraq


+ Ấn Độ (Sông Ấn và Sông Hằng)

400px-Indus.A2002274.0610.1km.jpg


Hình ảnh từ vệ tinh của lưu vực sông Ấn.

400px-Indus_river_from_karakouram_highway.jpg


Sông Ấn Độ

+ Trung Quốc (Sông Hoàng Hà và Trường Giang) : Vương triều nhà Hạ hình thành vào thế kỷ XXI TCN mở đầu cho xã hội có giai cấp và nhà nước Trung Quốc.

500px-Huanghemap.png


Dòng chảy của Hoàng Hà qua Trung Quốc

Tại sao các quốc gia cổ đại phương Đông lại hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn? Vì kinh tế chính của họ là nông nghiệp, lưu vực các dòng sông có nhiều phù sa thích hợp cho việc trồng lúa.

Trong nông nghiệp người phương Đông cổ đại đã biết làm thủy lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh dẫn nước vào ruộng. Kinh tế chính của người phương Đông cổ đại là nông nghiệp, họ biết làm thủy lợi để có thu hoạch cao.

picture.php



(Còn nữa)
 
Last edited by a moderator:
S

scientists

II. Văn minh phương Đông cổ đại :
Thời cổ đại, khi nhà nước được hình thành, loài người bước vào xã hội văn minh. Trong buổi bình minh của lịch sử, các dân tộc phương Đông đã sáng tạo nên nhiều thành tựu văn hoá rực rỡ mà ngày nay chúng ta vẫn đang được thừa hưởng.

1. Ai Cập:

giay_p10.jpg


Giấy papyrus (Cổ đại)
*Văn học
+ Ở giai đoạn đầu văn học mang đậm tính tôn giáo như ca ngợi các thần, miêu tả nghi lễ thờ cúng và tang lễ.

+ Văn học Ai Cập đã có những bước tiến khá rõ rệt, từ những tác phẩm thô sơ mang tính chất tôn giáo, đến chỗ xuất hiện nhiều tác phẩm với nhiều thể loại, phản ánh tình hình xã hội, thể hiện sức sáng tạo kì diệu của người Ai Cập cổ đại.

*Tôn giáo

+ Tôn giáo của người Ai Cập rất phong phú, gồm nhiều hệ thần linh địa phương hỗn dung với nhau. Ban đầu mỗi vùng thờ những vị thần của mình, chủ yếu là những vị thần tự nhiên, linh hồn người chết...

+ Đến thời kì thống nhất quốc gia, ngoài việc thời cúng các thần riêng của từng địa phương, còn xuất hiện những vị thần chung. Người Ai Cập thờ thần Ra (Thần mặt trời), thần Ptah (thần sáng tạo vũ trụ và con người), thần Amon (thần đem lại sức mạnh cho vương quốc và Pharaon), thần Osiris (được coi là thần Nông nghiệp, thần sông Nile), thần Montou (thần chim ưng), Sobek (thần Cá sấu)...

+ Người Ai Cập tin linh hồn bắt tử, nên việc chôn cất thi hài gắn liền với quan niệm hồn và xác. Khi chết, linh hồn tuy thoát ra ngoài nhưng vẫn còn tìm chỗ dựa ở nơi xác, vì vậy khi con người cần phải giữ lại xác. Việc xây dựng các Kim tự tháp (các lăng mộ của nhà vua) và kĩ thuật ướp xác bắt nguồn từ quan niệm trên.

*Khoa học :

Cư dân phương Đông cũng là những người đầu tiên sáng tạo ra các chữ số. Ban đầu người Ai Cập mới chỉ biết dùng những vạch đơn giản và những kí hiệu tượng trưng cho các số 10, 100, 1000… còn hệ thống chữ số A-rập, kể cả số 0 mà chúng ta đang dùng ngày nay, là do người Ấn Độ cổ đại sáng tạo ra. Do nhu cầu thực tế, người Ai Cập xưa rất giỏi về hình học. Họ đã tính được số Pi (π) bằng 3,16 và giải được nhiều bài toán hình học phẳng phức tạp.
so-pi.jpg

*Điêu khắc

Sự phát triển của toán học đã giúp cho cư dân phương Đông có thể tính toán, xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ trong lịch sử. Tiêu biểu nhất của loại công trình kiến trúc này là các Kim tự tháp ở Ai Cập. Được xây dựng từ rất sớm (vào khoảng thiên niên kỉ III trước Công nguyên), các Kim tự tháp ở Ai Cập đến nay vẫn làm cho hàng triệu du khách đến đây phải choáng ngợp bởi các hình khối hùng vĩ của nó, có tháp cao gần 150m (bằng toà nhà 50 tầng)

500px-All_Gizah_Pyramids.jpg




2. Lưỡng Hà:
*Chữ viết
Chữ viết ở Lưỡng Hà xuất hiện từ khá sớm. Người Sumer sáng tạo ra chữ tượng hình vào khoảng đầu TNK III.TCN. Đầu tiên người Sumer dùng những hình vẽ về sau là những nét vạch hợp lại thành ý. Họ dùng một thanh gỗ hay sậy nhỏ, vót nhọn một đầu, ấn trên phiên đất mềm tạo thành một đầu nhọn, đáy bằng, trở ngược thanh gỗ vạch một đường thẳng, trông như mũi tên hay chiếc đinh. Một số chiếc đinh này tập hợp lại thành từ.

Chữ viết của người Lưỡng Hà được viết trên đất sét, mỗi tấm đất sét là một trang sách. Chữ có hình như những góc nhọn, nên thường được gọi là chữ hình góc nhọn, chữ hình nêm hay chữ tiết hình.

Rất nhiều dân tộc ở Tây Á thời cổ đại đã dùng loại chữ viết này để ghi lại sinh hoạt kinh tế, xã hội và những diễn biến chính trị thời đó. Vì vậy, có thể coi chữ viết của người Sumer phát minh ra là nguồn gốc của nhiều chữ viết khác của người Akkad, Babylone, Hittiles, Assyria, Ba Tư.

*Văn học:
Văn học Lưỡng Hà phong phú về nội dung và thể loại, với nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Các thể loại văn học chính là văn học dân gian, thơ và anh hùng ca. Nội dung thường gắn liền với tín ngưỡng và phản ánh đời sống thường ngày của người lao động. Điển hình nhất là hai trường ca: Anuma Elit và Gilgamesh.

- Trường ca Anuma Elit ca ngợi sự sáng tạo của vũ trụ, một khối hỗn mang thuở ban đầu, từ đó sinh ra con người và muôn vật trên trên mặt đất.

- Trường ca Gilgamesh ca ngợi tinh thần anh dũng của những nhân vật có thật được thần thánh hóa, phản ánh với mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Đó là nhữnh cuộc đấu tranh quyết liệt trước sự tàn phá của thác lũ, hạn hán và thú dữ để bảo vệ đời sống yên lành của cư dân.

su-thi-Gilgamesh-5845-1384422556.jpg


Tác phẩm thi ca của người Sumer (Iraq) “Chuyện cổ tích về chàng thủy thủ Shipwrecked” cách đây 4000 năm cũng là những thi phẩm cổ xưa nhất thế giới được bảo tồn cho đến ngày nay.
*Tôn giáo
Trong thời kỳ đầu, người Lưỡng Hà theo đa thần giáo. Họ tôn sùng những lực lượng tự nhiên, coi đó là những lực lượng thống trị cuộc sống của mình. Người Lưỡng Hà thờ thần Anu, Eaua, thần Enlin... ngoài các thần chủ, người Lưỡng Hà còn tôn thờ nhiều thần khác như thần trồng trọt, thần chăn nuôi và các hiện tượng tự nhiên như thần Samat (thần Mặt trời). Thần Istaro (thần Ái tình)... người ta tin rằng thần Mẹ (Inana) còn là thần bảo hộ nông nghiệp, thần của sinh nở, thần Ea (thần Biển) còn dạy cho người ta biêt nghề thủ công, nghệ thuật, khoa học, thần Tamuz (thần Nước) được coi như vị thần dạy bảo cư dân trông trọt, làm nghề thủ công và là vị thần của lòng nhân ái, bảo vệ mùa màng...

- Cùng với sự xác lập quyền lực tối cao, trong toàn Lưỡng Hà của Hammourabi, thần Mardouk đã trở thành vị thần tối cao trong toàn quốc, bản thân nhà vua cũng được thần thánh hóa, thay mặt thần Mardouk cai trị muôn dân.

- Người ta xây dựng nhiều đền miếu thờ thần và tiến hành nhiều nghi lễ phức tạp. Việc xây dựng đền miếu đã trở thành gánh nặng đối với quần chúng. Nhân dân đã bị tập đoàn tăng lữ nô dịch về tinh thần và bóc lột về kinh tế. Tập đoàn tăng lữ của Babylone rất cồng kềnh, có đến hơn 30 đẳng cấp.

*Khoa học :
Khác với Ai Cập, người Lưỡng Hà lại phát triển hơn về số học. Họ biết làm các phép tính với số thập phân.

3. Ả rập

* Văn học Ả rập:
+ Văn xuôi:
8-730-9782.koran.m.jpg


Kinh Koran

- Kinh Koran không chỉ là kinh thánh của các tín đồ Hồi giáo mà còn là một tác phẩm văn học đồ sộ, ảnh hưởng sâu sắc đến ngôn ngữ, và văn hóa Hồi giáo. Kinh Koran đã làm cho ngôn ngữ Arập thống nhất, bảo tồn, và được truyền bá rộng rãi trong các nước theo Hồi giáo. Đạo Hồi truyền bá tới đâu kinh Koran và ngôn ngữ Arập cũng được truyền tới đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu văn hóa, giữa các quốc gia. Kinh Koran được xem như một bộ sách giáo khoa, là cuốn sách học tiếng Arập. Đạo Hồi quy định tín đồ ở bất kỳ nơi đâu khi đọc kinh cũng đều phải đọc bằng tiếng Arập, vì vậy ngôn ngữ Arập được bảo tồn và duy trì sức sống cho tới tận ngày nay.

Ngoài ra kinh Koran còn chứa đựng nhiều truyền thuyết, những câu chuyện lịch sử, phản ánh sinh động bộ mặt xã hội lúc bấy giờ, là những tư liệu lịch sử, và nguồn cảm hứng bất tận cho biết bao thế hệ nhà thơ, nhà văn sáng tác ra những tác phẩm bất hủ, làm phong phú thêm cho nền văn học Arập.

Arabian_nights_manuscript.jpg

Bản viết tay tiếng Ả Rập của Nghìn lẻ một đêm ghi lại năm 1300

- Nghìn lẻ một đêm, tác phẩm vĩ đại nhất của nền văn học Arập, là một trong những công trình sáng tạo đồ sộ và tuyệt diệu của nền văn họcthế giới. Đay là câu chuyện dân gian bao gồm nhiều chuyện nhỏ nối tiếp nhau có từ lâu đời ở miền đông đế quốc của các hoàng đế Arập thời cổ, được bổ sung qua nhiều thế kỷ và được phổ biến rộng rãi ở trong nước cũng như thế giới. Tập truyện phản ánh phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt của giai cấp thống trị và ước nguyện của nhân dân, thể hiện sức tưởng tượng phong phú và óc sáng tạo tuyệt vời của nhân dân Arập.

(Còn nữa)
 
S

scientists

- Arập còn có tập “ngụ ngôn” cũng rất nổi tiếng. Tập truyện này vốn của Ấn Độ, được truyền sang Ba Tư từ khoảng thế kỷ VI đến thế kỷ VIII, sau đó được dịch sang tiếng Arập và phổ biến toàn thế giới.

+ Về thơ ca cũng có rất nhiều các tác giả và tác phẩm tiêu biểu.


- Nhà thơ Abu Tamman, giữa thế kỷ IX đã sưu tập và hiệu đính tác phẩm “Anh dũng ca” 2 tập bao gồm tác phẩm của hơn 500 thi sĩ Arập cổ đại.

783bf8e023be7b6fe8fe6d88a323481d.jpg


Nhà thơ Abu Tamman
- Đến thế kỷ X, Abu Lơ Faraj lại soạn một tuyển tập thơ lớn gần 20 cuốn, lấy tên là “Thi ca tập” bao gồm rất nhiều thơ ca của các tác giả trước đó.

4. Ấn Độ:

+ Ngôn ngữ và chữ viết: Ấn Độ có rất nhiều ngôn ngữ, những ngôn ngữ chính được biểu đạt bằng hệ thống chữ viết riêng. Chữ viết đầu tiên của Ấn Độ dưới dạng đồ họa có từ thời Harappa. Sau đó xuất hiện chữ cổ Brahma, chữ Phạn (Sanskrit), chữ Pali … Nhiều loại ngôn ngữ đang lưu hành hiện nay ở Ấn Độ như Hindi, Benga, Urdu … là biến thái của ngôn ngữ Phạn.

+ Chữ viết đã chuyển tải được một nền văn chương Ấn đầy sắc thái, một kho tàng văn hóa vô cùng phong phú bao gồm các bộ kinh Hindu và kinh Phật, Sử thi, kịch và thơ ca trữ tình. Hai viên ngọc quý nhất trong kho tàng văn học Ấn Độ là hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana.

mahabharata.jpg


- Mahabharata là bản trường ca gồm 110.000 khổ thơ (220.000 câu). Chủ đề của bộ sử thi nói về cuộc đấu tranh trong nội bộ một dòng họ đế vương ở miền bắc Ấn Độ. Mahabharata được coi là một bộ bách khoa toàn thư của Ấn Độ.


500px-Rama_welcomed.jpg



Ramayana

- Ramayana dài 48.000 câu thơ là thiên tình sử đầy trắc trở giữa hoàng tử Rama tuấn tú và nàng công chúa kiều diễm Sita. Thông qua câu chuyện tình đó, bộ sử thi phản ánh những ngành nghề, việc làm ăn sinh sống, phong tục cưới xin, quan niệm của người Ấn Độ về con người, cha con, vợ chồng, anh em, lòng chung thủy và đức tính trung nghĩa ở đời.

- Nhà thơ- nhà viết kịch Kalidasa sống vào thế kỉ IV thời vương triều Gúpta, ông là tác giả của tác phẩm văn học trữ tình nỗi tiếng Sacuntala. Tác phẩm phỏng theo một câu chuyện dân gian trong sử thi Mahabharata, mô tả cuộc tình duyên trắc trở của Sacuntala và nhà vua Dusianta. Mối tình tuyệt đẹp đã sinh ra Bharata vị thủy tổ của nhân dân Ấn Độ. Tuy chịu ảnh hưởng của đạo Bàlamôn nhưng Kalidasa đã thể hiện trong tác phẩm của mình tư tưởng tự do, chống lại lễ giáo khắt khe, lên án bản chất giả dối của giai cấp thống trị.

- Ngoài ra văn học Ấn Độ còn xuất hiện nhiều tác phẩm viết bằng nhiều loại phương ngữ khác nhau.


5. Trung Quốc:
chu_vi10.jpg


Chữ viết trên mai rùa


Nhờ những “ văn tự” cổ còn lưu giữ lại, ngày nay chúng ta mới biết được rằng ở các quốc gia cổ đại phương Đông, các ngành khoa học như thiên văn, toán học, y học, văn học, sử học đã phát triển.


Văn tự đầu tiên của người Trung Quốc là văn tự kết thừng. Đến thiên niên kỉ II.TCN, người Ân Thương đã viết lên mai rùa, xương thú gọi là giáp cốt văn. Ngoài ra còn có chữ được khắc trên đồ vật (Ân khư khư thế), chữ khắc trên đá (Thạch cổ văn), chữ khắc hay đúc trên đồng (Kim văn), chữ trên chuông đỉnh (Chung đỉnh văn). So với Giáp cốt văn, Kim văn không khác biệt về bản chất, nhưng chữ ngay ngắn, vuông vắn, thành hàng lối rõ rệt và nhiều chữ phức tạp hơn.
 
  • Like
Reactions: phuocphuoc5
S

scientists

BÀI NGHIÊN CỨU BOX SỬ

LỊCH SỬ NỀN VĂN MINH CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY
I. Sự hình thành của các quốc gia cổ đại phương Tây
Thuật ngữ phương Tây đã xuất hiện từ sớm trong lịch sử. Vào thời cổ đại, khi con người còn chưa tìm ra những lục địa mới người Hy Lạp đã gọi khu vực mặt trời lặn so với họ là phương Tây, các vùng đất còn lại (Châu Á, châu Phi) gọi là phương Đông. Sự phân loại này mang tính chất tương đối và chỉ là sự quy ước của con người mà thôi. Văn minh phương Tây cổ đại ngày nay được hiểu chính là hai nền văn minh lớn : Hi Lạp và La Mã cổ đại.

Các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành ở khu vực Địa Trung Hải với nhiều cảnh núi sông, biển hồ đẹp đẽ, nhưng nhìn chung thì vẫn không ít khó khăn về mặt tự nhiên: đất đai khô cằn, không thích hợp trong việc trồng lúa, chỉ thích hợp trồng các lưu niên: nho, cam, chanh, oliu,.... đồng thời với công cụ kim loại là đồng thì việc canh tác trồng trọt là 1 điều rất khó khăn.

t21290.jpg


1. Hi Lạp
*Điều kiện tự nhiên:

500px-William_Faden._Composite_Mediterranean._1785.I.jpg

Hi Lạp cổ đại
Hi Lạp cổ đại nằm ở phái Nam bán đảo Balkans, giống như cái đinh ba của thần biển từ đất liền vươn ra địa Trung Hải. Thế kỉ IX TCN, người Hi Lạp gọi tên nước mình là Hellad hay Ellad dựa theo tên tộc người của họ. Qua phiên âm từ Trung Quốc, ta gọi là Hi Lạp.

Đất đai Hi Lạp cổ đại bao gồm Hi Lạp ngày nay, các đảo trong biển Aegean tới phía Tây Tiểu Á, và phía Bắc của Bắc Hải, nhưng vùng quan trọng nhất là vùng lục địa Hi Lạp ở phía Nam Balkans. Lục địa Hi Lạp gồm 3 phần: miền Bắc là vùng đồng bằng rộng lớn và quan trọng nhất Hi Lạp; miền Trung ngăn cách với phía bắc bởi đèo Thermopil hiểm trở, nơi đây có 2 đồng bằng lớn là Attique và Beotie trù phú với thành thị Athens nổi tiếng; miền Nam là bán đảo Peloponesus như hình bàn tay bốn ngón xòe ra Địa Trung Hải – đây là nơi xuất hiện nhà nước thành bang đầu tiên của Hi Lạp – nhà nước Sparta.

Mặc dù có nhiều đồng bằng rộng lớn nhưng nhìn chung đất đai Hi Lạp không phì nhiêu lắm, chủ yếu trồng nho, ô liu và phát triển các nghề thủ công, còn lương thực chính là lúa mì phần lớn được nhập từ Ai Cập.

500px-Wheat_P1210892.jpg


Lúa mì

Địa hình Hi Lạp tương đối trở ngại về giao thông đường bộ nhưng có sự thuận lợi tuyệt vời với con đường giao thông trên biển, bờ biển có nhiều cảng, vịnh, thuận lợi cho tàu bè hoạt động. Từ đây, người Hi Lạp dễ dàng tới vùng Tiểu Á, Bắc Hải để giao thương.

La Mã (Rome)
500px-Roman_Republic_Empire_map_fast.gif


La Mã cổ đại, từ 510 trước Công nguyên tới 480 sau Công nguyên
Nâu Cộng hòa La Mã
Tím Đế quốc La Mã
Xanh Đế quốc Tây La Mã
Xanh lá Đế quốc Đông La Mã / Byzantine

*Điều kiện tự nhiên:
Nơi phát sinh quốc gia La Mã cổ đại là bán đảo Ý – một dải đất dài và hẹp như chiếc hia duỗi thẳng xuống Địa Trung Hải với diện tích lớn gấp 5 lần bán đảo Hi Lạp. Phía Bắc có dãy núi Apels như một bức tường thành tự nhiên ngăn cách bán đảo với lục địa châu Âu; ba phía Đông, Tây, Nam đều có biển bao bọc. Dãy núi Apennines như một chiếc xương sống chạy dọc bán đảo từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Khác với Hi Lạp, điều kiện tự nhiên của La Mã tương đối thuận lợi hơn. Nơi đây có nhiều đồng bằng rộng lớn, màu mỡ và phì nhiêu: đồng bằng sông Pô (miền Bắc), đồng bằng sông Tibrơ (miền Trung), các đồng bằng trên đảo Xixin. Ở miền Nam còn có nhiều đồng cỏ rộng lớn thuận tiện cho việc phát triển nghề nông và chăn nuôi gia súc. Ở phía Tây và Nam, bờ biển có nhiều cảng, tàu bè ra vào dễ dàng, thuận lợi cho giao thông và buôn bán.​

(Còn nữa)
 
S

scientists

Với sự cần cù và chăm chỉ, người Hilạp và Roma cổ đại đã biến những bất lợi thành những thuận lợi trong quá trình sản xuất, cụ thể thay vì phát triển kinh tế nông nghiệp thì họ chuyển sang kinh tế
- Thủ công nghiệp: với nhiều ngành nghề, sản phẩm đa dạng, tinh tế: bình, chum, bát...

ruounho.jpg


1317199482-2.jpg


- Thương nghiệp: trao đổi Rượu nho, oliu, đồ mĩ nghệ với các nước ven vùng ĐTH để đổi lại lương thực, lông thú.... \Rightarrow xuất hiện nhu cầu về tiền: các đồng tiền vàng hình chim cú, nữ thần Athena, hình bò...
images
Đồng thời nô lệ cũng là 1 hàng háo đặc biệt quan trọng: ở nhiều nơi như Đêlốt và Pirê trở thành nơi buôn bán nô lệ lớn nhất thế giới
.

II. Văn minh
phương Tây cổ đại
Văn minh phương Tây cổ đại mà nền tảng là 2 nền văn minh của Hi Lạp và La Mã đã hình thành và phát triển trên cơ sở điều kiện tự nhiên của những cư dân gốc du mục. Điều kiện tự nhiên của Hi Lạp và La Mã không chỉ là nền tảng, cơ sở tạo ra nền văn minh phương Tây cổ đại với nhiều thành tựu rực rỡ mà điều kiện tự nhiên cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng đã mang nền văn minh phương Tây cổ đại truyền bá khắp thế giới dù bằng nhiều con đường khác nhau: hòa bình hoặc chiến tranh.


Nằm giữa vùng tiếp giáp giữa 3 châu, Hi Lạp sớm tiếp thu những thành tựu của nền văn minh phương Đông cổ đại và tạo ra một nền văn minh Hi Lạp cổ đại độc đáo và rực rỡ, với những thành tựu tuyệt vời đóng góp cho sự phát triển của văn minh phương Tây nói riêng và văn minh nhân loại nói chung.

* Chính trị: chế độ chiếm nô (Chiếm hữu nô lệ) hà khắc, các đạo luật bắt nô lệ không rõ ràng, nhiều nhà triết học, văn nghệ sĩ cũng trở thành đối tượng bị bán làm nô lệ.
- Platon: 1 nhà triết học cũng từng bị bán làm nô lệ
220px-Plato_Silanion_Musei_Capitolini_MC1377.jpg
Platon (427-347 ) là 1 nhà triết học cổ đại Hy lạp, là thiên tài trên nhiều lĩnh vực. Được sinh ra tại Athen, ông là 1 người nổi bật trên lĩnh vực nghệ thuật và triết học, Trong quá khứ ôn từng bị bán làm nô lệ và giải thoát bợi 1 người bạn, sau đó trở về Athena khoảng 387 TCN, và sáng lập ra Akademia

- Với 1 chế độ chiếm nô hà khắc, việc bùng nổ các cuộc đấu tranh của nô lệ là 1 điều tất yếu, trong đó cuộc khởi nghĩa của Spartacus là 1 ví dụ điển hình
Spartacus_II.JPG

Spartacus

Spartacus (109 tr.CN - 71 trước CN), theo các sử gia, là một đấu sĩ nô lệ, người đã trở thành một trong các thủ lĩnh của cuộc nổi dậy không thành công của các nô lệ chống lại Cộng hòa La Mã, được biết đến như cuộc chiến tranh nô lệ lần ba.

* Những thành tựu văn hóa rực rỡ:

- Chữ viết:
Những thành tựu huy hoàng của văn minh Hi Lạp đã trở thành mẫu mực và đỉnh cao cuả nhiều thời đại. Đó là kết quả của một nền kinh tế phát triển cao, một thể chế dân chủ không bị chi phối bởi tôn giáo và sự tiếp thu một cách tinh tế những thành tựu của văn hóa phương Đông.

Chữ viết của Hi Lạp đã xuất hiện từ thời Crete – Mycenae. Vào những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, người ta đã tìm thấy hàng nghìn tấm đất sét được khắc chữ cổ được xác định là của thời kì này.

Sau khi bị người Dorien thống trị, loại chữ trên đã bị mai một. Đến cuối thế kỉ VII TCN, người Hi Lạp khôi phục lại chữ viết của mình trên cơ sở văn tự của người Phoenicia. Đến năm 403 TCN, nhà nước Athens đã thống nhất quy định thể thức viết từ trái sang phải và giảm từ 40 chữ cái xuống còn 27 chữ 9sau này rút lại còn 24 chữ). Loại chữ này được sử dụng rộng rãi và được coi là thứ chữ đẹp nhất thế giới bởi sự cân đối, hài hòa, thanh nhã và tiện dụng.

So với hệ thống chữ tượng hình của người phương Đông, hệ thống chữ cái Hi Lạp đã đạt đến trình độ khái quát hóa rất cao. Với khoảng hơn 20 chữ cái người ta có thể diễn đạt mọi ý tưởng trừu tượng nhất bằng cách ghép chữ dựa theo âm tiết. Đây là một trong những cống hiến lớn lao của Hi Lạp vào kho tàng văn hóa chung của nhân loại. Từ chữ cái Hy Lạp cổ sau này đã hình thành nên chữ cái Latinh và chữ cái Cyrill (của các ngôn ngữ gốc Slav). Đó là các cơ sở chữ cái mà nhiều dân tộc trên thế giới ngày nay đang sử dụng.

Tiếng Hy Lạp viết bằng bảng chữ cái Hy Lạp có từ thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên. Bảng chữ cái Hy Lạp bao gồm:

Chữ Hoa:


Α, Β, Γ, Δ, Ε, Ζ, Η, Θ, Ι, Κ, Λ, Μ, Ν, Ξ, Ο, Π, Ρ, Σ, Τ, Υ, Φ, Χ, Ψ, Ω.

Chữ Thường:

α, β, γ, δ, ε, ζ, η, θ, ι, κ, λ, μ, ν, ξ, ο, π, ρ, σ (ς), τ, υ, φ, χ, ψ, ω.

Tiếng Hy Lạp hiện nay có khác nhiều so với tiếng Hy Lạp cổ đại nhưng vẫn có thể nhận ra nhiều điểm giống nhau. Trên thế giới có khoảng 12 triệu người sử dụng tiếng Hy Lạp (ở Hy Lạp và những quốc gia có người Hy Lạp sinh sống).

Ở La Mã, chữ viết của người Etrusque xuất hiện vào khoảng thế kỉ VIII – VII TCN nhưng đến hiện giờ người ta vẫn chưa đọc được loại chữ này. Theo nhiều nguồn tài liệu, người La Mã chính thức có chữ viết vào thế kỉ VI TCN có nguồn gốc từ văn tự Hi Lạp. Trên cơ sở chữ viết Hy Lạp cổ, người La Mã đã bổ sung và hoàn thiện, đặt ra một loại chữ riêng của mình mà ngày nay ta quen gọi là chữ Latinh.

Với hệ thống chữ viết đơn giản và tiện lợi, tiếng Latinh đã ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi ở các nước thuộc đế chế La Mã. Chữ Latinh chính là nguồn gốc của nhiều ngôn ngữ châu Âu hiện đại (Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp…Người La Mã còn để lại hệ thống chữ số mà ngày nay người ta vẫn thường dùng và quen gọi là chữ số La Mã.

Có thể nói, từ bảng chữ cái Latinh, chúng ta có những ngôn ngữ mà ngày nay được sử dụng làm ngôn ngữ chung cho cả thế giới, trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, khoa học, nghệ thuật…mang mọi nền văn hóa của các quốc gia dần xích lại gần nhau hơn.

H%E1%BB%87%20ch%E1%BB%AF%20c%C3%A1i%20phi%C3%AAn%20%C3%A2m%20Phenicien.JPG

*Văn học
Văn học Hi Lạp gồm 3 bộ phận gắn bó chặt chẽ với nhau: thần thoại, thơ, kịch. Theo tiếng Hi Lạp thần thoại có nghĩa là một tập hợp, tổng thể những câu chuyện dân gian truyền miệng với những nội dung hoang đường, kì ảo gồm những truyện về sự sáng tạo thế giới, các đấng thần linh, các anh hùng, dũng sĩ Hi Lạp... Điểm nổi bật trong thần thoại Hi Lạp chính là hình ảnh các vị thần. Hệ thống các vị thần trong thần thoại Hi Lạp đa dạng và phong phú, được miêu tả rất gần với cuộc sống đời thường của con người, khác với các vị thần của phương Đông. Sau này người La Mã đã tiếp thu các vị thần của Hi Lạp và cải biên đi thành các vị thần của mình:

Thần thoại Hi Lạp là những câu chuyện rất hấp dẫn về các vị thần và các anh hùng với những tính cách, khát vọng, tình cảm gần gũi với con người. Đằng sau cái vẻ cổ xưa thần thoại là những vấn đề nhân văn và nhân sinh rất con người được thể hiện qua hình ảnh các vị thần. Không phải ngẫu nhiên mà cho đến nay vô số chủ đề thơ kịch, tiểu thuyết của châu Âu lấy đề tài từ những vị thần của Hi Lạp. Những giá trị nhân văn của văn học Phục hưng có thể được bắt nguồn từ đây.

Thần thoại Hi Lạp là nguồn cảm hứng cho nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác của Hi Lạp: thơ, kịch, kiến trúc, điêu khắc…

Về thơ ca, nổi bật lên là 2 bộ sử thi Iliade và Odixe của Homer, có giá trị cả về lịch sử lẫn văn học, để lại cho thế giới nhiều điển tích VH cho đến ngày nay: gót chân Asin, con ngựa thành Troy…Hai bộ sử thi này cũng được nhiều nhà văn, nhà thơ La Mã lựa chọn đề tài để sáng tác.

500px-Theprocessionofthetrojanhorseintroybygiovannidomenicotiepolo.jpg


Tranh Đám rước con ngựa thành Troia ở Troia, họa sĩ Giovanni Domenico Tiepolo

Nghệ thuật kịch Hi Lạp ra đời và phát triển rực rỡ với nhiều nhà soạn kịch nổi tiếng: Etsin, Sôpôclơ…Đây chính là nguồn gốc của kịch châu Âu đương đại. Sau này chính Shakespear là người đã kế thừa truyền thống và tinh hoa của kịch Hi Lạp, La Mã cổ đại đưa nghệ thuật kịch lên tuyệt đỉnh.

Nghệ thuật kịch Hi Lạp đã cho ra đời một công trình kiến trúc khá hiện đại và quy mô: nhà hát Athens.

Văn học La Mã về sau chủ yếu tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Hi Lạp. Hai tập sử thi nổi tiếng của Hi Lạp là Iliat va Ôđixe đã trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà thơ, nhà soạn kịch La Mã tiêu biểu như nhà thơ Vieecsgilut với trường ca Eneit có chủ đề, kết cấu, tình tiết ngôn từ được phỏng theo sử thi Iliat và Ôđixe. Hay các nhân vật trong Iliat và Ôđixe như tráng sĩ Agamemnong trở thành nhân vật trong vở Orextex của Etsin.

Thời kì Phục hưng, trên cơ sở kế thừa những thành tựu của văn học Hi Lạp và La Mã, văn học Tây Âu phát triển rực rỡ, cũng đã để lại nhiều tác phẩm giá trị cho văn học thế giới.


5876136.jpg

Zeus - Thần sấm sét, là vị thần cai quản bầu trời
26268922.jpg

Poseidon - Vị thần cai quản biển cả
10550403.jpg

Hades - vị thần cai quản địa ngục

(Còn nữa)
 
S

scientists

*Các phát minh độc của Hilạp cổ đại
1. Vòi tắm hoa sen
voi-hoa-sen.jpg
Tới nay khi bạn tắm nước nóng bằng vòi hoa sen, có thể đấy là món quà dành cho bạn từ những người Hy Lạp cổ đại. Nhưng người Hy Lạp lúc đó lại thích tắm nước lạnh thay vi tắm vòi hoa sen nước nóng. Còn người La Mã thì nổi tiếng với các phòng tắm và nơi spa sang trọng nhưng đều do người Hy Lạp phát minh ra.

Các phòng tắm đầu tiên với vòi hoa sen không khác gì phòng tắm hiện đại ngày nay, với nước chảy qua một đường ống từ máy bơm, đã được tạo ra và sử dụng rộng rãi cho các vận động viên Hy Lạp cổ đại. Trong những phòng tập, các vận động viên sẽ tắm nước lạnh để họ có được sự tỉnh táo và đẹp.

2. Hệ thống sưởi cho cả đại gia đình
he-thong-suoi.jpg
Thực sự là người Hy Lạp đã phát minh ra hệ thống sưởi chứ không phải người La Mã như người ta vẫn thường nghĩ. Trước khi người La Mã có hệ thống sưởi nhờ nhiệt độ của nước thì người Minoan đã đặt các đường ống dưới sàn nhà của họ để cho nhiệt từ nước ấm giư cho các phòng và tầng nhà ấm áp trong mùa đông. Thậm chí những người giàu có sẽ xây nhà kiên cố, lát sàn bằng đá và tạo một không gian dưới sàn nhà để đốt lửa rồi cho nhiệt độ vào các ống khói trong các bức tường để làm ấm toàn bộ căn nhà.

3. Ngọn hải đăng
hai-dang.jpg
Từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, người Hy Lạp cổ đại xây dựng một ngọn hải đăng ở Alexandria để hướng dẫn tàu thuyền cập cảng an toàn. Tuy thành phố này hiện thuộc Ai Cập nhưng trước đó nó do người Hy Lạp kiểm soát.

Vào ban đêm, một ngọn lửa cháy lớn ở trong tháp ngọn hải đăng, thuyền trường vì thế có thể nhìn thấy lửa từ khoảng cách xa ngoài khơi, cho phép họ định hướng được đường đi.

Còn vào ban ngày, thay vì thắp lửa thì họ sẽ tạo ra một đám khói lớn để hướng dẫn tàu thuyền. Ngọn hải đăng này được thiết kế bởi kiến trúc sư và kỹ sư của Hy Lạp là Sostratus thuộc Cnidus. Ngọn hải đăng Alexandria là một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại, và cũng là ngọn hải đăng được biết đến đầu tiên trên thế giới và tồn tại suốt 1.500 năm.

4. Đồng hồ báo thức
dong-ho-bao-thuc.jpg
Đây là phát minh của nhà triết học Hy Lạp Plato, nên còn được gọi là "đồng hồ báo thức của Plato". Nó có hình dạng giống như một chiếc đồng hồ cát. Phía trên đồng hồ gồm một ống tiếp nhận nước qua đường ống của bình nước bên cạnh.

Dựa vào đó sẽ lập trình một thời gian để tính toán lượng nước qua ống hút nằm bên cạnh một bình kín. Khi nước vào bình kín sẽ đẩy không khí trong bình và tạo ra tiếng huýt sáo qua một ống đặt phía trên bình, tạo ra tiếng ồn rõ nét và đánh thức người ngủ.

5. Tháp đồng hồ và trạm thời tiết
thap-dong-ho.jpg
Tháp đồng hồ đầu tiên và trạm thời tiết đầu tiên trên thế giới là Tower of the Winds ở Athens, ngay dưới Acropolis. Nó giúp các thương gia lúc đó ước tính thời gian giao hàng cho các đối tác của họ và giúp họ biết được điều kiện thời tiết để vận chuyển hàng cho an toàn.

Người ta tin rằng tòa tháp này được xây dựng vào năm 47 trước Công nguyên. Ngày nay, ngọn tháp vẫn còn đứng vững và thu hút hàng triệu khách du lịch đến Athens mỗi năm.

6. Cối xay gạo bằng nước
coi-xay-gao.jpg
Từ thế kỷ 16 trước Công nguyên, cối xay gạo bằng tay đầu tiên đã được tìm thấy. Nhưng cối xay sử dụng lực nước đầu tiên được tìm thấy vào khoảng thế kỷ 3 trước Công nguyên thuộc về người Hy Lạp. Sau đó một số chiếc cối khác tương tự cũng được tìm thấy ở Athens.

Tuy nhiên các nhà sử học cho rằng, việc sử dụng cối xay gạo như vậy có trước ở Hy Lạp rồi mới được du nhập sang La Mã. Các bằng chứng cho thấy loại cối này đến từ kỹ sư Hy Lạp có tên là Philo.

7. Thuyết nhật tâm
thuyet-nhat-tam.jpg
Trước khi nhà khoa học Copernicus khám phá ra thuyết này thì các nhà thiên văn học Hy Lạp đã phát hiện ra trái đất và các phần còn lại của các hành tinh khác đều xoay quanh một mặt trời tương đối cố định ở trung tâm của hệ mặt trời.

Nhiều nhà tư tưởng lớn và các nhà khoa học trong Hy Lạp cổ đại, chẳng hạn như Philolaus, Heraclides của Pontus, Seleucus của Seleucia, Aristarchus của Samos và Hypatia (người được tin đã bị sát hại vì nghiên cứu khoa học), đã đề xuất một hệ nhật tâm gần 2 ngàn năm trước khi Copernicus tuyên bố.

Nhiều nhà sử học và nhà thiên văn học tin rằng Aristarchus xứ Samos có thể là người đầu tiên để xây dựng một hệ thống nhật tâm đầy đủ và khoa học. Thật không may, những nghiên cứu này đã bị mất đi theo thời gian, hiện chỉ còn một số bài viết của ông còn sót lại.

Dựa vào đó các nhà sử học cho rằng, Aristarchus có lẽ là người đầu tiên tính toán gần như chính xác kích thước của Trái đất và đo đạc kích thước và khoảng cách của Mặt Trăng và Mặt Trời.

8. Robot chim bay
robot-chim-bay.jpg
Nghe có vẻ không thể tin được nhưng đúng là robot đầu tiên được tạo ra một nhà toán học Hy Lạp cổ đại tên là Archytas (400-350 tr.CN). Ông còn được mệnh danh là “cha đẻ của kỹ thuật cơ khí” với phát minh ra một chim bồ câu bằng gỗ sử dụng hơi nén để làm cho nó có thể bay được.

Đặc biệt con chim này có thể bay từ 200-300m trước khi hết hơi nước. Dù có thể con chim được ông tạo ra với mục đích khác nhưng rõ ràng nó đã đem lại cho nhân loại một con robot đầu tiên.

9. Khẩu pháo chiến
khau-phao-chien.jpg
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao người Hy Lạp cổ đại luôn bất khả chiến bại trong hàng trăm năm? Hiện nay các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng người Hy Lạp cổ đại là tác giả của cỗ pháo đầu tiên.

Đó chính là khẩu pháo hơi nước do Archimedes thiết kế trong cuộc Bao vây Syracuse. Vũ khí này được đánh giá thuộc loại tiên tiến ở thời đại đó và có thể bắn quả pháo có trọng lượng khoảng 26 kg, dài khoảng 1.100 m. Nó cũng được coi là khẩu súng đầu tiên trên thế giới hoạt động bằng thủy động lực.

10. Cửa tự động
cua-tu-dong.jpg
Cửa tự động đầu tiên được phát minh ở Hy Lạp cổ đại để đáp ứng cho một xã hội đa thần ở đây. Khi mọi người đến dâng cúng thần linh thì các cánh cửa của bàn thờ tự động mở ra nhờ vào một đốt lửa trong bàn thờ.

Ý tưởng này cũng được sử dụng để di chuyển các bức tượng trong nơi thờ tự. Người ta tin Heron thuộc Alexandria là người đầu tiên thiết kế cửa tự động, làm việc dựa trên khí nén hoặc hơi nước.

(Còn nữa)
 
S

scientists

Mê cung Labyrinthe và quái vật Minotaur​


(Nguồn : Báo đtử Người Đưa Tin)
Mê cung huyền thoại là nỗi khiếp sợ của những tù nhân mắc trọng tội. Mê cung cổ đại là những con đường một khi đã bước chân vào sẽ không tìm thấy đường về.



Mê cung Labyrinthe và quái vật Minotaur
Mê cung cổ đại trở nên đáng sợ hơn bao giờ hết khi một truyền thuyết của người Hy Lạp được lan truyền. Truyền thuyết đó bắt đầu khi Minos (con trai của thần Zeus và nàng Europa) muốn làm vua xứ Crete nên ông đã cầu xin thần biển Poseidon ban cho mình địa vị. Poseidon đồng ý với điều kiện ông phải dâng một con bò trắng đẹp tuyệt trần để chứng tỏ lòng thành của mình. Nhưng sau khi nhìn thấy con bò, Minos đã bị vẻ đẹp của nó làm cho mê mẩn.
Để giữ lại sinh vật quý hiếm này, Minos đã đem một con bò giả để thay thế. Tức giận, thần Poseidon liền trừng phạt Minos bằng cách hóa phép cho hoàng hậu của Minos là nàng Pasiphae kiều diễm trở thành một người phụ nữ dục vọng vô độ trái tự nhiên: Nàng đã ăn nằm với một con bò mộng và sinh ra đứa con đầu bò mình người tên gọi là Minotaur.
Dù đây là một con quái vật nhưng hoàng hậu vẫn giữ lại đứa con, bất chấp lệnh giết bỏ quái vật. Bởi vậy, khi Minotaur lớn, với sức mạnh của một quái thú, nó đã gieo rắc nỗi kinh hoàng cho toàn đảo Crete, phá phách và ăn thịt người vô tội vạ. Để giấu đứa con quái vật này, Minos cho xây một mê cung, một cung điện dưới mặt đất thật lắt léo, phức tạp nhốt đứa con quái vật. Đặc điểm của tòa nhà này là có đường vào nhưng không có đường ra. Thời đó, Minos gọi mê cung là Labyrinthe (Tiếng Hy Lạp có nghĩa là mê cung).
167efeba581453409988a05c916ee254-me-cung-1.jpg
Quái vật Minotaur bị nhốt trong mê cung Labyrinthe
Trong tòa mê cung bí hiểm ấy, Minotaur ngày đêm lồng lộn đi tìm lối thoát nhưng vô vọng. Nó được nuôi dưỡng bằng thịt người, bởi vậy hàng năm mọi người phải đem nộp bảy chàng trai và bảy cô gái để cho Minotaur ăn thịt.
Thậm chí, Minos còn đặt ra một hình phạt cho kẻ khiến Minos không vừa ý hay những phạm nhân mắc tội nghiêm trọng là tống vào mê cung cho quái vật ăn thịt. Mê cung nhốt quái vật trở thành nơi không ai dám bước chân vào, là cửa tử của bất cứ ai muốn thám hiểm nơi ở của quái vật này.
Từ ngày đó, có rất nhiều các chàng trai được chỉ định vào mê cung để diệt quái thú Minotaur, nhưng tất cả đều một đi không trở lại, có những người may mắn tưởng như tìm được đường về nhưng đều bỏ mạng ngay sau cách cửa vào mê cung chỉ vài mét.
Tình trạng bi thảm này kéo dài gần mười năm cho đến khi hoàng tử Theseus, người anh hùng của xứ Aten, trừ diệt được con quái vật. Chàng xin tự nguyện đi vào mê cung cùng với đoàn người cống vật để loại trừ Minotaur. Để giúp Theseus tìm được đường ra khỏi mê cung, công chúa Arian thông minh (con gái vua Minos) đã trao cho chàng một cuộn chỉ và dặn chàng cứ thả dần dần nó ra theo bước chân của mình. Nhờ vào cuộn chỉ của Arian, Theseus đã hoàn thành sứ mạng thiêng liêng cao quý của mình: Chàng đã giết quái vật Minotaur và lần theo sợi chỉ để thoát ra khỏi mê cung.
Tất cả vẫn chỉ là truyền thuyết, việc con quái thú Minotaur ở trong mê cung ngày đêm tìm đường ra vẫn được người dân Hy Lạp kể lại. Con quái thú có thật hay không, có thực sự bị tiêu diệt hay không, không một ai biết. Nhưng một điều chắc chắn là mê cung huyền bí Labyrinthe thực sự đã tồn tại.
e78686f152aa3a9a28c7f2c81d7c9008-me-cung-3.jpg
Mê cung Labyrinthe
Dấu vết của truyền thuyết trong mê cung cổ đại
Thực tế, mê cung được xây dựng mãi về sau này, khoảng chừng 1.600 năm trước Công nguyên (TCN). Công trình này nằm trong hoàng cung ở Thủ đô Knossos trên đảo Crete. Các nhà khoa học không muốn tin vào truyền thuyết nhưng vẫn cố hình dung xem mê cung có hình thù ra sao.
Hiện nay họ đang ngả về ý kiến cho rằng ở đây nói đến một tòa nhà có những lối đi rất quanh co. Trong tòa nhà này người ta đã trình diễn những điệu múa nghi lễ và những vở diễn. Có thể mê cung này được bảo vệ đằng sau những bức tường bằng đá.
Các nhà khoa học phán đoán, người cổ đại thường tiến hành những nghi lễ cổ. Khi vào trong mê cung, người ta sẽ cảm nhận thấy được một nguồn ma lực toát lên từ các bức tường. Người xưa tin rằng, mê cung biểu hiện cho sự thử thách, những khó khăn trong cuộc đời mỗi con người. Nếu thoát ra được mê cung một cách an toàn, người đó sẽ thành công trong bước đường chông gai của cuộc đời mình. Bởi vậy, cuộc du ngoạn qua mê cung có thể mang lại cho đồng ruộng vụ mùa như mong muốn, thành công, cho cặp vợ chồng hiếm hoi đứa con…
Mê cung vừa đáng sợ vừa có sức hấp dẫn lạ kỳ với người xưa bởi một người dù dũng cảm đến đâu cũng vẫn lo sợ bị lạc trong mê cung lắt léo nhưng ý chí tìm lối thoát mang lại cho họ một cảm giác hưng phấn lạ. Mê cung của người Hy Lạp hoàn toàn có thể so với "bánh xe số mệnh" của châu Âu thời Trung cổ.
Tháng 3 vừa qua, các nhà khảo cổ Anh và Hy Lạp đã thám hiểm mê cung trên hòn đảo Crete. Ông Nicholas Howarth, nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Oxford phụ trách nhóm khảo cổ nói rằng, hiện mê cung cổ đại này đến nay còn thu hút được rất nhiều du khách đến tham quan.
Mọi người đến Knossos không chỉ để ngắm phế tích của một cung điện cổ được khai quật, mà còn muốn tận mắt chứng kiến bằng chứng còn lại của thế giới thần thoại Hy Lạp. Trước khi di chỉ Knossos được phát hiện vào cuối thế kỷ XIX, các hang đá Gortyn, được người địa phương gọi là Labyrinthos, có những đường hầm dài 2,5 dặm đan xen với các căn phòng và ngõ cụt mới là mê cung duy nhất có sức hút. Trong Thế chiến II, nơi đây còn là kho đạn của phát xít Đức.
Theo ông Howarth, hang Labyrinthos ở Gortyn tối om, gây cảm giác rùng rợn và khiến người ta rất dễ bị lạc. Ngoài Knossos và Gortyn, còn một quần thể hang động khác ở Skotino nằm trong đất liền của Hy Lạp cũng có khả năng là nơi tọa lạc của mê cung huyền thoại xưa kia. Nhưng ông Andrew Shapland, người phụ trách Phòng Kỷ nguyên đồ đồng Hy Lạp tại Bảo tàng Anh ở London, không đồng tình với ý kiến của Howarth.
Ông nói: "Knossos là di chỉ có tính thuyết phục hơn vì nó được dựa theo truyền thuyết cổ xưa chứ không phải truyền thuyết sau này do khách tham quan dựng nên. Hơn nữa, Knossos còn được đề cập trong tác phẩm của thi hào cổ đại Homer. Nếu mê cung đó có thật thì Knossos mới chính là nơi mê cung đã được đưa vào thần thoại Hy Lạp".
Những tranh cãi về nơi thực sự đã nhốt quái vật đầu bò mình người vẫn chưa dứt. Có điều, họ đều có chung một quan điểm là mê cung Labyrinthe đã tồn tại, khiến bao người phải bỏ mạng do bị lạc. Sau này, nhiều mê cung được dựng nên ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở châu Âu. Những căn biệt thự của người quý tộc bao giờ cũng được xây dựng song song với các khu vườn mê cung như một cách chứng tỏ sự giàu có, một cách hưởng thụ cuộc sống xa hoa của họ. Dần dần, mê cung được nhắc đến như một khái niệm phổ biến, không còn là nỗi khiếp sợ với nhiều người. Người ta trở nên thích thú khám phá những mê cung cỏ được dựng lên, mê cung càng phức tạp càng thu hút khách du lịch đến tham quan và muốn được trải qua cảm giác lạc đường trong mê cung và tự mình tìm được lối ra.
Mê cung Labyrinthe là cung điện của vua Minos
Một giai thoại khác song song với truyền thuyết về mê cung Hy Lạp cũng được người dân địa phương truyền miệng bao đời: Vào thời kì Hy Lạp tiền kỳ phát triển rực rỡ là nền văn minh đảo Crete (phát triển trong khoảng 2000-1600 TCN), nổi bật trong kiến trúc thời kì này là cung điện của vua Minos. Cung điện được xây dựng từ năm 1.600 - 1.500 TCN do kiến trúc sư thần thánh Daedalus đảm nhận, một trong những mê cung đáng sợ nhất trong Thần thoại. Ông đã cùng con trai mình là Icarus chế tạo ra đôi cánh giúp con người bay được và cũng giúp cha con ông thoát khỏi mê cung do chính mình tạo ra, thoát khỏi sự cầm tù của nhà vua tàn ác. Cung điện được xây dựng dựa trên vách núi cheo leo, có hai lối vào rất khó nhận biết kết hợp với một hệ thống phòng ốc, đường đi lại hết sức phức tạp đã biến nơi đây thành một mê cung huyền bí. Cung điện của vua Minos là sự kết hợp hệ thống cột tròn độc đáo cùng đá hộc tạo nên một hình thái kiến trúc hết sức đặc sắc, vững chắc, bất cứ tác động nào cũng không thể làm cung điện bị sụp đổ. Do quá phức tạp nên vua Minos không muốn chính mình bị chết già nơi đây nên ông đã dùng cung điện mê cung này để giam giữ con quỷ nhân ngưu Minotaur - quái vật nửa người nửa trâu đáng sợ.

Nhìn chung thì các quốc gia cổ đại phương Tây đã để lại rất nhiều điều đặc sắc về văn hóa, nghệ thuật cho nhân loại, nhưng đồng hành với những đặc sắc nổi trội là những bí ẩn mãi đến tận giờ mới được làm sáng tỏ, hay thậm chí vẫn chưa nhà khoa học nào làm sáng tỏ được những điều bí ẩn trên.
 
Top Bottom